Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào? (2023)

Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung nào? Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề trên.

1. Căn cứ pháp lý

Thông tư 09/2015/TT-NHNN Quy định về hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

2. Hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung nào?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 13 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Hợp đồng mua, bán nợ

1. Hợp đồng mua, bán nợ phải được ký bởi người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền của các bên mua, bán nợ.

2. Hợp đồng mua, bán nợ phải có những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;

b) Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;

c) Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;

d) Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;

đ) Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;

e) Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);

g) Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;

h) Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;

i) Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;

k) Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;

l) Giải quyết tranh chấp phát sinh.

3. Ngoài các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, các bên có thể thỏa thuận các nội dung khác trong hợp đồng mua, bán nợ không trái với quy định Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

4. Việc sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ nội dung hợp đồng mua, bán nợ do các bên liên quan thỏa thuận, quyết định trên cơ sở đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật.

Như vậy hợp đồng mua, bán nợ của tổ chức tín dụng phải có những nội dung sau:

– Thời gian ký kết hợp đồng mua, bán nợ;

– Tên, địa chỉ của các bên tham gia ký kết hợp đồng mua, bán nợ;

– Tên, chức danh người đại diện các bên tham gia ký kết hợp đồng mua bán nợ;

– Tên, địa chỉ của bên nợ và các bên có liên quan (nếu có) tới khoản nợ được mua, bán;

– Chi tiết khoản nợ mua, bán: Số tiền vay, thời gian vay, mục đích giá trị ghi sổ của khoản nợ đến thời điểm thực hiện mua, bán nợ;

– Các biện pháp bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của bên nợ đối khoản nợ được mua, bán (nếu có);

– Giá bán nợ, phương thức thanh toán, thời hạn thanh toán;

– Thời điểm, phương thức và thủ tục chuyển giao hồ sơ, chứng từ khoản nợ, bao gồm cả hồ sơ, tài liệu về tài sản bảo đảm của khoản nợ (nếu có); Thời điểm bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ đối với khoản nợ của bên bán nợ;

– Quyền và nghĩa vụ của bên bán nợ, bên mua nợ;

– Trách nhiệm của các bên do vi phạm hợp đồng;

– Giải quyết tranh chấp phát sinh.

3. Bên mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ bao gồm những cá nhân, tổ chức nào?

bán nợ của tổ chức tín dụngCăn cứ theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Bên mua nợ là tổ chức, cá nhân, bao gồm:

a) Tổ chức, cá nhân là người cư trú sau:

– Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng nước chấp thuận hoạt động mua nợ;

– Tổ chức kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ (không phải tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài) đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ theo quy định của pháp luật;

– Tổ chức khác, cá nhân không kinh doanh dịch vụ mua, bán nợ.

b) Tổ chức, cá nhân là người không cư trú.

Như vậy bên mua nợ của tổ chức tín dụng sẽ bao gồm những cá nhân, tổ chức như quy định trên.

4. Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào?

không thanh toán công nợCăn cứ theo khoản 1 Điều 14 Thông tư 09/2015/TT-NHNN quy định như sau:

Chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ

1. Bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.

2. Bên bán nợ chuyển giao quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ cho bên mua nợ bao gồm cả quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm khoản nợ đó (nếu có). Việc chuyển giao quyền, nghĩa vụ đối với các biện pháp bảo đảm của khoản nợ phù hợp với quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm và các quy định khác có liên quan của pháp luật. Việc thực hiện đăng ký thay đổi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

3. Bên mua nợ, bên nợ và bên bảo đảm có thể thỏa thuận việc điều chỉnh biện pháp bảo đảm đối với khoản nợ được mua, bán phù hợp quy định của pháp luật.

Như vậy trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm theo thỏa thuận tại hợp đồng mua, bán nợ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trong hoạt động mua, bán nợ của tổ chức tín dụng thì bên mua nợ trở thành người thế quyền, nghĩa vụ liên quan đến khoản nợ của bên bán nợ kể từ thời điểm nào? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120