Danh mục: Luật sư Dân sự

  • Bị động vật nuôi nhà hàng xóm gây thương tích, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?

    Bị động vật nuôi nhà hàng xóm gây thương tích, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?

    Câu hỏi: Tuần trước, cháu tôi đang đang chơi ở nhà hàng xóm thì bất ngờ bị chó nhà hàng xóm nuôi cắn gây thương tích nặng. Vậy ai phải bồi thường các chi phí cho cháu tôi?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Bồi thường thiệt hại là gì? 

    Điều 13 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:

    Cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự bị xâm phạm được bồi thường toàn bộ thiệt hại, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Căn cứ nào phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    – Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    – Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Động vật nuôi nhà hàng xóm gây thương tích thì được bồi thường thiệt hại như thế nào? 

    Căn cứ Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

    Điều 586. Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân

    1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.
    2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    1. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

    Căn cứ Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

    Điều 603. Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

    1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Như vậy trường hợp cháu bạn đang đi chơi ngoài đường không có tác động đến con chó mà bị chó cắn thì chủ sở hữu con chó sẽ thực hiện nghĩa vụ bồi thường thiệt hại. Do đó, việc bồi thường sẽ do hai bên tự thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu tòa án giải quyết.

    Nếu chủ không chịu bồi thường thì khởi kiện ở đâu?

    (1) Căn cứ Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

    – Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

    + Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

    (2) Căn cứ khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    + Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

    + Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

    + Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

    Trường hợp gia đình bạn và chủ sở hữu của con chó không thỏa thuận được về việc bồi thường thì gia đình  có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện nơi chủ của con chó cư trú yêu cầu giải quyết về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bị động vật nuôi nhà hàng xóm gây thương tích, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Bị động vật nuôi nhà hàng xóm gây thương tích, ai sẽ phải bồi thường thiệt hại?

  • Cách đòi nợ đúng luật và 3 việc không nên làm khi đòi nợ

    Cách đòi nợ đúng luật và 3 việc không nên làm khi đòi nợ

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Đòi nợ thế nào cho đúng luật?

    Nguyên tắc đòi nợ đúng luật mà người cho vay cần lưu ý là không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần và không bắt giữ người vay trái pháp luật.

    Để buộc người vay trả tiền cho mình mà không vi phạm pháp luật, người cho vay có thể khởi kiện đòi nợ ra tòa án theo trình tự, thủ tục quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

    Hồ sơ cần chuẩn bị

    – Đơn khởi kiện.

    – Bản sao Hợp đồng vay tiền, Giấy vay tiền… (nếu có).

    – Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, Căn cước công dân, sổ hộ khẩu… của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan…

    – Các tài liệu, chứng cứ khác.

    Tòa án có thẩm quyền tiếp nhận yêu cầu khởi kiện

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 35 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự, người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện đòi nợ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú (bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú) hoặc làm việc.

    Cách thức nộp hồ sơ khởi kiện đến Tòa

    Khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định, người cho vay có thể gửi đơn khởi kiện cùng tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền thông qua các hình thức:

    – Nộp trực tiếp tại Tòa;

    – Gửi theo đường dịch vụ bưu chính đến Tòa án;

    – Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). Người khởi kiện phải truy cập vào Cổng thông tin điện tử của Tòa án điền đầy đủ nội dung đơn khởi kiện, ký điện tử và gửi đến Tòa án (căn cứ khoản 1 Điều 16 Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐTP).

    Thời gian giải quyết

    Việc giải quyết đơn khởi kiện và yêu cầu khởi kiện đòi nợ được quy định tại các Điều từ 191 – 220 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Cụ thể:

    – Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án sẽ phân công Thẩm phán xem xét đơn này trong thời gian 03 ngày làm việc.

    – Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày được phân công, Thẩm phán sẽ đưa ra quyết định sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; thụ lý vụ án; chuyển cho đơn vị khác hoặc trả lại đơn khởi kiện.

    – Sau khi đơn khởi kiện được tiếp nhận, xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền thì Thẩm phán sẽ thông báo cho người khởi kiện đến nộp tiền tạm ứng án phí (nếu có). Người này phải nộp trong thời gian 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được giấy báo và nộp lại biên lai cho Tòa.

    – Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án.

    – Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

    – Chuẩn bị xét xử trong thời gian 04 tháng. Trong thời gian này, Tòa sẽ tiến hành lập hồ sơ vụ án, thu thập chứng cứ, hòa giải… Nếu vụ án phức tạp hoặc có tình tiết bất khả kháng, trở ngại khách quan thì có thể gia hạn nhưng không quá 02 tháng.

    – Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Tòa sẽ mở phiên tòa.

    Như vậy có thể thấy, nếu không có tình tiết phức tạp thì một vụ án khởi kiện đòi nợ có thể kéo dài trong khoảng 06 tháng; nếu phức tạp thì có thể kéo dài trong khoảng 08 tháng.

    Phí, lệ phí khởi kiện

    Khi khởi kiện đòi nợ nói riêng và khởi kiện nói chung, người khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí và tùy vào kết quả sau khi xét xử để xác định người nào phải nộp án phí.

    Theo quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, khi đòi nợ thì vụ án dân sự thuộc trường hợp có giá ngạch. Do đó, căn cứ vào giá trị của tài sản vay nợ hoặc số tiền vay để xác định mức án phí phải nộp.

    Đòi nợ thế nào cho đúng luật?
    Đòi nợ thế nào cho đúng luật? (Ảnh minh họa)

    3 hành vi đòi nợ nên tránh để không vướng vào vòng lao lý

    Trường hợp bên vay tiền không chịu trả nợ, người cho vay cũng tuyệt đối không được thực hiện các hành vi đòi nợ sau đây:

    Thứ nhất: Người cho vay dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người vay lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội cướp tài sản theo Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015.

    1. Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    c) Làm chết người;

    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Thứ haiNgười cho vay đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần người vay nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong trường hợp này, người cho vay có thể bị khởi tố về Tội cưỡng đoạt tài sản theo Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015.

    1. Người nào đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
    d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    e) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Thứ ba: Người cho vay có hành vi bắt, giữ hoặc giam người vay trái pháp luật thì có thể bị khởi tố về Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật quy định tại Điều 157 Bộ luật Hình sự 2015:

    1. Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 153 và Điều 377 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    c) Đối với người đang thi hành công vụ;
    d) Phạm tội 02 lần trở lên;
    đ) Đối với 02 người trở lên;
    e) Đối với người dưới 18 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
    g) Làm cho người bị bắt, giữ, giam hoặc gia đình họ lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn;
    h) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Làm người bị bắt, giữ, giam chết hoặc tự sát;
    b) Tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của người bị bắt, giữ, giam;
    c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề  Đòi nợ thế nào cho đúng luật và những việc không nên làm khi đòi nợ.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Người ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền theo Bộ Luật dân sự 2015

    Người ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền theo Bộ Luật dân sự 2015

    Trước khi tiến hành bất kỳ công việc nào, mọi người cũng nên tìm hiểu, nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan để đảm bảo việc thực hiện được đúng quy định pháp luật, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Đặc biệt là việc ủy quyền cho người khác thực hiện công việc nhất định.  Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật dân sự năm 2015

    Người ủy quyền là gì? Bên ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền?

    Người ủy quyền là gì? Bên ủy quyền là gì?

    Bên ủy quyền (Người ủy quyền) là bên cung cấp thông tin tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc và phải chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền. Khi ủy quyền, bên ủy quyền phải minh mẫn, tỉnh táo, không bị cưỡng chế, ép buộc việc ủy quyền.

    Quyền và nghĩa vụ của bên ủy quyền:

    Theo quy định tại Ðiều 566, 567 Bộ luật dân sự năm 2015, người ủy quyền có những quyền, nghĩa vụ sau đây:

    * Nghĩa vụ của bên ủy quyền:

    + Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;

    + Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;

    + Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thỏa thuận về việc trả thù lao.

    * Quyền của bên ủy quyền

    + Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền.

    + Được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền; hưởng thù lao, nếu có thỏa thuận.

    Trách nhiệm của người ủy quyền khi người được ủy quyền vượt quá phạm vi đại diện:

    Tuy nhiên, trong trường hợp người được ủy quyền thực hiện công việc, nhưng lại thực hiện vượt quá phạm vi được ủy quyền mà gây ra thiệt hại thì bạn có trách nhiệm phải bồi thường .

    Điều 143 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:

    “1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện đồng ý;

    b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

    c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

    3. Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    4. Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

    Như vậy, trong trường hợp nếu bạn được ủy quyền mà thực hiện công việc vượt quá phạm vi được ủy quyền thì bạn phải chịu trách nhiệm đối với phần thực hiện vượt quá phạm vi ủy quyền đó, còn người ủy quyền sẽ không phát sinh các quyền và nghĩa vụ, trừ trường hợp nếu như người ủy quyền đồng ý hoặc biết nhưng không phản đối thì người ủy quyền và người được ủy quyền sẽ liên đới chịu trách nhiệm.

    Hợp đồng ủy quyền có thù lao và hợp đồng ủy quyền không có thù lao:

    Hợp đồng uỷ quyền là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Như vậy, có hai loại hợp đồng ủy quyền là hợp đồng ủy quyền có thù lao và hợp đồng ủy quyền không có thù lao.

    Theo quy định tại điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    “1. Trường hợp uỷ quyền có thù lao, bên uỷ quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải trả thù lao cho bên được uỷ quyền tương ứng với công việc mà bên được uỷ quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại; nếu uỷ quyền không có thù lao thì bên uỷ quyền có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên được uỷ quyền một thời gian hợp lý.

    Bên uỷ quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc bên uỷ quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng; nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng uỷ quyền đã bị chấm dứt.

    2. Trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên ủy quyền biết một thời gian hợp lý; nếu ủy quyền có thù lao thì bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào và phải bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền, nếu có.”

    Như vậy, bạn được quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng ủy quyền đối với bên nhận ủy quyền bất cứ lúc nào nhưng hậu quả pháp lý mỗi trường hợp khác nhau, cụ thể như sau:

    Đối với trường hợp ủy quyền có thù lao, bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng  bất cứ lúc nào nhưng phải trả thù lao với công việc đã thực hiện và bồi thường thiệt hại cho bên được ủy quyền (nếu có)

    Đối với trường hợp ủy quyền không có thù lao, bạn được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng  bất cứ lúc nào nhưng phải báo trước trong thời gian hợp lý.

    Người ủy quyền là gì? Bên ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền?

    Các trường hợp pháp lý đặc biệt về giấy ủy quyền

    Ngoài những quy định cụ thể cần giấy ủy quyền thì có một số trường hợp đặc biệt về ủy quyền mà bạn cần lưu ý như sau:

    Trường hợp 1: Nếu con cái dưới 15 tuổi chưa đủ vị thành niên thì cha mẹ sẽ được coi là người đại diện hợp pháp và không cần giấy ủy quyền.

    Trường hợp 2, đối tượng nếu từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi vẫn có thể là người đại diện theo ủy quyền.

    Trường hợp 3, giữa vợ và chồng hoàn toàn có thể xác lập giấy ủy quyền để định đoạt tài sản chung hình thành trong thời kỳ hôn nhân theo khoản 3 Điều 213 Bộ luật dân sự năm 2015 về sở hữu chung vợ chồng.

    Một số lưu ý khi ủy quyền trong doanh nghiệp:

    Để đảm bảo tiến độ công việc, nhiều nhà quản lý hiện nay lựa chọn ủy quyền cho nhân viên khi đi công tác xa hoặc khi quá bận rộn cần người san sẻ… Và để việc ủy quyền diễn ra suôn sẻ, mang lại hiệu quả cao cũng như đảm bảo không bị vượt quyền nhà quản lý cần lưu ý

    Ủy quyền một cách rõ ràng

    Để nhân viên dễ dàng nắm bắt công việc và thực hiện hiện đúng bạn cần chú ý ủy quyền một cách rõ ràng. Bạn có thể chọn phương thức ủy quyền gián tiếp thông qua các văn bản, quyết định hoặc các chỉ thị truyền miệng trực tiếp, tuy nhiên cần đảm bảo tính rõ ràng, rành mạch về thời gian, trách nhiệm, quyền hạn cũng như các công việc cụ thể mà cấp dưới cần thực hiện.

    Ví dụ: khi muốn nhân viên thay bạn triển khai kế hoạch tung ra thị trường dòng sản phẩm mới thì bạn cần giải thích cho họ hiểu cần phải làm những công việc gì, các hoạt động đó cần triển khai trong thời gian nào, công việc nào nên thực hiện trước, deadline…

    Lựa chọn người ủy quyền phù hợp

    Song song đó nhà quản lý cũng cần chú ý lựa chọn người ủy quyền phù hợp nhằm đảm bảo hiệu quả, tiến độ công việc. Cụ thể là bạn nên dựa vào các tiêu chí năng lực, tính cách và phẩm chất của các nhân viên để phân tích, so sánh và đưa ra các quyết định lựa chọn đúng đắn. Ví dụ: khi cần chọn người thay mặt bạn điều hành phòng ban khi đi công tác thì nên ưu tiên chọn các nhân viên có năng lực quản lý, sắp xếp công việc tốt, có tính tình ngay thẳng, trung thực, đáng tin cậy…

    Ngoài việc giúp đảm bảo tiến độ, lựa chọn đúng người đúng việc để ủy quyền còn được xem là giải pháp giúp nhà lãnh đạo kiểm tra, phát hiện năng lực cấp dưới để bồi dưỡng kịp thời, đồng thời tạo điều kiện cho các nhân viên được rèn luyện năng lực, giúp họ cảm thấy được tin tưởng và mong muốn đóng góp nhiều hơn cho công ty.

    Vẫn kèm giám sát

    Bên cạnh đó khi ủy quyền cho nhân viên bạn cũng cần chú ý theo dõi, giám sát để có thể nắm bắt, xử lý kịp thời các công việc đột xuất, tình huống bất ngờ nhằm đảm bảo tiến độ công việc cũng như phòng tránh tình trạng nhân viên lợi dụng quyền hạn đó để thực hiện các hành vi “tư lợi” cá nhân. Cụ thể là khi ủy quyền cho cấp dưới bạn không nên trao mọi quyền hành, để nhân viên tự ý xử lý mọi việc, thay vào đó nên yêu cầu họ báo cáo, thông qua ý kiến của bạn trước khi thực hiện.

    Không lạm dụng việc ủy quyền

    Mặc dù việc ủy quyền sẽ giúp nhà quản lý giảm bớt các áp lực, trọng trách trong công việc, tuy nhiên các bạn cũng không nên vì thế mà lạm dụng bởi nếu điều này diễn ra thường xuyên vô tình sẽ tạo cho họ nhân viên tâm lý tự kiêu, “khó bảo”, từ đó gây nhiều khó khăn trong công tác quản trị nhân sự sau này.

    Tương tự, nếu thời gian ủy quyền quá dài cũng có thể tiềm ẩn nguy cơ nhà quản lý bị vượt quyền do nhân viên nắm giữ nhiều tài liệu, thông tin quan trọng. Chính vì thế, nhà quản lý cần cân nhắc kỹ lưỡng, chỉ nên ủy quyền khi thật sự cần thiết và trong một khoảng thời gian nhất định.

    Động viên tinh thần

    Trong quá trình ủy quyền nhà quản lý cũng nên kết hợp động viên. Ví dụ: Bạn có thể chia sẻ với cấp dưới về tầm quan trọng của những trọng trách, nhiệm vụ mà họ được giao, cho họ biết là bạn rất tin tưởng họ nên mới giao trọng trách này, không quên cảm ơn khi họ đã giúp bạn hoàn thành những công việc đó… Những việc làm này tuy nhỏ nhưng sẽ rất hữu ích trong việc thúc đẩy tinh thần làm việc cho nhân viên, từ đó giúp họ có thêm động lực để làm việc tốt hơn.

    Xem xét, đánh giá và rút kinh nghiệm

    Sau quá trình ủy quyền bạn cũng nên xem xét, đánh giá lại hiệu quả của việc ủy quyền cho nhân viên. Bạn cần xác định được những thuận lợi, khó khăn cũng như những điều đã làm tốt hoặc chưa tốt để từ đó rút kinh nghiệm và phối hợp ăn ý hơn trong những lần sau.

    Ủy quyền cho nhân viên là giải pháp chia sẻ công việc hiệu quả mà các nhà quản lý hiện nay thường áp dụng. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả cao nhất và đảm bảo không bị vượt quyền thì bạn cần linh hoạt, chọn đúng người và áp dụng tùy trường hợp.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Người ủy quyền là gì? Bên ủy quyền là gì? Quyền và nghĩa vụ của người ủy quyền?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng

    Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng

    Hợp đồng vay tiền hay hợp đồng tín dụng mục đích chính việc lý kết hợp đồng đó là giải quyết vấn đề tài chính cho bên vay và cũng ràng buộc nghĩa vụ của bên này với khoản vay. Sự khác biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng cần căn cứ vào nội dung nào? Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Bộ luật Hình sự năm 2015

    Luật Các tổ chức tính dụng năm 2010

    Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng

    Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng:

    Hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tín dụng là một trong hai loại hợp đồng được diễn ra phổ biến khi cá nhân có nhu cầu vay tiền để phục vụ cho đời sống cá nhân. Hiện nay, hai loại hợp đồng này có tính chất tương đối giống nhau, đều là hình thức hợp đồng cho vay đối với cá nhân, tổ chức có nhu cầu vay tiền. Tuy nhiên, đây là hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau và có thể phân biệt thông qua một số tiêu chí như sau:

    Tiêu chí

    Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng tín dụng

    Khái niệm

    Hợp đồng vay tài sản được hiểu là sự thống nhất, thỏa thuận giữa các bên với nhau, các bên có quyền và nghĩa vụ ràng buộc khi ký kết hợp đồng này. Theo đó, bên cho vay sẽ tiến hành giao tài sản cho bên vay và khi đến hạn phải tiến hành trả thì bên vay sẽ phải trả lại cho bên vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và trong trường hợp ký kết hợp đồng này vẫn có thể tiến hành trả lại nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.

    Hợp đồng vay tài sản nằm trong sự điều chỉnh Bộ luật Dân sự năm 2015.

    Hợp đồng tín dụng được hiểu làm việc thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng và một cá nhân hoặc nhóm cá nhân, tổ chức với nhau. Khi tiến hành ký  kết hợp đồng tín dụng thì những đối tượng tham gia vào hợp đồng này sẽ có quyền và trách nhiệm, theo đó tổ chức tín dụng sẽ giao và cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng và mục đích xác định để cho vay đã được cung cấp thông tin trước khi ký kết.

    Việc thực hiện giao kết tín dụng phải được thực hiện trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi.

    Hợp đồng tín dụng nằm trong sự điều chỉnh của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 được sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Hình thức

    Hợp đồng vay tài sản hiện nay tồn tại dưới hai hình thức cơ bản đó là thông qua lời nói giữa các bên hoặc là tiến hành bằng văn bản có tiến hành ký tên hoặc điểm chỉ.

    Việc vay mượn tài sản giữa các bên với nhau không bắt buộc phải tiến hành công chứng hoặc chứng thực nó vẫn có giá trị pháp lý. Cần đảm bảo được nội dung và hình thức cơ bản của hợp đồng vay. Đó là thể hiện rõ được nội dung sự thỏa thuận của các bên không được trái với quy định của pháp luật và đi ngược lại đạo đức xã hội

    Hình thức bắt buộc bằng văn bản.

    Đối tượng

    Việc vay tài sản bắt buộc phải tác động đến đối tượng là tài sản bao gồm vật, tiền và các giấy tờ có giá

    Trong hợp đồng tín dụng thì đối tượng thông thường luôn là một số tiền nhất định;

    Chủ thể

    Tương tự đối với những hợp đồng được ký kết giữa các bên với nhau trong pháp luật dân sự thì hợp đồng vay tài sản cũng phải được có sự tham gia từ các tổ chức cá nhân đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự

    Hợp đồng tín dụng thì bên cho vay phải là một tổ chức tín dụng được thành lập một cách hợp pháp và bên vay là tổ chức cá nhân đáp ứng đủ các điều kiện quy định. Nhân phải đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự có khả năng chịu trách nhiệm về những giao dịch của mình thực hiện và việc sử dụng số tiền này cũng vì mục đích hợp pháp.

    Phân loại

    Hợp đồng vay tài sản sẽ được chia thành hai loại khác nhau đó là hợp đồng vay không kỳ hạn và hợp vay có kỳ hạn

    Hợp đồng tín dụng sẽ có ba phân lọai rõ ràng đó là cho vay ngắn hạn cho vay trung hạn và cho vay dài hạn

    Lãi suất

    Hợp đồng vay tài sản là loại hợp đồng nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự chính vì vậy lãi suất cũng phải tuân thủ theo đúng quy định của bộ luật này.

    Theo pháp luật dân sự thì các bên hoàn toàn có thể tiến lên thỏa thuận với nhau về mức lãi và có thể có lãi hoặc không có lãi cũng đều được chấp thuận

    Trường hợp các bên thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/ năm

    Khi tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận với nhau về lãi cho vay sẽ căn cứ theo cung cầu vốn thị trường hoặc căn cứ trên nhu cầu vay vốn ở mức độ tín nhiệm của khách hàng; Trừ trường hợp Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định về lãi suất cho vay tối đa

    Quyền và nghĩa vụ của các bên

    Khi tham gia thỏa thuận ký kết hợp đồng với nhau bên cho vay và bên vay sẽ có quyền và nghĩa vụ của ràng buộc và song song bình đẳng với nhau

    Nghĩa vụ chuyển giao tiền của bên cho vay sẽ được thực hiện trước để làm cơ sở tiền đề cho việc thực hiện quyền nghĩa vụ của bên đi vay. Và hợp đồng vay tài sản chỉ được xác lập và hoàn tất khi nào bên cho vay chứng minh được họ đã chuyển ra tiền vay theo đúng hợp đồng thì mới có quyền yêu cầu bên vay thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Với hợp đồng tín dụng thì nghĩa vụ giao tiền của bên cho vay sẽ được thực hiện trước làm cơ sở tiền đề cho việc thực hiện quyền nghĩa vụ của bên ni vai.

    Hai bên bình đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ; việc thực hiện trước hay sau do các bên có thể tiến hành thỏa thuận với nhau; nếu chậm thực hiện nghĩa vụ của một bên không được dùng làm cơ sở để chậm thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Tính rủi ro

    Hợp đồng vay tài sản đều tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro cho cả hai bên. Rủi ro diễn ra khi bên vay không còn khả năng để chi trả được khoản tiền vay cũng như khoản tiền gốc cho bên cho vay. Nhưng trong trường hợp vay mượn này thì vẫn có ít rủi ro hơn so với hợp đồng tín dụng

    Với hợp đồng tín dụng thì chứa rất nhiều những nguy cơ rủi ro lớn về quyền lợi cho bên cho vay. Có thể thấy theo cam kết trong hợp đồng tín dụng bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời gian nhất định đã được ký kết. Bên thỏa thuận với nhau về thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro càng lớn. Giá trị của với những hợp đồng tín dụng thường lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác

    Hợp đồng thỏa thuận về lãi nhưng không ghi nhận rõ về mức lãi suất thì sẽ xử lý thế nào?

    Việc trả nợ và trả lãi của bên vay là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện khi tiến hành ký kết hợp đồng vay tài sản hoặc hợp đồng tín chấp. Căn cứ theo quy định khoản 5 Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì nghĩa vụ trả nợ của bên vay đã được ghi nhận cụ thể như sau:

    – Nếu trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc vay trả lãi thì khi đến hạn mà bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay sẽ phải trả lãi như sau:

    + Cá nhân là bên vay sẽ phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa thực hiện chả được; đối với trường hợp chậm chạp thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất đã được quy định tại khoản 2 điều 468 của Bộ luật Dân sự 2015;

    + Lãi suất trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trễ, trừ trường hợp các bên có tiến hành thỏa thuận khác;

    Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng

    Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 thì mức lãi suất vay hoàn toàn có thể tiến thành thông qua thỏa thuận của các bên. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận cũng phải nằm trong sự điều chỉnh của pháp luật dân sự là không được vượt quá 20%/năm của tổng tiền vay, quy định này vẫn có những trường hợp ngoại lệ nếu luật khác có liên quan quy định khác.

    Căn cứ trên tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội sẽ quyết định đưa ra điều chỉnh mức lãi suất nói trên, cùng với đó có trách nhiệm báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất về sự đề xuất này. Trường hợp lãi suất có theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá sẽ không có hiệu lực trên thực tế.

    – Đối với trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi nhưng không ghi nhận xác định rõ lãi suất sẽ được áp dụng khi có tranh chấp xảy ra về lãi thì sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định tại khoản 1 của Điều này tại thời điểm trả nợ.

     Như vậy trong trường hợp lãi suất trong hợp đồng vay có quy định về trả lãi mà không ghi rõ mức lãi là bao nhiêu phần trăm thì sẽ được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn theo quy định tại khoản 1 của Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Cá nhân vay tiền thông qua hợp đồng vay tiền hoặc hợp đồng tín dụng không trả được tiền thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

    Nhu cầu cá nhân, tổ chức tiến hành vay tiền để thực hiện các hoạt động phục vụ cho đời sống cũng như kinh doanh diễn ra ngày càng phổ biến. Không chi trả được khoản tiền gốc tiền lãi trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng cũng có thể diễn ra nếu bên đang gặp phải khó khăn trên thực tế và khả năng xoay nguồn vốn không còn.

    Đối với trường hợp hợp đồng vay tiền hoặc hợp đồng tín dụng được ký kết một cách hợp pháp và mục đích mà các bên tiến hành ký kết với nhau hợp pháp. Bên vay cung cấp các thông tin chính xác không có những thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc có yếu tố cấu thành nên tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Trong trường hợp cá nhân là bên vay vì những lý do chính đáng mà việc vay mượn không đạt được nên dẫn đến tình trạng không có khả năng trả lại tài sản thì không thể nào truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội này đối với cá nhân là bên vay. Việc chứng minh cá nhân bên vay đang có hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm được tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản là cả một quá trình dài để cơ quan điều tra tiến hành thực hiện xác minh làm rõ.

    Trong trường hợp nếu có đầy đủ các yếu tố để cấu thành một trong hai tội nêu trên thì cá nhân hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về một trong hai tội này. Hiện nay theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi năm 2017 thì tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174; còn Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 175 của Bộ Luật Hình sự 2015.

    Mặc dù về tính chất hành vi của hai tội này có sự khác nhau tuy nhiên mục đích chính có nhận thể nhận thấy là cá nhân với mục đích chiếm đoạt tài sản trái ra quyết định pháp luật, có sự lừa dối, cung cấp các thông tin sai sự thật, để lấy lòng tin của người cho vay hoặc tổ chức cho vay. Với quy định nêu trên đối với những hợp đồng vay tiền, hợp đồng tín dụng thông thường thì các bên sẽ chỉ giải quyết thông qua về vấn đề dân sự.

    Trường hợp nếu có yếu tố về hình sự như lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc lừa đảo chiếm đoạt tài sản cá nhân sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định mà Bộ luật Hình sự đã ghi nhận.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Phân biệt giữa hợp đồng vay tiền và hợp đồng tín dụng.  

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào theo BLDS 2015

    Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào theo BLDS 2015

    Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Vậy, giao dịch dân sự vô hiệu khi nào? Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?

    Giao dịch dân sự là gì?

    Điều 116 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về giao dịch dân sự như sau:

    “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì ?

    Điều 117 BLDS năm 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:

    “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

    Như vậy, khi đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, về chủ thể, mục đích và nội dung giao dịch cũng như về mặt hình thức thì giao dịch dân sự được coi là có hiệu lực.

    Quy định về hình thức của giao dịch dân sự ?

    Điều 119, BLDS năm 2015 quy định về hình thức giao dịch dân sự:

    “1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

    Như vậy, giao dịch dân sự có thể được thể hiện thông qua lời nói, văn bản hoặc hành vi; trong một số trường hơp do luật quy định, giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực.

    Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?

    Giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 nêu trên thì bị coi là vô hiệu, trừ các trường hợp khác theo quy định của BLDS.

    Giao dịch dân sự bị coi là vô hiệu trong những trường hợp sau:

    Thứ nhất: Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội. Trong đó:

    – Do vi phạm điều cấm của luật là những quy định mà luật không cho phép được làm. Trong đó, điều cấm của luật là những quy định mà luật quy định cá nhân, tổ chức không được phép thực hiện.

    Ví dụ: Pháp luật cấm mua bán trái phép vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự. Do đó, nếu các bên thỏa thuận và có giao dịch mua bán vũ khí quân dụng thì thuộc trường hợp vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật.

    Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?

     Do trái đạo đức xã hội nêu tại Điều 123 Bộ luật Dân sự. Cụ thể Điều này quy định, đạo đức xã hội được định nghĩa là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, đã được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

    Ví dụ: Do ghen tuông nên anh A đã thuê anh B và đồng bọn đến đấm anh C – người bị anh A nghi ngờ là có quan hệ ngoại tình với vợ mình. Giao dịch thuê của anh A và anh B vừa vi phạm pháp luật vừa vi phạm đạo đức và sẽ bị tuyên vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, vi phạm đạo đức xã hội.

    Thứ hai: Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo. Nội dung này được nêu tại Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015.

    Theo đó, nếu các bên xác lập một giao dịch A để che giấu cho giao dịch B thì giao dịch dân sự giả tạo (giao dịch A) sẽ bị vô hiệu còn giao dịch dân sự B vẫn có hiệu lực trừ trường hợp giao dịch B thuộc một trong các trường hợp vô hiệu khác.

    Ví dụ: Anh A có vay 100 triệu đồng của chị B. Tuy nhiên, hai anh chị không lập hợp đồng vay tiền mà chị B thỏa thuận với anh A lập hợp đồng mua bán nhà, đất. Trong hợp đồng mua bán này, chị B yêu cầu ghi giá chuyển nhượng là 100 triệu đồng. Nếu đến thời hạn mà anh A không trả đủ 100 triệu đồng cho chị B thì chị B sẽ sử dụng hợp đồng đó để sang tên quyền sử dụng nhà, đất của anh A.

    Như vậy, hợp đồng mua bán nhà, đất là hợp đồng giả tạo nhằm che giấu hợp đồng vay tiền. Do đó, hợp đồng mua bán nhà, đất sẽ vô hiệu; hợp đồng vay tiền vẫn còn hiệu lực.

    Ngoài ra, nếu giao dịch dân sự đó được thực hiện để trốn tránh nghĩa vụ dân sự với người thứ ba thì giao dịch đó cũng sẽ vô hiệu.

    Ví dụ: Anh A vay ngân hàng 200 triệu đồng và đã thế chấp xe ô tô. Tuy nhiên, đến hạn trả gốc thì anh A không có đủ tiền để trả và ngân hàng đã gửi giấy báo sẽ kê biên, bán đấu giá chiếc xe ô tô cho anh B. Để trốn tránh việc phải bán đấu giá chiếc xe ô tô, anh A đã lập hợp đồng mua bán xe ô tô với anh C nhưng không thực hiện việc giao tiền, giao xe. Do đó, hợp đồng mua bán xe ô tô trong trường hợp này sẽ bị tuyên vô hiệu do giả tạo để trốn tránh nghĩa vụ với ngân hàng.

    Thứ ba: Giao dịch dân sự vô hiệu do chủ thể thực hiện giao dịch là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện.

    Trong các trường hợp này, giao dịch sẽ bị tuyên vô hiệu bởi khi chủ thể là các đối tượng trên, giao dịch phải do người đại diện của họ thực hiện trừ trường hợp:

    – Giao dịch cho người chưa đủ 06 tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của họ.

    – Giao dịch chỉ phát sinh quyền hoặc miễn trừ nghĩa vụ của các đối tượng này.

    – Sau khi chủ thể giao dịch đã thành niên hoặc khôi phục năng lực hành vi dân sự thừa nhận.

    Thứ tư: Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình.

    Ví dụ khi người đó lâm vào tình trạng say rượu và đúng thời điểm đó thì thực hiện giao dịch dân sự. Tuy nhiên, người này phải chứng minh được trạng thái khi thực hiện giao dịch của mình và yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch mình đã thực hiện là vô hiệu.

    Thứ năm: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn. Theo Điều 126 Bộ luật Dân sự, một hoặc các bên vì nhầm lần khi giao kết giao dịch dân sự khiến mục đích của việc xác lập giao dịch không thực hiện được.

    Trong trường hợp đó, người có mục đích giao dịch không đạt có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch vô hiệu trừ trường hợp mục đích thực hiện giao dịch đã đạt được hoặc bên kia đã khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm mục đích giao dịch vẫn đạt được.

    Thứ sáu: Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép. Trong đó:

    – Lừa dối là hành vi cố ý nhằm làm cho người thực hiện giao dịch hiểu sai về tính chất, chủ thể của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch. Do đó, vì hiểu sai nên người này mới xác lập giao dịch đó.

    Ví dụ: Anh A ký hợp đồng mua bán chung cư nhà ở xã hội với anh B nhưng chưa đáp ứng đủ điều kiện về thời gian (sau 05 năm mới được mua bán, chuyển nhượng). Tuy nhiên, anh B lại khẳng định, căn chung cư đã có Sổ đỏ, đã được mua bán. Khi hai bên ký hợp đồng mua bán thì anh A có thể yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng này vô hiệu vì đã vi phạm điều cấm của luật (cấm mua bán nhà ở xã hội trong thời hạn 05 năm) vừa bị lừa dối để ký hợp đồng mua bán.

    Đe dọa, cưỡng ép là hành vi cố ý buộc bên kia phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, uy tín, danh dự, tài sản, nhân phẩm của mình hoặc người thân của mình.

    Thứ bảy: Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức. Nếu quy định của pháp luật yêu cầu hình thức là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực thì phải thực hiện theo quy định đó.

    Ví dụ: Khi ký hợp đồng mua bán nhà, đất, các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản, có công chứng, chứng thực thì bắt buộc phải thực hiện yêu cầu về hình thức này để giao dịch không bị tuyên vô hiệu.

    Ngoài ra, giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần. Khi đó, một phần của giao dịch dân sự bị vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của những nội dung khác trong giao dịch dân sự.

    Giao dịch dân sự vô hiệu thì xử lý như thế nào?

    Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    – Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    – Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    – Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    – Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy, trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu toàn bộ thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu được xử lý thế nào?

    Quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu sẽ được pháp luật bảo vệ theo quy định tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:

    – Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015.

    – Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

    – Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định trên nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng tín dụng?

    Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng tín dụng?

    Hợp đồng tín dụng là một loại hợp đồng vay, có những đặc điểm riêng biệt so với loại hợp đồng khác. Vậy hợp đồng tín dụng là gì? Các quy định về hợp đồng tín dụng như thế nào? Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật thương mại 2005

    Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng tín dụng?

    Hợp đồng tín dụng là gì?

    Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay). Theo đó, tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoàn trả cả gốc và lãi dựa trên sự tín nhiệm.

    Đặc điểm

    – Một bên trong hợp đồng là tổ chức tín dụng, bên còn lại là tổ chức, cá nhân.

    – Hình thức giao kết bắt buộc phải bằng văn bản có quy định nội dung theo yêu cầu

    – Tính rủi ro là cao vì hợp đồng có số tiền lớn

    Nội dung của hợp đồng

    – Các bên trong hợp đồng gồm bên vay và bên cho vay

    – Khoản vay: số tiền cho vay, mục đích sử dụng tiền vay, lãi suất cho vay, thời hạn cho vay.

    – Hình thức bảo đảm tiền vay

    – Quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng

    – Vi phạm hợp đồng, cách xử lý khi vi phạm, các yếu tố vi phạm

    – Hiệu lực hợp đồng bắt đầu và kết thúc

    – Thỏa thuận hợp đồng khác nếu các bên có

    => Phải phù hợp với luật tổ chức tín dụng, quy chế cho vay và văn bản liên quan

    Thỏa thuận khác

    -Tổ chức tín dụng có thể quy định ra hạn thời hạn trả tiền thêm nhưng thời gian gia hạn do 2 bên thỏa thuận, lãi suất gia hạn do 2 bên thỏa, lãi suất không vượt quá 150% lãi suất hợp đồng đã ký kết.

    -Điều chỉnh kỳ hạn: khi trong quá trình thực hiện hợp đồng nhưng đến kỳ hạn trả không trả được, tổ chức tín dụng có thể xem xét để cho trả vào kỳ hạn sau. Nếu không được, tổ chức tín dụng có thể coi là chậm trả, coi là vi phạm hợp đồng.

    Đặc điểm pháp lý của hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản:

    Ở Việt Nam, các tổ chức tín dụng chủ yếu cho vay trên cơ sở điều kiện bảo đảm bằng tài sản. Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì vốn dĩ các tổ chức tín dụng không có khả năng và kinh nghiệm quản trị rủi ro tốt. Do đó, nếu muốn an toàn trong cho vay, chỉ có thể trông chờ vào cái “phao cứu sinh” được coi là hiệu quả nhất, đó là yêu cầu khách hàng phải có sự bảo đảm bằng các tài sản cho nghĩa vụ hoàn trả nợ vay khi đến hạn thanh toán đối với tổ chức tín dụng.

    Hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản có những đặc trưng pháp lý sau đây:

    -Thứ nhất, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng thế chấp tài sản, do bên thế chấp không phải chuyển giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp là tổ chức tín dụng nên việc kiểm soát của bên nhận thế chấp đối với tài sản bảo đảm có phần khó khăn hơn.

    Điều này có ảnh hưởng ít nhiều đến khả năng thu hồi vốn của tổ chức tín dụng khi đến hạn thanh toán nợ, bởi lẽ trên thực tế, các tài sản đem thế chấp cho một hoặc nhiều khoản vay tại tổ chức tín dụng vẫn nằm trong sự “quản thủ” của bên thế chấp hoặc của người thứ ba được chỉ định hay được phép quản lý tài sản thế chấp, trong suốt thời gian thế chấp.

    Đôi khi, do các quy định khá “thông thoáng” của pháp luật về thế chấp tài sản nên bên thế chấp có thể yêu cầu tổ chức tín dụng cho phép được bán tài sản thế chấp hoặc cho thuê đối với người thứ ba ngay trong quá trình thế chấp. Chính sự đặc thù này khiến cho bên chủ nợ là tổ chức tín dụng phải có những giải pháp khác để hỗ trợ cho quá trình quản lý nợ vay và phòng tránh rủi ro tín dụng khi khách hàng vay không trả được nợ, trong khi tài sản thế chấp lại rất khó kiểm soát.

    -Thứ hai, trong hợp đồng tín dụng có bảo đảm nói chung và bảo đảm bằng thế chấp tài sản nói riêng, luôn tồn tại mối quan hệ về hiệu lực giữa hợp đồng tín dụng với hợp đồng thế chấp (hợp đồng bảo đảm tiền vay). Mối quan hệ này là khá phức tạp và do đó, đòi hỏi các bên phải có nhận thức đúng đắn để tự vệ và phòng ngừa các rủi ro tổn thất cho mình.

    Chẳng hạn, khi hợp đồng tín dụng bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý đối với hợp đồng thế chấp là như thế nào và ngược lại? Thực tế cho thấy, trong mỗi trường hợp như vậy, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên sẽ có hệ quả khác nhau và do đó, mỗi bên đều phải nắm vững các quy định của pháp luật để tự bảo vệ lợi ích cho mình một cách hiệu quả, đúng pháp luật.

    Phân loại cho vay theo hợp đồng tín dụng của tổ chức tín dụng:

    a/ Căn cứ vào thời hạn sử dụng vốn:

    – Cho vay ngắn hạn: là hình thức cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng với thời hạn sử dụng vốn vay do các bên thỏa thuận là đến một năm. Hình thức này chủ yếu đáp ứng nhu cầu về vốn lưu động của khách hàng trong hoạt động kinh doanh hoặc thỏa mãn nhu cầu về tiêu dùng của khách hàng trong một thời hạn ngắn.

    – Cho vay trung và dài hạn: hình thức này khác cho vay ngắn hạn là với thời gian thỏa thuận là từ trên một năm trở lên. Người đi vay sử dụng hình thức này để thỏa mãn nhu cầu mua sắm tài sản cố định trong kinh doanh, thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng như mua sắm nhà ở, phương tiện đi lại…

    b/ Căn cứ vào tính chất có bảo đảm của khoản vay:

    – Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba. Việc cho vay này phải được bảo đảm dưới hình thức ký kết cả hai loại hợp đồng, bao gồm hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay (hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp, hợp đồng bảo lãnh).

    Pháp luật cũng cho các bên có thể thỏa thuận lập một hợp đồng nên trong trường hợp này các thỏa thuận về bảo đảm tiền vay được xem là một bộ phận hợp thành của hợp đồng có bảo đảm bằng tài sản.

    – Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: là hình thức cho vay trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, xác định của khách hàng vay hoặc của người thứ ba. Thông thường các bên chỉ giao kết một hợp đồng duy nhất là hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp tổ chức tín dụng cho vay có bảo đảm bằng tín chấp thì vẫn phải xác lập một văn bản cam kết bảo lãnh bằng uy tín của mình và gửi cho tổ chức tín dụng để khách hàng vay có thể được tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay.

    c/ Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn:

    – Cho vay kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sử dụng vào mục đích thực hiện các công việc kinh doanh của mình. Nếu bên vay vi phạm sử dụng vào những mục đích khác thì bên cho vay có quyền áp dụng các chế tài thích hợp như đình chỉ việc sử dụng vốn vay hoặc thu hồi vốn vay trước thời hạn…

    – Cho vay tiêu dùng: bên tham gia vay cam kết số tiền vay sẽ được sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ gia dụng, mua sắm nhà cửa hoặc phương tiện đi lại, hay sử dụng vào mục đích học tập…

    d/ Căn cứ vào phương thức cho vay:      

    – Cho vay từng lần: Mỗi lần vay vốn, khách hàng và TCTD làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. TCTD áp dụng phương thức cho vay này khi khách hàng vay có nhu cầu vay vốn không thường xuyên. Mỗi lần có nhu cầu vay vốn, khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo quy định.

    – Cho vay theo hạn mức tín dụng:

    – Cho vay theo dự án đầu tư: TCTD cho khách hàng vay vốn để thực hiện các dự án đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tư phục vụ đời sống.

    – Cho vay hợp vốn: Theo phương thức này, một nhóm TCTD cùng thực hiện cho vay đối với một dự án vay vốn hoặc phương án vay vốn của khách hàng; trong đó, một tổ chức tín dụng làm đầu mối dàn xếp. Cho vay hợp vốn được thực hiện theo quy chế này và quy chế đồng tài trợ của các TCTD do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ban hành.

    – Cho vay trả góp: Khi vay, tổ chức tín dụng và khách hàng xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn cho vay.

    – Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: TCTD chấp nhận cho khách hàng được sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiềm mua hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của TCTD. Việc cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.

    – Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: TCTD cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định để đầu tư cho dự án. TCTD và khách hàng thoả thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức trả phí hco hạn mức tín dụng dự phòng.

    – Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà TCTD thoả thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vượt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

    Đặc điểm của hợp đồng tín dụng:

    Hợp đồng, với tư cách là một thuật ngữ pháp lý, được hiểu là sự thỏa thuận bằng lời nói hoặc văn bản hoặc bằng cách khác giữa hai hay nhiều chủ thể có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi, nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ nhất định trên cơ sở phù hợp với pháp luật và đạo đức xã hội.

    Từ đó, có thể đưa ra một định nghĩa về hợp đồng tín dụng như sau: “Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa tổ chức tín dụng (bên cho vay) với tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện do luật định (bên vay), theo đó tổ chức tín dụng thỏa thuận ứng trước một số tiền cho bên vay sử dụng trong một thời hạn nhất định, với điều kiện có hoán trả cả gốc và lại, dựa trên sự tín nhiệm”.

    Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng tín dụng?

    Với định nghĩa này, có thể thấy ngoài những dấu hiệu chung của một loại hợp đồng, hợp đồng tín dụng còn có một số đặc điểm đặc trưng sau đây để phân biệt với các chủng loại hợp đồng khác trong giao lưu dân sự và thương mại:

    – Về chủ thể: một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là tổ chức tín dụng có đủ điều kiện luật định, với tư cách là bên cho vay. Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổ chức, cá nhân thỏa mãn những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.

    – Về đối tượng: đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng là tiền (bao gồm tiền mặt và bút tệ). Về nguyên tắc, đối tượng của hợp đồng tín dụng bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

    – Về tính rủi ro: hợp đồng tín dụng vốn chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi của bên cho vạy. Sở dĩ như vậy là vì theo cam kết trong hợp đồng tín dụng, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bên vay sau một thời hạn nhất định. Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi ro và bất trắc càng lớn. Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng cũng thường xảy ra với số lượng và tỷ lệ lớn hơn so với đa số các loại hợp đồng khác.

    – Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: trong hợp đồng tín dụng, nghĩa vụ chuyển giao tiền vay (nghĩa vụ giải ngân) của bên cho vay bao giờ cũng phải được thực hiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay.

    Do đo, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theo đúng hợp đồng tín dụng cho bên vay thì khi đó họ với có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiện các nghĩa vụ đối với mình (bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng tiền vay đúng mục đích; nghĩa vụ hoàn trả tiền vay đúng hạn cả gốc và lãi…)

    So sánh hợp đồng nhượng quyền thương mại với hợp đồng tín dụng:

    Điểm giống nhau: Đều là hợp đồng mang tính chất thỏa thuận giữa các bên nhằm đạt được mục đích mà các bên đã thỏa thuận với nhau và các chủ thể có thể là cá nhân tổ chức nước ngoài .

    Bên canh điểm giống nhau thì giữa hai hợp đồng có nhưng điểm khác nhau rõ rệt:

    Thứ nhất về nội dung:

     Hợp đồng tín dụng chính là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng là bên cho vay giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

    – Hợp đồng nhượng quyền thương mại là hợp đồng thương mại theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa cung ứng các dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

    + Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền kinh doanh quy định  và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa , tên thương mại, bí quyết kinh doanh,  khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng.

    + Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

    Thứ hai về tính chất:

    + Hợp đồng tín dụng mang tính chất là hợp đồng cho vay phát sinh giữa bên vay và bên cho vay.

    + Hợp đồng nhượng quyền thương mại mang tính chất hợp đồng thương mại với mục đích nhượng quyền có điều kiện

    Thứ ba về Chủ thể

    Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại gồm bên nhượng quyền và bên nhận nhượng quyền, các chủ thể này có thể là cá nhân hay pháp nhân, công dân trong nước hoặc người nước ngoài.

    + Đối với hợp đồng tín dụng thì chủ thể rộng hơn thông thường là chính phủ, cơ quan nhà nước, ngân hàng, tổ chức quốc tế, doanh nghiệp hay cá nhân hoàn toàn phụ thuộc vào mối quan hệ tín dụng.

    Thứ tư, về hình thức:

    Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại tại Điều 285 Luật thương mại 2005 quy định Hợp đồng nhượng quyền thương mại phải được lập thành văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương (gồm telex, fax, điện báo, thông điệp dữ liệu và các hình thức khác do pháp luật quy định) còn hợp đồng tín dụng.

    + Đối với hợp đồng tín dụng: cũng phải được lập thành văn bản, trong đó có nội dung về điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, phương thức trả nợ và những cam kết khác được các bên thoả thuận

    Thứ năm, về ngôn ngữ trong hợp đồng:

    + Đối với hợp đồng nhượng quyền thương mại bắt buộc phải là tiếng việt, trừ trường hợp nhượng quyền từ Việt Nam ra nước ngoài thì ngôn ngữ hợp đồng do các bên thỏa thuận (Điều 12 Nghị định 35/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại).

    + Đối với hợp đồng tín dụng thì do các bên thỏa thuận không bắt buộc nhất thiết phải là tiếng việt.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hợp đồng tín dụng là gì? Đặc điểm, nội dung và phân loại hợp đồng tín dụng? 

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Điểm giống và khác nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường ngoài hợp đồng là gì? Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân cũng như các tổ chức khác đều phải tham gia các mối quan hệ xã hội khác nhau. Qua đó các bên thiết lập với nhau những mối quan hệ để qua đó chuyển giao lợi ích vật chất bằng ý chí của các chủ thể, đáp ứng yêu cầu sinh hoạt chung. Măt khác, nếu môt bên thể hiện ý chí của mình mà không được bên còn lại chấp nhận thì cũng không hình thành mối quan hệ để qua đó thực hiện việc giao tài sản.

    Do đó chỉ khi nào có sự thống nhất ý chí của các bên thì mối quan hệ mới được hình thành. Quan hệ đó được gọi là hợp đồng dân sự.

    Trách nhiệm dân sự luôn là một trong những chế định lớn được sự quan tâm của các nhà làm luật nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Dựa vào tính chất và nguồn gốc của nghĩa vụ mà các vi phạm trách nhiệm được phân thành trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Các khái niệm cơ bản.

    Khi giao kết hợp đồng không phải khi nào các bên cũng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình, chính vì vậy khi có một bên vi phạm hợp đồng và gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại cho bên còn lại. Ngoài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng còn có thiệt hại bồi thường ngoài hợp đồng. Vậy trước khi tìm hiêu về khái niệm bồi thường thiệt hại trong và ngoài hợp đồng thì chúng ta tìm hiểu khái niệm về thiệt hại:

    Thiệt hại là tổn thất thực tế về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của cá nhân; tài sản, danh dự, uy tín của pháp nhân hoặc chủ thể khác được pháp luật bảo vệ. Theo Điều 316 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định như sau:

    ” – Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

    – Thiêt hại về tinh thần là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.”

    Trách nhiệm bồi thường thiêt hại là một trong những loại trách nhiệm dân sự mà theo đó thì khi một người vi phạm nghĩa vụ pháp lý của mình gây tổn hại cho người khác phải bồi thường những tổn thất mà mình gây ra.Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được phân thành trách nhiệm bồi thường trong hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng là  chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người có lỗi cố ý hay vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh do một bên vi phạm nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng. Khi đến hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng mà người có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nghĩa vụ thì sẽ phát sinh trách nhiệm dân sự với người có quyền theo quy định trong hợp đồng. Tùy thuộc vào tính chất, hậu qua của sự vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

    Điểm giống và khác nhau giữa bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và ngoài hợp đồng theo luật quy định.

    Điểm giống nhau:

    • Đây là một hình thức được đặt ra buộc bên gây ra hành vi thiệt hại cho bên bị ảnh hưởng thì cần phải khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất liên quan về vật lẫn tinh thần.
    • Có thiệt hại xảy ra;
    • Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi gây thiệt hại và hậu quả; 
    • Có thể thỏa thuận về hình thức và mức bồi thường khi xảy ra thiệt hại.

    Điểm khác nhau

    Tiêu chí so sánh

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng

    Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Căn cứ phát sinh

    Xây dựng bởi các quy phạm điều chỉnh chế định hợp đồng.

    Bồi thường chỉ tồn tại khi hợp đồng tồn tại và trách nhiệm phát sinh khi xuất hiện sự vi phạm một hay nhiều nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng.

    Phát sinh tồn tại một hành vi vi phạm pháp luật dân sự, cố ý hay vô ý gây thiệt hại cho người khác và hành vi này cũng không liên quan đến bất cứ một hợp đồng nào có thể có giữa người gây thiệt hại và người thiệt hại.

    Căn cứ xác định trách nhiệm

    Thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc. Có sự xuất hiện của hành vi vi vi phạm nghĩa vụ dân sự cũng có thể phát sinh trách nhiệm dân sự. Có nghĩa là bên vi phạm sẽ chịu trách nhiệm dù hành vi đó có hoặc chưa có thiệt hại xảy ra cho bên bị vi phạm.

    Hành vi vi phạm pháp luật;

    Có thiệt hại thực tế;

    Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thực tế;

    Có lỗi.

    Căn cứ về hành vi vi phạm

    Hành vi vi phạm những nghĩa vụ, cam kết giữa hai bên đã ký kết với nhau trong hợp đồng.

    Hành vi vi phạm những quy định của pháp luật, những quy định do nhà nước ban hành dẫn đến thiệt hại.

    Cách thức thực hiện

    Hai bên thỏa thuận mức bồi thường hoặc phạt vi phạm kể từ khi giao kết hợp đồng.

    Bên gây thiệt hại phải bồi thường kịp thời và toàn bộ, thiệt hại trực tiếp và thiệt hại gián tiếp, các bên trong quan hệ dân sự có thể không biết nhau cũng như sự việc xảy ra làm phát sinh quan hệ dân sự nên không thỏa thuận được. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường và hình thức nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Căn cứ về yếu tố lỗi

    Phát sinh do lỗi cố ý hoặc vô ý của người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

    Việc phân biệt lỗi cố ý hay vô ý cũng có nghĩa nhưng người có hành vi vi phạm có thể chịu trách nhiệm ngay cả khi không có lỗi trong trường hợp pháp luật quy định.

    Căn cứ về thời điểm phát sinh

    Là từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực và có bên vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng.

    Là từ thời điểm xảy ra hành vi gây thiệt hại.

    Căn cứ về tính liên đới chịu trách nhiệm

    Chỉ áp dụng với các bên tham gia hợp đồng và không thể áp dụng đối với người thứ ba.

    Người có hành vi trái pháp luật sẽ là người chịu trách nhiệm.

    Mức bồi thường

    Có thể thấp hơn hoặc cao hơn mức thiệt hại.

    Bồi thường toàn bộ thiệt hại xảy ra.

    Thực tế áp dụng

    Thực tế áp dụng cho thấy số vụ án bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xảy ra ít hơn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Lý do: Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy đinh của pháp luật nước ta, bồi thường do vi phạm: chế tài do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm buộc người có lỗi cố ý hoặc vô ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại mà mình gây ra.

    So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng

    Chế tài này liên quan trực tiếp đến các tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín , tai sản của người bị hại. Đặc biệt bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng còn là hiện tượng dân sự thường xuyên xảy ra trong đời sống xã hội. Về trách nhiệm thì yếu tố lỗi, phương thức thực hiện. Chính vì thế mà vụ án bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng chiếm số nhiều hơn so với vụ án bồi thường thiệt hại trong hợp đồng.

    Bồi thường thiệt hại trong hợp đồng xảy ra khi các bên liên quan trong hợp đồng vi phạm lỗi do các bên thỏa thuận với nhau thì người vi phạm các lỗi đã được thỏa thuận trước thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chính vì thế mà tùy thuộc vào tính chất, hậu quả của sự vi phạm phải chiu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Nên trường hợp bồi thường thiệt hại trong hợp đồng ít xảy ra hơn so với bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Khi áp dụng luật dân sự còn nhiều bất cập trong giải quyết vụ án do những quy định của pháp luật còn nhiều hạn chế, bất cập trong văn bản quy phạm pháp luật, và chưa có quy định cụ thể và rõ ràng về vi phạm lỗi.

    Vấn đề bồi thường thiệt hại ở trong pháp luật VIệt Nam là một vấn đề hẹp, mang tính chuyên sâu. Những quy định pháp luật còn nằm trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, chưa có sự thống nhất với nhau và còn nhiều bất cập.

    Trong tiến hành xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng còn lúng túng và gặp nhiều khó khăn trong việc xác định thiệt hại. Vì vậy mà việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật, phạm vi bồi thường như thế nào, trách nhiệm bồi thường, đặc biệt phải đưa ra các giải pháp cho quá trình xét xử đang là yếu tố cần thiết và cấp thiết đối với nước ta ở giai đoạn hiện nay.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề So sánh bồi thường thiệt hại trong hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Phạt vi phạm hợp đồng là gì? So sánh sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng?

    Phạt vi phạm hợp đồng là gì? So sánh sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng?

    Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại là hai điều khoản gần như có trong mọi hợp đồng thương mại. Tuy nhiên đây là hai biện pháp khác nhau được áp dụng khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.  Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý:

    Luật thương mại 2005

    Phạt vi phạm hợp đồng là gì? So sánh sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng?

    Vi phạm hợp đồng là gì

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Các bên khi đạt được thỏa thuận sẽ tiến hành giao kết hợp đồng nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của mình tránh việc vi phạm thỏa thuận.

    Thực tế có không ít trường hợp vi phạm hợp đồng. Vi phạm hợp đồng có thể chủ quan hoặc khách quan, làm ảnh hưởng đến lợi ích của một bên hoặc các bên tham gia giao kết hợp đồng.

    Vậy vi phạm hợp đồng là gì? Theo quy định tại Khoản 12, Điều 3, Luật Thương mại 2005 quy định:

    “Vi phạm hợp đồng là việc một bên không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này”.

    Mặc dù khái niệm vi phạm hợp đồng này chỉ áp dụng cho lĩnh vực thương mại, tuy nhiên đối với các lĩnh vực khác thì khái niệm vi phạm hợp đồng cũng được hiểu tương tự. Có thể hiểu vi phạm hợp đồng nói chung là hành vi của bên có nghĩa vụ theo hợp đồng đã không thực hiện hoặc thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nghĩa vụ của mình.

    Lưu ý: Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết là hợp đồng hợp pháp và không bị vô hiệu.

    Các dạng vi phạm hợp đồng thường gặp

    Để hiểu rõ hơn về vi phạm hợp đồng là gì các bên tham gia giao kết cần nắm rõ các dạng vi phạm hợp đồng thường gặp. Có rất nhiều hành vi dẫn đến vi phạm hợp đồng. Căn cứ theo nguyên nhân vi phạm người ta phân loại thành 2 dạng vi phạm hợp đồng như sau.

    Do hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng : Vi phạm hợp đồng do hành vi của chủ thể giao kết hợp đồng chiếm phần lớn trong số các nguyên nhân vi phạm hợp đồng. Biểu hiện của vi phạm hợp đồng do hành vi của chủ thể giao kết như sau:

    Chủ thể không thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không có lý do chính đáng. Hoặc nhận thấy hợp đồng không khả thi, không có lợi cho mình trong thời điểm giao kết.

    Chủ thể không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng.

    Không thực hiện đúng, hoặc chi thực hiện một phần nghĩa vụ của mình được ghi nhận trong hợp đồng.

    Vi phạm quy định của pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng , rất ít chủ thể giao kết hợp đồng giao kết có thể nhận ra dạng vi phạm này ngay sau khi ký. Dạng vi phạm này thường được phát hiện sau 1 thời gian thực hiện hợp đồng hoặc khi phát sinh các tranh chấp. Vi phạm quy định của pháp luật khi giao kết, thực hiện hợp đồng có biểu hiện thường là:

    Chủ thể giao kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi hoặc không đủ thẩm quyền giao kết hợp đồng;

    Vi phạm hình thức của hợp đồng được giao kết (VD: hợp đồng không được giao kết bằng văn bản, hợp đồng buộc phải giao kết dưới dạng hợp đồng giấy tuy nhiên  lại giao kết bằng hợp đồng điện tử)

    Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm (VD: đối tượng giao kết là mua bán động vật quý hiếm/ ma túy/ thuốc cấm/ súng mà không được pháp luật cho phép)

    Bị ép buộc, lũa dối giao kết hợp đồng và không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực

    Hợp đồng thiếu nội dung cơ bản được quy định bởi Pháp luật về loại hợp đồng giao kết.

    Có rất nhiều các vi phạm hợp đồng do vi phạm quy định của pháp luật khi giao kết thực hiện hợp đồng. Để nắm rõ các bên cần nắm rõ Pháp luật về hợp đồng và Luật giao kết hợp đồng điện tử, các quy định khi thực hiện giao dịch điện tử.

    Xử phạt khi vi phạm hợp đồng

    Trên thực tế vi phạm hợp đồng dẫn đến tranh chấp Pháp lý. Theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác

    Phạt vi phạm hợp đồng là gì? So sánh sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng?

    Đối với hợp đồng thương mại việc phạt vi phạm hợp đồng sẽ do các bên tự thỏa thuận. Tuy nhiên mức phạt hợp đồng tối đa không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm hoặc không cao hơn gấp 10 lần thù lao dịch vụ giám định.

    Đối với hợp đồng trong lĩnh vực xây dựng thì mức phạt vi phạm không quá 12% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm.

    Bên cạnh việc phạt vi phạm hợp đồng, bên vi phạm có thể phải bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra theo quy định tại Điều 419, Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thể thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ hợp đồng được quy định như sau:

    • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại.
    • Người có quyền có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
    • Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền nếu người có quyền yêu cầu. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc vi phạm.

    Vi phạm hợp đồng có thể khiến cá nhân hoặc doanh nghiệp phải chịu phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại gây tổn thất lớn về tài chính. Qua tìm hiểu thông tin về vi phạm hợp đồng là gì, các dạng vi phạm hợp đồng thường gặp hy vọng sẽ giúp các cá nhân doanh nghiệp tránh được các vi phạm hợp đồng và phòng ngừa rủi ro tốt hơn.

    Điểm giống nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

    Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại về cơ bản có một số điểm tương đồng sau:

    – Áp dụng với các hợp đồng có hiệu lực;

    – Là trách nhiệm pháp lý của các bên tham gia hợp đồng;

    – Phát sinh do có hành vi vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng;

    – Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên bị vi phạm.

    Điểm khác biệt giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

    Do đều được áp dụng trong hợp đồng thương mại nên không ít người nhầm lẫn phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại là một chế tài. Để phân biệt cần dựa vào các tiêu chí:

    Tiêu chí

    Phạt vi phạm

    Bồi thường thiệt hại

    Căn cứ

    Điều 300 Luật thương mại 2005 Điều 302 Luật Thương mại 2005

    Khái niệm

    Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận

    => Bên bị vi phạm chỉ được phạt bên vi phạm khi có thỏa thuận trong hợp đồng

    Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm

    => Được bồi thường thiệt hại ngay cả khi không có thỏa thuận

    Mục đích

    – Ngăn ngừa các hành vi vi phạm có thể xảy ra khi giao kết hợp đồng nhằm bảo vệ lợi ích của các bên trong hợp đồng;

    – Nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện hợp đồng.

    – Bảo vệ lợi ích của bên bị vi phạm;

    – Khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm gây nên, bù đắp thiệt hại vật chất cho bên bị vi phạm.

    Căn cứ áp dụng chế tài

    Do thỏa thuận trong hợp đồng Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ 3 yếu tố:

    – Có hành vi vi phạm hợp đồng;

    – Có thiệt hại thực tế;

    – Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại (Nói cách khác giữa hành vi vi phạm và thiệt hại có mối quan hệ nhân quả)

    Mức áp dụng chế tài

    Mức phạt hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm Giá trị bồi thường thiệt hại gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm

    => Theo giá trị thiệt hại thực tế + lợi nhuận trực tiếp (nếu không có hành vi vi phạm)

    Nghĩa vụ của các bên

    Thỏa thuận trong hợp đồng về điều khoản phạt vi phạm Bên yêu cầu bồi thường thiệt hại có nghĩa vụ:

    – Chứng minh tổn thất;

    – Hạn chế tổn thất.

    Mối quan hệ giữa phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

    – Trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại;

    – Trường hợp không thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Phạt vi phạm hợp đồng là gì? So sánh sự khác nhau giữa phạt vi phạm và bồi thường hợp đồng?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    Hợp đồng là văn bản pháp lý thiết yếu cho các hoạt động trong đời sống và đặc biệt trong hoạt động thương mại. Cần phân biệt được các loại hợp đồng khác nhau và khi nào sử dụng loại nào để tránh các hệ quả pháp lý không mong muốn trong các tranh chấp sau này của mỗi doanh nghiệp. . Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, hợp đồng kinh tế có điểm giống và khác nhau nào? Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật dân sự năm 2015

    Luật thương mại 2005

    Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    Khái niệm về hợp đồng

    Hợp đồng dân sự là các loại hợp đồng thông thường phát sinh trong các quan hệ dân sự được điều chỉnh bởi Bộ Luật dân sự 2015.

    Hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự

    Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Thuật ngữ hợp đồng dân sự còn được hiểu là quan hệ dân sự phát sinh từ hợp đồng dân sự hay văn bản trong đó chứa đựng các yếu tố và điều khoản của hợp đồng dân sự.

    Hợp đồng dân sự là một trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.

    Pháp luật dân sự chỉ quy định một số hợp đồng dân sự thông dụng

    Hợp đồng thương mại là hợp đồng phát sinh trong hoạt động thương mại. Đó là các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác do thương nhân thực hiện và được điều chỉnh bởi Luật thương mại 2005.

    Hợp đồng thương mại là những hợp đồng riêng trong lĩnh vực thương mại. Khi thỏa mãn các điều kiện về chủ thể, mục đích và hình thức hợp đồng thì hợp đồng thương mại mang tính chất của một hợp đồng kinh tế.

    Ví dụ: các hợp đồng trong hoạt động thương mại được xác lập bằng văn bản giữa các thương nhân, trong đó ít nhất một bên tham gia  là pháp nhân để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. Nếu không thỏa mãn các điều kiện đó, hợp đồng thương mại chỉ mang tính chất của một hợp đồng dân sự.

    Sự khác nhau về chủ thể

    – Hợp đồng dân sự: Chủ thể là các cá nhân, tổ chức có thể có hoặc không có tư cách pháp nhân.

    Theo quy định của pháp luật dân sự, mọi chủ thể của luật dân sự đều có thể là các bên trong hợp đồng dân sự. Chủ thể trong hợp đồng dân sự được hiểu là các cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác được pháp luật dân sự quy định có năng lực hành vi dân sự thỏa thuận với nhau dưới hình thức hợp đồng dân sự về xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

    – Hợp đồng thương mại: Chủ thể phải là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh. Có một số giao dịch thương mại còn đòi hỏi chủ thể giao kết hợp đồng phải có tư cách pháp nhân.

    Một trong các bên chủ thể của hợp đồng thương mại phải là thương nhân, trong nhiều trường hợp quan hệ hợp đồng thương mại cả hai bên đều phải là thương nhân. Ví dụ như hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa.

    Bên cạnh đó trong hợp đồng kinh doanh có quy định riêng về chủ thể. Một bên trong quan hệ hợp đồng của hợp đồng kinh doanh phải là chủ thể kinh doanh. Chủ thể kinh doanh trong trường hợp này được hiểu là các tổ chức, cá nhân, được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để tiến hành các hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận.

    Theo quy định tại Điều 6 Luật thương mại 2005, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại trong các ngành nghề, tại các địa bàn, dưới các hình thức và theo các phương thức mà pháp luật không cấm.

    Sự khác nhau về mục đích của hợp đồng

    Hợp đồng dân sự: Nội dung của hợp đồng dân sự bao gồm các điều khoản xác định quyền , nghĩa vụ của các bên, trách nhiệm của các bên khi không thực hiện, thực hiện không đúng hợp đồng dân sự.

    Các điều khoản của hợp đồng dân sự bao gồm: điều khoản cơ bản, điều khoản thông thường, điều khoản tùy nghi. Điều khoản cơ bản được hiểu là điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng dân sự, được coi là điều khoản điều kiện cần và đủ để hình thành một hợp đồng dân sự. Điều khoản thông thường là điều khoản không buộc các bên phải thỏa thuận.

    Chúng đã được quy định trong các văn bản pháp luật, nếu các bên không thỏa thuận thì sẽ áp dụng theo các quy định của pháp luật hoặc được áp dụng theo tập quán nếu không trái với các nguyên tắc cơ bản của luật dân sự. Điều khoản tùy nghi là điều khoản do các bên tự tiến hành thỏa thuận trong hợp đồng dân sự

    Hợp đồng kinh doanh thương mại: Mục đích của việc ký kết hợp đồng kinh doanh là để đáp ứng, phục vụ cho mục đích hoạt động kinh doanh của bên chủ thể kinh doanh.

    Điểm khác biệt của 2 loại hợp đồng này là hợp đồng thương mại được lập ra nhằm hướng tới phát sinh lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh thương mại như là hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, xúc tiến thương mại, đầu tư. Còn hợp đồng dân sự có thể có mục đích sinh lợi hoặc không có mục đích sinh lợi.

    Sự khác nhau về hình thức

    Hợp đồng dân sự thông thường được thể hiện dưới hình thức bằng văn bản, bằng miệng, bằng hành vi vụ thể hoặc cũng có thể được thực hiện bằng lời nói. Các hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng miệng nhiều hơn thông qua sự tín nhiệm, giao dịch đơn giản, có tính phổ thông và giá trị thấp. Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại

    Trong khi đó các hợp đồng thương mại với tính chất giá trị lớn hơn, phức tạp hơn hay do pháp luật yêu cầu thường được giao kết bằng văn bản và được công chứng để tăng giá trị pháp lý và đảm bảo sự rõ ràng trong quyền và nghĩa vụ các bên. Bên cạnh đó các hình thức giao kết hợp đồng như qua fax, telex, thư điện tử cũng được coi là một trong những hình thức giao kết hợp đồng thương mại.

    Cơ quan giải quyết tranh chấp

    Tranh chấp hợp đồng được hiểu là những bất đồng phát sinh giữa các bên giao kết trong qúa trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Khi có bất đồng phát sinh, các bên trong quan hệ hợp đồng có thể tự thương lượng giải quyết để đạt thỏa thuận hoặc có quyền yêu cầu cơ quan tài phán có thẩm quyền đối với từng loại hợp đồng cụ thể để giải quyết tranh chấp cho mình.

    Trong lĩnh vực thương mại, thì  Luật thương mại 2005 lại có quy định khi có tranh chấp hợp đồng thương mại, các bên phải thực hiện việc khiếu nại, nếu bỏ qua thời hạn khiếu nại, các bên sẽ bị tước quyền yêu cầu giải quyết tranh chấp đó ở các cơ quan tài phán.

    Tranh chấp hợp đồng là hệ quả của hành vi vi phạm hợp đồng và có thể dẫn đến việc hợp đồng bị hủy bỏ hoặc bị đình chỉ thực hiện. Bên được xác định là có hành vi vi phạm hợp đồng và dẫn tới tranh chấp sẽ phải gánh chịu những chế tài nhất định do pháp luật quy định hoặc theo sự thỏa thuận của các bên trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được hành vi vi phạm của mình thuộc trường hợp được miễn trách nhiệm do pháp luật quy định hoặc do các bên có thỏa thuận trong hợp đồng.

    Tranh chấp kinh tế được hiểu là mẫu thuẫn, xung đột về quyền và nghĩa vụ kinh tế của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật kinh tế. Đặc trưng của tranh chấp kinh tế là chúng phát sinh trực tiếp từ hoạt động kinh doanh; chủ thể tham gia tranh chấp chủ yếu là các doanh nghiệp; tranh chấp gắn liền với lợi ích riêng biệt của mỗi chủ thể và luôn thuộc quyền tự định đoạt của họ; nhiều tranh chấp liên quan tới giá trị tài sản lớn.

    Trong điều kiện kinh tế thị trường, tranh chấp kinh tế phổ biến là tranh chấp hợp đồng kinh tế, tranh chấp trong nội bộ công ti, tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu.

    Như vậy, ta có thể thấy rõ một vấn đề như sau:

    Các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thương mại nếu các bên không tự giải quyết được thì có thể nhờ cơ quan Tòa án hoặc Trọng tài giải quyết theo sự lựa chọn của các bên.

    Trong khi tranh chấp của hợp đồng dân sự chỉ có thể được giải quyết riêng giữa 2 bên hoặc đưa ra Toà án.

    Phạt vi phạm hợp đồng

    Vi phạm hợp đồng được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng những nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng. Nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là những nghĩa vụ đã được ghi nhận trong các điều khoản của hợp đồng hoặc được pháp luật điều chỉnh hợp đồng đó quy định.

    Hành vi vi phạm hợp đồng chỉ xảy ra khi hợp đồng được giao kết hợp pháp và đã có hiệu lực pháp luật. Hợp đồng hợp pháp được hiểu là hợp đồng thỏa mãn các yếu tố căn bản như thể hiện sự tự do ý chí của các bên tham gia giao kết; hợp đồng được kí kết giữa các chủ thể có đủ năng lực ký kết hợp đồng.

    Không thể coi là có hành vi vi phạm hợp đồng nếu bên thực hiện hành vi không có nghĩa vụ thực hiện hiện hành vi đó. Chẳng hạn, trong hợp đồng mua bán hàng hóa, nếu bên bán hàng giao hàng trước thời hạn quy định, bên mua hàng có quyền không nhận và hành vi không nhận này không bị coi là hành vi vi phạm hợp đồng bởi vì bên mua hàng không có nghĩa vụ phải nhận hàng trước thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng.

    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và Luật thương mại 2005 thì bên vi phạm hợp đồng chỉ phải chịu phạt vi phạm nếu các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm hợp đồng.

    Luật thương mại 2005 quy định tổng mức phạt vi phạm cho hợp đồng thương mại không được vượt quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp vi phạm hợp đồng dịch vụ giám định. Đối với các hợp đồng dân sự thì mức phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự do các bên thỏa thuận.

    Ngoài ra, hợp đồng thương mại có một số điều khoản mà hợp đồng dân sự không có như: điều khoản thời gian, địa điểm giao hàng; điều khoản vận chuyển hàng hóa; điều khoản bảo hiểm;…

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng kinh doanh thương mại.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

  • Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu

    Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu

    Hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự. Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý:

    Bộ luật dân sự năm 2015

    Luật đất đai năm 2013

    Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu

    Khái niệm về hợp đồng dân sự

    Căn cứ Điều 385 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về khái niệm hợp đồng như sau:

    Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự

    Như vậy, hợp đồng dân sự không chỉ là sự thoả thuận để một bên chuyển giao tài sản, thực hiện một công việc cho bên kia mà có thể còn là sự thoả thuận để thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ đó.

    Đặc điểm hợp đồng dân sự

    Theo quy định tại Điều 385 BLDS năm 2015, hợp đồng dân sự bao gồm những đặc điểm sau:

    Thứ nhất, hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên, nhưng là sự thỏa thuận thống nhất ý chí và ý chí đó phải phù hợp với ý chí của Nhà nước.

    Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể, nếu chỉ là ý chí của một bên thì đó được cọi là hành vi pháp lý đơn phương. Tuy nhiên, thỏa thuận dựa trên sự tự nguyện của các bên, tức là không có sự thống nhất ý chí thì hợp đồng dân sự đó bị tuyên vô hiệu khi có yêu cầu.

    Nguyên tắc của pháp luật dân sự là bình đẳng, dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện thiện chí của các bên nên nếu không có sự thống nhất ý chí thì không được coi là hợp đồng dân sự. Chỉ khi thống nhất ý chí thì quyền và nghĩa vụ dân sự mới phát sinh. Đồng thời, sự thỏa thuận thống nhất ý chí còn phải phù hợp với ý chí của Nhà nước để Nhà nước kiểm soát và cho phép Hợp đồng dân sự phát sinh trên thực tế.

    Thứ hai, hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý làm phát sinh hậu quả pháp lý: Xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

    Sự kiện pháp lý là sự kiện hoặc hành vi mà pháp luật quy định khi xuất hiện thì sẽ xác lập, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật. Hợp đồng dân sự là một sự kiện pháp lý, theo đó các bên khi có nhu cầu tham gia giao lưu dân sự nhằm thỏa mãn mục đích của mình sẽ tiến hành thực hiện.

    Nghĩa vụ dân sự được phát sinh từ hai nguồn gốc là hành vi pháp lý hoặc sự kiện pháp lý. Sự kiện pháp lý bao gồm các sự kiện, hoặc tự nguyện (như vi phạm) hoặc không tự nguyện; hợp pháp hoặc không hợp pháp mà hậu quả pháp lý cụ thể của chúng được xác định không phải bởi các bên mà bởi pháp luật. Tự nguyện trong sự kiện pháp lý chỉ là tự nguyện đối với hậu quả thiệt hại chứ không tự nguyện đối với hậu quả pháp lý.

    Hành vi pháp lý là một sự thể hiện ý chí nhằm làm phát sinh ra một hậu quả pháp lý, có nghĩa là làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt một quyền lợi. Sự thể hiện ý chỉ có thể là đơn phương (như đề nghị giao kết hợp đồng) hoặc có thể là đa phương, hay còn gọi là sự thống nhất ý chí, có nghĩa là sự thỏa thuận, mà sự thỏa thuận có mục đích xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền lợi được gọi là hợp đồng.

    Vậy nên hợp đồng thường được định nghĩa là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều người xác lập nhằm thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên chủ thể.

    Thứ ba, nội dung của hợp đồng dân sự là quyền và nghĩa vụ mà các bên chủ thể quy định cho nhau.

    Hợp đồng là sự thống nhất của ý chí các chủ thể tham gia giao kết, nội dung của hợp đồng thể hiện rõ ý chỉ đó của các bên trong phần quyền và nghĩa vụ cụ thể.

    Vì vậy, hợp đồng ít nhất phải có hai bên chủ động cùng nhau tạo lập một quan hệ nghĩa vụ pháp lý cụ thể. Nếu phân tích hợp đồng từ các lời hứa hay sự cam kết, thì hợp đồng có thể được xem là một phương thức mà theo đó người này thương lượng với người khác để có thể tạo ra sự đảm bảo rằng những lời hứa hay sự cam kết của họ có đời sống dài lâu hơn so với những trạng thái dễ thay đổi trong suy nghĩ của họ.

    Điều này nghĩa là khi đã cam kết thực sự và mong muốn tạo lập ra một hậu quả pháp lý, những người cam kết bị ràng buộc vào cam kết của mình (trừ trường hợp trở ngại khách quan, bất khả kháng) mà pháp luật gọi đó là nghĩa vụ.

    Thứ tư, mục đích của hợp đồng dân sự là lợi ích hợp pháp, không trái đạo đức xã hội mà các bên cùng hướng tới: Chỉ khi mục đích của hợp đồng dân sự được chứng minh hoặc được thừa nhận là hợp pháp, không trái đạo đức xã hội thì hợp đồng dân sự mới phát sinh hiệu lực, qua đó quyền và nghĩa vụ của các bên mới có thể thực hiện được trên thực tế.

    06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu

    Tại Điều 402 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gồm các loại chủ yếu sau đây:

    (1) Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau.

    (2) Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.

    (3) Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.

    (4) Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.

    (5) Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó.

    (6) Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định.

    Hình thức của hợp đồng dân sự

    Hợp đồng dân sự bản chất chính là một giao dịch dân sự, trong đó hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

    Hình thức giao kết hợp đồng bằng lời nói thường được áp dụng đối với những giao dịch mà giá trị của hợp đồng không lớn hoặc các bên hiểu biết, tin tưởng nhau, là đối tác lâu năm của nhau, những giao dịch mà xác lập và thực hiện kết thúc nhanh chóng (mua bán ngoài chợ) thường gọi là giao kết bằng miệng, các bên khi xác lập hợp đồng trong trường hợp này cũng có thể chọn người làm chứng tuy nhiên pháp luật không bắt buộc điều này.

    Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu

    Đối với trường hợp mà hợp đồng giao kết bằng hành vi cụ thể thì hai bên không có thỏa thuận bằng văn bản cũng như thỏa thuận bằng miệng. Việc giao kết hợp đồng được minh chứng bằng các hành vi như bên bán tiến hành giao hàng hoặc bên mua tiến hành trả tiền.

    Với hình thức bằng văn bản, các bên khi tham gia giao dịch sẽ thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mình sau đó ghi nhận lại bằng văn bản.

    Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó. khoản 3 Điều 167 Luật đất đai năm 2013 quy định các giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản phải được công chứng hoặc chứng thực cụ thể:

    “3.Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.”

    Nội dung của hợp đồng dân sự

    Tại Điều 398 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng có thể có các nội dung sau đây:

    – Đối tượng của hợp đồng;

    – Số lượng, chất lượng;

    – Giá, phương thức thanh toán;

    – Thời hạn, địa điểm, phương thức thực hiện hợp đồng;

    – Quyền, nghĩa vụ của các bên;

    – Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;

    – Phương thức giải quyết tranh chấp.

    Lưu ý: Các bên trong hợp đồng có quyền thỏa thuận về nội dung trong hợp đồng.

    Địa điểm giao kết hợp đồng dân sự

    Tại Điều 399 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về địa điểm giao kết hợp đồng như sau:

    Địa điểm giao kết hợp đồng do các bên thỏa thuận; nếu không có thỏa thuận thì địa điểm giao kết hợp đồng là nơi cư trú của cá nhân hoặc trụ sở của pháp nhân đã đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng.

    Thời điểm giao kết hợp đồng dân sự

    Tại Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm giao kết hợp đồng như sau:

    – Hợp đồng được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được chấp nhận giao kết.

    – Trường hợp các bên có thỏa thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng trong một thời hạn thì thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm cuối cùng của thời hạn đó.

    – Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.

    – Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản.

    Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo khoản 3 Điều 400 Bộ luật Dân sự  2015.

    Hiệu lực của hợp đồng dân sự

    Căn cứ Điều 401 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của hợp đồng như sau:

    – Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

    – Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

    Phụ lục hợp đồng dân sự

    Tại Điều 403 Bộ luật dân sự 2015 quy định về phụ lục hợp đồng dân sự như sau:

    – Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng.

    Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

    – Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi.

    Quy định giải thích hợp đồng

    Giải thích hợp đồng được quy định tại Điều 404 Bộ luật dân sự 2015 như sau:

    – Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì việc giải thích điều khoản đó không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trong toàn bộ quá trình trước, tại thời điểm xác lập, thực hiện hợp đồng.

    – Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với mục đích, tính chất của hợp đồng.

    – Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.

    – Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.

    – Trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.

    – Trường hợp bên soạn thảo đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên kia thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên kia.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hợp đồng dân sự là gì? 06 loại hợp đồng dân sự chủ yếu.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!