Vợ đang mang thai với nhân tình, chồng có được ly hôn hay không? Con do vợ ngoại tình sinh ra có được coi là con chung không? (2022)

Vợ đang mang thai với nhân tình, chồng có được ly hôn hay không? Con do vợ ngoại tình sinh ra có được coi là con chung không? (2022)

1. Căn cứ pháp lý

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

2. Ly hôn là gì?

nộp đơn

Định nghĩa về ly hôn được quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình như sau:

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

Theo đó, có thể hiểu, khi có bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng sẽ chấm dứt. Đây cũng là quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân nêu tại khoản 1 Điều 57 Luật Hôn nhân và Gia đình:

Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”

Có thể thấy, chỉ khi vợ, chồng yêu cầu ly hôn, được Tòa án xem xét, giải quyết thông qua bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì quan hệ vợ, chồng cũng chấm dứt vào thời điểm bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.

Hiện nay, có nhiều quan niệm cho rằng, quan hệ vợ, chồng đã chấm dứt tại thời điểm vợ, chồng quyết định ly thân bởi khi đó, tình cảm vợ, chồng đã chấm dứt, hai người đã hoàn toàn chấm dứt quan hệ vợ, chồng.

Tuy nhiên, pháp luật không hề có quy định ly thân là đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Không chỉ vậy, hiện pháp luật cũng không có quy định nào về việc ly thân hay yêu cầu phải ly thân trước khi ly hôn.

3. Vợ đang mang thai với nhân tình, chồng có được ly hôn hay không?

Căn cứ theo Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên, thì trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.

4. Vợ ngoại tình mang thai thì khi nào chồng được quyền ly hôn?

Pháp luật đã hạn chế quyền ly hôn của người chồng khi người vợ đang mang thai (kể là mang thai con của người khác) để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người phụ nữ. Tuy nhiên, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong một khoảng thời gian nhất định và không có hạn chế quyền ly hôn của người vợ trong thời gian này.

Theo khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng trong trường hợp vợ đang có thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Do đó, chờ đến khi con đủ 12 tháng tuổi thì sẽ không còn hạn chế này nữa và chồng có quyền yêu cầu ly hôn.

Đồng thời, pháp luật chỉ hạn chế quyền ly hôn đối với người chồng trong quãng thời gian người vợ đang mang thai chứ không hạn chế quyền ly hôn của người vợ. Do đó, nếu vợ cũng muốn ly hôn thì tòa án có thể xem xét đồng ý giải quyết yêu cầu này.

5. Con do vợ ngoại tình sinh ra được coi là con chung không?

Theo Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc xác định cha, me cho con như sau:

“Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Theo đó, mục 5 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23/12/2000 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân Gia đình năm 2000 thì khi có người yêu cầu Tòa án xác định người nào đó là con của họ hay không phải là con của họ thì phải có chứng cứ; về nguyên tắc, người có yêu cầu phải cung cấp chứng cứ. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen. Người có yêu cầu giám định gen phải nộp lệ phí giám định gen.

Như vậy, theo quy định pháp luật, con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân hoặc con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ ngày ly hôn thì vẫn được coi là con chung của vợ chồng ngay cả trong trường hợp người vợ ngoại tình dẫn đến mang thai. Trong trường hợp người chồng không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

6. Việc chăm sóc, nuôi dưỡng con sau ly hôn được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

không có mâu thuẫn7. Phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn, phải làm sao?

Khi ly hôn, dù thuận tình hay đơn phương thì sẽ có một người giành được quyền nuôi con và người không ở với con sẽ có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con. Và theo khoản 2 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình, nếu không thừa nhận con chung thì thực hiện như sau:

“2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Căn cứ quy định này, nếu phát hiện con chung không phải con ruột của mình và muốn không thừa nhận con thì người không thừa nhận phải đáp ứng hai điều kiện sau đây:

– Cung cấp được chứng cứ chứng minh. Chứng cứ trong trường hợp này thường là xét nghiệm ADN của cơ quan y tế có thẩm quyền.

– Gửi đơn yêu cầu đến Toà án về việc không thừa nhận con và được Toà án ra quyết định công nhận yêu cầu này.

Khi đó, hậu quả của việc không thừa nhận con thì cha, mẹ – người không thừa nhận con sẽ chấm dứt quan hệ cha, mẹ con với người con và không phải thực hiện nghĩa vụ, quyền của cha mẹ với con nêu tại Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình:

– Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con.

– Giám hộ/đại diện cho con chưa thành niên, đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

– Thương yêu con, tôn trọng và chăm lo việc học tập, giáo dục con…

Như vậy, nếu phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn thì hậu quả sẽ như thế này:

– Với người trực tiếp nuôi con sau ly hôn: Người không nhận con (sau khi đã có quyết định của Toà) sẽ không phải nuôi con nữa mà sẽ trao con lại cho người còn lại nuôi dưỡng, chăm sóc.

– Với người cấp dưỡng sau ly hôn: Không phải thực hiện việc cấp dưỡng cho người con không phải là con ruột.

Như vậy, tuỳ vào việc sau khi ly hôn, chồng hoặc vợ có trực tiếp nuôi con không để xử lý theo từng trường hợp nêu trên. Tuy nhiên, dù trong trường hợp nào, việc người đó trực tiếp nuôi con hoặc cấp dưỡng cho con cũng sẽ dừng lại tại thời điểm được xác nhận của Toà án có thẩm quyền.

8. Thủ tục yêu cầu không công nhận con ruột của cha, mẹ

Khi phát hiện không phải con ruột sau khi ly hôn, để không phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của cha mẹ với con, người cha, mẹ có thể thực hiện thủ tục yêu cầu Toà án có thẩm quyền không công nhận quan hệ cha, mẹ con theo thủ tục dưới đây:

Ai được yêu cầu không công nhận cha mẹ con?

– Cha, mẹ

– Người được nhận là cha, mẹ của một người

Điều kiện không công nhận cha mẹ con

– Có bằng chứng

– Gửi đơn yêu cầu ra Toà án và được Toà án xác nhận

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Đơn yêu cầu việc không nhận cha mẹ con

– Giấy tờ chứng minh không có quan hệ cha mẹ con

– Giấy tờ tuỳ thân của con (giấy khai sinh và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu (nếu có)) và cha mẹ (Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu còn hạn…)

Cơ quan có thẩm quyền giải quyết

– Nếu không có tranh chấp: Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cha mẹ con cư trú.

– Nếu có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định cha, mẹ, con đã chết: Toà án nhân dân cấp huyện nơi người được yêu cầu cư trú. Sau khi nhận được xác nhận của Toà án, người có yêu cầu phải gửi đến Uỷ ban nhân dân cấp xã để ghi chú vào Sổ hộ tịch việc thay đổi cha, mẹ, con.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Vợ đang mang thai với “nhân tình”, chồng có được ly hôn hay không? Con do vợ ngoại tình sinh ra có được coi là con chung không? (2022)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120