Danh mục: Tư vấn luật hôn nhân gia đình

  • Nhờ toà án chia tài sản khi ly hôn phải nộp án phí là bao nhiêu? (2023)

    Nhờ toà án chia tài sản khi ly hôn phải nộp án phí là bao nhiêu? (2023)

    Vợ chồng tôi đang chuẩn bị thủ tục để ly hôn, tuy nhiên đang bất đồng về việc chia tài sản chung khoảng 10 tỷ đồng. Nếu vợ chồng tôi nhờ Toà án chia tài sản khi ly hôn thì tốn chi phí bao nhiêu?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    Mức án phí, lệ phí khi ly hôn

    Án phí, lệ phí là khoản tiền phải nộp khi Tòa án giải quyết vụ án dân sự tranh chấp về hôn nhân gia đình hoặc yêu cầu về hôn nhân và gia đình. Theo Điều 24 Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14:

    – Án phí trong vụ án dân sự: Gồm các loại án phí giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Trong đó:

    • Án phí dân sự sơ thẩm không có giá ngạch: Là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể;
    • Án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch: Là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng số tiền cụ thể.
    • Án phí dân sự phúc thẩm.

    – Lệ phí Tòa án: Lệ phí giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

    • Yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn;
    • Yêu cầu công nhận thỏa thuận của cha, mẹ về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn hoặc công nhận việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình…

    Đồng thời, theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) mới nhất, hiện nay có 02 hình thức ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên. Trong đó:

    – Ly hôn thuận tình: Vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, đã thỏa thuận được về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền chính đáng của vợ, con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn (Điều 55 Luật HN&GĐ).

    – Ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên): Là vợ hoặc chồng yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi có căn cứ một trong hai có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng khiến mục đích của hôn nhân không đạt được, đời sống chung không thể kèo dài… (căn cứ Điều 56 Luật HN&GĐ).

    Căn cứ các quy định trên, mức án phí và lệ phí ly hôn mới nhất được quy định cụ thể như sau:

    * Án phí ly hôn

    STT

    Tên án phí

    Mức thu

    I

    Án phí ly hôn sơ thẩm

    1

    Ly hôn không có giá ngạch

    300.000 đồng

    2

    Ly hôn có giá ngạch

    2.1

    Từ 06 triệu đồng trở xuống

    300.000 đồng

    2.2

    Từ trên 06 – 400 triệu đồng

    5% giá trị tài sản

    2.3

    Từ trên 400 – 800 triệu đồng 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản vượt quá 400 triệu đồng

    2.4

    Từ trên 800 – 02 tỷ đồng 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản vượt 800 triệu đồng

    2.5

    Từ trên 02 – 04 tỷ đồng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản vượt 02 tỷ đồng

    2.6

    Từ trên 04 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.

    II

    Án phí dân sự phúc thẩm

    300.000 đồng

    III

    Án phí khi thực hiện thủ tục rút gọn

    50% mức án phí nêu trên

    * Lệ phí ly hôn

    STT

    Tên lệ phí

    Mức thu

    1

    Lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình

    300.000 đồng

    2

    Lệ phí phúc thẩm giải quyết yêu cầu về hôn nhân và gia đình

    300.000 đồng

    Mức án phí vợ chồng bạn phải nộp khi nhờ Toà án chia tài sản khi ly hôn:

    Nếu khối tài sản chung của hai vợ chồng bạn là 10 tỷ đồng và đang tranh chấp, nếu cần tòa án chia giúp thì mức án phí là 112 triệu đồng + 0,1% x 6 tỷ đồng = 118 triệu đồng.

    Vợ hay chồng phải nộp án phí khi ly hôn?

    * Án phí sơ thẩm ly hôn:

    Khoản 4 Điều 147 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

    Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải chịu án phí sơ thẩm, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

    Đồng thời, theo điểm a khoản 5 Điều 26 Nghị quyết 326/2016:

    Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ án ly hôn không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu 50% mức án phí

    Như vậy, trong trường hợp đơn phương ly hôn thì nguyên đơn (người nộp đơn) phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án có chấp nhận yêu cầu hay không. Nếu thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa án phí sơ thẩm.

    * Án phí phúc thẩm ly hôn

    Cũng tại Điều 148 Bộ luật Tố tụng dân sự, đương sự kháng cáo phải chịu án phí phúc thẩm nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo trừ trường hợp được miễn hoặc kohong phải chịu án phí phúc thẩm.

    Nếu Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì người kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Đồng thời, Tòa án phúc thẩm xác định lại nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm nêu trên.

    Nếu Tòa án phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự kháng cáo không phải chịu án phí phúc thẩm. Nghĩa vụ chịu án phí trong trường hợp này được xác định lại khi giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm.

    * Lệ phí Tòa án:

    Theo khoản 2 Điều 146 Bộ luật Dân sự năm 2015, với yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn thì vợ, chồng có thể thỏa thuận về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí trường hợp được miễn hoặc không phải nộp.

    Khi nào phải nộp án phí khi ly hôn? Nộp ở đâu?

    Thời hạn nộp án phí trong vụ ly hôn:

    Theo Điều 17 Nghị quyết 326, thời hạn nộp án phí ly hôn được quy định như sau:

    – Tạm ứng án phí sơ thẩm: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận thông báo của Tòa về việc nộp tạm ứng án phí sơ thẩm.

    – Tạm ứng án phí phúc thẩm: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.

    – Tạm ứng lệ phí: Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa về việc nộp tiền tạm ứng lệ phí trừ trường hợp có lý do chính đáng.

    – Án phí, lệ phí Tòa án: Khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đồng thời, khoản 3 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự nêu rõ:

    Người đã nộp tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí phải chịu án phí, lệ phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách Nhà nước.

    Như vậy, ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa có hiệu lực pháp luật, số tiền án phí phải nộp sẽ được tính từ tiền tạm ứng án phí trước đó và nộp ngay vào ngân sách Nhà nước.

    Nếu được trả lại một phần hoặc toàn bộ số tiền tạm ứng đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì người nộp sẽ được cơ quan thi hành án làm thủ tục trả lại tiền.

    Nơi nộp tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án:

    Theo khoản 2 Điều 144 Bộ luật Tố tụng dân sự, tiền tạm ứng án phí, tiền tạm ứng lệ phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc Nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.

    Do đó, các đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí Tòa án tại cơ quan thi hành án có thẩm quyền ngay sau khi nhận được thông báo của Tòa án.

    Có được miễn nộp tiền án phí ly hôn không?

    Theo điểm đ Điều 12 Nghị quyết 326, các trường hợp sau đây có thể được miễn nộp án phí ly hôn:

    – Cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo;

    – Người cao tuổi;

    – Người khuyết tật;

    – Người có công với cách mạng;

    – Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;

    – Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

    Các đối tượng này cũng được miễn các khoản tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án.

    Tuy nhiên, nếu vợ, chồng thỏa thuận 01 bên chịu toàn bộ án phí hoặc một phần án phí phải nộp mà được miễn nộp thì Tòa án chỉ xem xét miễn án phí với phần người được miễn phải chịu. Phần người đó nộp thay người khác thì không được miễn nộp.

    Gặp sự kiện bất khả kháng, vợ, chồng được giảm án phí?

    Đây là nội dung nêu tại Điều 13 Nghị quyết 326. Cụ thể, khoản 1 Điều 13 Nghị quyết 326 nêu rõ:

    Người gặp sự kiện bất khả kháng dẫn đến không có đủ tài sản để nộp tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú thì được Tòa án giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án mà người đó phải nộp.

    Đồng thời, để được miễn, giảm án phí ly hôn thì người được miễn, giảm phải làm đơn đề nghị. Theo đó, hồ sơ nộp cần có:

    – Đơn đề nghị miễn, giảm tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án. Trong đơn phải có các nội dung sau: Ngày, tháng, năm làm đơn; Họ, tên, địa chỉ của người làm đơn; Lý do và căn cứ đề nghị miễn, giảm.

    – Các tài liệu, chứng cứ chứng minh thuộc trường hợp được miễn, giảm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nhờ toà án chia tài sản khi ly hôn phải nộp án phí là bao nhiêu? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Có được rút đơn ly hôn trước khi phiên xét xử diễn ra không? Rút đơn ly hôn có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không? (2023)

    Có được rút đơn ly hôn trước khi phiên xét xử diễn ra không? Rút đơn ly hôn có được lấy lại tiền tạm ứng án phí không? (2023)

    phiên xét xử
Trước khi phiên xét xử diễn ra có được rút đơn ly hôn không?

    Theo khoản 1 Điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự như sau:

    “1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.”

    Bên cạnh đó, theo điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự như sau:

    1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

    a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;

    b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;

    c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;

    d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;

    đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.

    …”

    Ngoài ra, sau khi nộp đơn khởi kiện, nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì theo quy định tại khoản g Điều 192 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:

    “Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện.”

    Đối chiếu quy định trên, như vậy, sau khi Tòa án thụ lý yêu cầu ly hôn thì nguyên đơn có thể rút đơn xin ly hôn. Lúc này, thẩm phán sẽ trả lại đơn ly hôn và đình chỉ giải quyết vụ án.

    Sau khi thụ lý vụ án có được rút đơn ly hôn không? thẩm quyền

    Theo Điều 244 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định việc xem xét việc thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu như sau:

    1. Hội đồng xét xử chấp nhận việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của đương sự nếu việc thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ không vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập ban đầu.

    2. Trường hợp có đương sự rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu của mình và việc rút yêu cầu của họ là tự nguyện thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử đối với phần yêu cầu hoặc toàn bộ yêu cầu đương sự đã rút.

    Theo đó, nếu rút đơn yêu cầu ly hôn và xét thấy việc rút đơn là tự nguyện thì Hội đồng xét xử sẽ chấp nhận và đình chỉ xét xử với phần hoặc toàn bộ yêu cầu đã được rút. Khi đơn xin ly hôn được rút thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo.

    Rút đơn ly hôn có được lấy lại được tiền tạm ứng án phí không?

    Căn cứ khoản 3 Điều 18 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án như sau:

    3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật tố tụng dân sự, đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 472 của Bộ luật tố tụng dân sự hoặc đình chỉ giải quyết vụ án hành chính theo quy định tại điểm b, c, e, d, g và h khoản 1 Điều 143 của Luật tố tụng hành chính thì tiền tạm ứng án phí được trả lại cho người đã nộp.

    Như vậy, số tiền tạm ứng án phí đã nộp sẽ chỉ được trả lại cho nguyên đơn nếu nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện của mình.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Rút đơn ly hôn 

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    tư vấn

  • Ủy quyền cho người khác ly hôn được không? Một bên vắng mặt thì có được giải quyết ly hôn? (2023)

    Ủy quyền cho người khác ly hôn được không? Một bên vắng mặt thì có được giải quyết ly hôn? (2023)

    Không phải trường hợp nào đương sự cũng có thể tham gia trực tiếp tố tụng vụ án về ly hôn. Vậy thì có được ủy quyền cho người khác thực hiện quá trình, thủ tục tố tụng ly hôn được không? Những người nào được phép ủy quyền cho người khác làm thủ tục ly hôn? Ly hôn vắng mặt một bên có được giải quyết không?

    Ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục ly hôn được không?

    Căn cứ tại khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Người đại diện

    4. Đại diện theo ủy quyền theo quy định của Bộ luật dân sự là người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng dân sự.

    Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng. Trường hợp cha, mẹ, người thân thích khác yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình thì họ là người đại diện.

    Căn cứ tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:

    Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.

    Theo quy định trên, đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.

    Tuy nhiên nếu trong trường hợp một bên vợ, chồng bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhận của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn và làm người đại diện.

    Ly hôn vắng mặt một bên thì có được giải quyết không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    Theo đó, trong trường hợp thuận tình ly hôn nếu vắn một bên đương sự thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Căn cứ khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Theo quy định trên nếu vắng mặt lần một, đương sự sẽ được Tòa án triệu tập lên lần hai, nếu vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ giải quyết như sau:

    – Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    – Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    – Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Như vậy, khi ly hôn vắng mặt một bên muốn được Tòa án giải quyết thì bên vắng mặt cần phải có đơn xin vắng mặt.

    dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận thanh xuânTrên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ủy quyền cho người khác làm thủ tục ly hôn

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • “Của hồi môn” được tặng khi kết hôn, sau ly hôn sẽ phân chia như thế nào? (2023)

    “Của hồi môn” được tặng khi kết hôn, sau ly hôn sẽ phân chia như thế nào? (2023)

    Tặng “của hồi môn” là phần không thể thiếu trong mỗi một đám cưới. Không chỉ là món quà của bố mẹ trao tặng cho con cái ngày dựng vợ gả chồng mà còn mang ý nghĩa chuyển giao tài sản. Tuy nhiên, không phải cuộc hôn nhân nào cũng trọn vẹn và đi đến cuối cùng, ly hôn là điều không thể tránh khỏi. Vậy “của hồi môn” được bố mẹ trao tặng trong ngày cưới sẽ được phân chia như thế nào khi ly hôn?

    của hồi mônCủa hồi môn được coi là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chúng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân như sau:

    Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Theo đó, tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân được xem là tài sản chung của vợ chồng.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

    Tài sản riêng của vợ, chồng

    1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    Căn cứ Điều 11 Nghị định 126/2014/NĐ-CP cũng quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:

    Tài sản riêng khác của vợ, chồng theo quy định của pháp luật

    1. Quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.

    2. Tài sản mà vợ, chồng xác lập quyền sở hữu riêng theo bản án, quyết định của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền khác.

    3. Khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng được nhận theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng.

    Dựa vào những quy trên chúng ta có thể thấy:

    Trường hợp của hồi môn là quà tặng của bố mẹ trao cho cô dâu trong ngày cưới nhưng không nói là tặng riêng cho cô dâu thì tài sản được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

    Trường hợp của hồi môn là quà cưới mà dành để tặng riêng cho cô dâu thì đây được xem là tài sản riêng của cô dâu.

    Khi ly hôn “Của hồi môn” được tặng cho sẽ được xử lý khi ly hôn như thế nào?ly hôn khi chồng ở nước ngoài

    Theo phân tích về tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng cũng như quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định thì pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên khi giải quyết tài sản trong đó có việc phân chia tài sản chung vợ chồng. Bên cạnh đó, tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung.

    Trong trường hợp nếu không thể thống nhất về phân chia tài sản, tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như: hoàn cảnh của gia đình vợ, chồng; công sức đóng góp; lỗi trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng…

    Theo đó, nếu người vợ chứng minh được của hồi môn là bố mẹ tặng riêng mình, thì đây là tài sản riêng nên khi ly hôn sẽ thuộc sở hữu riêng của người vợ. Trong trường hợp không chứng minh được điều này, của hồi môn được coi là tài sản chung vợ chồng. Khi ly hôn sẽ giải quyết theo quy định pháp luật về tài sản chung.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chia tài sản sau ly hôn

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    tư vấn

  • Ly hôn ở nước ngoài sau đó về Việt Nam đăng ký kết hôn với người khác thì có phải ghi chú ly hôn vào sổ hộ tịch không? (2023)

    Ly hôn ở nước ngoài sau đó về Việt Nam đăng ký kết hôn với người khác thì có phải ghi chú ly hôn vào sổ hộ tịch không? (2023)

    kết hôn với người nước ngoài
Tôi đi du học và quen một anh người Hàn, chúng tôi tiến đến hôn nhân sau khi tôi sang được 4 năm. Nhưng sau một thời gian chung sống, tôi thấy không còn như ban đầu và hai người thường xuyên cãi vã. Cuối cùng chúng tôi quyết định ly hôn, tôi quay về ở Hà Tĩnh.

    Tôi có một thắc mắc muốn được giải đáp, nếu tôi kết hôn với một người khác ở Việt Nam thì có cân phải ghi chú đã ly hôn với người nước ngoài hay không? Mong sớm nhận được phản hồi từ các luật sư!

    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi, thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp dưới đây, bên cạnh đó chúng tôi sẽ cung cấp thêm  một số thông tin để bạn tham khảo!

    Khi ly hôn tại nước ngoài và về Việt Nam kết hôn cùng người mới thì có cần ghi chú ly hôn vào Sổ hổ tịch việc ly hôn không?

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 37 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định cụ thể là:

    Điều 37. Ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy việc kết hôn

    2. Công dân Việt Nam đã ly hôn, hủy việc kết hôn ở nước ngoài, sau đó về nước thường trú hoặc làm thủ tục đăng ký kết hôn mới tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài (sau đây gọi là ghi chú ly hôn). Trường hợp đã nhiều lần ly hôn hoặc hủy việc kết hôn thì chỉ làm thủ tục ghi chú ly hôn gần nhất.

    Như vậy, đối với câu hỏi của bạn, khi bạn ly hôn chồng bên nước ngoài (Hàn Quốc) và về Việt Nam (Hà Tĩnh) sinh sống, kết hôn cùng người mới tại Việt Nam thì bạn phải ghi vào Sổ hộ tịch việc ly hôn, hủy kết hôn đã được giải quyết ở nước ngoài theo quy định của pháp luật.

    Thẩm quyền ghi chú ly hônáp dụng biện pháp khẩn cấp

    Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về thẩm quyền ghi chú ly hôn cụ thể như sau:

    Thẩm quyền ghi chú ly hôn được xác định theo quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

    2. Công dân Việt Nam từ nước ngoài về thường trú tại Việt Nam có yêu cầu ghi chú ly hôn mà việc kết hôn trước đây được đăng ký tại cơ quan đại diện hoặc tại cơ quan có thẩm quyền nước ngoài thì việc ghi chú ly hôn do Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công dân Việt Nam thường trú thực hiện.

    Vậy thẩm quyền ghi chú ly hôn sẽ thuộc về Uỷ ban nhân dân cấp huyện nơi bạn thường trú thực hiện.

     

    Hồ sơ ghi chú ly hôn

    Tại khoản 1 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định về hồ sơ ghi chú ly hôn cụ thể như sau:

    Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn

    1. Hồ sơ ghi chú ly hôn gồm các giấy tờ sau đây:

    a) Tờ khai theo mẫu quy định;

    b) Bản sao giấy tờ ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.

    Thủ tục ghi chú ly hôn

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 39 Nghị định 123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch quy định cụ thể về thủ tục ly hôn cụ thể như sau:

    Điều 39. Thủ tục ghi chú ly hôn

    2. Thủ tục ghi chú ly hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

    a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, công chức làm công tác hộ tịch của Phòng Tư pháp kiểm tra hồ sơ. Nếu việc ghi chú ly hôn không vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc không thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu.

    Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

    b) Nếu yêu cầu ghi chú ly hôn vi phạm quy định tại Khoản 1 Điều 37 hoặc thuộc trường hợp được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp theo quy định tại Khoản 3 Điều 37 của Nghị định này thì Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

    c) Nếu việc kết hôn trước đây được đăng ký tại Ủy ban nhân dân Cấp xã hoặc Sở Tư pháp thì sau khi ghi chú ly hôn, Phòng Tư pháp gửi thông báo kèm theo bản sao trích lục hộ tịch cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Sở Tư pháp để ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch; nếu được đăng ký tại cơ quan đại diện thì gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan đại diện ghi chú tiếp vào Sổ hộ tịch.

    kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ghi chú ly hôn vào Sổ hộ tịch

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Chia tài sản chung sau ly hôn nhưng vợ và chồng không thống nhất thì tài sản được xử lý ra sao? (2023)

    Chia tài sản chung sau ly hôn nhưng vợ và chồng không thống nhất thì tài sản được xử lý ra sao? (2023)

    tài sản chungLy hôn là bước đi cuối cùng của các cặp vợ chồng khi không thể cứu vãn cuộc hôn nhân của mình. Vậy tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ chia như thế nào nếu cả hai bên không thể thỏa thuận?

    Những tài sản nào được xem là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân?

    Căn cứ Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản chung của vợ chồng như sau:

    “Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

    Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    Theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ 2014, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    + Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    + Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    + Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    + Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    – Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    – Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    – Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Trong trường hợp vợ chòng không thể thỏa thuận về vấn đề chia tài sản thì tài sản sẽ được chia theo luật định, theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 59 và tại các Điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

    Theo đó, trong trường hợp không thể thống nhất việc chia tài sản chung của vợ chồng thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật hiện hành.

    kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chia tài sản chung khi hai vợ chồng không thể thỏa thuận

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Bị chồng bạo hành thì có được quyền đơn phương ly hôn? (2023)

    Bị chồng bạo hành thì có được quyền đơn phương ly hôn? (2023)

    bạo hànhXin chào công ty Luật PT, tôi và chồng tôi kết hôn đã được sáu năm và có hai bé trai. Bé trai được 07 tuổi. Chồng tôi là một người nóng tính và hay bạo hành tôi.
    Không chỉ bạo hành về thể xác, anh ta còn lăng mạ, chửi bới tôi. Tôi đang rất sợ và lo lắng cho con trai, bối rối không biết phải làm thế nào? Kính mong sự giúp đỡ của công ty Luật PT. Tôi xin chân thành cảm ơn.
    Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Với trường hợp của bạn chúng tôi sẽ nhanh chóng giải đáp ngay dưới bài viết này!

    Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn khi bị bạo hành

    Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:

    Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, vợ chồng bạn kết hôn đã được sáu năm và có một bé trai 07 tuổi. Chồng bạn đã nhiều lần bạo hành bạn và con. Lúc này, chính bản thân bạn hoặc cha, mẹ, người thân thích khác của bạn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết vấn đề ly hôn cho bạn khi có đầy đủ bằng chứng để chứng minh chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của người chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Dẫn chiếu đến Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    “1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

    Như vậy, trong trường hợp này, chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, có hành vi đánh đập, bạo hành bạn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của ba mẹ con bạn thì bạn đương nhiên được yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho bạn kể cả khi chồng bạn không đồng ý ly hôn và không đồng ý ký vào đơn ly hôn.

    Quyền nuôi con sau khi ly hôn

    Hiện nay, vợ chồng bạn có hai con chung là một cháu được 09 tuổi. Bạn có thể được quyền trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

    ( Tìm hiểu thêm về quyền nuôi con sau ly hôn qua bài viết “SAU LY HÔN QUYỀN NUÔI CON THUỘC VỀ AI THEO PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH” của Công ty TNHH Luật PT)

    Đối với con trai đã được 09 tuổi: Bạn sẽ được trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn khi con bạn có nguyện vọng ở cùng với bạn vì cháu hiện nay đã đủ 07 tuổi trở lên nên Tòa án sẽ xem xét nguyện vọng của cháu để giao con cho người cháu có nguyện vọng ở cùng. Đồng thời, bạn cần chứng minh bạn có đủ điều kiện, đủ khả năng về vật chất lẫn tinh thần để có thể đảm bảo tốt nhất quyền và lợi ích chính đáng nhất cho con của bạn.

    còng số 8Ngoài ra, chồng bạn có dấu hiệu bạo hành mẹ con bạn hoặc có hành vi đe dọa đến tính mạng của bạn và con thì bạn có thể nộp đơn Tố giác tội phạm tới cơ quan công an cấp quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi chồng bạn đang cư trú để yêu cầu cơ quan công an giải quyết theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134.

     

     

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ly hôn khi bị chồng bạo hành

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận thanh xuân

     

     

     

     

  • Không đăng ký kết hôn mà có con chung và quy định của pháp luật hiện hành (2023)

    Không đăng ký kết hôn mà có con chung và quy định của pháp luật hiện hành (2023)

    khôngCó con chung nhưng không muốn đăng ký kết hôn có được không?

    Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

    Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    Căn cứ khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về các hành vi bị cấm để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình như sau:

    Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

    1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

    2. Cấm các hành vi sau đây:

    a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

    b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

    ….

    Như vậy, mặc dù giữa hai người đã có con chung nhưng việc này không là căn cứ để xác lập quan hệ hôn nhân và cũng không làm phát sinh nghĩa vụ đăng ký kết hôn giữa hai người. Nên dù có con chung nhưng nếu một trong hai người không muốn đăng ký kết hôn thì cũng không thể cưỡng ép người khác kết hôn theo quy định về bảo vệ hôn nhân và gia đình.

    Quyền nuôi con khi ly hôn mà chưa đăng ký kết hôn quy định về không kết hôn nhưng có con chung

    Quyền nuôi con sẽ được giải quyết theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình như sau:

    “1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

    Vậy dù chưa đăng ký kết hôn nhưng cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định pháp luật có liên quan.

    Các bên có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, mức cấp dưỡng,… Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định căn cứ về quyền lợi của con khi được người nào nuôi sẽ tốt hơn.

    Người không trực tiếp nuôi dưỡng con vẫn có quyền và nghĩa vụ đối với con như được thăm nom con, có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con và một số vấn đề khác do các bên thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định.

    Chưa đăng ký kết hôn ai được quyền nuôi con?

    Quyền trực tiếp nuôi dưỡng con khi nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì được giải quyết theo Luật Hôn nhân và gia đình, cụ thể như sau:

    • Cha mẹ có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một người trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi của con. Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;
    • Con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi dưỡng trừ trường hợp người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp hơn cho con.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Không đăng ký kết hôn nhưng có con chung và quy định pháp lý

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm

     

     

  • Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn (2023)

    Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn (2023)

    xin, công dânGiữa vợ và chồng trong quan hệ hôn nhân đều dựa trên cơ sở bình đẳng, chính vì vậy khi ly hôn vợ và chồng cũng bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Nhưng trong một số trường hợp, pháp luật cũng đã quy định một số trường hợp bị hạn chế quyền yêu cầu ly hôn.

    Ai có quyền yêu cầu ly hôn

    Theo quy định tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định chủ thể có quyền yêu cầu Toàn án giải quyết ly hôn bao gồm:

    • Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
    • Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hônhạn chế quyền ly hôn

    Vợ và chồng đều được tôn trọng, bình đẳng về quyền yêu cầu ly hôn. Tuy nhiên, xuất phát từ vấn đề đảm bảo cho người vợ thực hiện tốt chức năng làm mẹ và bảo vệ quyền lợi của người con nên tại khoản 3 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Trường hợp người vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người chồng bị hạn chế quyền yêu cầu xin ly hôn. Trong trường hợp này, Tòa án sẽ không thụ lý đơn xin ly hôn của người chồng. Người chồng phải đợi đến khi người vợ sinh con xong và đứa trẻ trên 12 tháng tuổi mới được tiếp tục xin ly hôn.

    Quy định này cũng không quy định nếu người vợ có mang thai không phải con ruột của người chồng thì sẽ có trường hợp khác. Do đó, nếu chồng có phát hiện người vợ ngoại tình và có thai với người khác thì cũng không được đơn phương ly hôn mà phải chờ đứa bé trên 12 tháng tuổi thì mới được xin ly hôn.

    Tuy nhiên, quy định này chỉ hạn chế quyền ly hôn của người chồng. Có nghĩa là nếu người vợ làm đơn xin ly hôn, mặc dù đang có thai hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì Tòa án vẫn thụ lý, giải quyết như những trường hợp bình thường khác.

    Chồng cũng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp không có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được (theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình2014).

    Các quy định trên đã khẳng định việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình (điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014): vợ, chồng bình đẳng; Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con; Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Các trường hợp bị hạn chế quyền ly hôn

    dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận cầu giấyMọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

  • Nghi ngờ vợ ngoại tình, làm sao để ly hôn nhanh? (2023)

    Nghi ngờ vợ ngoại tình, làm sao để ly hôn nhanh? (2023)

    Thông thường, khi nghi ngờ vợ ngoại tình, nhiều người đàn ông chỉ muốn mau chóng được giải quyết ly hôn. Vậy làm sao để ly hôn khi nghi ngờ vợ ngoại tình nhanh nhất?

    1. Chỉ nghi ngờ vợ ngoại tình, Toà có đồng ý cho ly hôn không?

    Để xác định có được giải quyết ly hôn khi nghi ngờ vợ ngoại tình không, cần phải căn cứ vào hình thức ly hôn và nội dung yêu cầu ly hôn. Do đó, nếu ly hôn do nghi ngờ vợ ngoại tình tuỳ trường hợp, Toà sẽ đồng ý cho vợ chồng ly hôn:

    1.1 Thuận tình ly hôn

    ly hôn khi chồng đang ở trong tùKhi một trong hai người nghi ngờ người kia ngoại tình, hai vợ chồng đồng ý và thống nhất ý kiến sẽ ly hôn thì cùng gửi đơn ra Toà án và Toà án sẽ công nhận vợ chồng ly hôn nếu có các điều kiện sau đây (căn cứ Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014):

    – Hai bên vợ chồng tự nguyện ly hôn.

    – Hai bên vợ chồng đã thoả thuận về việc chia tài sản, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục, chăm sóc con và đảm bảo quyền lợi chính đáng của vợ, con.

    Như vậy, lý do nghi ngờ vợ ngoại tình trong trường hợp thuận tình ly hôn không đóng vai trò trong việc Toà có công nhận cho vợ chồng ly hôn không. Trong trường hợp này, đây chỉ là lý do để hai vợ chồng tự thoả thuận và thống nhất thuận tình ly hôn.

    1.2 Ly hôn đơn phương

    nơi cư trú của chồngKhi mới chỉ dừng ở việc nghi ngờ ngoại tình mà chưa có bằng chứng cụ thể về hành vi này thì thông thường Toà án sẽ không chấp nhận lý do ly hôn. Do đó, ly hôn khi nghi ngờ vợ ngoại tình đơn phương thường sẽ không được chấp nhận.

    Bởi theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình, Toà sẽ đồng ý cho vợ chồng ly hôn nếu thuộc các trường hợp sau đây:

    – Vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn.

    – Toà án hoà giải không thành.

    – Có căn cứ về việc bạo lực gia đình/vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng.

    – Hôn nhân vì hai nguyên nhân trên mà trở nên trầm trọng, không thể kéo dài đời sống chung, không đạt được mục đích.

    2. Ly hôn khi nghi ngờ vợ ngoại tình như thế nào để Toà chấp thuận?

    Để được Toà chấp thuận cho vợ chồng ly hôn thì cần phải có đầy đủ căn cứ cho yêu cầu ly hôn của mình.

    – Trong trường hợp thuận tình ly hôn: Do hai vợ chồng thống nhất được các vấn đề xung quanh việc ly hôn, nên lý do ly hôn là nghi ngờ vợ ngoại tình chỉ đóng vai trò trong việc hai vợ chồng cùng quyết định ly hôn mà không liên quan đến quyết định của Toà.

    Thông thường, theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng dân sự, thời gian giải quyết ly hôn thuận tình nhanh nhất là 02 – 03 tháng.

    Do đó, để được ly hôn nhanh khi thuận tình ly hôn, hai vợ chồng cần thống nhất mọi nội dung trong quan hệ hôn nhân của mình: Chấm dứt quan hệ hôn nhân, chia tài sản, giành quyền nuôi con, nợ chung… trước khi nộp đơn ra Toà.

    nghi ngờ vợ ngoại tình– Trong trường hợp ly hôn đơn phương: Không giống với ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương thường sẽ có sự không đồng thuận của người còn lại nên về thời gian giải quyết sẽ lâu hơn.

    Căn cứ Điều 191, 195, 196, 197, 203 Bộ luật Tố tụng dân sự, một vụ án ly hôn đơn phương có thể kéo dài từ 06 – 08 tháng hoặc hơn tuỳ vào việc vợ hoặc chồng có hợp tác không.

    Do đó, để được ly hôn nhanh trong trường hợp ly hôn đơn phương vì nghi ngờ vợ ngoại tình, người chồng cần lưu ý:

    – Chuẩn bị bằng chứng để chứng minh cho nghi ngờ của mình là đúng và có căn cứ: Có thể đưa ra ảnh chụp, ghi âm, ghi hình… về việc vợ ngoại tình.

    – Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để nộp cho Toà án: Khi ly hôn do nghi ngờ vợ ngoại tình theo yêu cầu của một bên thì phải chuẩn bị đơn xin ly hôn đơn phương, giấy tờ về nhân thân và nhất định phải kèm theo bằng chứng chứng minh cho nghi ngờ vợ ngoại tình là có căn cứ.

    – Có mặt tại Toà trong các lần Toà triệu tập hợp lệ…

    Như vậy, để được Toà án chấp nhận cho vợ chồng ly hôn khi nghi ngờ vợ ngoại tình, người chồng cần lưu ý những điểm nêu trên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nghi ngờ vợ ngoại tình, làm sao để ly hôn nhanh? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!