Trường hợp các thành viên nhận thừa kế họp để thoả thuận cách thức phân chia di sản thừa kế thì nội dung cuộc họp đó có cần phải lập thành văn bản hay không? Trong thủ tục thừa kế thì người nhận thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
2. Trường hợp thỏa thuận cách thức phân chia di sản thừa kế có cần phải lập thành văn bản hay không?
Căn cứ Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về họp mặt những người thừa kế như sau:
Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Từ quy định trên thì sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cách thức phân chia di sản thừa kế. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
3. Việc phân chia di sản thừa kế theo di chúc được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 659 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản theo di chúc như sau:
Phân chia di sản theo di chúc
1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.
3. Trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản.
Như vậy, việc phân chia di sản thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trong thủ tục thừa kế thì người nhận thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn bao nhiêu ngày?
Căn cứ Điều 18 Nghị định 29/2015/NĐ-CP quy định về niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản như sau:
Niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản
1. Việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày niêm yết. Việc niêm yết do tổ chức hành nghề công chứng thực hiện tại trụ sở của Ủy ban nhân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản; trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó.
Trường hợp di sản gồm cả bất động sản và động sản hoặc di sản chỉ gồm có bất động sản thì việc niêm yết được thực hiện theo quy định tại Khoản này và tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản.
Trường hợp di sản chỉ gồm có động sản, nếu trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng và nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản không ở cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổ chức hành nghề công chứng có thể đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú hoặc tạm trú có thời hạn cuối cùng của người để lại di sản thực hiện việc niêm yết.
2. Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người thỏa thuận phân chia hoặc khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế.
Bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót người thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn niêm yết.
Theo đó, người thừa kế sẽ liên hệ văn phòng công chứng để làm thủ tục công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế, hoặc Lập văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Tổ chức hành nghề công chứng sẽ thực hiện thủ tục niêm yết văn bản này theo quy định.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trong thủ tục thừa kế thì người nhận thừa kế cần niêm yết văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế trong thời hạn bao nhiêu ngày? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?
Hàng thừa kế là quy định nhằm xác định thứ tự phân chia di sản thừa kế của những người thừa kế theo pháp luật, hàng thừa kế bao gồm hàng thừa kế thứ nhất, hàng thừa kế thứ 2 và hàng thừa kế thứ ba. Điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Các trường hợp thừa kế áp dụng các hàng thừa kế theo pháp luật?
“Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, hàng thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng để chia thừa kế trong các trường hợp trên.
– Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
– Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống;
Nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Chia thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi và cha, mẹ đẻ; con riêng và bố dượng, mẹ kế
– Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015;
Thừa kế giữa con nuôi và cha, mẹ nuôi cũng được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
– Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015; được áp dụng quy định về thừa kế thế vị theo Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.
Chia thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
Căn cứ Điều 655 Bộ luật Dân sự 2015 quy định chia thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau:
“Điều 655. Việc thừa kế trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung; vợ, chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác
1. Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân còn tồn tại mà sau đó một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
2. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người chết thì người còn sống vẫn được thừa kế di sản.
3. Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản.”
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có bao nhiêu hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành? Các trường hợp áp dụng thừa kế theo pháp luật (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Tôi năm nay 64 tuổi, vẫn còn minh mẫn và sáng suốt. Tôi muốn lập di chúc để quyết định tài sản của mình. Cho tôi hỏi, trong trường hợp của tôi thì tôi muốn lập di chúc và để lại tài sản cho ai cũng được đúng không? Có trường hợp nào mà người không có tên trong di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế không? Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc bao gồm những ai? Trường hợp nào thì sẽ không được hưởng di sản?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
2. Người lập di chúc để lại tài sản cho ai cũng được có đúng không?
Theo như quy định tại Điều 625 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“Điều 625. Người lập di chúc
1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”
Như vậy, người thành niên minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình.
Đồng thời theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các quyền của người lập di chúc như sau:
“Điều 626. Quyền của người lập di chúc
Người lập di chúc có quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.”
Từ những quy định trên, một người có đủ minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình và lại tài sản của mình cho bất kỳ ai.
3. Người thừa kế không phụ thuộc vào di nguyện của người lập di chúc là những ai?
Theo quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định những trường hợp thừa kế không phụ thuộc vào di chúc như sau:
“Điều 644. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.”
Theo như khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
– Con thành niên mà không có khả năng lao động.
Tuy nhiên, để được nhận hưởng phần di sản trên thì người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn phải đáp ứng điều kiện sau:
– Không từ chối nhận di sản
– Không thuộc trường hợp không có quyền hưởng di sản
Như vậy, dù không có tên trong di chúc thì vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế nếu thuộc trường hợp và thỏa điều kiện nêu trên.
4. Người không được quyền hưởng di sản bao gồm những ai?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015, thì những người không được quyền hưởng di sản bao gồm:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Như vậy, những người thuộc vào quy định trên sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế với bất kỳ hình thức nào.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Người lập di chúc để lại tài sản cho ai cũng được có đúng không? Người thừa kế không phụ thuộc vào di chúc là những ai? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Người chết để lại di chúc thừa kế nhưng người hưởng thừa kế thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản thừa kế và cũng không còn người thừa kế hợp pháp nào khác trong hàng thừa kế. Trong trường hợp này, di sản không có người thừa kế, đất và các tài sản khác sẽ được xử lý thế nào?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
2. Di chúc hợp pháp theo quy định pháp luật là di chúc phải đáp ứng được những điều kiện nào?
Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp như sau:
“Điều 630. Di chúc hợp pháp
1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;
b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”
Như vậy, di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện như người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.
3. Trường hợp nào mà người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế?
Căn cứ Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được hưởng di sản thừa kế như sau:
“Điều 621. Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.”
Theo đó, người thừa kế trong di chúc nếu thuộc một trong các trường hợp theo quy định nêu trên thì không được quyền hưởng di sản thừa kế.
4. Di sản thừa kế không có người thừa kế thì phần di sản đó phải được xử lý như thế nào?
Tài sản không có người thừa kế là trường hợp không có người thừa kế theo di chúc (Di chúc không hợp pháp);
Các trường hợp không có người thừa kế theo di chúc như:
– Người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
– cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
– Người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản; trong di chúc, người để lại di sản không chỉ định người thừa kế.
Căn cứ Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người thừa kế như sau:
“Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế
Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.”
Theo quy định nói trên, trường hợp tài sản không có người nhận thừa kế thì sau khi thực hiện xong các nghĩa vụ về tài sản của người để lại di sản, số tài sản còn lại sẽ thuộc về Nhà nước.
Tuy nhiên bạn cần xem xét lại vì theo khoản 2 Điều 621 Bộ luật dân sự nêu trên thì các đối tượng thuộc trường hợp được chia di sản thừa kế vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Vậy nên, bạn cần làm rõ ý chí của người lập di chúc xem người này có muốn để lại tài sản cho người thuộc trường hợp được chia di sản thừa kế hay không trước khi đưa phần di sản đó vào tài sản Nhà nước.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Di sản thừa kế không có người thừa kế thì phần di sản đó phải được xử lý như thế nào? Trường hợp nào mà người thừa kế không được quyền hưởng di sản thừa kế? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Có thể yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hay không khi đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng sau đó quay về? Cụ thể, 10 năm trước, do tôi lưu lạc không tìm thấy tin tức nên người nhà của tôi đã yêu cầu Tòa án tuyên bố tôi đã chết. Hai năm trước, cha tôi qua đời và không để lại di chúc nên di sản của ông được chia thừa kế theo pháp luật. Hiện tại tôi đã quay về, và tôi muốn hỏi tôi có thể yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hay không?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
2. Quyền thừa kế là gì? Thừa kế theo pháp luật là gì?
Căn cứ Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:
Quyền thừa kế
Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Theo đó, quyền thừa kế là việc cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Trong trường hợp người thừa kế không phải cá nhân thì có quyền hưởng di sản theo di chúc.
Căn cứ Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Theo đó, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
3. Người thừa kế theo pháp luật là ai?
Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế theo pháp luật như sau:
Người thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Theo đó, người thừa kế theo pháp luật là những người thuộc các hàng thừa kế được quy định tại khoản 1 Điều 651 nêu trên. Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
4. Thời điểm mở thừa kế được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm, địa điểm mở thừa kế như sau:
Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
…
Theo đó, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày Tòa án xác định người đó đã chết.
5. Có thể yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hay không khi đã bị Tòa án tuyên bố là đã chết nhưng sau đó quay về?
Căn cứ khoản 2 Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Theo đó, thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, thời điểm cha bạn chết cũng là thời điểm mở thừa kế, là vào 2 năm trước. Vậy theo quy định tại khoản 2 Điều 623 nêu trên thì thời hiệu để bạn yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình vẫn còn. Do đó hiện tại bạn vẫn có quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Giải quyết như thế nào khi một người đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Gia đình tôi có một miếng đất chung nhưng bố mẹ tôi đã chết không để lại di chúc. Hiện nay chúng tôi muốn làm thủ tục phân chia di sản thừa kế nhưng có một thành viên không ký vào văn bản phân chia di sản. Do vậy chúng tôi hỏi trường hợp này giải quyết như thế nào vì chúng tôi đang muốn bán thửa đất trên.
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
Theo Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thừa kế theo pháp luật như sau:Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
3. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật quy định
Tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
– Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
– Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
4. Giải quyết như thế nào khi một người đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế?
Theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Theo như bạn trình bày thì bố mẹ bạn mất không để lại di chúc nên di sản để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Vì bạn không nói rõ về thời điểm mở thừa kế là từ bao giờ nên chúng tôi chia 2 trường hợp:
– Trường hợp 1: Còn thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:
“2.Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Từ thời điểm mở thừa kế đến nay vẫn còn trong thời hiệu khởi kiện là 10 năm, Và việc trong văn bản phân chia di sản có một người không ký thì các đồng thừa kê còn lại có thể nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không ký cư trú để chia di sản thừa kế (Theo quy định tại Điều 26 và Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
– Trường hợp 2: Hết thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
Theo mục 2.4 khoản 2 Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP quy định:
“2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
a. Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế.
Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:
a.1. Trường hợp có di chúc mà các đồng thừa kế không có tranh chấp và thoả thuận việc chia tài sản sẽ được thực hiện theo di chúc khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo di chúc.
a.2. Trường hợp không có di chúc mà các đồng thừa kế thảo thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo thoả thuận của họ.
a.3. Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung.
b. Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền… thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản.”
Theo quy định trên thì khi hết thời hạn 10 năm và có tranh chấp thì các đồng thừa kế còn lại vẫn có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết chứ không áp dụng thời hiệu khởi kiện vè quyền thừa kế.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Giải quyết như thế nào khi một người đồng thừa kế không ký vào văn bản phân chia di sản thừa kế theo pháp luật quy định? (2023)
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Đưa hình ảnh người vay tiền không trả lên mạng xã hội có phạm tội? 2022
Đăng ảnh người nợ tiền lên mạng xã hội là hành vi khá phổ biến hiện nay. Vậy việc đưa hình ảnh người cho vay tiền không trả lên mạng xã hội có phạm tội hay không?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, pháp luật quy định cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Vì vậy, khi người khác muốn sử dụng hình ảnh của cá nhân thì bắt buộc phải được người đó cho phép.
Đặc biệt, nếu sử dụng hình ảnh vì mục đích thương mại hoặc để quảng cáo, người sử dụng còn phải trả tiền cho cá nhân có hình ảnh.
Vì vậy, việc chủ nợ tự ý lấy ảnh của con nợ đăng lên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo… nhằm ép buộc, gây áp lực cho người vay phải trả nợ thì đều là hành vi vi phạm pháp luật và xâm phạm trực tiếp đến quyền hình ảnh của người vay.
Thậm chí, nhiều trường hợp nạn nhân trong những trường hợp này còn có thể không phải người vay mà là bạn bè, người thân, đồng nghiệp… của người vay. Bởi khi vay tiền ở các công ty tài chính hoặc các app, người vay phải cung cấp thông tin và số điện thoại của người thân, bạn bè… để tham chiếu.
Vì vậy, khi mà người vay không trả được nợ, các công ty tài chính hoặc các app sẽ đòi nợ từ bạn bè, người thân,… này. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc nhiều người không vay tiền nhưng liên tục bị đòi nợ, thậm chí là bêu ảnh, đăng ảnh, chế ảnh… lên các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo… nhằm ép người này phải trả nợ thay cho người vay.
Như vậy dù là đăng ảnh người vay tiền hay người thân, bạn bè, đồng nghiệp,… của người vay tiền để đòi nợ thì tuỳ vào tính chất, mức độ hành vi mà người cho vay có thể bị xử phạt hành chính hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự
2. Xử lý hành chính với việc Đưa hình ảnh người cho vay tiền không trả lên mạng xã hội
Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người có vay tiền và có trốn tránh nghĩa vụ trả nợ thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “thu thập, và sử dụng thông tin của cá nhân khác mà không được sự đồng ý”, mức phạt tiền trong trường hợp này là từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm và 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm.
“Điều 102. Vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin
…………………
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Truy nhập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, phá hoại trái phép thông tin, hệ thống thông tin;
b) Không thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn việc truy nhập thông tin hoặc loại bỏ thông tin trái pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi truyền đưa hoặc cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
c) Không thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xác định danh sách chủ sở hữu thuê chỗ lưu trữ thông tin số;
d) Không bảo đảm bí mật thông tin của tổ chức, cá nhân thuê chỗ lưu trữ thông tin số trừ các trường hợp cung cấp theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
đ) Không thực hiện các biện pháp quản lý, kỹ thuật cần thiết để bảo đảm thông tin cá nhân không bị mất, đánh cắp, tiết lộ, thay đổi hoặc phá hủy khi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin cá nhân của người khác trên môi trường mạng;
e) Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;
h) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm quảng cáo, tuyên truyền hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bị cấm;
i) Ngăn chặn trái pháp luật việc truyền tải thông tin trên mạng, can thiệp, truy nhập, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sao chép và làm sai lệch thông tin trên mạng;
k) Không tiến hành theo dõi, giám sát thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
l) Không hợp tác, phối hợp điều tra các hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong quá trình truyền đưa hoặc lưu trữ thông tin số của tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
m) Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
n) Giả mạo tổ chức, cá nhân và phát tán thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân;
o) Chiếm đoạt thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng dưới bất kỳ hình thức nào;
p) Cố ý lấy các thông tin, nội dung của thư, điện báo, telex, fax hoặc văn bản khác của người khác được truyền đưa trên mạng;
q) Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật;
r) Thu giữ thư, điện báo, điện tín trái pháp luật.”
Trường hợp người bị đăng ảnh lên mạng xã hội không phải là người nợ tiền mà bị ghép ảnh và đe dọa, quấy rồi thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP với hành vi “chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân”, mức phạt trong trường hợp này là
từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với tổ chức vi phạm, 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm và buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
3. Tội làm nhục người khác
Trường hợp người bị đăng hình ảnh là người nợ tiền thì hành vi của người đăng hình ảnh lên mạng xã hội có thể bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017) về tội làm nhục người khác với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.
Khung hình phạt nhẹ nhất thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 03 tháng đến 02 năm.
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
4. Tội vu khống
Trường hợp người bị đăng hình ảnh lên mạng xã hội không phải là người vay tiền mà bị bịa đặt thông tin thì người thực hiện hành vi vi phạm có thể bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017):
“Điều 156. Tội vu khống
Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;
đ) Đối với người đang thi hành công vụ;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
h) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Với hành vi bịa đặt/loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác. Khung hình phạt nhẹ nhất đối với hành vi này là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm, nặng thì sẽ bị phạt từ từ 01 năm đến 03 năm.
Ngoài ra còn liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại bởi Hành vi đang ảnh người khác lên mạng xã hội có thể sẽ phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo quy định tại Điều 592 Bộ luật dân sự năm 2015, gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
– Thiệt hại khác
Không những vậy còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chiu, mức bồi thường này do các bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì áp dụng mức không qua 10 lần mức lương cơ sở theo quy định của nhà nước (hiện tại năm 2022 mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng).
– Tố cáo với cơ quan công an
Để tố cáo với cơ quan công an, người bị bêu ảnh trên Facebook cần phải chuẩn bị đơn tố cáo với đầy đủ các nội dung sau: ngày tháng năm tố cáo, họ tên người tố cáo, người bị tố cáo, nội dung tố cáo về việc bị đăng ảnh lên Facebook nhằm xúc phạm nhân phẩm, danh dự của mình.
Ngoài ra, người tố cáo còn phải cung cấp các tài liệu, giấy tờ có liên quan đến việc tố cáo của mình như hình ảnh của mình bị đăng lên Facebook kèm theo thông tin về việc mình bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm…
Những hồ sơ tố cáo này, người bị đăng ảnh có thể nộp cho cơ quan công an cấp xã. Sau khi nhận được đơn, cơ quan này sẽ tiến hành điều tra, xác minh bước đầu, sau đó chuyển cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
– Khởi kiện ra Toà
Ngoài việc gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an cấp xã, người bị đăng ảnh lên facebook để đòi nợ mà bị xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm thì còn có thể gửi đơn khởi kiện đến Toà án nhân dân có thẩm quyền. Trong đơn khởi kiện tại tòa án cần nêu rõ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm là danh dự, nhân phẩm, uy tín và quyền hình ảnh của cá nhân.
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện là Toà án nhân dân cấp huyện nơi mà người tự ý đăng ảnh người khác lên Facebook đang cư trú, làm việc.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệtrực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Bỏ Sổ hộ khẩu giấy, người dân dùng giấy tờ gì thay thế? 2022
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Khi nào chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy?
Căn cứ theo quy định tại Điều 38 Luật Cư trú năm 2020
“Điều 38. Điều khoản thi hành
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2021.
2. Luật Cư trú số 81/2006/QH11 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 36/2013/QH13 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành.
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã được cấp vẫn được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú theo quy định của Luật này cho đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022.
Trường hợp thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú khác với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký cư trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật này và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ và cơ quan khác có liên quan rà soát các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành có nội dung quy định liên quan đến Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú hoặc có yêu cầu xuất trình giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với quy định của Luật này, hạn chế việc sử dụng thông tin về nơi cư trú là điềukiện để thực hiện các thủ tục hành chính.”
Trong đó, Khoản 3 Điều này nêu rõ, Sổ hộ khẩu được sử dụng và có giá trị như giấy tờ, tài liệu xác nhận về cư trú đến hết ngày 31/12/2022.
Theo đó từ ngày 01/01/2023, nước ta sẽ chính thức bỏ Sổ hộ khẩu giấy. Thay vào đó, các cơ quan chức năng sẽ quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử hay thường gọi là Sổ hộ khẩu điện tử.
2. Sổ hộ khẩu bị thu trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về các trường hợp sẽ bị thu hồi Sổ hộ khẩu như sau:
“Điều 26. Hiệu lực thi hành và quy định chuyển tiếp
…
Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”
Theo đó, khi thực hiện một trong các trường hợp sau đây người dân sẽ bị thu Sổ hộ khẩu:
– Thủ tục đăng ký thường trú
– Thủ tục điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú
– Thủ tục tách hộ
– Thủ tục xóa đăng ký thường trú
– Thủ tục đăng ký tạm trú
– Thủ tục gia hạn tạm trú
– Thủ tục xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin có trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.
Đồng thời cơ quan đăng ký sẽ điều chỉnh, cập nhất thông tin trong cơ sở dữ liệu về cư trú và không tiến hành cấp mới, cấp lại sổ hộ khẩu đã thu.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư 55/2021/TT-BCA quy định về xác nhận thông tin cư trú theo đó:
– Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ ký và đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
– Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú
– Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020.
– Xác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
– Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
3. Bỏ Sổ hộ khẩu giấy thay bằng gì?
Sổ hộ khẩu là một trong những giấy tờ sử dụng để chứng minh thông tin cư trú của người dân trong suốt những năm qua.
Giải quyết trường hợp không còn Sổ hộ khẩu nhưng vẫn cần giấy tờ chứng minh cư trú, công dân có thể sử dụng Giấy xác nhận thông tin về cư trú để thay thế Sổ hộ khẩu giấy.
Nội dung của Giấy xác nhận thông tin về cư trú sẽ bao gồm thông tin về thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú.
Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 55/2021/TT-BCA về Xác nhận thông tin về cư trú:
“Điều 17. Xác nhận thông tin về cư trú
Công dân yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú có thể trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú trong cả nước không phụ thuộc vào nơi cư trú của công dân để đề nghị cấp xác nhận thông tin về cư trú hoặc gửi yêu cầu xác nhận thông tin về cư trú qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú.
Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm thời gian, địa điểm, hình thức đăng ký cư trú. Xác nhận thông tin về cư trú có giá trị 06 tháng kể từ ngày cấp đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trúxác nhận về việc khai báo cư trú và có giá trị 30 ngày kể từ ngày cấp đối với trường hợp xác nhận thông tin về cư trú. Trường hợp thông tin về cư trú của công dân có sự thay đổi, điều chỉnh và được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thay đổi.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm xác nhận thông tin về cư trú dưới hình thức văn bản (có chữ kývà đóng dấu của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) hoặc văn bản điện tử (có chữ ký số của Thủ trưởng cơ quan đăng ký cư trú) theo yêu cầu của công dân.
Trường hợp nội dung đề nghị xác nhận của cá nhân hoặc hộ gia đình chưa được cập nhật trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì cơ quan đăng ký cư trú hướng dẫn công dân thực hiện thủ tục để điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định tại Điều 26 Luật Cư trú.”
Theo đó, pháp luật quy định công dân có quyền yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú theo 02 cách:
– Trực tiếp đến cơ quan đăng ký cư trú đề nghị cấp Giấy xác nhận thông tin về cư trú. Cụ thể: căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú năm 2020:
“Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.”
– Gửi yêu cầu xác nhận thông tin cư trú thông qua Cổng dịch vụ công Bộ Công an, Cổng dịch vụ công quản lý cư trú, Cổng dịch vụ công quốc gia.
Lưu ý:
– Về thời gian cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú: Cơ quan có thẩm quyền sẽ xác nhận thông tin về cư trú bằng văn bản giấy hoặc văn bản điện tử trong 03 ngày làm việc.
– Về hiệu lực của Giấy xác nhận thông tin cư trú:
Có giá trị trong 06 tháng kể từ ngày cấp với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Cư trú 2020:
“1. Nơi cư trú của người không có cả nơi thường trú và nơi tạm trú do không đủ điều kiện đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú là nơi ở hiện tại của người đó; trường hợp không có địa điểm chỗ ở cụ thể thì nơi ở hiện tại được xác định là đơn vị hành chính cấp xã nơi người đó đang thực tế sinh sống. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.”
Có giá trị trong 30 ngày kể từ ngày cấp với các trường hợp xác nhận thông tin về cư trú.
Nếu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về cư trú và được cập nhật trên Cơ sở dữ liệu về cư trú thì Giấy xác nhận thông tin về cư trú hết giá trị kể từ thời điểm thực hiện thay đổi.
4. Câu hỏi thường gặp về bỏ sổ hộ khẩu giấy
Thu Sổ hộ khẩu thì phải làm gì?
Khi bị thu Sổ hộ khẩu giấy, người dân hoàn toàn không cần phải làm thêm bất kỳ thủ tục gì bởi cơ quan quản lý cư trú sẽ cập nhật toàn bộ thông tin trong Sổ hộ khẩu lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về cư trú.
Trường hợp được yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh cư trú để tham gia các giao dịch, thủ tục hành chính thì người dân chỉ cần yêu cầu cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú như hướng dẫn trên là được.
Bỏ hộ khẩu giấy, người dân sẽ làm gì khi đi xin việc, mua bán nhà?
Khi bỏ hộ khẩu giấy, người dân sẽ không cần cung cấp Sổ hộ khẩu khi đi xin việc, mua bán nhà.
Nếu được yêu cầu cung cấp giấy tờ chứng minh cư trú, người dân làm thủ tục xin cấp Giấy xác nhận thông tin cư trú để nộp vào hồ sơ xin việc, bổ sung vào hồ sơ mua bán.
Tra cứu Sổ hộ khẩu online thế nào?
Thông qua Cổng thông tin điện tử của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại địa chỉ https://baohiemxahoi.gov.vn/Pages/default.aspx, người dân có thể tự tra cứu mã số Sổ hộ khẩu điện tử của mình.
Để tra cứu được cả mã số bảo hiểm xã hội và số Sổ hộ khẩu, người dân phải cung cấp họ tên, tỉnh thành và số Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
Có thu Sổ hộ khẩu khi làm Căn cước công dân không?
Trước 01/01/2023, Sổ hộ khẩu giấy vẫn có giá trị sử dụng. Trong thời gian này, các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu được quy định tại khoản 2 Điều 26 Thông tư 55/2021 như sau:
“2. Khi công dân thực hiện các thủ tục đăng ký thường trú, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú, tách hộ, xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú, gia hạn tạm trú, xóa đăng ký tạm trú dẫn đến thay đổi thông tin trong Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú thì cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thu hồi Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú đã cấp, thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của Luật Cư trú và không cấp mới, cấp lại Sổ hộ khẩu, Sổ tạm trú.”
Theo quy trên, thủ tục cấp Căn cước công dân không thuộc một trong các trường hợp bị thu hồi Sổ hộ khẩu. Do đó, khi làm Căn cước công dân người dân không bị thu Sổ hộ khẩu.
Có được làm Căn cước công dân khi thu bị thu hồi Sổ hộ khẩu không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA quy định về thu nhận thông tin công dân như sau:
“Điều 5. Thu nhận thông tin công dân
Sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thực hiện như sau:
Tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
a) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
b) Trường hợp thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.
c) Trường hợp thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì đề nghị công dân xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.”
Theo đó, sau khi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân, cán bộ thu nhận thông tin công dân thông qua tìm kiếm thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ làm thẻ Căn cước công dân.
Trong trường hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư không có thông tin của công dân thì cán bộ làm thủ tục mới đề nghị công dân xuất trình các giấy tờ chứng minh nhân thân như Giấy khai sinh, Sổ hộ khẩu…
Khi bị thu hồi Sổ hộ khẩu, thông tin của công dân cũng đồng thời được cập nhật lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư. Vì vậy, khi đi làm thẻ Căn cước, người dân không cần đem theo Sổ hộ khẩu.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệtrực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Lập di chúc để lại đất cho con 2022: Cách lập và 1 số lưu ý
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Muốn để lại di chúc cho con, phải lập thế nào?
1.1 Mẫu di chúc để lại đất cho con
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
DI CHÚC
Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,
Tôi là: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:
Tài sản của tôi gồm:
Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành ………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do …………………………. cấp ngày ………………….
Thông tin cụ thể như sau:
* Quyền sử dung đất:
– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)
– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….
– Thửa đất: ……….. – Tờ bản đồ: ………….
– Mục đích sử dụng: …………………
– Thời hạn sử dụng: ………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………
* Tài sản gắn liền với đất:
– Loại nhà: …………………… – Diện tích sàn: ……… m2
– Kết cấu nhà: ………………… – Số tầng: ………….
– Thời hạn xây dựng:………… – Năm hoàn thành xây dựng: …………
Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho con trai/con gái tôi là:
1/ Ông/bà: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
2/ Ông/bà: ………………………………….
Sinh ngày …. tháng …. năm …………
CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..
Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….
Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.
Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………
Sau khi tôi qua đời, ông/bà………………… được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.
Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành…. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.
NGƯỜI LẬP DI CHÚC
(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)
1.2 Cách lập di chúc để lại đất cho con
Khi lập di chúc để lại đất cho con, người lập di chúc cần lưu ý một số nội dung trong di chúc như sau:
– Thông tin của người để lại di chúc: Ghi rõ thông tin ngày, tháng, năm sinh cùng thông tin số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hạn nếu không có Chứng minh hoặc Căn cước cùng thông tin về hộ khẩu thường trú hoặc chỗ ở hiện tại nếu không có nơi thường trú, tạm trú.
– Khẳng định trạng thái tinh thần của bản thân người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối hay đe doạ hay cưỡng ép từ những người khác.
– Thông tin về tài sản: Vì đây là di chúc để lại đất cho con nên tài sản trong di chúc bắt buộc phải có thông tin về quyền sử dụng đất. Đây phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di chúc. Thông tin về tài sản phải gồm: Thông tin về Sổ đỏ, diện tích, địa chỉ, thửa đất, tờ bản đồ… và tài sản gắn liền với đất (nếu có).
– Thông tin về người được nhận di sản thừa kế: Tương tự như người để lại di chúc, thông tin về người nhận di sản theo di chúc cũng phải gồm họ tên; ngày, tháng, năm sinh; thông tin về giấy tờ tuỳ thân, nơi cư trú.
– Ngoài việc để lại di sản là quyền sử dụng đất cho các con, người lập di chúc có thể nêu ý nguyện của mình trong bản di chúc này.
– Nếu di chúc được lập có nhiều trang, tờ thì người lập di chúc phải ghi rõ di chúc có bao nhiêu trang, tờ và đánh số thứ tự đầy đủ…
2. Cần lưu ý gì khi lập di chúc để lại đất cho con?
· Lập di chúc để lại đất cho con có cần tất cả người con đồng ý?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”
Theo đó, pháp luật quy định rõ, di chúc là ý chí của người lập di chúc khi muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Do đó, có thể thấy, lập di chúc là ý nguyện của người lập di chúc.
Đồng nghĩa, việc để di chúc cho ai là quyền của người để lại di chúc.
Không chỉ vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định:
“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.”
Có thể thấy, khi lập di chúc, người để lại tài sản cho người khác sau khi chết có toàn quyền trong việc quyết định để lại di sản cho ai hay thậm chí là truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế hợp pháp của mình.
Như vậy, khi lập di chúc để lại đất cho con, cha mẹ có quyền quyết định để lại cho bất kỳ người con nào mà không cần sự đồng ý của những người con còn lại hay thậm chí cũng không cần sự đồng ý của cả người con được hưởng thừa kế.
Nếu sau khi di chúc có hiệu lực, người này không muốn nhận di sản thì có thể từ chối nhận di sản thừa kế.
· Có được để lại toàn bộ đất cho con trai mà không cho con gái không?
Như phân tích ở trên, việc quyết định cho ai đất, truất quyền hưởng di sản của ai… phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của cha mẹ. Bởi vậy, nếu cha mẹ khi lập di chúc và muốn để lại toàn bộ tài sản là nhà, đất cho con trai và không dành phần tài sản nào cho con gái thì cũng hoàn toàn hợp pháp.
Trong nội dung di chúc, cha mẹ chỉ định cụ thể người được hưởng di sản thừa kế và nêu rõ việc cho con trai toàn bộ hoặc một phần di sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình.
· Có được đổi ý sau khi đã lập di chúc cho con đất?
Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:
a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.
Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Theo đó, Khoản 5 Điều này khẳng định:
“5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Theo quy định này, một người có thể để lại nhiều bản di chúc cho người thừa kế và chỉ bản di chúc cuối cùng về cùng một tài sản mới có hiệu lực.
Do đó, nếu cùng một thửa đất, khi đã để di chúc cho con nhưng sau đó đổi lý không cho con đất hoặc chỉ cho một phần hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của người con này cũng hoàn toàn hợp pháp. Và bản di chúc được lập sau cùng sẽ là bản di chúc có hiệu lực pháp luật.
3. Di chúc để lại đất cho con có thay đổi được không?
Di chúc là văn bản thể hiện ý muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi mình qua đời (căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ không thực hiện tặng cho luôn tài sản của mình (nhà, xe…) cho con mà thường lập di chúc. Khi đó, sau khi cha mẹ chết con mới được sở hữu, quản lý, định đoạt phần tài sản cha mẹ để lại.
Và không ít trường hợp mặc dù đã lập di chúc nhưng sau đó đổi ý như muốn bổ sung thêm tài sản để lại cho con, muốn bổ sung thêm người hưởng di chúc, truất quyền hưởng di chúc của một trong số những người con… Vậy liệu có thực hiện được điều này không khi di chúc đã được lập rồi?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.”
Theo quy định có thể thấy, sau khi lập di chúc, cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi di chúc khác hoặc sửa đổi di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Đồng nghĩa, sau khi lập di chúc để lại đất cho con, cha mẹ có thể thay đổi nội dung di chúc bất cứ lúc nào và bản di chúc mới thì các bản di chúc trước đó bị huỷ bỏ.
Thay đổi nội dung di chúc: Lập mới hay sửa đổi?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hiệu lực của di chúc:
“5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”
Theo đó, nếu để lại nhiều bản di chúc với một loại tài sản thì chỉ có bản di chúc cuối cùng mới có hiệu lực. Do đó, khi cha mẹ thay đổi nội dung di chúc thì hoàn toàn có thể chọn lập mới hoặc sửa đổi di chúc cũ.
Sự khác nhau giữa hai hình thức này hoàn toàn dựa vào thủ tục thực hiện.
– Khi cha mẹ thực hiện lập di chúc mới thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực và sẽ bị huỷ bỏ.
– Khi sửa đổi di chúc thì có thể thực hiện một trong hai thủ tục:
Công chứng việc sửa đổi di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng nếu di chúc bị sửa đổi được lập ở Phòng/Văn phòng công chứng.
Người viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên vào bên cạnh chỗ sửa chữa nội dung nếu di chúc không có công chứng hoặc chứng thực.
Và dù công chứng di chúc mới hay công chứng sửa đổi di chúc cũ thì đều phải thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng theo thủ tục dưới đây:
Hồ sơ cần chuẩn bị
– Dự thảo di chúc hoặc bản di chúc đã lập trước đó (di chúc cần sửa đổi, bổ sung).
– Phiếu yêu cầu công chứng trong đó nêu rõ yêu cầu lập di chúc mới hay sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập.
– Giấy tờ cá nhân của người lập/sửa đổi di chúc và người được hưởng thừa kế theo di chúc: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…
– Giấy tờ về tài sản để lại di chúc (chỉ cần trong trường hợp lập di chúc mới hoặc sửa đổi nội dung liên quan đến tài sản để lại di chúc)…
Cơ quan thực hiện
Tổ chức hành nghề công chứng: Văn phòng hoặc Phòng công chứng ở bất cứ đầu có thể công chứng việc lập di chúc mới. Riêng sửa đổi di chúc thì thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng di chúc trước đó.
Thời gian giải quyết
Để công chứng di chúc mới hoặc sửa đổi di chúc, thông thường thời gian giải quyết sẽ ngay trong ngày dù theo quy định của Khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng 2014, thời hạn công chứng sẽ dao động từ 02 – 10 ngày làm việc tuỳ vào mức độ phức tạp của nội dung công chứng.
“Điều 43. Thời hạn công chứng
Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.”
Phí, lệ phí phải nộp
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng và phí sửa đổi, bổ sung di chúc là 40.000 đồng.
“3. Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:
TT
Loại việc
Mức thu
(đồng/trường hợp)
1
Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp
40 nghìn
2
Công chứng hợp đồng bảo lãnh
100 nghìn
3
Công chứng hợp đồng ủy quyền
50 nghìn
4
Công chứng giấy ủy quyền
20 nghìn
5
Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này)
40 nghìn
6
Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
25 nghìn
7
Công chứng di chúc
50 nghìn
8
Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
20 nghìn
9
Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác
40 nghìn
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệtrực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Khước từ tài sản là gì? Dùng mẫu giấy khước từ tài sản nào? 2022
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Giấy khước từ tài sản là gì?
Khước từ tài sản không phải là thuật ngữ được sử dụng trong các văn bản luật mà hiện nay, việc khước từ tài sản được hiểu là từ chối tài sản. Đặc biệt, việc khước từ tài sản thường được đề cập đến trong lĩnh vực thừa kế và hôn nhân và gia đình:
– Khước từ tài sản là di sản thừa kế thì chính là hình thức của từ chối nhận di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự năm 2015 Từ chối nhận di sản:
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Theo đó, từ chối nhận di sản thừa kế là quyền của người thừa kế trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản với người khác.
– Khước từ tài sản vợ chồng là văn bản thoả thuận về chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó hai vợ chồng thoả thuận tài sản là tài sản chung của một trong hai người, người còn lại không có quyền sở hữu tài sản đó. Hay nói cách khác, đây chính là văn bản xác định tài sản riêng của vợ chồng.
Như vậy, giấy khước từ tài sản được hiểu là văn bản thể hiện việc từ chối/không nhận đó là tài sản của mình. Việc khước từ tài sản là cách gọi thông thường của việc từ chối di sản thừa kế (tài sản là di sản thừa kế) hoặc của việc thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng mà trong đó một người không nhận tài sản là của mình.
2. Khước từ tài sản có cần phải ra công chứng không?
Trong phạm vi bài viết sẽ trình bày về hai trường hợp nêu trên: Từ chối di sản thừa kế và thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng. Cụ thể:
– Từ chối di sản thừa kế: Khoản 2 Điều 620 Bộ luật Dân sự nêu rõ:
“2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.”
Theo đó, quy định này không bắt buộc việc khước từ di sản thừa kế phải được công chứng hoặc chứng thực mà chỉ cần lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, người thừa kế, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để những người này biết là được.
– Thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
“Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Theo đó, văn bản về việc thoả thuận xác lập chế độ tài sản vợ chồng phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc khước từ tài sản trong trường hợp này phải được công chứng hoặc chứng thục và được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Do đó, có thể thấy, tuỳ vào từng trường hợp khước từ tài sản mà bắt buộc văn bản khước từ phải được công chứng hoặc chứng thực không. Đồng nghĩa, không phải bất kỳ văn bản khước từ tài sản nào cũng phải công chứng hoặc chứng thực.
3. Mẫu giấy khước từ tài sản chi tiết nhất
Do khước từ tài sản là cách gọi thông thường mà không phải thuật ngữ được nêu trong các văn bản pháp luật. Do đó, biểu mẫu giấy khước từ tài sản thì tuỳ vào từng trường hợp cụ thể để sử dụng khác nhau. Dưới đây là hai trong số các văn bản về giấy khước từ tài sản:
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ
Hôm nay, ngày … tháng … năm ………., tại (1) ………………., chúng tôi gồm: (2)
Ông/bà:……………………………………… Sinh năm : ………………
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày …………….
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………
(Là (3) ……………… của người để lại di sản thừa kế)
Ông/bà:………………………………..Sinh năm : ……………………..
CMND số: …………. do Công an …………… cấp ngày ……………….
Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………
(Là ……………… của người để lại di sản thừa kế)
Chúng tôi là những người thừa kế của ông/bà …………………..
Ông/bà (4) ………………… chết ngày…………… theo ………………….do UBND ………………… đăng ký khai tử ngày …………………………………….
Di sản mà ông/bà ………………… để lại là: (5)
Sổ tiết kiệm ………………………………………………
Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: …………………
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: …………..; – Tờ bản đồ số: ……………..;
– Địa chỉ: ……………………………………………………
– Diện tích: ……………. m2 (Bằng chữ: ………………… mét vuông);
– Hình thức sử dụng: riêng:………….. m2; chung: ……………. m2;
– Mục đích sử dụng: ………………………………………………….
– Thời hạn sử dụng: …………………………………………………..
– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………..
Nay bằng Văn bản này chúng tôi tự nguyện từ chối nhận kỷ phần thừa kế di sản nêu trên mà chúng tôi được hưởng.
Chúng tôi xin cam đoan:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản đã ghi trong văn bản này là đúng sự thật.
– Việc từ chối nhận tài sản thừa kế này không nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
– Chúng tôi đã đọc nội dung Văn bản này, đã hiểu rõ trách nhiệm pháp lý của mình khi lập và ký/điểm chỉ vào Văn bản này.
Người lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế
(Ký/điểm chỉ và ghi rõ họ tên)
Chú thích:
(1) Mục “Tại”: Đây là địa chỉ nơi lập Văn bản từ chối nhận di sản thừa kế. Có thể là nhà riêng của người yêu cầu, hoặc có thể tại trụ sở Văn phòng/Phòng công chứng.
Ví dụ: Văn phòng Công chứng xxx, địa chỉ: SN 12x, phường A, thành phố B, tỉnh C
(2) Mục “chúng tôi gồm”: Mục này nếu người từ chối nhận di sản thừa kế là một người thì chỉ ghi là “tôi là…” kèm tên, năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu hoặc căn cước công dân kèm ngày tháng và cơ quan cấp, hộ khẩu thường trú…
Ví dụ: Bà: Nguyễn Thị T.; Sinh năm : 1979; CMND số: 123456xxx do Công an tỉnh D cấp ngày 14/5/2014; Hộ khẩu thường trú: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D
Nếu có từ hai người từ chối di sản thừa kế trở lên thì viết “chúng tôi gồm…” ghi rõ họ tên, địa chỉ, số điện thoại…
(3) Mục “Là…” ghi mối quan hệ giữa người từ chối nhận di sản thừa kế và người để lại di sản thừa kế.
Ví dụ: là con đẻ, là cháu ngoại, cháu nội…
(4) Ghi thông tin của người để lại di sản thừa kế. Căn cứ theo Giấy chứng tử, trích lục khai tử để khai ngày tháng năm người để lại di sản chết, ngày cấp của các giấy tờ nêu trên…
Ví dụ: Ông Trần Ngọc V. chết ngày 10/11/2018 theo Trích lục khai tử số 80/TLKT, do UBND phường B, thành phố C, tỉnh D đăng ký khai tử ngày 14/11/2018
(5) Mục này liệt kê đầy đủ số tài sản mà người từ chối nhận di sản thừa kế được hưởng. Tài sản phải là những loại có giấy tờ sở hữu, có đăng ký quyền sở hữu như: Xe ô tô, xe máy, sổ tiết kiệm, quyền sử dụng đất và nhà ở…
Nên ghi đầy đủ thông tin như trên Giấy đăng ký xe, sổ tiết kiệm, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất … để xác định chính xác tài sản đó là tài sản nào.
Ví dụ:
Sổ tiết kiệm có kỳ hạn số AC 0000xxxxxx tại Ngân hàng X – Chi nhánh số 2 – tỉnh D ngày 22/02/2018 với số tiền gửi là 15.000.000 VNĐ (Bằng chữ: Mười lăm triệu đồng chẵn), mang tên ông Trần Ngọc V.
Phần quyền sử dụng đất tại địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BM 186xxx, số vào sổ cấp GCN: 012xx do UBND thành phố C, tỉnh D cấp ngày 27/9/2012.
Thông tin cụ thể về thửa đất trên như sau:
– Thửa đất số: 42; – Tờ bản đồ số: 10;
– Địa chỉ: SN 12x, phố A, phường B, thành phố C, tỉnh D
– Hình thức sử dụng: riêng: 448 m2; chung: không m2;
– Mục đích sử dụng: Đất ở tại đô thị
– Thời hạn sử dụng: Lâu dài;
– Nguồn gốc sử dụng: Đất nhà nước giao
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
VĂN BẢN THỎA THUẬN PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG
TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN
Hôm nay, ngày ….. tháng …. năm ………., tại …………………………….
Chúng tôi gồm :
Ông: ………………………………Sinh năm:……………..
CMND/CCCD số: ………….. do …………… cấp ngày…./…../…………
Hộ khẩu thường trú: ………………………………………
Cùng vợ là bà: ……………………..Sinh năm:…………
CMND/CCCD số: ………….. do …………cấp ngày…./…../……
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………..
Chúng tôi là vợ chồng theo giấy chứng nhận kết hôn số ……, quyển số ………. do UBND …………………… cấp ngày ……………
ĐIỀU 1
TÀI SẢN CHUNG VÀ CÔNG NỢ
Trong thời kỳ hôn nhân, ông ……………. và bà ………………. tạo lập được khối tài sản chung cụ thể như sau:
Tài sản chung:
* Tài sản 1:
Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………… Mang tên ……………..
Thông tin cụ thể như sau:
* Quyền sử dụng đất:
– Thửa đất số: ………… – Tờ bản đồ số: ………..
– Địa chỉ thửa đất: ………………………….
– Diện tích: …………. m2 (Bằng chữ: ……………………).
– Hình thức sử dụng: riêng: ……………. m2 ; chung: Không
– Mục đích sử dụng: ………………
– Thời hạn sử dụng: ………………
– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………
* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở
– Loại nhà: ……….. ; – Diện tích xây dựng: ………m2
– Kết cấu nhà: ……………………….. ; – Diện tích sàn: …………….. m2
– Năm hoàn thành xây dựng : ……… ; – Số tầng : ……
*Tài sản 2 :
Là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại địa chỉ: ……………………; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ……….., số vào sổ cấp GCN: …………….. do UBND ………………. cấp ngày …………… Mang tên ……………..
Thông tin cụ thể như sau:
* Quyền sử dụng đất:
– Thửa đất số: ………… – Tờ bản đồ số: ………..
– Địa chỉ thửa đất: ………………………….
– Diện tích: …………. m2 (Bằng chữ: ……………………).
– Hình thức sử dụng: riêng: ……………. m2 ; chung: Không
– Mục đích sử dụng: ………………
– Thời hạn sử dụng: ………………
– Nguồn gốc sử dụng: ……………………………………
* Tài sản gắn liền với đất: Nhà ở
– Loại nhà: ……….. ; – Diện tích xây dựng: ………m2
– Kết cấu nhà: ……………………….. ; – Diện tích sàn: …………….. m2
– Năm hoàn thành xây dựng : ……… ; – Số tầng : ……
ĐIỀU 2
PHÂN CHIA TÀI SẢN CHUNG VỢ CHỒNG
Nay vợ chồng thống nhất thỏa thuận phân chia tài sản chung trên như sau:
Giao cho bà …………………………… được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………… Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan.
Giao cho ông …………………………… được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt ………………. tại địa chỉ: ………………………..; Theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất số ………………, số vào sổ cấp GCN: ……………… do …………… cấp ngày ……………… Ông ………………. không còn quyền lợi và nghĩa vụ gì liên quan
ĐIỀU 3
CÁC THỎA THUẬN KHÁC
Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác;
Các tài sản chung còn lại không được thỏa thuận phân chia là tài sản chung của vợ, chồng;
ĐIỀU 4
CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN
Chúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về những lời cam đoan sau đây:
– Những thông tin về nhân thân, về tài sản trong Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng này là đúng sự thật;
– Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo đúng ý chí và nguyện vọng của chúng tôi và không trái pháp luật;
– Tài sản được phân chia thuộc sở hữu hợp pháp của vợ chồng chúng tôi, không bị tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng, không bị xử lý bằng Quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà chủ sở hữu chưa chấp hành.
– Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung nêu trên không nhằm trốn tránh bất kỳ nghĩa vụ tài sản nào của chúng tôi. Văn bản thỏa thuận này sẽ bị vô hiệu nếu có cơ sở xác định việc phân chia tài sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản;
– Văn bản thỏa thuận được lập hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, không bị ép buộc;
ĐIỀU 5
ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG
Chúng tôi công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc thỏa thuận này.
Hiệu lực của văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân tính từ ngày hai bên ký vào Văn bản này. Mọi sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ Văn bản thỏa thuận chia tài sản chung này chỉ có giá trị khi được lập thành văn bản, do các bên ký tên và trước khi đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản.
Chúng tôi đã đọc lại Văn bản thỏa thuận phân chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân này, đã đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Văn bản đã ký tên, điểm chỉ vào Văn bản.
Người vợ Người chồng
(Ký, ghi rõ họ tên) (Ký, ghi rõ họ tên)
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệtrực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.