Danh mục: Tư vấn pháp luật

  • Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2022

    Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản 2022

    Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là một trong những hành vi xâm phạm quyền sở hữu phổ biến. Vậy Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào? 

    Tình huống: Cường có nhu cầu xây dựng nhà ở nên đã hỏi vay của Tài 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở. Tài đồng ý và đưa cho Cường vay 50 triệu đồng (việc vay mượn có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận).

    Sau khi nhận tiền của Tài thì Cường lại không xây nhà vì Cường không muốn ở Việt Nam mà muốn sang nước Nga cư trú cùng anh ruột của Cường.

    Vì không định trả lại tiền vay cho Tài nên khi đi Cường mang theo 50 triệu đồng đã vay của Tài.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, Cường phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015:

    Cường vay của Tài 50 triệu đồng để xây dựng nhà ở, việc vay mượn có làm hợp đồng và viết giấy biên nhận hợp pháp. Nhưng sau khi vay được tiền thì Cường đã sang Nga cư trú cùng anh trai và không có ý định trả lại số tiền đã vay cho Tài.

    Mục đích của Cường ở đây rõ ràng là chiếm đoạt tài sản của Tài. Hành vi của Cường chính là hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Do đó Cường đã phạm tội lạm dụng tính nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    “Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Có tính chất chuyên nghiệp;
    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.
    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Khung hình phạt

    2. Các yếu tố cấu thành Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

    Theo đó, mặt khách quan của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm những hành vi sau:

    Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng hợp pháp rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó:

    + Hình thức của hợp đồng có thể bằng văn bản hoặc bằng miệng

    + Thủ đoạn gian dối như: giả tạo bị mất tài sản; đánh tráo tài sản; rút bớt tài sản…

    Thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản chỉ xuất hiện sau khi đã nhận được tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp.

    Thủ đoạn gian dối cũng được thể hiện bằng những hành vi cụ thể nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản như đối với thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Ở đây, Cường đã có hành vi vay tài sản của Tài bằng hình thức hợp đồng hợp pháp rồi dùng thủ đoạn gian dối, bỏ trốn sang Nga để chiếm đoạt tài sản đó sau khi đã nhận được số tài sản thông qua hợp đồng hợp pháp.

    Như vậy, hành vi của Cường đã vi phạm pháp luật với tội danh Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội cướp tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội cướp tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội cướp tài sản? Tình huống:

    Bảo thấy chị Hằng đeo hai nhẫn vàng ở ngón tay nên Bảo đã dùng gậy đánh vào sau gáy của chị Hằng làm chị Hằng bất tỉnh, sau đó Bảo lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị Hằng.

    Luật sư cho tôi hỏi, Bảo phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh này?

      

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.Tội cướp tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015:

    Bảo đã dùng gậy đánh vào sau gáy chị Hằng làm chị Hằng bất tỉnh nhằm mục đích lấy hai chiếc nhẫn vàng của chị Hằng. Hành vi của Bảo là hành vi dùng vũ lực nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Thực tế Bảo đã lấy đi tài sản của chị Hằng là hai chiếc nhẫn vàng. Vì vậy, Bảo đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    “Điều 168. Tội cướp tài sản

    1.Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    c) Làm chết người;

    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    6.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 thì một trong các hành vi khách quan của tội cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực.

    Hành vi dùng vũ lực được hiểu là việc dùng sức mạnh vật chất (có thể có vũ khí hoặc không có vũ khí) để tác động, tấn công người khác như: dùng chân tay đấm, đánh, bóp cổ, dùng dây trói, dùng súng bắn, dùng gậy đánh, đập, dùng dao đâm, chém…

    Hành động tấn công này có thể gây thương tích, tổn hại sức khỏe hoặc bị chết cho người bị tấn công nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể cho nạn nhân. Việc dùng vũ lực là nhằm mục đích là làm cho người bị tấn công mất khả năng chống cự nhằm cướp tài sản.

    Việc dùng vũ lực được thực hiện ở cả hai phương thức đó là phương thức bí mật (như: bắn lén lút, đánh vào sau gáy…) và phương thức công khai (tấn công trước mặt người bị tấn công để cho người đó biết, bất luận có người nào khác biết hay không).

    Trong trường hợp này, Bảo đã có hành vi sử dụng vũ khí (gậy) tác động, tấn công chị Hằng, cụ thể là đánh vào gáy chị Hằng, khiến chị Hằng bất tỉnh, mất đi khả năng chống cự nhằm mục đích cướp tài sản của chị Hằng gồm hai chiếc nhẫn vàng.

    Như vậy, Bảo đã phạm Tội cướp tài sản theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    2.Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt đối với Tội cướp tài sản:

    Pháp luật cũng có quy định rõ về các khung hình phạt đối với tội danh này như sau:

    Khung 1:

    Phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản.

    Khung 2:

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp sau đây:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    Khung 3:

    Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Khung 4:

    Phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp sau đây:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    c) Làm chết người;

    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Khung 5:

    Phạt tù từ 01 năm đến 05 năm đối với người chuẩn bị phạm tội này.

    Hình phạt bổ sung:

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng hay chung?

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là tài sản riêng hay chung?

    Vợ chồng tôi có đăng ký kết hôn và chung sống với nhau từ năm 2015. Từ trước khi lấy chồng, tôi có sở hữu một ngôi nhà trên phố và kinh doanh phụ kiện ở đó nhưng hiện tại đang cho thuê với giá 30.000.000 đồng/tháng. Tôi muốn hỏi khoản thu nhập này là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của vợ chồng?

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    2. Quy định về thu nhập từ tài sản riêng của vợ, chồng

    Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ, chồng như sau:

    • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm:

    + Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;

    + Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;

    + Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;

    (Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Điều 39. Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, Điều 40. Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân)

    + Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    • Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.

    + Khoản 1 Điều 33 quy định:

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng“.

    + Khoản 1 Điều 40 quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng“.

    3. Ý kiến tư vấn

    chuyen quyen su dung dat cua vo chong sang vochongCăn cứ vào những quy định trên, mặc dù ngôi nhà để kinh doanh cửa hàng là tài sản riêng của bạn nhưng khoản lợi tức (khoản thu nhập) từ việc bạn cho thuê cửa hàng là tài sản chung của vợ chồng bạn theo quy định tại khoản 1 Điều 33 về Tài sản chung của vợ chồng, trong đó quy định tài sản chung của vợ chồng bao gồm hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

  • Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

    Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

    Tôi muốn hỏi về Tội giết người theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể:

    Chị Lan, 28 tuổi, lấy chồng là anh Khánh (sĩ quan quân đội). Trong những năm đầu họ chung sống với nhau rất hạnh phúc và đã có 2 con.

    Thế nhưng, kể từ đầu năm 2021 Khánh bị đám bạn xấu lôi kéo vào cuộc sống xa đọa. Lương và tiền làm thêm Khánh không đưa về nuôi gia đình mà mang đi bao một cô tiếp viên nhà hàng tên là Quyên.

    Mỗi khi về nhà Khánh còn thường xuyên nhiếc mắng, đánh đập, hắt hủi Lan. Lan nhiều lần khuyên nhủ nhưng Khánh vẫn không nghe. Lan rất ghen tức nên có ý định giết Khánh và Quyên.

    Ngày 24/4/2022, biết đôi tình nhân hẹn gặp nhau ở nhà trọ của Quyên, Lan lấy khẩu súng K54 Khánh để ở nhà (khẩu súng này Khánh được giao khi làm nhiệm vụ) đến đó phục.

    23 giờ cùng ngày, thấy Khánh đi cùng với Quyên và một tiếp viên khác về nhà trọ, Lan dùng súng bắn Khánh nhưng Khánh chỉ bị thương, Lan lại dùng súng bắn Quyên, không ngờ Quyên lại không việc gì, mà cô tiếp viên đi bên cạnh là Hà bị trúng đạn chết.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này Lan phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh đó?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.Tội giết người:

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội giết người:

    “Điều 123. Tội giết người

    1.Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết 02 người trở lên;

    b) Giết người dưới 16 tuổi;

    c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;

    d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

    đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

    e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

    h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

    i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

    k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

    l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

    m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;

    n) Có tính chất côn đồ;

    o) Có tổ chức;

    p) Tái phạm nguy hiểm;

    q) Vì động cơ đê hèn.

    2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.”

    Theo đó, giết người được hiểu là hành vi cố ý tước đoạt sự sống của người khác một cách trái pháp luật.

    Khách thể của tội giết người là quyền sống của con người. Đối tượng tác động của nó là con người đang sống, đang tồn tại. Trong trường hợp này, hành vi của Lan đã xâm hại tới quyền sống của Khánh, Quỳnh, Hà. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Lan chính là Khánh, Quỳnh, Hà.

    Mặt khách quan của tội phạm này thể hiện ở hành vi khách quan tước đoạt quyền sống của người khác, tức là hành vi có khả năng trực tiếp gây ra cái chết của nạn nhân, chấm dứt sự sống của họ. Hành vi tước đoạt tính mạng (quyền sống) của người khác trong mặt khách quan của tội giết người phải là hành vi trái pháp luật.

    Căn cứ vào các tình tiết của vụ án cho thấy, hành vi dùng súng K54 bắn vào Khánh và Quỳnh của Lan là hành vi nguy hiểm cho xã hội, trực tiếp xâm hại đến quyền sống của Khánh và Quỳnh. Đây là hành vi tước đoạt sự sống của Khánh và Quỳnh một cách trái phép, bị pháp luật cấm.

    Hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc (dấu hiệu định tội) của tội này, mà nó chỉ là dấu hiệu để xác định tội phạm hoàn thành. Nếu hậu quả chết người không xảy ra vì do nguyên nhân chủ quan thì hành vi phạm tội được coi là giết người chưa đạt.

    Trong trường hợp hậu quả chết người xảy ra người định tội danh cần phải kiểm tra mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả đó để từ đó xác định mức độ trách nhiệm hình sự của người phạm tội.

    Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Phạm tội chưa đạt như sau:

    “Điều 15. Phạm tội chưa đạt
    Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
    Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

    Ở đây, hành vi của Lan chưa gây ra cái chết cho nạn nhân là Khánh và Quỳnh nên theo Điều 15 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Phạm tội chưa đạt, thì đây là trường hợp giết người chưa đạt. Còn cái chết của chị Hà được coi là hậu quả của hành vi giết người chưa đạt này gây ra.

    Chủ thể của tội giết người:

    Căn cứ theo Khoản 2 Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự: “2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

    Theo đó, chủ thể của tội này là bất cứ ai có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 14 tuổi trở lên. Trong trường hợp này, Lan 28 tuổi, đã xây dựng gia đình với Khánh được nhiều năm và không có biểu hiện gì của người mất hoặc hạn chế năng lực trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, Lan là người đã thoả mãn đầy đủ các điều kiện của chủ thể tội giết người.

    Mặt chủ quan của tội giết người thể hiện ở dấu hiệu lỗi cố ý trực tiếp hoặc gián tiếp. Dấu hiệu mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

    Lan có ý định giết Khánh và Quỳnh, khi biết hai người này hẹn hò nhau tại nhà trọ của Quỳnh, Lan đã lấy súng K54 phục trước nhà trọ của Quỳnh, sau đó bắn hai người này. Chi tiết này cho thấy Lan thực hiện hành vi phạm tội bằng lỗi cố ý trực tiếp, Lan biết hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật cấm nhưng vẫn cố tình thực hiện, bởi Lan mong muốn tước đoạt tính mạng của Khánh và Quỳnh nhằm thoả mãn sự ghen tuông cá nhân.

    Ngoài ra, căn cứ theo Điểm a Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định:

    “Điều 123. Tội giết người

    1.Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

    a) Giết 02 người trở lên;”

    Ở đây, Lan đã cùng lúc muốn giết 2 người là Khánh và Quỳnh, phạm tội trong trường hợp giết nhiều người. Như vậy, các căn cứ pháp lý trên đã cho thấy rõ Lan phạm tội giết người chưa đạt.

    2.Tội vô ý làm chết người:

    Căn cứ theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tội vô ý làm chết người:

    “Điều 128. Tội vô ý làm chết người

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.”

    Trong trường hợp này, Lan dùng súng bắn Khánh và Quỳnh nhưng làm cô tiếp viên đi bên cạnh là Hà bị trúng đạn chết. Mục đích của Lan là giết chết Khánh và Quỳnh chứ không phải Hà.

    Việc Hà trúng đạn chết nằm ngoài ý chí của Lan, vì vậy, hậu quả gây ra cái chết của Hà là từ hành vi vô ý của Lan. Chính vì thế, Lan đã phạm tội vô ý làm chết người theo quy định trên.

    Tuy nhiên, việc Lan làm chết chị Hà không phải là kết quả của một hành vi vô ý thông thường mà là kết quả của hành vi cố ý giết người khác. Nếu định tội là vô ý làm chết người thì sẽ đánh giá sai tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi đó.

    Cho nên không cần định thêm tội vô ý làm chết người, chỉ cần định một tội là tội giết người (chưa đạt) và coi việc làm chết chị Hà là một hậu quả của hành vi giết người (chưa đạt) nói trên.

    Về tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi giết người chưa đạt mà gây ra hậu quả làm chết người khác này có thể coi như trường hợp giết người đã hoàn thành.

    3.Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:

    Căn cứ theo Khoản 1 và Khoản 2 Điều 304 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự:

    “1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 07 năm.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

    a) Có tổ chức;
    b) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;
    c) Làm chết người;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
    e) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    g) Vật phạm pháp có số lượng lớn hoặc có giá trị lớn;
    h) Tái phạm nguy hiểm.”

    Khách thể bị tội phạm xâm hại là các quy định của Nhà nước về an toàn công cộng liên quan tới vũ khí quân dụng.

    Mặt khách quan của tội phạm được thể hiện ở hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Đây là tội có cấu thành hình thức. Tội phạm được coi là hoàn thành khi người phạm tội thực hiện hành vi khách quan sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Hậu quả phạm tội không có ý nghĩa cho việc định tội danh.

    Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện bằng dấu hiệu lỗi cố ý. Mục đích và động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc.

    Chủ thể của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt từ đủ 14 tuổi trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Dựa trên cơ sở phân tích các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng nêu trên và căn cứ vào các tình tiết diễn biến của vụ án cho thấy:

    Hành vi của Lan dùng súng K54 để bắn Khánh và Quỳnh, Hà là hành vi sử dụng trái phép vũ khí quân dụng. Nó đã xâm phạm trực tiếp những quy định của Nhà nước về an toàn công cộng liên quan tới vũ khí quân dụng.

    Hành vi này được Lan thực hiện bằng lỗi cố ý trực tiếp. Nó đã gây ra hậu quả nghiêm trọng là làm Khánh bị thương và tước đi mạng sống của Hà. Vì vậy, Lan đã phạm tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng.

    Như vậy, Lan đã phạm tội Giết người theo Điểm a Khoản 1 Điều 123, tội Vô ý làm chết người theo Khoản 1 Điều 128 và Tội sử dụng trái phép vũ khí quân dụng theo Điểm c Khoản 2 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Luật Đất đai 2013 có cho phép hiến tặng đất trồng lúa cho chùa không?

    Luật Đất đai 2013 có cho phép hiến tặng đất trồng lúa cho chùa không?

    Tôi và một số hộ gia đình có đất trồng lúa cạnh chùa A, hiện chúng tôi muốn hiến tặng đất cho chùa. Theo pháp luật đất đai hiện hành, chúng tôi có thể tặng cho quyền sử dụng đất cho nhà chùa không?

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    2. Chùa có phải cơ sở tôn giáo không?

    Cơ sở tôn giáo là các cơ sở hoạt động cho mục đích tôn giáo, khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai 2013 xác định:“Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo”. Chùa là một loại hình cơ sở tôn giáo.

    3. Quy định về việc nhận quyền sử dụng đất của cơ sở tôn giáo

    Điểm g, i, l khoản 1 Điều 169 Luật Đất đai 2013 về Nhận quyền sử dụng đất như sau:

    g) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất để thực hiện các dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;

    i) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo được nhận quyền sử dụng đất thông qua việc Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định;

    l) Cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận; quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;

    tang dat trong lua cho chuaBên cạnh đó, Khoản 1 Điều 191 Luật Đất đai 2013 về Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

    • Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất đối với trường hợp mà pháp luật không cho phép chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất.
    • Tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng của hộ gia đình, cá nhân, trừ trường hợp được chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
    • Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
    • Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

    4. Tặng cho đất trồng lúa cho cơ sở tôn giáo có được không?

    Theo các quy định trên thì cơ sở tôn giáo được sử dụng đất thông qua việc Nhà nước giao đất, Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất đối với đất đang được sử dụng ổn định và được nhận quyền sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai. Do đó, cơ sở tôn giáo không được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của người dân.

    Ngoài ra, liên quan đến việc chuyển nhượng đất trồng lúa, pháp luật đất đai không có quy định cấm chuyển nhượng đất trồng lúa, tuy nhiên khi chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất là đất trồng lúa thì ngoài việc người chuyển nhượng cần đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 188 Luật đất đai năm 2013 thì người nhận chuyển nhượng cũng cần đáp ứng các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều 191 Luật đất đai năm 2013, đó là phải là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp mới được nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

  • Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015

    Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015

    Tôi muốn hỏi về quy định  về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy theo Bộ luật Hình sự 2015. Cụ thể trong trường hợp sau:

    Vân là người buôn bán ma túy chuyên nghiệp đã thuê con gái tôi là Giang (15 tuổi) với số tiền 500 nghìn đồng để con tôi giúp vận chuyển 400gam Heroin được gói trong bọc quà sinh nhật từ chợ về nhà Vân. Khi con tôi đang mang từ chợ về nhà Vân thì bị công an bắt giữ.

    Luật sư cho tôi hỏi, hành vi vận chuyển ma túy của Giang (con gái tôi) cho Vân có bị coi là tội phạm hay không? Pháp luật quy định như thế nào về tội này? Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi sớm được về nhà?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.Hành vi vận chuyển ma túy của Giang cho Vân có bị coi là tội phạm hay không?

    Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

    “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    1.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

    Theo đó, Khoản 2 Điều 12 Luật này quy định người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, trong đó có tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 150 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

    Trong trường hợp này, Giang 15 tuổi, đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự về tội vận chuyển trái phép chất ma túy nêu trên. Vì vậy, hành vi vận chuyển ma túy của Giang cho Vân có bị coi là tội phạm.

    2.Pháp luật quy định như thế nào về tội này?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội vận chuyển trái phép chất ma túy. Cụ thể pháp luật quy định các khung hình phạt đối với tội danh này như sau:

    Khung 1:

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm đối với người nào vận chuyển trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích sản xuất, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội quy định tại các điều 248, 249, 251 và 252 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    b) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 gam đến dưới 500 gam;
    c) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 0,1 gam đến dưới 05 gam;

    d) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 01 kilôgam đến

    dưới 10 kilôgam;

    đ) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 05 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
    e) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 10 kilôgam;
    g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;
    h) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 10 mililít đến dưới 100 mililít;

    i) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm b đến điểm h khoản này.”

     Khung 2:

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với một trong các trường hợp sau đây:

    “a) Có tổ chức;
    b) Phạm tội 02 lần trở lên;
    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
    d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
    đ) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội;
    e) Qua biên giới;
    g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
    h) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
    i) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
    k) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
    l) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
    m) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
    n) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;

    o) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản này;

    p) Tái phạm nguy hiểm.”

    Khung 3:

    Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm đối với một trong các trường hợp sau đây:

    “a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 01 kilôgam đến dưới 05 kilôgam;
    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 30 gam đến dưới 100 gam;
    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 25 kilôgam đến dưới 75 kilôgam;
    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 200 kilôgam đến dưới 600 kilôgam;
    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 150 kilôgam;
    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 100 gam đến dưới 300 gam;
    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 250 mililít đến dưới 750 mililít;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”

    Khung 4:

    Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình đối với một trong các trường hợp sau đây:

    “a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;
    b) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;
    c) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;
    d) Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;
    đ) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;
    e) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;
    g) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

    h) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.”

    Khung hình phạt bổ sung:

    “Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    3.Hiện tại con tôi đang bị cơ quan Công an tạm giữ, vậy tôi phải làm gì để giúp con tôi sớm được về nhà?

    Bạn có thể bảo lĩnh cho Giang để được về nhà. Tuy nhiên, phải thực hiện đúng những quy định về bảo lĩnh tại Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

    Điều 121. Bảo lĩnh

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2.Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan tổ chức.

    Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

    Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3.Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

    a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

    b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

    c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.
    Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

    4.Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    5.Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

    6.Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó:

    – Về thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh: tùy vào giai đoạn điều tra, truy tố hoặc xét xử mà Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh.

    – Người nhận bảo lĩnh có thể là:

    +) Cá nhân: là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người đều là người thân thích của bị can, bị cáo.

    Người thân thích bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà họ là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của bị can bị cáo.

    +) Tổ chức: tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.

    – Thủ tục bảo lĩnh:

    +) Người bảo lĩnh nộp đơn xin bảo lĩnh tới cơ quan có thẩm quyền quyết định cho bị can, bị cáo được bảo lĩnh. Nếu là cá nhân bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc.

    Nếu là tổ chức nhạn bảo lĩnh thì đơn xin bảo lĩnh phải có xác nhận của người đứng đầu tổ chức.

    +) Cá nhân, tổ chức làm giấy cam đoan không để bị can, bị cáo tiếp tục phạm tội và bảo đảm sự có mặt của bị can, bị cáo theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Tòa án.

    – Trách nhiệm của người nhận bảo lĩnh khi vi phạm nghĩa vụ cam đoan: Cá nhân hoặc tổ chức nhận bảo lĩnh vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan phải chịu trách nhiệm về nghĩa vụ đã cam đoan và trong trường hợp này bị can, bị cáo được nhận bảo lĩnh sẽ bị áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Như vậy, bạn có thể bảo lĩnh cho con bạn để con bạn sớm được về nhà.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước theo Luật Nuôi con nuôi 2010

    Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước theo Luật Nuôi con nuôi 2010

    Tôi hiện tại là mẹ đơn thân của một bé gái 4 tuổi, nhưng trên giấy khai sinh có cả cha và mẹ. Tôi sắp làm ăn xa quê không thể lo cho con. Nay em gái tôi muốn nhận con tôi làm con để tiện chăm sóc thì phải làm những thủ tục gì nhận nuôi con nuôi? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Nuôi con nuôi 2010

    Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 24/2019/NĐ-CP)

    2. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    Trước hết, để nhận bé làm con nuôi, em gái bạn phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010:

    Điều 14. Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    d) Có tư cách đạo đức tốt.

    Những người sau đây không được nhận con nuôi:

    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    c) Đang chấp hành hình phạt tù;

    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.

    3. Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

    Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 19/2011/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 24/2019/NĐ-CP) như sau:

    • Đối với việc nuôi con nuôi trong nước, trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.
    • Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi.

    Như vậy, trường hợp em gái bạn (dì) nhận cháu làm con nuôi thì thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi tại Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của em gái bạn hoặc nơi cư trú của con gái bạn.

    4. Thủ tục nhận nuôi con nuôi trong nước

    Hồ sơ

    Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi theo quy định Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2014:

    • Đơn xin nhận con nuôi
    • Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế
    • Phiếu lý lịch tư pháp
    • Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân
    • Giấy khám sức khoẻ do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này (tức Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi)

    Hồ sơ của người được nhận nuôi theo quy định Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2014:

    • Giấy khai sinh;
    • Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;
    • Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;
    • Các giấy tờ khác (nếu có):

    + Biên bản xác nhận do Ủy ban nhân dân hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi;

    + Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi;

    + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích;

    + Quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

    + Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

    Trình tự thực hiện

    Bước 1: Nộp hồ sơ

    Người nhận con nuôi phải nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của người được giới thiệu làm con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú hoặc nơi người nhận con nuôi thường trú.

    Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

    Bước 2: Kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người liên quan

    Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, tiến hành xong việc lấy ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này

    (Điều 21. Sự đồng ý cho làm con nuôi

    1.Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó).

    Việc lấy ý kiến do công chức tư pháp – hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi trực tiếp thực hiện.

    Trường hợp người nhận con nuôi nộp hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi tại Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi người đó thường trú nhưng không phải là nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi, thì việc lấy ý kiến của những người liên quan về việc nuôi con nuôi được thực hiện như sau:

    • Trường hợp cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình phối hợp lấy ý kiến của những người liên quan.
    • Trường hợp không thể cử công chức tư pháp – hộ tịch trực tiếp đi lấy ý kiến, thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ có văn bản đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi lấy ý kiến của những người liên quan.

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi cử công chức tư pháp – hộ tịch của mình trực tiếp lấy ý kiến của những người liên quan và gửi kết quả cho Ủy ban nhân dân cấp xã có yêu cầu.

    Việc lấy ý kiến phải lập thành văn bản và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người được lấy ý kiến.

    Bước 3: Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi

    Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt.

    Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quy định về đơn phương ly hôn: hồ sơ, địa điểm nộp đơn theo pháp luật hiện hành 2022

    Quy định về đơn phương ly hôn: hồ sơ, địa điểm nộp đơn theo pháp luật hiện hành 2022

    Vợ chồng tôi kết hôn 12 năm, hiện có 3 đứa con chung và vẫn đang chung sống với nhau. Trong thời gian sống chung, chúng tôi thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, cãi vã, thậm chí bạo lực gia đình nhiều lần… Tôi có hộ khẩu ở Nghệ An, chồng tôi hộ khẩu ở Hà Tĩnh và cả hai hiện đang sống ở Nghệ An. Bây giờ tôi thể xin đơn phương ly hôn được không? Nếu được thì tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Nộp đơn ở đâu?

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    2. Quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên

    Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

    Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

    1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

    2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

    3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

    Căn cứ vào quy định trên, cả vợ và chồng đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

    Đơn phương ly hôn hay Ly hôn theo yêu cầu của một bên thực hiện theo quy định Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình:

    • Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    • Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
    • Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và Gia đình (Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ) thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

    Với trường hợp của bạn, khi bạn đưa ra được căn cứ về việc chồng bạn có hành vi bạo lực gia đình, bạn có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương tại Tòa án để được Tòa án giải quyết ly hôn.

    3. Hồ sơ đơn phương ly hôn

    • Đơn xin ly hôn (dùng mẫu đơn xin ly hôn đơn phương của Toà án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP)
    • Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng phải trình bày rõ trong đơn kiện
    • Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (bản sao chứng thực) của hai bên
    • Bản sao giấy khai sinh của con (nếu có con)
    • Bản sao chứng thực chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản)
    • Hồ sơ tài liệu chứng minh việc một bên đang ở nước ngoài (nếu ly hôn có yếu tố nước ngoài)

    4. Địa điểm nộp đơn ly hôn

    Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm.

    Đối với trường hợp đơn phương ly hôn, Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình.

    Như vậy, Toà án có thẩm quyền giải quyết là Toà án nhân dân nơi chồng bạn cư trú, làm việc.

    Lưu ý rằng, theo quy định của Điều 40 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.

    Liên quan đến nội dung này, bạn có thể tìm hiểu thêm bài viết về Thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành 2022, Ly hôn đơn phương

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng sang cho vợ theo pháp luật hiện hành 2022

    Chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng sang cho vợ theo pháp luật hiện hành 2022

    Gia đình tôi mua mảnh đất và đứng tên 2 vợ chồng, nhưng giờ tôi muốn chuyển quyền sử dụng hoàn toàn cho vợ. Vợ chồng tôi phải làm thủ tục gì để hợp thức hoá đúng quy định pháp luật để sau này tránh sự tranh chấp ngoài ý muốn. Xin luật sư giải đáp cách tốt nhất. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý chuyển quyền sử dụng đất của vợ chồng sang cho vợ

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Nghị định số 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 01/2017/NĐ-CP)

    2. Quy định về thoả thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

    Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình về Tài sản chung của vợ chồng như sau:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. 

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Gia đình bạn mua nhà và đứng tên hai vợ chồng, đây là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của hai vợ chồng bạn.

    Để chuyển quyền sử dụng đất đứng tên cả hai vợ chồng thành đứng tên vợ bạn, trước hết bạn cần thỏa thuận chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân theo quy định tại Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình:

    Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

    1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

    3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.

    Sau khi đã tiến hành hoàn tất thủ tục công chứng thì vợ của bạn có thể đến cơ quan có thẩm quyền cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ bạn theo quy định Điều 76 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP.

    3. Quy định về cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

    Thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Căn cứ Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP).

    Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận trong trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận.

    Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì:

    • Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
    • Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

    Thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Về thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận, Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:

    Bước 1: Người sử dụng đất nộp một bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận.

    Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận được quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính bao gồm những loại giấy tờ sau:

    • Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK
    • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp
    • Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

    Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận được nộp tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường.

    Bước 2: Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

    • Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.
    • Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
    • Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
    • Ngoài ra, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

    Bước 3: Trao Giấy chứng nhận

    • Cấp đổi không thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa Văn phòng đăng ký đất đai và người sử dụng đất.
    • Cấp đổi thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa ba chủ thể là: Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng. Cụ thể: Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

    Thời gian giải quyết

    Căn cứ Điều 61 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP) về thời hạn thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai. Cụ thể như sau:

    Thời gian thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận không quá 07 ngày, trường hợp cấp đổi đồng loạt cho nhiều người sử dụng đất do đo vẽ lại bản đồ là không quá 50 ngày. Thời gian trên được tính từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, không tính các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật, không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

    Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với từng loại thủ tục quy định tại Điều này được tăng thêm 10 ngày, trừ thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

  • Quy trình thu hồi đất vì mục đích kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Luật Đất đai 2013

    Quy trình thu hồi đất vì mục đích kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo Luật Đất đai 2013

    Nhà tôi có 10 sào ruộng đang trồng lúa. Mới đây, chính quyền có chủ trương thu hồi đất để giao cho một doanh nghiệp làm dự án khu đô thị sinh thái. UBND xã đã tổ chức họp với các hộ gia đình thuộc diện thu hồi đất của dự án. Cho tôi hỏi quy trình thu hồi đất được thực hiện như thế nào?

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    2.Thu hồi đất là gì?

    quy trinh thu hoi dat vi muc dich kinh te xa hoiNhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    • Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng
    • Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
    • Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.

    3. Trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

    Căn cứ pháp lý: Điều 66, 67, 69 Luật Đất đai 2013

    Bước 1: Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.

    Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

    Thông báo thu hồi đất được gửi đến từng người có đất thu hồi, họp phổ biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

    Bước 2: Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm

    Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    Trường hợp người sử dụng đất trong khu vực có đất thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng trong việc điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc.

    Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định tại Điều 70 của Luật này.

    Bước 3: Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo hình thức tổ chức họp trực tiếp với người dân trong khu vực có đất thu hồi, đồng thời niêm yết công khai phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi.

    • Việc tổ chức lấy ý kiến phải được lập thành biên bản có xác nhận của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, đại diện những người có đất thu hồi.
    • Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm tổng hợp ý kiến đóng góp bằng văn bản, ghi rõ số lượng ý kiến đồng ý, số lượng ý kiến không đồng ý, số lượng ý kiến khác đối với phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức đối thoại đối với trường hợp còn có ý kiến không đồng ý về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; hoàn chỉnh phương án trình cơ quan có thẩm quyền.

    Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.

    Bước 4: Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất

    Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

    (Điều 66. Thẩm quyền thu hồi đất

    Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

    b) Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

    Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:

    a) Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;

    b) Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

    Trường hợp trong khu vực thu hồi đất có cả đối tượng quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc ủy quyền cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thu hồi đất.)

    Bước 5: Niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

    Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã phổ biến và niêm yết công khai quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

    Gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất thu hồi, trong đó ghi rõ về mức bồi thường, hỗ trợ, bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có), thời gian, địa điểm chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ; thời gian bố trí nhà hoặc đất tái định cư (nếu có) và thời gian bàn giao đất đã thu hồi cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng

    Bước 6: Tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, bố trí tái định cư theo phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã được phê duyệt

    Trường hợp người có đất thu hồi không bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tổ chức vận động, thuyết phục để người có đất thu hồi thực hiện.

    Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế theo quy định tại Điều 71 của Luật này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của bạn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!