Danh mục: Tư vấn pháp luật

  • Pháp luật năm 2022 quy định như thế nào về Tội cướp tài sản?

    Pháp luật năm 2022 quy định như thế nào về Tội cướp tài sản?

    Cướp tài sản theo quy định của Pháp luật năm 2022 như thế nào? Khái niệm? Căn cứ pháp lý? Khung hình phạt? 

    Thái lập kế hoạch và bàn bạc với Mạnh và Phong cướp tiền của những người mới rút tiền từ Ngân hàng. Thái phân công cho Mạnh dùng dao đe doạ người bị tấn công, còn Mạnh lao vào cướp tiền rồi lên xe máy do Thái đang đứng đợi sẵn.

    Luật sư cho tôi hỏi, Thái, Mạnh và Phong phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh đó?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định của pháp luật về Tội cướp tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội cướp tài sản.

    “Điều 168. Tội cướp tài sản

    1.Người nào dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

    g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    c) Làm chết người;

    d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    6.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    2.Các yếu tố cấu thành Tội cướp tài sản:

    Theo đó, cướp tài sản được hiểu là hành vi dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được, nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.

    • Chủ thể của tội cướp tài sản:

    Là người từ đủ 14 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

    • Khách thể của tội cướp tài sản:

    Là các quan hệ về tài sản và quan hệ nhân thân. Khách thể bị xâm phạm trước là quan hệ nhân thân, thông qua đó người phạm tội xâm phạm khách thể là quan hệ tài sản.

    • Mặt khách quan của tội phạm

    Hành vi dùng vũ lực: Là hành vi mà người phạm tội đã thực hiện, dùng sức mạnh vật chất tác động vào cơ thể của nạn nhân là con người (như: đấm, đá, bóp cổ, trói, bắn, đâm, chém….) để chiếm đoạt tài sản. Hành vi này có thể khiến nạn nhân bị thương tích, bị tổn hại sức khỏe hoặc tử vong, nhưng cũng có thể chưa gây ra thương tích đáng kể.

    Hành vi đe dọa sử dụng vũ lực ngay tức khắc: Là hành vi dùng lời nói hoặc hành động nhằm đe dọa người bị hại nếu không đưa tài sản thì hành động vũ lực sẽ được thực hiện ngay.

    Hành vi làm người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được:  Là hành vi không dùng vũ lực, không đe dọa sử dụng vũ lực nhưng làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

    • Mặt chủ quan của tội phạm:

    Lỗi cố ý. Nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản

    Cướp tài sản có tổ chức được hiểu là hai hay nhiều người cố ý cùng thực hiện tội cố ý cướp tài sản mà giữa họ có sự cấu kết chặt chẽ để thực hiện tội phạm (có sự bàn bạc, chuẩn bị chu đáo, vạch trương trình kế hoạch phạm tội, phân công vai trò, vị trí của từng người), trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Tuy nhiên không phải vụ án cướp tài sản có tổ chức nào cũng đủ những người giữ vai trò như trên, mà tuỳ từng trường hợp có thể chỉ có người tổ chức và người thực hành mà không có người xúi giục hoặc người giúp sức nhưng nhất định phải có người thực hành và người tổ chức thì mới phạm tội có tổ chức.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm. Người tổ chức có thể có những hành vi như: khởi xướng việc phạm tội; vạch kế hoạch thực hiện tội phạm cũng như kế hoạch che giấu tội phạm; phân công trách nhiệm cho những người đồng phạm khác để thống nhất thực hiện tội phạm; điều khiển hành động của những người đồng phạm; đôn đốc, thúc đẩy người đồng phạm khác thực hiện tội phạm…

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm như: trực tiếp cầm dao chém người bị tấn công, trực tiếp cầm súng đe doạ người bị tấn công hay trực tiếp chiếm đoạt tài sản của người bị tấn công…

    – Hậu quả của tội phạm:

    Đối với tội cướp tài sản, hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành. Hậu quả của tội phạm chỉ là dấu hiệu định khung hình phạt hoặc chỉ là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt.

    +Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về tính mạng thì cần phân biệt hai trường hợp: trường hợp người phạm tội nhằm chiếm đoạt tài sản thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hai tội: tội giết người và tội cướp tài sản, nhưng nếu người phạm tội không có ý định giết người mà chỉ có ý định cướp tài sản nhưng chẳng may người bị hại bị chết thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết làm chết người.

    +Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về sức khoẻ thì người phạm tội chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản với tình tiết gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác nếu người bị hại có tỷ lệ thương tật từ 11% trở lên.

    +Nếu hậu quả xảy ra là thiệt hại về nhân phẩm danh dự mà hành vi xâm phạm của người phạm tội không có liên quan gì đến mục đích chiếm doạt thì ngoài tội cướp tài sản, người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ướng với với hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm.

    1. Hình phạt đối với Tội cướp tài sản:

    Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định 5 khung hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản như sau:

    – Khoản 1 (Tội phạm rất nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 03 năm đến 10 năm đối với người phạm tội không có tình tiết tăng nặng định khung hình phạt.

    – Khoản 2 (Tội phạm rất nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    • Phạm tội có tổ chức:là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng tham gia phạm tội cướp tài sản và có sự thống nhất với nhau về ý chí, có sự cấu kết chặt chẽ với nhau trong quá trình phạm tội. Trong đó có một hoặc một số người thực hành; và có thể có người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức.
    • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp:là có từ năm lần trở lên phạm tội cướp tài sản (có thể là phạm tội nhiều lần; đã bị kết án về tội cướp tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội cướp tài sản; hoặc cả phạm tội nhiều lần và đã bị kết án về tội cưới tài sản, chưa được xóa án tích mà còn phạm tội cướp tài sản), trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xóa án tích, hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấy kết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.

    • Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30%:là trường hợp khi thực hiện hành vi phạm tội cướp, người phạm tội đã tấn công người bị hại hoặc người khác để chiếm đoạt tài sản hoặc để tẩu thoát và đã gây cho họ thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe với tỷ lệ thương tật nêu trên.

    Người bị gây thương tích có thể là người bị cướp tài sản hoặc người khác như người bắt cướp, người bị bắt làm con tin khi tháo chạy… Có thể hiểu thương tích do hành vi phạm tội gây ra trong các trường hợp quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 168 Bộ luật Hình sự năm 2015 là những hậu quả trực tiếp do hành vi phạm tội gây ra.

    • Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác:Sử dụng vũ khí để thực hiện hành vi cướp tài sản, bao gồm: vũ khí quân dụng; sung săn; vũ khí thô sơ; vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự (quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ năm 2017);

    Sử dụng phương tiện nguy hiểm (là công cụ, dụng cụ được chế tạo ra nhằm phục vụ cho cuộc sống của con người trong sản xuất, sinh hoạt, vật mà người phạm tội chế tạo ra nhằm làm phương tiện thực hiện tội phạm hoặc vật có sẵn trong tự nhiên mà người phạm tội có được và nếu sử dụng công cụ, dụng cụ hoặc vật đó tấn công người khác thì sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng hoặc sức khỏe của người bị tấn công);

    Sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác để thực hiện hành vi cướp tài sản là dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản…

    • Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai triệu đồng:Việc xác định giá trị tài sản đối với tội cướp tài sản cần chú ý một số điểm sau đây: Giá trị tài sản bị cướp được xác định theo giá trị thị trường của tài sản đó tại địa phương vào thời điểm tài sản bị cướp.

    Trong trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cướp có ý định xâm phạm đến tài sản có giá trị cụ thể theo ý thức chủ quan của họ, thì lấy giá trị tài sản đó để xem xét việc truy cứu TNHS đối với người có hành vi xâm phạm.

    Trường hợp có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người có hành vi cướp tài sản có ý định xâm phạm đến tài sản, nhưng không quan tâm đến giá trị tài sản bị xâm phạm (giá trị bao nhiêu cũng được), thì lấy giá thị trường của tài sản bị cướp tại địa phương vào thời điểm tài sản bị xâm phạm để xem xét việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đó.

    • Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ: Đây là tình tiết tăng nặng định khung hình phạt đối với người phạm tội cướp tài sản của những người bị hại do độ tuổi, mang thai hoặc già yếu, bệnh tật mà không có khả năng tự vệ hoặc tuy có nhưng khả năng tự vệ không cao.
    • Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội: là gây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự, an toàn xã hội. Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
    • Tái phạm nguy hiểm:Những trường hợp sau đây được coi là tái phạm nguy hiểm: Đã bị kết án về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý; Đã tái phạm, chưa được xóa án tích mà lại thực hiện hành vi phạm tội do cố ý.

    – Khoản 3 (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng): Có mức hình phạt tù từ 12 năm đến 20 năm đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

    Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Trong đó: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh là trường hợp người phạm tội lợi dụng vào hoàn cảnh thiên tai, dịch bệnh để thực hiện hành vi phạm tội cướp tài sản. Tình tiết này được áp dụng không phụ thuộc vào phạm vi, mức độ của thiên tai, dịch bệnh hoặc tính chất, mức độ của những khó khăn khác của xã hội trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh.

    – Khoản 4 (Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng): có mức hình phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân áp dụng đối với người phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau:

    Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên;

    Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;

    Làm chết người;

    Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    – Về trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội cướp tài sản, thì tại khoản 5 Điều 168 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 BLHS, thì chuẩn bị phạm tội cướp tài sản là tìm kiếm, sửa soạn công cụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm hoặc thành lập, tham gia nhóm tội phạm.

     Hình phạt bổ sung được quy định tại khoản 6 Điều 168 BLHS là người phạm tội cướp còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    1. Kết luận:

    Như vậy, theo các căn cứ pháp lý nêu trên thì Thái, Phong và Mạnh phạm tội cướp tài sản. Việc phạm tội này là có tổ chức, trong đó Thái là người tổ chức vì là người vạch kế hoạch, chủ động bàn bạc với Mạnh và Phong thực hiện hành vi cướp tài sản và phân công trách nhiệm cho Mạnh và Phong, còn Mạnh và Phong là những người thực hành vì có hành vi trực tiếp dùng dao đe doạ và cướp tài sản của người bị tấn công.

    Do đó Thái, Mạnh và Phong đã phạm tội cướp tài sản theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 168 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Thưa luật sư, hôm qua em có nhận được tin nhắn trúng thưởng qua facebook với giải thưởng là 1 xe SH trị giá 81 triệu đồng, 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng và 1 thẻ đổ xăng trị giá 5 triệu đồng.

    Tin nhắn đó yêu cầu em truy cập vào một trang để làm hồ sơ nhận giải và nạp 2 triệu tiền thẻ cào điện thoại để chứng thực hồ sơ, sau đó em được một người tên Đức yêu cầu em nạp 5 triệu tiền thẻ cào để làm thủ tục nhận giải.

    Sau đó em lại nhận được điện thoại yêu cầu đóng 10 triệu tiền thuế VAT cũng bằng thẻ cào điện thoại. Rồi lại bảo em gửi 5 triệu vào tài khoản của em để ngân hàng xác thực tài khoản thì ngân hàng mới chuyển tiền.

    Sau đó em nhận được điện thoại yêu cầu cấp số điện thoại lúc em làm thẻ để ngân hàng xác thực tài khoản. Em cấp số điện thoại như yêu cầu, sau đó thì nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo về là tài khoản của em đã chuyển tiền sang một tài khoản khác.

    Em gọi điện lại cho anh ta nhưng không được. Xin luật sư tư vấn giúp em, bây giờ em phải làm như thế nào? Em xin chân thành cám ơn !

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định của pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

                “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    1. Dấu hiệu pháp lý của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    – Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự

    – Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    – Mặt chủ quan:

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

    – Mặt khách quan:

    + Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

    – Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản.

    Thủ đoạn gian dối của Đức trong trường hợp này là nhắn tin, gọi điện cho bạn thông báo trúng thưởng, lợi dụng lòng tin của bạn bảo bạn chuyển tiền.

    (i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

    (ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

    (iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

    + Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.

    Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    1. Hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

    Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…

    Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà người lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

    ·         Mức phạt hành chính cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3.Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4.Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, Khoản 1 điều này quy định phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

    * Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Phạm tội có tổ chức;

    – Có tính chất chuyên nghiệp;

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản.

    Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Cụ thế như sau:

    – Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

    – Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, Đức đã dùng thủ đoạn gian dối lợi dụng lòng tin của bạn để chiếm đoạt số tiền 22 triệu đồng. Như vậy, hành vi của Đức đã đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Do bạn chỉ nắm được thông tin của người này qua điện thoại, do đó bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để được giải quyết kèm theo các bằng chứng theo quy định của Luật Tố cáo để chứng minh việc tố cáo của bạn là hợp pháp.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Vì muốn có tiền để đánh bạc nên Toàn đã đến nhà Bắc giả vờ hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi Bắc cho Toàn mượn xe thì Toàn đã đi xe đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng, sau đó lấy số tiền này để đánh bạc.

    Luật sư cho tôi hỏi, Toàn phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    2. Các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

    – Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thành.

    – Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

    Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có thủ đoạn gian dối thuộc về tư tưởng, suy nghĩ mà không biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi.

    Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp có thể phạm tội khác.

    Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

    Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    1. Kết luận:

    Theo đó, Toàn có hành vi dùng thủ đoạn gian dối, cụ thể là giả vờ mượn xe máy loại xe Lead trị giá 35 triệu đồng của Bắc để đi thăm người ốm, làm cho Bắc là chủ sở hữu chiếc xe máy tưởng là thật nên đã tự nguyện giao xe máy cho Toàn.

    Khi Toàn nhận được xe máy của Bắc thì Toàn đã có hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy và đem bán đi với giá 5 triệu đồng để lấy tiền đánh bạc. Hành vi đó của Toàn đã đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    1. Hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

    Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…

    Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà người lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

    5. Mức phạt hành chính cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, Khoản 1 điều này quy định phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

    6. Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Phạm tội có tổ chức;

    – Có tính chất chuyên nghiệp;

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản.

    Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thế như sau:

    – Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

    – Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

    Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như thế nào về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

    Hào là thợ điện, Hào trèo lên cột điện sửa chữa và để chiếc xe máy hiệu Lead trị giá 35 triệu đồng ở vệ đường nhưng quên không rút chìa khóa. Cường đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của Hào, gạt chân chống xe lên rồi nổ máy phóng đi.

    Hào ở trên cột điện nhìn thấy Cường lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, Cường đã phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh đó?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định pháp luật về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    b) Hành hung để tẩu thoát;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

    đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

    2. Các yếu tố cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Theo đó, công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Người phạm tội lấy tài sản ngay trước mắt chủ sở hữu tài sản mà người này không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai).

    Thông thường, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác thực hiện hành vi này là do biết người bị hại không dám hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn, người bị hại là người già yếu, phụ nữ,…

    Ngoài ra, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể được thực hiện trong hoàn cảnh thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… khi người bị hại sơ hở, không có điều kiện trông giữ tài sản.

    Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, Cường có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản của anh Hào, cụ thể là lấy chiếc xe máy hiệu Lead của anh Hào dựng bên vệ đường có giá trị 35 triệu đồng, Hào là chủ xe máy biết là Cường lấy xe máy của mình mà không thể giữ, ngăn cản được. Hành vi đó của Cường là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó Cường đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    1. Khung hình phạt đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015.

    Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    • Các khung hình phạt tăng nặng:

    Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác là:

    – Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Hành hung để tẩu thoát; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.

    – Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội.

    – Đặc biệt, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội thì người công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm.

    • Hình phạt bổ sung:

    Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung được quy định với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng.

    Như vậy, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

    • Phạt hành chính:

    Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu, chưa phạm tội lần nào,…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

    Theo Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

    Như vậy, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành 2022 như thế nào?

    Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành 2022 như thế nào?

    Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành 2022 như thế nào?

    Gia đình tôi và gia đình ông Quân xảy ra tranh chấp quyền sử dụng thửa đất 80m2 tại xã X. Sau nhiều lần tự thương lượng, thỏa thuận, hòa giải mà không thành nên chúng tôi nhờ đến tổ hòa giải thôn giải quyết.

    Tuy nhiên, ông tổ trưởng tổ hòa giải của thôn đã từ chối giải quyết với lý do tổ hòa giải không có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai và hướng dẫn các bên nộp đơn hòa giải tại ủy ban nhân dân xã.

    Luật sư cho tôi hỏi, việc ông tổ trưởng từ chối hòa giải với lý do như vậy có đúng không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Phạm vi hòa giải ở cơ sở:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP về Phạm vi hòa giải ở cơ sở:

    “Điều 5. Phạm vi hòa giải ở cơ sở

    1.Hòa giải ở cơ sở được tiến hành đối với các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật sau đây:

    a) Mâu thuẫn giữa các bên (do khác nhau về quan niệm sống, lối sống, tính tình không hợp hoặc mâu thuẫn trong việc sử dụng lối đi qua nhà, lối đi chung, sử dụng điện, nước sinh hoạt, công trình phụ, giờ giấc sinh hoạt, gây mất vệ sinh chung hoặc các lý do khác);

    b) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất;

    c) Tranh chấp phát sinh từ quan hệ hôn nhân và gia đình như tranh chấp phát sinh từ quan hệ giữa vợ, chồng; quan hệ giữa cha mẹ và con; quan hệ giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu, giữa anh, chị, em và giữa các thành viên khác trong gia đình; cấp dưỡng; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; ly hôn;

    d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật những việc vi phạm đó chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, xử lý vi phạm hành chính;

    đ) Vi phạm pháp luật hình sự trong các trường hợp sau đây:

    Không bị khởi tố vụ án theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    Pháp luật quy định chỉ khởi tố vụ án theo yêu cầu của người bị hại, nhưng người bị hại không yêu cầu khởi tố theo quy định tại Khoản 1 Điều 105 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    Vụ án đã được khởi tố, nhưng sau đó có quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng về đình chỉ điều tra theo quy định tại Khoản 2 Điều 164 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc đình chỉ vụ án theo quy định tại Khoản 1 Điều 169 của Bộ luật tố tụng hình sự và không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

    e) Vi phạm pháp luật bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn theo quy định tại Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc có đủ điều kiện để áp dụng biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Chương II Phần thứ năm của Luật xử lý vi phạm hành chính;

    g) Những vụ, việc khác mà pháp luật không cấm.

    2.Không hòa giải các trường hợp sau đây:

    a) Mâu thuẫn, tranh chấp xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng;

    b) Vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình mà theo quy định của pháp luật phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết, giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội;

    c) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trừ các trường hợp quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều này;

    d) Vi phạm pháp luật mà theo quy định phải bị xử lý vi phạm hành chính, trừ các trường hợp quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều này;

    đ) Mâu thuẫn, tranh chấp khác không được hòa giải ở cơ sở quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Luật hòa giải ở cơ sở, bao gồm:

    Hòa giải tranh chấp về thương mại được thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành;

    Hòa giải tranh chấp về lao động được thực hiện theo quy định của Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.”

    Trong đó, Điểm b Khoản 1 Điều 5 Nghị định 15/2014/NĐ-CP có quy định tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự như tranh chấp về quyền sở hữu, nghĩa vụ dân sự, hợp đồng dân sự, thừa kế, quyền sử dụng đất.

    Theo đó, tranh chấp về quyền sử dụng đất là tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự. Khi có phát sinh tranh chấp đất đai, các bên có thể lựa chọn tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở.

    Vậy, ở đây gia đình bạn và gia đình ông Quân có thể lựa chọn tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở.

    1. Hòa giải ở cơ sở :

    Căn cứ theo Điều 2 Luật Hòa giải cơ sở 2013 quy định:

    “Điều 2. Giải thích từ ngữ
    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1. Hòa giải ở cơ sở là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
    2. Cơ sở là thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố, khu phố, khối phố và cộng đồng dân cư khác (sau đây gọi chung là thôn, tổ dân phố).
    3. Các bên là cá nhân, nhóm cá nhân, gia đình, nhóm gia đình, tổ chức có mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật theo quy định của Luật này.
    4. Hòa giải viên là người được công nhận theo quy định của Luật này để thực hiện hoạt động hòa giải ở cơ sở.
    5. Tổ hòa giải là tổ chức tự quản của nhân dân được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải theo quy định của Luật này.”

    Theo đó, pháp luật quy định hòa giải ở cơ sở (thôn, tổ dân phố) là việc hòa giải viên hướng dẫn, giúp đỡ các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết với nhau các mâu thuẫn, tranh chấp, vi phạm pháp luật.

    Tổ hòa giải được thành lập ở cơ sở để hoạt động hòa giải. Như vậy, tổ hòa giải tại thôn, tổ dân phố có nhiệm vụ thực hiện hoạt động hòa giải các tranh chấp phát sinh từ quan hệ dân sự, bao gồm tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    1. Hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định Luật Đất đai 2013:

    Theo Điều 202 Luật Đất đai 2013, sửa đổi hướng dẫn bởi Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về Hòa giải tranh chấp đất đai:

    “Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai
    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.

    Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
    Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Theo đó, Khoản 2 Điều này quy định tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    Như vậy, theo các căn cứ nêu trên, có thể thấy tổ hòa giải tại thôn, tổ dân phố có thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai khi nhận được yêu cầu. Trường hợp không hòa giải được tại cơ sở thì các bên mới làm đơn đề nghị hòa giải tại ủy ban nhân dân xã nơi có đất tranh chấp.

    Do đó, việc Tổ trưởng Tổ hòa giải thôn bạn từ chối hòa giải tranh chấp đất đai và hướng dẫn người dân gửi đơn để nghị đến ủy ban nhân dân xã là không đúng với quy định của pháp luật.

    1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

    1.Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
    a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;
    b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm:

    • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
    • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
    • Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
    • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
    • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
    • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

    Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

    Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung:

    • Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải;
    • Thành phần tham dự hòa giải;
    • Tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu);
    • Ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai;
    • Những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

    Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
    3. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
    4. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.
    Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Luật Đất đai 2013 quy định như thế nào về hành vi Lấn, chiếm đất đai?

    Luật Đất đai 2013 quy định như thế nào về hành vi Lấn, chiếm đất đai?

    Luật Đất đai 2013 quy định như thế nào về hành vi Lấn, chiếm đất đai? 

    Cách đây 3 năm tôi có mua căn nhà của ông Minh con của ông Ngọ, ông Ngọ nay là hàng xóm trước nhà tôi cách nhau lối đi chung.

    Nhà tôi và nhà ông Ngọ ở cuối ngõ nên phần đất đó là đi chung, nay ông Ngọ xây một cái bếp để phục vụ việc gia đình trên phần đất đi chung đó.

    Gia đình tôi rất bức xúc vì mùa hè nhiệt độ của bếp tỏa ra khiến gia đình tôi không thể chịu được. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có thể làm gì để khắc phục vấn đề này không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý:

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 12 Luật Đất đai 2013 quy định về Những hành vi bị nghiêm cấm: “1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.”

    1. Phân tích:

    Theo đó, pháp luật quy định cấm người sử dụng đất có hành vi lấn, chiếm, hủy hoại đất đai. Lấn, chiếm đất được hiểu là việc người sử dụng đất chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất sử dụng mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép hoặc không được người sử dụng hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

    Trong trường hợp này, ông Ngọ có hành vi xây dựng bếp vào phần diện tích đi chung, không thuộc diện tích đất mà ông Ngọ được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản gắn liền với đất thì ông C đã có hành vi lấn đất gây cản trở cho việc sử dụng đất của người khác.

     

    1. Quy định về việc xử phạt:

    Việc xử phạt đối với hành vi này được thực hiện theo Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Cụ thể:

    Điều 14. Lấn, chiếm đất

    1.Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

    b) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    c) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

    d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

    đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

    2.Trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

    b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

    d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

    đ) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên

    ….4. Trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

    a) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta;

    b) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

    c) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

    d) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

    đ) Phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên.

    1. Trường hợp lấn, chiếm đất chưa sử dụng, đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với loại đất tương ứng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này và mức phạt tối đa không quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức.
    2. Trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước thì hình thức và mức xử phạt thực hiện theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực về hoạt động đầu tư xây dựng; khai thác, chế biến, kinh doanh khoáng sản làm vật liệu xây dựng, sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng; quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật; kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở, quản lý sử dụng nhà và công sở; trong lĩnh vực về giao thông đường bộ và đường sắt; trong lĩnh vực về văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo; trong lĩnh vực về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng, chống lụt, bão; trong lĩnh vực quản lý, sử dụng tài sản nhà nước và các lĩnh vực chuyên ngành khác…”

    Theo đó, căn cứ vào loại đất bị lấn chiếm và diện tích đất bị lấn chiếm để xác định mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai theo quy định như trên.

    Ngoài việc bị xử phạt hành chính, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai còn buộc phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả.

    Chú ý, mức xử phạt hành chính theo quy định trên chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm, trường hợp tổ chức vi phạm thì mức xử phạt hành chính sẽ gấp 02 lần cá nhân.

    Ngoài ra, nhà ông Ngọ phải khôi phục lại tình trạng đất trước khi vi phạm.

    4. Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất đai?

    Căn cứ theo Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định như sau:

    “Điều 228. Tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai

    1.Người nào lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Phạm tội 02 lần trở lên;

    c) Tái phạm nguy hiểm.
    3.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Theo đó nếu như đã bị xử phạt hành chính về hành vi lấn chiếm đất đai mà vẫn tiếp tục thực hiện hành vi lấn chiếm đất đai thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 6 tháng đến 3 năm tù.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật 2022

    Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật 2022

    Giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật 2022

    Lúc trước khi ba tôi với bác tôi còn sống có thoả thuận với nhau về ranh giới đất đai; và tiến hành làm sổ đỏ theo đúng thoả thuận.

    Năm 2017 bác tôi có tiến hành xây nhà đã cố ý lấn sang 20m2 đất mặt tiền để xây hàng rào mà gia đình tôi không hề hay biết; do lúc ấy gia đình tôi đã chuyển đi sinh sống ở một nơi khác từ năm 2015 và nhờ người bác trông hộ đất dùm. Năm 2019 bác tôi mất vì lên cơn đột quỵ.

    Năm 2022 do đã già muốn về quê sống cho thoải mái ba tôi và một người em của tôi đã trở về lại quê sinh sống thì phát hiện ra sự việc.

    Ba tôi rất muốn đòi lại 20m2 đất đó nhưng phía bên con của người bác không chịu và nói rằng là đất của họ nên chúng tôi đã xảy ra tranh chấp.

    Luật sư cho tôi hỏi, gia đình tôi phải làm gì để giải quyết tranh chấp trong trường hợp này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.      Khái niệm tranh chấp đất đai:

    Căn cứ theo Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định:

    “Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai”.

    Theo đó, chỉ những tranh chấp xác định ai là người có quyền sử dụng đất (bao gồm cả việc tranh chấp ranh giới giữa các thửa đất) mới là tranh chấp đất đai.

    Việc xác định tranh chấp nào là tranh chấp đất đai rất quan trọng, vì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai là khác nhau.

    Lưu ý: Những tranh chấp sau không phải là tranh chấp đất đai:

    – Tranh chấp về giao dịch (mua bán) quyền sử dụng đất, nhà ở.

    – Tranh chấp về di sản thừa kế là quyền sử dụng đất.

    – Tranh chấp tài sản chung là quyền sử dụng đất giữa vợ và chồng khi ly hôn.

    Việc phân loại tranh chấp nào là tranh chấp đất đai có ý nghĩa rất quan trọng, vì những lý do sau:

    Trường hợp 1: Tranh chấp đất đai (loại 1) thì sẽ do Luật Đất đai điều chỉnh, cụ thể:

    – Thủ tục giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật Đất đai (buộc phải hòa giải tại UBND cấp xã (xã, phường, thị trấn); Nếu không hòa giải mà khởi kiện tại Tòa án thì Tòa sẽ trả lại đơn khởi kiện.

    – Trường hợp đất tranh chấp mà có giấy chứng nhận hoặc giấy tờ về quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ khác với việc không có giấy tờ.

    Trường hợp 2: Tranh chấp liên quan đến đất đai (loại 2) thì chủ yếu do Bộ luật Dân sự quy định nên thủ tục giải quyết khác (không giải quyết theo thủ tục của Luật Đất đai). Các bên có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án mà không phải thông qua hòa giải tại UBND cấp xã.

    1. Căn cứ pháp lý:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai:

    “Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

    1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.
    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
    3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.
    5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.
      Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

    Thành phần Hội đồng hòa giải gồm:

    + Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng;

    + Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

    + Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;

    + Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;

    + Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

    Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

    – Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành

    1. Nội dung:

    Theo đó, gia đình bạn và gia đình người bác phải tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải tại cơ sở. Nếu không thể tự hòa giải hoặc hòa giải tại cơ sở được thì hai bên phải tiến hành hoà giải tại ủy ban nhân dân cấp xã.

    Do tranh chấp đất của bạn là tranh chấp về quyền sử dụng đất bởi hành vi lấn chiếm của gia đình bác bạn. Khi giải quyết tranh chấp các bên có thể đưa ra sổ đỏ để đối chiếu lại với nhau.

    Tiến hành đo lại đất để xác định lại mảnh đất trên thực tế và mảnh đất được cấp có khớp với nhau không. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên; có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Trường hợp sau khi hoà giải mà các bên giải quyết được tranh chấp. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, về người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp sau khi hoà giải không thể giải quyết dứt điểm sự việc tranh chấp đất đai thì gia đình bạn có thể nộp đơn khởi kiện ra Toà án nhân dân nơi có mảnh đất đó giải quyết về vụ việc tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai vụ mà cụ thể ở đây là tranh chấp về quyền sử dụng đất.

    4.      Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi có Sổ đỏ

    Khi một trong các bên có giấy chứng nhận hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai thì do Tòa án nhân dân nơi có đất xảy ra tranh chấp giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự dưới đây.

    Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

    Chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện, gồm:

    – Đơn khởi kiện theo mẫu.

    – Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ theo quy định tại Điều 100.

    – Biên bản hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

    – Giấy tờ của người khởi kiện: Sổ hộ khẩu; chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân.

    – Các giấy tờ chứng minh khác: Theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, ai khởi kiện vấn đề gì thì phải có tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho chính yêu cầu khởi kiện đó.

    Bước 2. Nộp đơn khởi kiện

    – Nơi nộp: Tòa án nhân dân cấp huyện có đất đang tranh chấp.

    – Hình thức nộp: Nộp bằng 1 trong 3 hình thức sau:

    + Nộp trực tiếp tại Tòa án;

    + Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

    + Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

    – Nếu hồ sơ chưa đủ thì Tòa án yêu cầu bổ sung.

    – Nếu hồ sơ đủ:

    + Tòa thông báo nộp tạm ứng án phí.

    + Người khởi kiện nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa.

    + Sau đó tòa sẽ thụ lý.

    5.      Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi không có Sổ đỏ

    Cách 1: Yêu cầu UBND cấp có thẩm quyền giải quyết

    – Trường hợp 1: Tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết.

    – Trường hợp 2: Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do Chủ tịch UBND cấp tỉnh giải quyết.

    Cụ thể:

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

    Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với giấy tờ như sau:

    + Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    + Biên bản hòa giải tại UBDN cấp xã;

    + Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

    + Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

    Bước 1. Nộp hồ sơ

    Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện.

    Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

    – Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Bước 3: Giải quyết yêu cầu

    – Chủ tịch UBND cấp huyện giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết

    – Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

    + Thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết)

    + Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND ban hành quyết định giải quyết tranh chấp.

    Bước 4. Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành kết quả giải quyết

    Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

    – Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

    – Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

    + Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh

    hoặc

    + Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

    – Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

    Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn thì thời gian thực hiện được tăng thêm 10 ngày.

    Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp tỉnh:

    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ:

    – Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

    – Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc với các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai đối với trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

    – Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

    – Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

    Bước 1: Nộp hồ sơ

    Địa điểm nộp: Tại UBND cấp tỉnh.

    Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

    – Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

    Bước 3: Thủ tục giải quyết

    – Chủ tịch UBND cấp tỉnh giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết.

    – Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ thẩm tra, xác minh vụ việc, tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

    – Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

    Bước 4. Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành kết quả giải quyết

    Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp.

    – Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

    – Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

    + Khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

    hoặc

    + Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp tỉnh).

    – Thời hạn giải quyết không quá 60 ngày, tăng thêm 10 ngày (nếu tranh chấp xảy ra tại các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn).

    Lưu ý: Thời hạn giải quyết tại UBND cấp huyện, cấp tỉnh không tính những thời gian sau:

    + Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;

    + Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;

    + Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

    Cách 2. Khởi kiện tại Tòa án nhân dân.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật 2022

    Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật 2022

    Pháp luật hiện hành 2022 quy định như thế nào về việc Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? 

    Năm 2005, gia đình tôi có mua một mảnh đất của anh Phúc. Việc mua bán được thể hiện bằng giấy viết tay và gia đình tôi hiện vẫn đang sinh sống trên mảnh đất này.

    Năm 2010, anh Phúc được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bao gồm cả diện tích đã bán cho gia đình tôi.

    Năm 2014, anh Phúc chuyển nhượng mảnh đất lại cho anh Khoa và anh Khoa đã được cấp sổ đỏ. Hiện giờ, anh Khoa đang yêu cầu tôi trả lại mảnh đất đó.

    Luật sư cho tôi hỏi, tôi phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình tôi? Tôi có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh Khoa đối với phần diện tích đất mà gia đình tôi đã mua và đang sử dụng được không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định của pháp luật về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, sửa đổi hướng dẫn bởi Nghị định 42/2014/NĐ-CP về Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất:

    “Điều 100. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    1.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có một trong các loại giấy tờ sau đây thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    2.Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều này mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác, kèm theo giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan, nhưng đến trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật và đất đó không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.”

    2. Quy định của pháp luật về thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đất đai năm 2013 (sửa đổi bởi Khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP) về

    Thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã chuyển quyền sử dụng đất nhưng chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định:

    “1. Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này

    thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
    a) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
    b) Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
    c) Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.”

    Trong trường hợp này, gia đình bạn mua đất của anh Phúc vào năm 2005 và sinh sống ổn định trên mảnh đất đấy cho đến nay.

    Vậy việc sử dụng đất do nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất này có trước ngày 01 tháng 01 năm 2008 theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và được gia đình bạn sử dụng ổn định, phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai nêu trên.

    Chính vì vậy, gia đình bạn có đủ điều kiện để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.

    Tuy nhiên sau đó anh Phúc lại làm thủ tục cấp giấy chứng nhận luôn phần đã bán cho bạn và bán toàn bộ cho anh Khoa. Như vậy, hành vi của anh Phúc là hành vi trái quy định pháp luật.

    Do đó, gia đình bạn có quyền khởi kiện Khoa ra Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi cho gia đình mình.

    1. Yêu cầu hủy Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất:

    Về câu hỏi bạn có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của anh Khoa đối với phần diện tích đất của nhà bạn đang sử dụng được không?.

    • Người thứ ba ngay tình:

    Khi chủ thể đã xác lập và thực hiện một giao dịch dân sự nhưng lại không đạt được lợi ích mà mình mong muốn mặc dù họ hoàn toàn thiện chí và ngay thẳng khi tham gia vào giao dịch đó vì những lý do bất khả kháng, hoặc họ không biết trước về hậu quả. Những đối tượng này được quy định trong pháp luật dân sự hiện hành bằng cái tên là người thứ ba ngay tình.

    Người thứ ba ngay tình trước hết là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật đối với tài sản nhưng ngay tình.

    Theo quy định tại điều 165, Bộ luật Dân sự 2015 có hai khái niệm:

    – Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật: là việc chiếm hữu không phù hợp với quy định tại Điều 165 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Chiếm hữu có căn cứ:

    “Điều 165. Chiếm hữu có căn cứ pháp luật

    1.Chiếm hữu có căn cứ pháp luật là việc chiếm hữu tài sản trong trường hợp sau đây:

    a) Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;

    b) Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;

    c) Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;

    d) Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    đ) Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;

    e) Trường hợp khác do pháp luật quy định.

    2.Việc chiếm hữu tài sản không phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều này là chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.”

    Theo đó, Khoản 2 Điều này có quy định chiếm hữu không có căn cứ là việc chiếm hữu tài sản không thuộc những trường hợp sau:

    • Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản;
    • Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
    • Người được chuyển giao quyền chiếm hữu thông qua giao dịch dân sự phù hợp với quy định của pháp luật;
    • Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
    • Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp với điều kiện theo quy định của Bộ luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan;
    • Trường hợp khác do pháp luật quy định.

    – Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình: là người chiếm hữu mà không biết và không thể biết việc chiếm hữu tài sản đó là không có căn cứ pháp luật.

    Người thứ ba ngay tình trong giao dịch dân sự là chủ thể tham gia giao dịch trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, tuân theo các quy định của pháp luật mà không biết và không thể biết đối tượng của giao dịch là tài sản bất minh do chủ sở hữu trước đó xác lập giao dịch dân sự vô hiệu.

    Trong trường hợp này pháp luật không buộc họ biết về sự việc đó.

    • Ở đây sẽ xảy ra 2 trường hợp:

    Trường hợp 1:

    Anh Khoa biết việc anh Phúc đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho gia đình bạn nhưng anh Khoa vẫn mua mảnh đất này, thì anh Khoa không được coi là người thứ ba ngay tình.

    Do đó, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu công nhận hợp đồng chuyển nhượng đất giữa gia đình bạn với anh Phúc và yêu cầu hủy một phần giấy chứng nhận đã cấp cho anh Khoa.

    Trường hợp 2:

    Anh Khoa không biết việc anh Phúc đã chuyển nhượng một phần diện tích đất cho gia đình bạn, do giấy chứng nhận đã cấp mang tên anh Khoa, nên anh Phúc đã tiến hành giao dịch với anh Khoa thì đây được coi là người thứ ba ngay tình và quy định pháp luật bảo vệ quyền lợi cho người thứ ba ngay tình.

    Cụ thể:

    Căn cứ theo Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:

    “Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.
    2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

    1. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.”

    Trong đó, Khoản 3 Điều này quy định chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu trong những trường hợp sau nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại:

    -Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    -Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền

    hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

    Như vậy, trong trường hợp này gia đình bạn không có quyền yêu cầu hủy một phần giấy chứng nhận của anh Khoa do anh Khoa là bên thứ ba ngay tình, nhưng gia đình bạn có quyền yêu cầu anh Phúc phải hoàn trả số tiền mua bán đất và bồi thường thiệt hại cho gia đình bạn theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc?

    Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc?

    Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc? Hình thức di chúc? Di chúc như thế nào được coi là hợp pháp? Người làm chứng cho việc lập di chúc?

    Ngày 15/9/2020, khi đang tham gia giao thông trên đường, anh Hưng đã xảy ra tai nạn giao thông và bị thương rất nặng, mất rất nhiều máu. Trên đường đưa đi cấp cứu, anh có trăn trối lại trước 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng viên rằng:

    “Anh có di nguyện để toàn bộ số tiền tiết kiệm anh có trong ngân hàng cho vợ anh là bà Linh, và để lại ngôi nhà 05 tầng trên diện tích đất 100m2 tại Phường A, Quận B, Tỉnh C cho chị Kiều (người được cho là nhân tình của anh Hưng)”.

    Luật sư cho tôi hỏi, di nguyện của anh Hưng có hợp pháp không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Hình thức di chúc:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Hình thức của di chúc:

    “Điều 627. Hình thức của di chúc
    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

    Theo đó, di chúc có thể được lập bằng hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

    1. Di chúc miệng:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc miệng:

    “Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

    Theo đó, pháp luật quy định trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Trong trường hợp này, anh Hưng bị tai nạn giao thông và bị thương rất nặng, chảy máu rất nhiều, tính mạng của anh Hưng đang bị đe dọa nghiêm trọng và không có khả năng lập di chúc bằng văn bản, anh Hưng hoàn toàn có thể lập di chúc miệng.

    Như vậy, di nguyện của anh Hưng trong trường hợp này hoàn toàn có thể đưa vào di chúc và đảm bảo thực hiện ở dạng di chúc miệng, nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc hợp pháp.

    1. Di chúc hợp pháp:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc hợp pháp:

    “Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1.Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2.Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3.Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4.Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5.Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định di chúc hợp pháp phải thỏa mãn các điều kiện bao gồm người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Trong trường hợp này, anh Hưng hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    1. Thủ tục lập di chúc miệng:

    Khoản 5 Điều này quy định di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp khi:

    Thứ nhất, người lập di chúc miệng (anh Hưng) thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Hai người làm chứng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Người làm chứng cho việc lập di chúc. Cụ thể:

     “Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Thứ hai, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    1. Hồ sơ để công chứng di chúc miệng

    Để di chúc hợp pháp phải chuẩn bị hồ sơ để công chứng di chúc bao gồm:

    • Phiếu yêu cầu công chứng;
    • Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
    • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.

    Nếu tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.

    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ lập di chúc bằng văn bản có công chứng bao gồm:

    • Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
    • Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như CMND/CCCD/Hộ chiếu…
    • Bản di chúc dự thảo (nếu có);
    • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…
    • Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao, bạn phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    • Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
    • Nộp trực tiếp hồ so cho một văn phòng công chứng uy tín, chuyên nghiệp.

    Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

    Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.

    Nếu các giấy tờ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

    Công chứng viên phải giải thích cho bạn hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.

    Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định trong các trường hợp:

    • Có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ;
    • Việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép;
    • Có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
    • Đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể.
    • Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

    Bước 4: Kiểm tra dự thảo di chúc

    • Nếu người lập di chúc tự soạn thảo di chúc thì công chứng viên sẽ phải kiểm tra lại dự thảo di chúc.
    • Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
    • Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    Bước 5: Ký chứng nhận

    • Người lập di chúc phải đọc lại dự thảo di chúc hoặc đề nghị công chứng viên đọc dự thảo di chúc.
    • Nếu người lập di chúc đồng ý với nội dung dự thảo di chúc thì phải ký vào từng trang của di chúc.
    • Công chứng viên sẽ yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

    Bước 6: Trả kết quả công chứng

    • Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc.
    • Với trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có chứng thực

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chứng thực di chúc

    Hồ sơ chứng thực di chúc bao gồm:

    • Dự thảo di chúc;
    • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
    • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

    Trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

    Bước 2: Nộp hồ sơ chứng thực di chúc

    Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

    Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

    • Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực,

    Nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

    • Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu di chúc có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang.
    • Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.

    Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

    • Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí.
    • Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

    Bước 4: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực

    • Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

    Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

    • Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

    Bước 5: Người yêu cầu chứng thực di chúc nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

    • Không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
    • Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
    • Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng
    • Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.

    Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    1. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
    • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
    • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    • Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
    • Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
    1. Kết luận:

    Như vậy, nếu di chúc của anh Hưng thỏa mãn các quy định nêu trên thì di chúc của anh Hưng sẽ hợp pháp và phát sinh hiệu lực sau khi anh Hưng chết.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

    Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

    Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như thế nào?

    Anh Tình, anh Hưng và anh Bách giao kết hợp đồng hợp tác để cùng thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội.

    Theo sự thỏa thuận của các bên, anh Tình góp chiếc xe bán tải mà gia đình anh đang sử dụng, còn anh Hưng và anh Bách mỗi người góp 150 triệu đồng để mua thêm một chiếc xe tải chở hàng loại nhỏ. Ba anh cam kết phải góp tài sản trong vòng thời gian 1 tuần sau khi giao kết hợp đồng hợp tác.

    Tuy nhiên, đến khi hết thời gian góp tài sản, chỉ anh Tình và anh Hưng thực hiện theo đúng cam kết; còn anh Bách thì mới góp được 50 triệu đồng, 100 triệu đồng còn lại anh Bách góp quá thời gian cam kết 3 tuần.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này anh Bách phải có trách nhiệm gì đối với việc chậm góp tiền của mình?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Thế nào là hợp tác?

    Bản chất của hợp tác là sự liên kết của các thành viên cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện công việc đó mỗi thành viên phải đóng góp một phần tài sản theo thỏa thuận và cùng tạo lập nên một khối tài sản chung theo phần của các thành viên.

    Pháp luật không giới hạn tài sản đóng góp, cho nên tài sản đóng góp có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản.

    Việc hình thành khối tài sản chung của nhiều chủ thể cùng đóng góp đặt ra vấn đề làm thế nào để quản lý, sử dụng khối tài sản đó cho phù hợp với lợi ích của nhóm hợp tác, không xâm phạm lợi ích của bất kỳ thành viên nào,….Và quy định của pháp luật đề ra nhằm điều chỉnh và giải quyết các vấn đề trên.

    1. Nội dung cơ bản về tài sản chung của các thành viên:

    Pháp luật ghi nhận tài sản chung của các thành viên bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    -Thứ nhất: cơ sở hình thành tài sản chung của thành viên tổ hợp tác.

    Như đã trình bày ở trên, tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành trên cơ sở đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác như: được tặng cho chung, được thừa kế chung,…

    Việc đóng góp vào tài sản chung phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Tài sản góp chung của mỗi tổ hợp tác là khác nhau, tùy vào quy mô, mục đích hợp tác, số lượng thành viên,….

    Đối với mỗi tổ hợp tác, tỷ lệ vốn góp của mỗi thành thành viên cũng có thể không đều nhau, có thành viên góp nhiều, có thành viên góp ít tùy vào thỏa thuận và khả năng của mỗi thành viên. Quy định này cũng xác định rõ, hình thức sở hữu của các thành viên hợp tác với tài sản chung là hình thức sở hữu chung theo phần.

    Theo đó, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với khối tài sản chung. Tức, các thành viên hợp tác có quyền và nghĩa vụ tương đương với tỷ lệ góp vốn của mình.

    -Thứ hai, hậu quả pháp lý đối với việc chậm góp tiền.

    Riêng đối với đóng góp tài sản chung là tiền, thành viên đóng góp chậm sẽ phát sinh trách nhiệm trả lãi. Quy định này xuất phát từ quy định chung tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về trách nhiệm của chủ thể do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

    Theo đó, thành viên chậm góp tiền sẽ phải trả thêm một khoản lãi trên phần tiền chậm góp tương ứng với thời hạn chậm trả. Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu các bên không thỏa thuận về lãi phải trả thì thành viên chậm góp tiền phải trả một khoản lãi với lãi suất 10%/năm.

    Hợp đồng hợp tác là hợp đồng ưng thuận, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực chủ thể phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ góp tiền, việc chậm thực hiện nghĩa vụ có thể gây thiệt hại cho công việc chung, ảnh hưởng đến lợi ích của cả những thành viên còn lại.

    Chính vì vậy, làm phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm nghĩa vụ. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

    -Thứ ba, định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất và các tài sản khác.

    Đây là những tài sản có giá trị lớn, do đó, việc định đoạt những tài sản này như bán, cho thuê,…phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên.

    Để đảm bảo tính pháp lý, và chắc chắn rằng việc định đoạt tài sản có thỏa thuận của tất cả các thành viên, cũng như tránh việc xảy ra tranh chấp sau này thì thỏa thuận của các bên phải được lập thành văn bản.

    Đối với những tài sản còn lại việc định đoạt tài sản do đại diện các thành viên quyết định trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    -Thứ tư, nguyên tắc phân chia tài sản chung.

    Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng chấm dứt thì không thể phân chia tài sản chung, do đó các bên không thể chia tài sản trong thời hạn thực hiện hợp đồng.

    Tài sản là công cụ để các thành viên thực hiện công việc, sản xuất, kinh doanh để đạt được mục đích của hợp đồng. Việc một bên chia tài sản chung trong thời hạn thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc, khiến cho các bên còn lại không đạt được lợi ích của mình, gây nên thiệt hại lớn.

    Vì vậy, trước khi chấm dứt hợp đồng các bên không được chia tài sản chung, nếu chia trong thời hạn thực hiện hợp đồng thì phải có sự đồng ý, nhất trí của tất cả các thành viên hợp tác. Bởi khi các thành viên còn lại đề thống nhất ý chí, thỏa thuận cho phép phân chia, tức việc chia không làm ảnh hưởng đến lợi ích của ai.

    Bản chất của quy định này là nhằm bảo vệ lợi ích chung nhóm hợp tác, tránh trường hợp một bên đột ngột tự ý chia tài sản gây thiệt hại cho những chủ thể khác.

    -Thứ năm, mối liên hệ giữa phân chia tài sản chung với quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác, theo thỏa thuận của các bên thì tài sản chung có thể được phân chia. Nhưng việc phân chia tài sản chung trong thời hạn thực hiện hợp đồng không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

    Việc chia tài sản có thể do tại thời điểm đó, công việc thực hiện đã không cần đến việc tiếp tục sử dụng tài sản chung nữa, nhưng nghĩa vụ của các thành viên thì vẫn còn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, thỏa thuận chia tài sản của các chủ thể hợp tác không là căn cứ làm chấm dứt hợp đồng hợp tác.

    Do đó, các bên vẫn phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã thỏa thuận cho đến khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

    Những quy định trên là cơ sở pháp lý để các thành viên hợp tác thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi thành viên và là căn cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp nội dung hợp đồng hợp tác không có quy định.

    1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về Tài sản chung của các thành viên hợp tác:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tài sản chung của các thành viên hợp tác.

    “Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác

    1.Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
    Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

    2.Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3.Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

    Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định rõ trong trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

    1. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bộ luật Dân sự 2015:

    Việc trả lãi đối với phần tiền chậm trả sẽ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1.Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2.Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về Lãi suất:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

    Điều 468. Lãi suất:

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
    • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:

    Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; cụ thể:

    “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Như vậy, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức 20%/năm.

    • Trường hợp không có thỏa thuận của các bên:

    Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; cụ thể: 2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, các bên không có thỏa thuận về lãi suất do chậm trả tiền; do đó, mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn, tương đương với 50% của 20%/năm, tức là 10%/năm (theo Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

    Từ các căn cứ nêu trên, số tiền lãi mà anh Bách phải trả do chậm góp số tiền 100 triệu trong vòng 3 tháng được tính là: 100 triệu x (10%/năm :12) x 3 tháng = 2.500.000 đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120