Danh mục: Tư vấn pháp luật

  • Không cho vợ gặp con sau ly hôn có được không? Làm thế nào để hạn chế quyền thăm con của vợ? (2023)

    Không cho vợ gặp con sau ly hôn có được không? Làm thế nào để hạn chế quyền thăm con của vợ? (2023)

    Xin chào. Tôi muốn hỏi một số vấn đề liên quan đến việc nuôi con sau ly hôn. Cụ thể, tôi và vợ cũ đã ly hôn do vợ cũ tôi nghiện rượu nặng. Con tôi hiện đang sống cùng với tôi nhưng tôi không muốn cho con gặp vợ cũ vì sợ cháu bị ảnh hưởng không tốt. Tôi muốn hỏi tôi có thể không cho vợ gặp con không? Có cách nào để hạn chế quyền thăm nom con của vợ cũ tôi không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    2. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

    vợ không đi làm có giành quyền nuôi con khi ly hôn được khôngCăn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn được quy định như sau:

    – Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    – Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    – Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    3. Không cho vợ gặp con sau ly hôn có được không?

    không cho vợ gặp conTheo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    “Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Như vậy, căn cứ vào quy định trên, sau khi ly hôn thì vợ cũ của bạn hoàn toàn có quyền thăm non con mà không ai được phép cản trở.

    4. Làm thế nào để hạn chế quyền thăm con của vợ?

    Theo khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    “3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Theo đó, trường hợp cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm con của người đó.

    Như vậy, trong trường hợp của bạn, nếu việc vợ cũ nghiện rượu nặng và lạm dụng việc thăm nom con để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của bạn thì bạn có thể tiến hành thủ tục yêu cầu tòa án hạn chế quyền thăm nom con của vợ cũ.

    5. Cơ nào có có thẩm quyền hạn chế quyền thăm nom con sau ly hôn?

    mức án phí ly hôn mới nhất năm 2023Theo khoản 4 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:

    “Điều 29. Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án

    4. Yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn

    …”

    Và theo điểm b khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

    “2. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:

    b) Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 của Bộ luật này

    …”

    Theo điểm k khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ như sau:

    “2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    k) Tòa án nơi cha hoặc mẹ của con chưa thành niên cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn.

    …”

    Đồng thời, theo điểm c khoản 2 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau:

    “2. Người yêu cầu có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

    c) Đối với yêu cầu hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên hoặc quyền thăm nom con sau khi ly hôn thì người yêu cầu có thể yêu cầu Tòa án nơi người con cư trú giải quyết

    …”

    Như vậy, cơ quan có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hạn chế thăm nom sau ly hôn là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn hoặc vợ cũ của bạn cư trú, làm việc. Ngoài ra, nếu nơi cư trú của con bạn khác với cả hai địa điểm trên thì bạn có thể nộp đơn yêu cầu tại Tòa án cấp huyện nơi con bạn cư trú để giải quyết.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mức cấp dưỡng hằng tháng mà chồng phải lo cho con sau ly hôn là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Ly hôn khi một bên vắng mặt do đi làm ăn xa và không liên lạc được thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? (2023)

    Ly hôn khi một bên vắng mặt do đi làm ăn xa và không liên lạc được thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? (2023)

    Tôi và chồng kết hôn từ năm 2018, 2 vợ chồng chung sống hạnh phúc đến cuối năm 2022 vừa rồi thì chồng tôi đòi ly hôn. Chồng đã viết giấy ly hôn 2 người đã ký và gửi tòa nhưng tòa chưa giải quyết, hiện nay chồng tôi đi làm xa nhà và không liên lạc được. Vậy Tòa xử lý sao trong trường hợp ly hôn khi một bên vắng mặt do đi làm xa?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    2. Các trường hợp ly hôn theo quy định pháp luật

    ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoàiCăn cứ theo Điều 55, Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì sẽ có 2 trường hợp ly hôn là thuận tình ly hôn và ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    “Điều 55. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

    Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.”

    3. Hòa giải khi ly hôn được quy định như thế nào?

    ly hôn khi một bên vắng mặtTheo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì thủ tục hòa giải tại Tòa án sau khi Tòa án tiến hành thụ lý đơn ly hôn là một thủ tục bắt buộc không kể đó là ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương. Cụ thể quy định như sau:

    “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

    Cụ thể thủ tục hòa giải sẽ tuân thủ theo nguyên tắc được quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    “1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

    2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

    Bạn có thể tham khảo các trường hợp không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải tại Điều 206 và 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Theo quy định trên thì nếu như 1 bên vợ hoặc chồng vắng mặt tại buổi hòa giải nhưng có lý do chính đáng hoặc đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2 mà vẫn cố tình vắng mặt thì vụ việc hòa giải sẽ không thể tiến hành được.

    Tuy nhiên, việc ly hôn vẫn sẽ tiến hành như bình thường theo đúng quy định của pháp luật khi chồng vắng mặt không có lý do.

    4. Thuận tình ly hôn khi một bên vắng mặt do đi làm xa thì Tòa án có được phép đình chỉ giải quyết không?

    Căn cứ theo Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

    “1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.”

    Như vậy, Tòa án chỉ công nhận sự thuận tình ly hôn của các đương sự khi một bên vắng mặt nếu người đó có đơn xin xét xử vắng mặt.

    Khi không liên lạc được với người chồng sau hai lần triệu tập thì Tòa sẽ căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 để đình chỉ giải quyết:

    “1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

    […] c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;”

    Như vậy sau 2 lần triệu tập nhưng người chồng vẫn vắng mặt và không đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết.

    Tóm lại trường hợp của em gái bạn là thuận tình ly hôn nhưng người chồng không có đơn xin xét xử vắng mặt thì tòa án sẽ không công nhận và sẽ đình chỉ giải quyết.

    Để được ly hôn trong trường hợp này thì người chồng phải làm đơn xin xét xử vắng mặt từ đó Tòa mới có cơ sở để giải quyết cho trường hợp của bạn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ly hôn khi một bên vắng mặt do đi làm ăn xa và không liên lạc được thì Tòa án sẽ giải quyết như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Tài sản nhận được khi ly hôn là bất động sản thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hay không? (2023)

    Tài sản nhận được khi ly hôn là bất động sản thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hay không? (2023)

    Trường hợp ly hôn tôi muốn nhận tài sản là căn nhà mà vợ chồng đang ở nhưng nó có giá trị hơn một nửa số tài sản chung đang có thì phải giải quyết thế nào? Tài sản nhận được khi ly hôn là bất động sản thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hay không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    2. Các yếu tố nào sẽ ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn?

    Căn cứ Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

    “Điều 7. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:

    a) “Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng” là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

    b) “Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

    c) “Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập” là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.

    Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

    Ví dụ: Vợ chồng có tài sản chung là một chiếc ô tô người chồng đang chạy xe taxi trị giá 400 triệu đồng và một cửa hàng tạp hóa người vợ đang kinh doanh trị giá 200 triệu đồng. Khi giải quyết ly hôn và chia tài sản chung, Tòa án phải xem xét giao cửa hàng tạp hóa cho người vợ, giao xe ô tô cho người chồng để họ tiếp tục kinh doanh, tạo thu nhập. Người chồng nhận được phần giá trị tài sản lớn hơn phải thanh toán cho người vợ phần giá trị là 100 triệu đồng.

    d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

    Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

    …”

    Theo đó, các yếu tố vừa nêu trên sẽ ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

    3. Trường hợp một bên muốn nhận phần tài sản là hiện vật khi ly hôn có giá trị lớn hơn phần mình được nhận thì giải quyết thế nào?

    ly hôn giả tạoCăn cứ Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc phân chia tài sản vợ chồng khi ly hôn như sau:

    “Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    …”

    Việc phân chia tài sản là do sự thỏa thuận giữa hai vợ chồng quyết định. Trường hợp bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    Như vậy, nếu bạn muốn nhận tài sản là ngôi nhà mà vợ chồng bạn đang ở thì bạn phải thanh toán lại cho chồng mình phần chênh lệch của ngôi nhà đối với giá trị phần tài sản mà bạn nhận được.

    4. Tài sản nhận được khi ly hôn là bất động sản thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hay không?

    tài sản nhận đượcCăn cứ Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập được miễn thuế như sau:

    “Điều 3. Các khoản thu nhập được miễn thuế

    1. Căn cứ quy định tại Điều 4 của Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 4 của Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập được miễn thuế bao gồm:

    a) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; bố vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh chị em ruột với nhau.

    Trường hợp bất động sản (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai, công trình xây dựng hình thành trong tương lai theo quy định pháp luật về kinh doanh bất động sản) do vợ hoặc chồng tạo lập trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, khi ly hôn được phân chia theo thỏa thuận hoặc do tòa án phán quyết thì việc phân chia tài sản này thuộc diện được miễn thuế.

    …”

    Theo đó, đối với tài sản là bất động sản khi ly hôn sẽ thuộc diện miễn thuế thu nhập cá nhân.

    Về lệ phí trước bạ: Theo quy định về các trường hợp tại Điều 10 Nghị định 10/2022/NĐ-CP có quy định được miễn đối với trường hợp tài sản sau khi ly hôn, tài sản phân chia cho vợ, chồng khi ly hôn theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Vì vậy, trường hợp tài sản sau ly hôn được miễn lệ phí trước bạ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tài sản nhận được khi ly hôn là bất động sản thì có được miễn thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ hay không? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? (2023)

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? (2023)

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? Cụ thể, tôi kết hôn vào năm 2015, và hiện tại tôi có ý định muốn ly hôn. Tuy nhiên, chồng của tôi hiện tại đã qua Pháp định cư. Vậy cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi phải thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu như thế nào?

    vợ chết có cần làm thủ tục ly hônCăn cứ Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

    2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

    3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

    Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 56 nêu trên.

    Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 56 nêu trên.

    2. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    ra nước ngoài định cưNếu người vợ/chồng biết rõ địa chỉ hiện tại của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc.

    Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự như sau:

    Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    ….

    Nếu triệu tập hợp lệ 2 lần mà chồng/vợ tại nước ngoài vẫn không có mặt thì Tòa án có thể xử vắng mặt người chồng/vợ tại nước ngoài theo điểm b khoản 2 Điều 227 nêu trên.

    Như vậy, trong trường hợp bạn xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn ở nước ngoài thì bạn thực hiện trình tự, thủ tục ly hôn như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Đồng thời, bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp Tòa án đã triệu tập 2 lần mà chồng bạn không có mặt thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt chồng bạn.

    3. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi không xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    Căn cứ Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

    Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Theo đó, người vợ/chồng có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt theo quy định từ Điều 381 đến 386 Bộ luật tố tụng dân sự.

    Căn cứ Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tuyên bố mất tích như sau:

    Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    2. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    ….

    Theo đó, nếu sau khi Tòa án đã thông báo tìm kiếm người vắng mặt mà vẫn không tìm được người chồng/vợ tại nước ngoài và trong vòng 2 năm không có tin tức của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng tại Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng/vợ tại nước ngoài theo Điều 68 nêu trên và yêu cầu được ly hôn để tòa án giải quyết.

    Như vậy, thủ tục ly hôn trong trường hợp bạn không xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn tại nước ngoài thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt.

    Khi người đó đã mất tích 02 năm mà không hề có tin tức dù đã áp dụng hết các biện pháp tìm kiếm nhưng không được thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.

    Lúc này bạn xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn cho bạn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn (2023)

    Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con khi ly hôn (2023)

    Bên cạnh vấn đề tranh chấp tài sản thì tranh chấp quyền nuôi con cũng là vấn đề phát sinh khá phổ biến giữ các cặp vợ chồng khi ly hôn. Gần như hầu hết tất cả mọi người đều muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con khi ly hôn?

    Để giải đáp vấn đề này, Công ty Luật TNHH PT sẽ cung cấp những thông tin quan trọng cũng như liên quan đến vấn đề này tới các cặp vợ chồng đang vướng mắc và lợi ích, sự cần thiết khi có luật sư tư vấn giành quyền nuôi con trong bài viết dưới đây!

    Điều kiện để được giành quyền nuôi contranh chấp

    Theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình thì sau khi ly hôn cha mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, người đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự hoặc ngươi chưa thành niên không có khả năng làm việc và không có  tài sản để tự nuôi mình.

    Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp giành quyền nuôi con cũng như nghĩa vụ và quyền của mỗi bên sau khi ly hôn với con. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho bên trực tiếp nuôi dưỡng căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con.

    Nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Giải quyết tranh chấp nuôi con dưới 36 tháng tuổi

    Nếu có con dưới 36 tháng tuổi mà xảy ra tranh chấp, hai vợ chồng không thỏa thuận được quyền nuôi con, Tòa án sẽ quyết định ai là người được hưởng quyền nuôi con dựa trển khả năng tài chính, điều kiện nuôi con, nghề nghiệp, phẩm chất đạo đức, yếu tố lỗi trong việc dẫn đến ly hôn…

    Tranh chấp quyền nuôi con từ 7 tuổi trở lên

    Trong trường hợp này cần xem xét nguyện vọng, ý kiến của con muốn ở với ai vì ở độ tuổi này con đã có nhận thức, có khả năng cân nhắc xem ở với bố hay mẹ. Tuy nhiên tòa vẫn sẽ xem xét các yếu tồ về điều kiện nuôi con của bố mẹ để đảm bảo con được nuôi dưỡng, phát triển thuận lợi nhất.

    Khó khăn khi giành quyền nuôi con

    Khi quyết định sẽ tranh chấp quyền nuôi con, chắc chắn nhiều người sẽ gặp khó khăn, đó có thể là về việc chuẩn bị giấy tờ, thủ tục; khó khăn trong việc thương lượng với đối phương hay chính là gặp khó khăn vì không hiểu biết về pháp luật Hôn nhân và gia đình.

    Quy trình giải quyết tranh chấp quyền nuôi con

    Trươc tiên bạn cần nộp hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang cư trú. Sau khi đã nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Hoàn thành xong thủ tục nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai thu tiền về Tòa án thì Tòa sẽ thụ lý vụ án và ra thông báo về thời gian, những người tham gia giải quyết vụ án.

    Vì sao nên mời Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly  hôn?

    Luật sư là người am hiểu về pháp luật Hôn nhân và gia đình, sẽ giúp bạn chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu và các thủ tục tố tụng. Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ ly hôn, chúng tôi sẽ cùng khách hàng tiến hành thủ tục nộp đơn ly hôn tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Trong các giai đoạn tố tụng tại Tòa án, Luật sư, Chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ luôn đồng hành cùng khách hàng để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

    Công ty luật TNHH PT là đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn ly hôn, làm thủ tục ly hôn nhanh nhất tại Hà Nội.

    – Ly hôn thuận tình nhanh nhất

    – Ly hôn đơn phương nhanh nhất

    – Ly hôn với người nước ngoài nhanh nhất tại Việt Nam

    CÔNG TY LUẬT TNHH PT

    Địa chỉ: P.906 tầng 09 toà CT4-1, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    Email: congtyluatpt@gmail.com

    Website: https://luatpt.com.vn/

    Điện thoại: 088.8181.120

     

  • Có cần tiến hành hòa giải nếu thuận tình ly hôn? Những trường hợp ly hôn nào không tiến hành hòa giải? (2023)

    Có cần tiến hành hòa giải nếu thuận tình ly hôn? Những trường hợp ly hôn nào không tiến hành hòa giải? (2023)

    tiến hành hòa giảiTiến hành hòa giải khi ly hôn thuận tình

    Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Luật Hôn nhân và gia đình 2014quy định như sau:

    “Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

    Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

    Bên cạnh đó, tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng có quy định rằng:

    “Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

    Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

    Thêm nữa, tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

    “Điều 55. Thuận tình ly hôn

    Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

    Như vậy, tóm lại hiểu rằng khi ly hôn, pháp luật không bắt buộc phải hòa giải cơ sở mà chỉ khuyến khích các bên đạt được thỏa thuận, tự nguyện giải quyết tranh chấp, mâu thuẫn với nhau.

    Tuy nhiên, sau khi nộp đơn xin ly hôn thì Tòa án bắt buộc phải tiến hành hòa giải theo quy định tại Điều 54 quy định trên.

    Đơn phương ly hôn có nhất thiết phải hòa giải hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 205 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

    1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

    2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

    Như vậy, trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án. Do đó, trong vụ án ly hôn đơn phương, nếu muốn ly hôn mà không cần hòa giải thì một trong hai bên vợ chồng có thể làm đơn đề nghị không hòa giải gửi đến Tòa án.

    Riêng bị đơn trong yêu cầu ly hôn đơn phương có thể vắng mặt sau 02 lần Tòa án triệu tập hòa giải hợp lệ thì sẽ không hòa giải được.

    Những trường hợp ly hôn nào không tiến hành hòa giải?không biết nơi cư trú

    Cụ thể, sẽ có 04 trường hợp ngoại lệ mà Tòa án không tiến hành thủ tục hòa giải đối với vụ việc ly hôn tại Điều 207 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015, gồm:

    • Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt;
    • Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng;
    • Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự;
    • Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Như vậy, khi hai vợ chồng muốn thuận tình ly hôn không cần tiến hành hòa giải thì vợ hoặc chồng có thể làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải.

    Trường hợp vợ hoặc chồng muốn đơn phương ly hôn mà không cần tiến hành hòa giải thì một trong hai bên có thể tiến hành làm đơn đề nghị không tiến hành hòa giải ly hôn hoặc vắng mặt sau 02 lần bị Tòa án triệu tập hợp lệ thì Tòa sẽ không tiến hành hòa giải.

    Ngoài ra, trường hợp vợ/chồng là người mất năng lực hành vi dân sự hoặc không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng thì Toà án cũng sẽ không tiến hành hòa giải.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có cần hòa giải nếu thuận tình ly hôn? Những trường hợp ly hôn nào không tiến hành hòa giải? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận thanh xuân

  • Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Đứng tên tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân để đề phòng ly hôn như thế nào? (2023)

    Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Đứng tên tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân để đề phòng ly hôn như thế nào? (2023)

    tài sản riêng trước hôn nhân
     

    Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được pháp luật quy định 

    Khi kết hôn và xác lập quan hệ vợ chồng, kể từ thời điểm đó, pháp luật ghi nhận chế định về Tài sản chung của vợ chồng được hình thành trên căn cứ hôn nhân. Tuy nhiên, trong thời kỳ hôn nhân sẽ vẫn tồn tại chế định về “Tài sản riêng của vợ, chồng” nhằm phân định rõ ràng quyền lợi riêng của mỗi bên vợ, chồng.

    Căn cứ theo Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

    • Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
    • Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
    • Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này;
    • Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.

    Xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

    Một trong các cơ sở để xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân là dựa vào nguồn gốc hình thành, sở hữu tài sản đó.

    • Tài sản đó có phải của ông bà tổ tiên để lại hay của bố, mẹ, người thân tặng cho riêng cá nhân, hay là người được thừa kế.
    • Nếu tài sản đó được mua bằng tiền thì tiền đó từ đâu mà có, nếu từ tiền riêng của cá nhân, từ tài sản riêng của cá nhân hay nói cách khác phải xác định tài sản đó có phải là tài sản được hình thành từ tài sản riêng của cá nhân hay không?
    • Đã có cơ quan nào xác nhận là tài sản riêng hay chưa?

    Một cách nữa đó là xác định tài sản riêng dựa vào thỏa thuận. Yếu tố quyết định nhất trong việc xác định tài sản riêng của vợ chồng vẫn là “Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng”. Nếu các bên có thỏa thuận hợp pháp về việc phân định tài sản chung, tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân thì yếu tố nguồn gốc tài sản hay thời điểm tạo lập tài sản cũng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều.

    Pháp luật vẫn đặt quyền tự do ý chí, tự do thỏa thuận của vợ chồng ở vị trí cao nhất và được tôn trọng nhất. Vậy nên, về tài sản nếu muốn rõ ràng tài sản chung, riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì vợ chồng nên có thỏa thuận minh bạch, cụ thể với nhau.

    Vợ chồng có thể thỏa thuận phân chia tài sản chung, riêng bằng các hình thức sau:

    Cách đứng tên trong tài sản riêng để đề phòng ly hôn như thế nào?

    Phương án thứ nhất: Vợ chồng lập văn bản thỏa thuận tài sản riêng, có cơ quan công chứng chứng nhận (khoản 1 Điều 38 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014). Hồ sơ chứng nhận văn bản thỏa thuận tài sản riêng bao gồm:

    – Văn bản thỏa thuận tài sản riêng (theo mẫu Phòng Công chứng)

    – Giấy tờ hợp lệ về tài sản,

    – Hộ khẩu,

    – Giấy chứng minh nhân dân,

    – Giấy chứng nhận kết hôn của hai vợ chồng.

    Phương án thứ hai: Vợ chồng làm Giấy cam kết, rằng tài sản mà vợ hoặc chồng đứng tên là tài sản riêng của cá nhân một trong hai (Điều 43 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014), được mua bằng nguồn tiền riêng, người còn lại không có đóng góp công sức, tiền của gì cả và khẳng định có toàn quyền định đoạt về sau này.

    Giấy cam kết này do vợ/chồng tự viết (hoặc đánh máy), có xác nhận chữ ký tại UBND cấp xã, phường nơi 2 vợ chồng cư trú.

    Nếu tài sản riêng là quyền sử dụng đất, có thể thực hiện cách thức sau: Bố mẹ đẻ vợ hoặc chồng sẽ mua mảnh đất đó và đứng tên ông bà. Sau đấy họ làm thủ tục tặng, cho hợp pháp quyền sử dụng đất cho con, rồi để tên một mình bạn trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    Việc tặng cho quyền sử dụng đất giữa cha mẹ và con được miễn thuế thu nhập cá nhân và thuế trước bạ, vì thế sẽ không phải lo lắng nhiều về các chi phí phát sinh. (khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007)

    Việc tặng cho hợp pháp được thực hiện bởi phòng công chứng nên sẽ được lưu trữ bản hợp đồng tặng cho này. Đây là tài liệu quan trọng chứng minh rằng được tặng cho riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân và đây là tài sản riêng của cá nhân vợ hoặc chồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận thanh xuân

  • Thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt là khi nào? Vợ chết có cần làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn với người khác hay không? (2023)

    Thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt là khi nào? Vợ chết có cần làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn với người khác hay không? (2023)

    Vợ tôi đã qua đời hơn 1 năm, hiện tại tôi chuẩn bị kết hôn với người khác. Cho tôi hỏi là vợ chết có cần làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn với người khác hay không? Kết hôn theo quy định hiện nay cần đáp ứng các điều kiện gì? 

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    2. Thời điểm quan hệ hôn nhân chấm dứt là khi nào?

    vợ chết có cần làm thủ tục ly hônCăn cứ vào Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về thời điểm chấm dứt hôn nhân như sau:

    Thời điểm chấm dứt hôn nhân

    Hôn nhân chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết.

    Trong trường hợp Tòa án tuyên bố vợ hoặc chồng là đã chết thì thời điểm hôn nhân chấm dứt được xác định theo ngày chết được ghi trong bản án, quyết định của Tòa án.

    Theo quy định nêu trên, thì sẽ có hai trường hợp để xem xét quan hệ hôn nhân chấm dứt đó là:

    – Khi vợ/chồng chết trên thực tế (cái chết sinh học): Trong trường hợp này thì hôn nhân sẽ chấm dứt kể từ thời điểm vợ hoặc chồng chết (quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt theo ngày, tháng, năm chết của vợ/chồng được ghi trong giấy chứng tử).

    – Khi Toà án tuyên bố vợ/chồng đã chết (cái chết pháp lý): Ngày chết sẽ được ghi trong bản án, quyết định tuyên bố một người đã chết đã có hiệu lực của Toà án sẽ là thời điểm hôn nhân chấm dứt.

    3. Vợ chết có cần làm thủ tục ly hôn trước khi tái hôn với người khác hay không?

    không biết nơi cư trúTừ quy định tại Điều 65 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã nêu trên thì khi vợ/chồng chết trên thực tế (cái chết sinh học) và khi Toà án tuyên bố vợ/chồng đã chết (cái chết pháp lý) thì quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt.

    Cụ thể Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định:

    Tuyên bố chết

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

    a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.

    2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Khi vợ/chồng chết, quan hệ hôn nhân sẽ chấm dứt nên người còn lại không cần thực hiện thủ tục ly hôn tại Toà án.

    Như vậy, khi vợ hoặc chồng chết thì quan hệ hôn nhân của người đó với người cò lại sẽ chấm dứt (hiển nhiên chấm dứt, không cần thực tục ly hôn tại Tòa án nữa).

    Do đó, để làm thủ tục kết hôn khi vợ chết, người chồng không cần phải làm thủ tục ly hôn mà chỉ cần đáp ứng điều kiện kết hôn và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn theo quy định là được.

    4. Để được đăng ký kết hôn thì cần phải đáp ứng các điều kiện gì?

    đăng ký kết hôn lưu độngTheo quy định hiện hành thì để được đăng ký kết hôn thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    – Điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau:

    Điều kiện kết hôn

    1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

    a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

    b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

    c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

    d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

    2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

    – Hồ sơ đăng ký kết hôn quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP và Điều 30 Nghị định 123/2015/NĐ-CP;

    – Cơ quan đăng ký kết hôn quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch 2014 và Điều 37 Luật Hộ tịch 2014.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mức cấp dưỡng hằng tháng mà chồng phải lo cho con sau ly hôn là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Muốn làm thủ tục ly hôn nhưng bỏ qua giai đoạn hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết thì có được pháp luật cho phép không? (2023)

    Muốn làm thủ tục ly hôn nhưng bỏ qua giai đoạn hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết thì có được pháp luật cho phép không? (2023)

    Theo tôi được biết, thủ tục ly hôn tại Tòa sẽ trải qua giai đoạn hòa giải. Tôi muốn ly hôn với người chồng hiện tại, vậy tôi có thể ly hôn mà không bỏ qua giai đoạn hoà giải để rút ngắn thời gian có được không?

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    2. Ly hôn là gì?

    Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân gia đình 2014, ly hôn được định nghĩa như sau:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.”

    3. Thẩm phán có cần tiến hành hòa giải khi ly hôn tại Toà án không? 

    Theo quy định tại Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán có nhiệm vụ tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, cụ thể như sau:

    “Điều 203. Thời hạn chuẩn bị xét xử

    1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:

    a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;

    b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.

    Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.

    Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;

    b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;

    c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;

    d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

    đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;

    e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;

    h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.

    3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

    a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;

    b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

    c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;

    d) Đưa vụ án ra xét xử.

    4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.”

    4. Hòa giải được tiến hành theo nguyên tắc nào?

    vay tín dụng chếtCăn cứ quy định tại Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, hòa giải được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:

    “Điều 205. Nguyên tắc tiến hành hòa giải

    1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.

    2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;

    b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.”

    5. Những vụ án ly hôn nào không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được? Muốn làm thủ tục ly hôn nhưng bỏ qua giai đoạn hoà giải được không?

    đòi nợ doanh nghiệpTheo quy định tại Điều 206, 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về những vụ án dân sự không được hòa giải và không tiến hành hòa giải được như sau:

    “Điều 206. Những vụ án dân sự không được hòa giải

    1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

    2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.”

    “Điều 207. Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được

    1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.

    2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.

    3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.

    4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.”

    Như vậy, Tòa án có nhiệm vụ tiến hành hòa giải trong vụ án ly hôn để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được. Trường hợp của bạn muốn ly hôn nhưng bỏ qua thủ tục hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết thì bạn có thể đề nghị không tiến hành hòa giải, khi đó vụ án ly hôn của bạn sẽ thuộc trường hợp vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được theo quy định trên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Muốn làm thủ tục ly hôn nhưng bỏ qua giai đoạn hòa giải để rút ngắn thời gian giải quyết thì có được pháp luật cho phép không? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Ly hôn có yếu tố nước ngoài đồng thời có bất động sản ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nào? (2023)

    Ly hôn có yếu tố nước ngoài đồng thời có bất động sản ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nào? (2023)

    Việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết như thế nào? Hai người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam và có bất động sản ở Việt Nam thì khi ly hôn Tòa án của Việt Nam có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn này không? Mong được hỗ trợ, xin chân thành cảm ơn!

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

    2. Việc ly hôn có yếu tố nước ngoài được giải quyết như thế nào?

    bất động sản ở việt namTheo khoản 25 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

    “Quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình mà ít nhất một bên tham gia là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; quan hệ hôn nhân và gia đình giữa các bên tham gia là công dân Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài.”

    Căn cứ theo quy định trên, trường hợp hai người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam muốn ly hôn được xác định là ly hôn có yếu tố nước ngoài.

    Căn cứ theo Điều 127 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

    “Điều 127. Ly hôn có yếu tố nước ngoài

    1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

    2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú ở Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì giải quyết theo pháp luật Việt Nam.

    3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.”

    Theo đó, việc ly hôn giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam theo quy định của Luật này.

    3. Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết ly hôn trong trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài?

    thạch thấtTại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

    “3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.”

    Căn cứ quy định theo Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

    “Điều 37. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh

    1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:

    a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

    b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;

    c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.

    2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.”

    Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết các vụ án ly hôn nếu có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài.

    4. Ly hôn có yếu tố nước ngoài có bất động sản ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nào?

    áp dụng biện pháp khẩn cấpTheo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

    “Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

    1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

    a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

    b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;

    c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

    Theo đó, việc người nước ngoài cư trú có thời hạn ở Việt Nam ly hôn có bất động sản tại Việt Nam thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ly hôn có yếu tố nước ngoài đồng thời có bất động sản ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!