Trung tâm phát triển quỹ đất là gì? Có nhiệm vụ, quyền hạn gì?Pháp luật hiện hành 2022 quy định như thế nào về trung tâm phát triển quỹ đất?
Trung tâm phát triển quỹ đất là tổ chức thường xuyên thực hiện các việc như bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc đấu giá quyền sử dụng đất. Vậy, Trung tâm phát triển quỹ đất là gì và có nhiệm vụ, quyền hạn như thế nào?
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Trung tâm phát triển quỹ đất là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về Vị trí, chức năng của trung tâm phát triển quỹ đất:
“Điều 1. Vị trí, chức năng
- Trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
- Trung tâm phát triển quỹ đất có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng; được Nhà nước bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định trung tâm phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác trong lĩnh vực đất đai.
Trung tâm phát triển quỹ đất có thể có các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất. Tuy nhiên, không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh.
Có thể thấy, Trung tâm phát triển quỹ đất là tổ chức thực hiện một số dịch vụ trong lĩnh vực đất đất nhưng không tham gia vào thủ tục cấp Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
2. Trung tâm phát triển quỹ đất khác với Tổ chức phát triển quỹ đất?
Để hiểu rõ Trung tâm phát triển quỹ đất khác gì với tổ chức phát triển quỹ đất cần hiểu rõ vị trí, chức năng của hai tổ chức này.
Về vị trí: Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP về Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai:
“Điều 5. Thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai
- Văn phòng đăng ký đất đai:
a) Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập hoặc tổ chức lại trên cơ sở hợp nhất Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường và các Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường hiện có ở địa phương; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật.
Văn phòng đăng ký đất đai có chức năng thực hiện đăng ký đất đai và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai; cung cấp thông tin đất đai theo quy định cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;
b) Văn phòng đăng ký đất đai có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai được thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng đăng ký đất đai theo quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Kinh phí hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Tổ chức phát triển quỹ đất:
a) Tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác.
b) Kinh phí hoạt động của Tổ chức phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Các hoạt động dịch vụ trong lĩnh vực đất đai, bao gồm:
a) Điều tra, đánh giá đất đai; cải tạo đất;
b) Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
c) Đo đạc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, lập hồ sơ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
d) Tư vấn xác định giá đất;
đ) Đấu giá quyền sử dụng đất;
e) Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính quy định cụ thể về cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai, Tổ chức phát triển quỹ đất.
4. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao.”
Trong đó, Điểm a Khoản 2 Điều này quy định tổ chức phát triển quỹ đất là đơn vị sự nghiệp công được thành lập theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập; có tư cách pháp nhân, có trụ sở, con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động theo quy định của pháp luật; có chi nhánh tại các quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Đối với địa phương đã có Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện thì tổ chức lại Tổ chức phát triển quỹ đất trên cơ sở hợp nhất Tổ chức phát triển quỹ đất cấp tỉnh và cấp huyện hiện có.
Về chức năng: Tổ chức phát triển quỹ đất có chức năng tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất; tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân; tổ chức thực hiện việc đấu giá quyền sử dụng đất và thực hiện các dịch vụ khác. (Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).
Theo đó, về cơ bản chức năng của hai tổ chức này là giống nhau, đều là tổ chức thực hiện dịch vụ trong lĩnh vực đất đai. Điều này xuất phát quy định Tổ chức phát triển quỹ đất được thành lập hoặc tổ chức lại để thay thế Trung tâm phát triển quỹ đất. Thời gian chưa thành lập hoặc chưa tổ chức lại thì Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập vẫn được tiếp tục hoạt động.
Nội dung này được quy định rõ tại Khoản 5 Điều 5 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
“5. Văn phòng đăng ký đất đai và Tổ chức phát triển quỹ đất phải được thành lập hoặc tổ chức lại trước ngày 31 tháng 12 năm 2015. Trong thời gian chưa thành lập hoặc tổ chức lại các tổ chức theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất đã thành lập được tiếp tục hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ đã được giao”.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ đất
Nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm phát triển quỹ đất được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC như sau:
– Lập kế hoạch tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
– Lập, tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Lập dự án đầu tư và tổ chức xây dựng kết cấu hạ tầng trên đất để tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao.
– Tổ chức thực hiện việc đầu tư xây dựng tạo lập và phát triển quỹ nhà, đất tái định cư để phục vụ Nhà nước thu hồi đất và phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương khi được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giao.
– Thực hiện việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Quản lý quỹ đất đã được giải phóng mặt bằng, quỹ đất nhận chuyển nhượng nhưng chưa có dự án đầu tư hoặc chưa đấu giá quyền sử dụng đất; đất đã thu hồi và thuộc trách nhiệm quản lý của Tổ chức phát triển quỹ đất theo quy định của Luật Đất đai.
– Tổ chức thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
– Lập phương án sử dụng khai thác quỹ đất được giao quản lý nhưng chưa có quyết định giao đất, cho thuê đất.
– Thực hiện các dịch vụ trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; đấu giá quyền sử dụng đất; dịch vụ tư vấn xác định giá đất, trừ các trường hợp Nhà nước định giá đất; cung cấp thông tin về địa điểm đầu tư, giá đất và quỹ đất cho các tổ chức, cá nhân theo yêu cầu.
– Được cung cấp hồ sơ, bản đồ, thông tin, số liệu đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.
– Liên doanh, liên kết, hợp tác với các tổ chức kinh tế, cá nhân để thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước; quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ đối với đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của pháp luật khác có liên quan.
– Được ký hợp đồng thuê các tổ chức, cá nhân làm tư vấn hoặc thực hiện các nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện việc thu phí, lệ phí theo quy định của pháp luật.
– Quản lý viên chức, người lao động, tài chính và tài sản thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất theo quy định của pháp luật; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành về các lĩnh vực công tác được giao.
-
Cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất
Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 16/2015/TTLT-BTNMT-BNV-BTC quy định về cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất như sau:
– Lãnh đạo Trung tâm phát triển quỹ đất:
Trung tâm phát triển quỹ đất có Giám đốc và không quá 02 Phó Giám đốc. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, phù hợp với tiêu chuẩn chức danh theo quy định.
– Cơ cấu tổ chức
+ Phòng Hành chính – Tổng hợp;
+ Phòng Kế hoạch – Tài chính;
+ Phòng Bồi thường và Giải phóng mặt bằng;
+ Phòng Quản lý và Phát triển quỹ đất;
+ Phòng Kỹ thuật và Thông tin đất đai;
+ Các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất (không nhất thiết ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đều thành lập Chi nhánh), trong đó Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất tại các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là đơn vị hạch toán phụ thuộc;
Có con dấu riêng và được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bố trí văn phòng, trang thiết bị làm việc theo quy định của pháp luật. Chi nhánh có Giám đốc, không quá 02 Phó Giám đốc và các viên chức chuyên môn.
– Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Trung tâm phát triển quỹ đất và các Chi nhánh thuộc Trung tâm phát triển quỹ đất.
Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng của Trung tâm phát triển quỹ đất và Giám đốc, Phó Giám đốc Chi nhánh Trung tâm phát triển quỹ đất thực hiện theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
– Số lượng người làm việc của Trung tâm phát triển quỹ đất được giao trên cơ sở danh mục vị trí việc làm gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế sự nghiệp của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được cấp có thẩm quyền phê duyệt hàng năm.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888181120