Danh mục: Tin tức và sự kiện

  • Có được bồi thường thiệt hại do cây cối nhà hàng xóm đổ, gãy ra hay không? Trách nhiệm của chủ sở hữu được quy định như thế nào?

    Có được bồi thường thiệt hại do cây cối nhà hàng xóm đổ, gãy ra hay không? Trách nhiệm của chủ sở hữu được quy định như thế nào?

    Câu hỏi: Mùa mưa bão sắp tới, lo sợ cây bên nhà hàng xóm sẽ đổ sang nhà mình nên nhiều lần tôi đã nhiều lần yêu cầu nhà hàng xóm thực hiện việc tỉa cành gọn gàng để tránh nguy hiểm nhưng nhà bên cứ chần chờ không thực hiện. Tôi có thể nhờ chính quyền can thiệp được không? Nếu cây đổ gây thiệt hại thì họ có phải bồi thường không?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật Dân sự 2015 

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Theo đó, bồi thường thiệt hại là hình thức trách nhiệm dân sự nhằm buộc bên có hành vi gây ra thiệt hại phải tiến hành khắc phục hậu quả bằng cách đền bù các tổn thất về vật chất và tổn thất về tinh thần cho bên bị thiệt hại.

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại quy định như thế nào?

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    (1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    (2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.

    (3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.

    (4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.

    (5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Cây nhà hàng xóm bị ngã, đổ gây thiệt hại cho gia đình mình thì có được bồi thường không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015:

    Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

    Theo quy định của pháp luật, gia đình bạn có quyền yêu cầu nhà hàng xóm bồi thường thiệt hại trong trường hợp cây cối nhà hàng xóm ngã, đổ gây thiệt hại cho bên phía gia đình bạn.

    Trách nhiệm của chủ sở hữu trong việc bảo đảm an toàn đối với trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại

    Theo quy định tại Điều 177 Bộ luật Dân sự 2015 về bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối có nguy cơ gây thiệt hại thì:

    Điều 177. Bảo đảm an toàn trong trường hợp cây cối, công trình có nguy cơ gây thiệt hại

    1. Trường hợp cây cối, công trình xây dựng có nguy cơ sập đổ xuống bất động sản liền kề và xung quanh thì chủ sở hữu tài sản thực hiện ngay các biện pháp khắc phục, chặt cây, sửa chữa hoặc dỡ bỏ công trình xây dựng đó theo yêu cầu của chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; nếu không tự nguyện thực hiện thì chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho chặt cây, phá dỡ. Chi phí chặt cây, phá dỡ do chủ sở hữu cây cối, công trình xây dựng chịu.

    2. Khi đào giếng, đào ao hoặc xây dựng công trình dưới mặt đất, chủ sở hữu công trình phải đào, xây cách mốc giới một khoảng cách do pháp luật về xây dựng quy định.

    Khi xây dựng công trình vệ sinh, kho chứa chất độc hại và các công trình khác mà việc sử dụng có khả năng gây ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu tài sản đó phải xây cách mốc giới một khoảng cách và ở vị trí hợp lý, phải bảo đảm vệ sinh, an toàn và không làm ảnh hưởng đến chủ sở hữu bất động sản khác.

    3. Trường hợp gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản liền kề và xung quanh quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì chủ sở hữu cây cối, công trình phải bồi thường.

    Như vậy, nếu cây cối nhà hàng xóm có nguy cơ gãy, đổ sang nhà bạn, có thể gây thiệt hại về người hoặc tài sản thì bạn có quyền yêu cầu người hàng xóm phải chặt cây; nếu người đó không chặt cây, phá dỡ thì gia đình bạn có quyền yêu cầu chính quyền địa phương cho chặt cây, chủ sở hữu cây cối phải chịu chi phí chặt cây.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có được bồi thường thiệt hại do cây cối nhà hàng xóm đổ, gãy ra hay không? Trách nhiệm của chủ sở hữu được quy định như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Có được bồi thường thiệt hại do cây cối nhà hàng xóm đổ, gãy ra hay không? Trách nhiệm của chủ sở hữu được quy định như thế nào?

  • Xác định con sinh ra trong thời kì hôn nhân không phải con mình thì người chồng có quyền yêu cầu từ chối nhận cha con không?

    Xác định con sinh ra trong thời kì hôn nhân không phải con mình thì người chồng có quyền yêu cầu từ chối nhận cha con không?

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Người cha có quyền yêu cầu xác định con không?

    Căn cứ quy định tại Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con như sau:

    Điều 102. Người có quyền yêu cầu xác định cha, mẹ, con

    1. Cha, mẹ, con đã thành niên không bị mất năng lực hành vi dân sự có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký hộ tịch xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 101 của Luật này.

    2. Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này.

    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định cha, mẹ cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự; xác định con cho cha, mẹ chưa thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự trong các trường hợp được quy định tại khoản 2 Điều 101 của Luật này:

    a) Cha, mẹ, con, người giám hộ;

    b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    d) Hội liên hiệp phụ nữ.

    Khi xác định con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con của mình thì người chồng có được yêu cầu từ chối nhận cha con không?

    Căn cứ Điều 88 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về xác định cha, mẹ như sau:

    Điều 88. Xác định cha, mẹ

    1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

    Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

    Theo đó, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

    Đồng thời con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Và con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

    Tuy nhiên trong trường hợp người vợ chung sống và có con với người khác trong thời kỳ hôn nhân thì người chồng vẫn có quyền không nhận con. Cụ thể, nếu không muốn thừa nhận con thì người chồng có thể gửi yêu cầu đến Toà án và cung cấp kèm theo chứng cứ để Toà án xác nhận người con không phải con chung của hai vợ chồng.

    Thẩm quyền giải quyết việc xác định con thuộc về cơ quan nào?

    Căn cứ Điều 101 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con như sau:

    Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

    1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

    2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

    Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Theo đó, cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ là cơ quan có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp. Đối với trường hợp có tranh chấp thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con.

    Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch và các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến Xác định con sinh ra trong thời kì hôn nhân không phải con mình thì người chồng có quyền yêu cầu từ chối nhận cha con không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Xác định con sinh ra trong thời kì hôn nhân không phải con mình thì người chồng có quyền yêu cầu từ chối nhận cha con không?

  • Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

    Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

    Theo Bộ luật Hình sự 2015, người nào có hành vi sản xuất hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm về một trong các tội sau:

    [1] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

    – Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sauhoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

    + Tội buôn lậu

    + Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

    + Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi

    + Tội đầu cơ

    + Tội trốn thuế

    Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại có thể bị bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    [2] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

    Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo mức độ vi phạm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    [3] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

    Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    [4] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi:

    – Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc tại một trong các tội sau hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

    + Tội buôn lậu

    + Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

    + Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

    + Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

    + Tội đầu cơ

    + Tội trốn thuế

    – Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên

    – Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên

    Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

    Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Các hình phạt chính đối với người phạm tội là các hình phạt nào?

    Căn cứ Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt đối với người phạm tội:

    Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

    1. Hình phạt chính bao gồm:

    a) Cảnh cáo;

    b) Phạt tiền;

    c) Cải tạo không giam giữ;

    d) Trục xuất;

    đ) Tù có thời hạn;

    e) Tù chung thân;

    g) Tử hình.

    2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

    a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

    b) Cấm cư trú;

    c) Quản chế;

    d) Tước một số quyền công dân;

    đ) Tịch thu tài sản;

    e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

    g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

    3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

    Theo đó, các hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm:

    – Cảnh cáo

    – Phạt tiền

    – Cải tạo không giam giữ

    – Trục xuất

    – Tù có thời hạn

    – Tù chung thân

    – Tử hình

    Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

    Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau:

    – Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

    – Khi có quyết định đại xá

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

    Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật Hình sự 2015

    Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015

    Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH 

    Thông tư 13/2022/TT-BYT

    Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào? 

    Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

    Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    2.[6] Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

    Theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

    Thực hiện xác định độ tuổi của người bị hại, người bị buộc tội dưới 18 tuổi như thế nào?

    Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi

    1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

    2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

    a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

    b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

    c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

    d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

    Theo đó, trong trường hợp biết rõ ngày tháng năm sinh của người bị buộc tội thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người đó sẽ được tính kể từ ngày sinh của người đó đến ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

    Phương pháp giám định độ tuổi được quy định như thế nào 

    Căn cứ tiểu mục IV Mục 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định về phương pháp giám định độ tuổi trên cơ thể người sống như sau:

    (i) Khám giám định

    Khám tổng quát

    – Khai thác thông tin về tình hình sự việc liên quan đến nội dung giám định.

    – Đánh giá tình trạng tinh thần của người được giám định: Có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.

    – Đánh giá sự phát triển chung của cơ thể.

    + Đối với nữ: Đánh giá giọng nói. Đo kích thước của tuyến vú.

    + Đối với nam: Đánh giá sự phát triển của lông, râu, giọng nói,…

    – Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,…).

    – Đo mạch, huyết áp.

    – Quan sát đánh giá da, niêm mạc.

    Khám bộ phận sinh dục

    – Đối với nữ:

    + Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.

    + Khám và đánh giá sự phát triển của môi lớn, môi bé.

    – Đối với nam:

    + Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.

    + Khám và đánh giá sự phát triển của dương vật, tinh hoàn.

    Khám các bộ phận khác

    Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, tay, chân.

    (ii) Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng

    – Khám chuyên khoa răng hàm mặt, chụp X quang cung răng hai hàm: Đánh giá sự phát triển của răng.

    – Chụp X-quang: Xương cổ-bàn tay phải và trái thẳng; xương sọ thẳng và nghiêng; khung chậu thẳng; xương cổ-bàn chân phải và trái thẳng; xương đòn thẳng (nếu cần),…

    – Các cận lâm sàng khác phục vụ chẩn đoán (nếu cần).

    (iii) Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia

    Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

    (iv) Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định

    Các kết quả chính

    – Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.

    – Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.

    – Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).

    – Kết quả khác (nếu có).

    Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi

    Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định như sau:

    Điều 6. Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi

    1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

    a) Giấy chứng sinh;

    b) Giấy khai sinh;

    c) Chứng minh nhân dân;

    d) Thẻ căn cước công dân;

    đ) Sổ hộ khẩu;

    e) Hộ chiếu.

    2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.

    Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.

    3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

  • Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động.

    Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động.

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật lao động 2019

    Thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động

    Căn cứ vào điều 18 Bộ luật lao động năm 2019 quy định như sau:

    Về phía người lao động

    – Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên;

    + Người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi khi có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó;

    + Người chưa đủ 15 tuổi và người đại diện theo pháp luật của người đó;

    + Người lao động được những người lao động trong nhóm ủy quyền hợp pháp giao kết hợp đồng lao động trong trường hợp sau:

    Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng thì nhóm người lao động từ đủ 18 tuổi trở lên có thể ủy quyền cho một người lao động trong nhóm để giao kết hợp đồng lao động; trong trường hợp này, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

    Hợp đồng lao động do người được ủy quyền ký kết phải kèm theo danh sách ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, nơi cư trú và chữ ký của từng người lao động.

    Về phía người sử dụng lao động

    – Người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    + Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    + Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    + Người đại diện của hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;

    + Cá nhân trực tiếp sử dụng lao động.

    Lưu ý: Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động không được ủy quyền lại cho người khác giao kết hợp đồng lao động.

    Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo điều 15 Bộ luật lao động 2015 quy định như sau:

    Điều 15. Nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động

    1. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác và trung thực.

    2. Tự do giao kết hợp đồng lao động nhưng không được trái pháp luật, thỏa ước lao động tập thể và đạo đức xã hội.”

    Ký kết hợp đồng lao động nhưng trong nội dung hợp đồng  trái với quy định pháp luật thì có gía trị pháp lý không?

    Theo Điều 49 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về hợp đồng lao động vô hiệu như sau:

    – Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:

    + Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;

    + Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 Bộ luật Lao động 2019;

    + Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm.

    – Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.

    Như vậy, theo quy định nêu trên, người ký hợp hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền thì hợp này bị vô hiệu toàn bộ

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Ai có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động? Những điều cần lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động.

  • Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội 2025?

    Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội 2025?

    Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Nhà ở 2023

    Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024

    Nhà ở xã hội là gì?

    Căn cứ theo khoản 7 Điều 2 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:

    Điều 2. Giải thích từ ngữ

    […]

    7. Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật này.

    […]

    Như vậy, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

    Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội 2025?

    Căn cứ theo Điều 76 Luật Nhà ở 2023 quy định về đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội như sau:

    – Người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng.

    – Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.

    – Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.

    – Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

    – Người thu nhập thấp tại khu vực đô thị.

    – Công nhân, người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

    – Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, công nhân công an, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ; người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.

    – Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

    – Đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ không thuộc một trong các trường bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm như sau, trừ trường hợp bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm quy định của Luật Nhà ở 2023:

    + Cho thuê, cho thuê mua, bán nhà ở không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng hoặc không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà ở;

    + Bên thuê, thuê mua nhà ở không trả đủ tiền thuê nhà ở theo hợp đồng từ 03 tháng trở lên mà không có lý do chính đáng;

    + Bên thuê, bên thuê mua sử dụng nhà ở không đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê, thuê mua nhà ở hoặc tự ý chuyển đổi, bán, cho thuê lại, cho mượn nhà ở hoặc tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê, thuê mua;

    – Hộ gia đình, cá nhân thuộc trường hợp bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

    – Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật; học sinh trường dân tộc nội trú công lập.

    – Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

    Nhà ở xã hội có những loại nào?

    Căn cứ theo Điều 82 Luật Nhà ở 2023 được sửa đổi bởi điểm h khoản 5 Điều 57 Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn 2024 quy định về loại nhà ở và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội được quy định như sau:

    – Nhà ở xã hội là nhà chung cư, được đầu tư xây dựng theo dự án, phù hợp với quy hoạch chi tiết theo pháp luật về quy hoạch đô thị và nông thôn đã được phê duyệt.

    Trường hợp dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng tại xã thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì được xây dựng nhà ở riêng lẻ;

    – Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư thì căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nhà chung cư và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;

    – Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở riêng lẻ thì phải được thiết kế, xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội;

    – Trường hợp cá nhân xây dựng nhà ở xã hội để cho đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 77 của Luật Nhà ở 2023 thuê thì có thể xây dựng nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ hoặc nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở 2023.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội 2025?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội 2025?
  • Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?

    Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?

    Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2024

    Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?

    Theo quy định tại Điều 3 Luật Đất đai 2024 có giải thích điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất như sau:

    – Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất trong quá trình sử dụng đất.

    – Gia hạn sử dụng đất là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép tiếp tục sử dụng đất khi hết thời hạn theo mục đích đang sử dụng theo quy định của Luật Đất đai 2024

    Có thể thấy, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản giữa hai thuật ngữ này là:

    Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất: cho phép thay đổi thời hạn sử dụng đất

    Gia hạn sử dụng đất: cho phép tiếp tục sử dụng đất khi hết thời hạn

    Việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất được quy định như thế nào?

    Tại Điều 156 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chuyển mục đích sử dụng đất, gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất như sau:

    – Khi chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm b, c, d, đ, e và g khoản 1 Điều 121 Luật Đất đai 2024 thì người sử dụng đất phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định sau đây:

    + Nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất trả một lần cho cả thời gian thuê bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất và tiền sử dụng đất, tiền thuê đất của loại đất trước khi chuyển mục đích sử dụng đất cho thời gian sử dụng đất còn lại;

    + Nộp tiền thuê đất hằng năm theo loại đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất.

    – Khi được gia hạn sử dụng đất, điều chỉnh thời hạn sử dụng đất mà người sử dụng đất thuộc đối tượng nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian được gia hạn, được điều chỉnh.

    Việc điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư được thực hiện như thế nào?

    Tại Điều 175 Luật Đất đai 2024 có quy định về việc điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư như sau:

    Điều 175. Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư

    1. Việc điều chỉnh thời hạn sử dụng đất đối với dự án đầu tư có sử dụng đất khi chưa hết thời hạn sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    a) Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

    b) Có văn bản đề nghị điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư;

    c) Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

    d) Không thuộc trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 81 của Luật này;

    đ) Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

    e) Đáp ứng các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    2. Thời hạn sử dụng đất của dự án sau khi được điều chỉnh không quá thời hạn quy định tại điểm c khoản 1 Điều 172 của Luật này.

    Theo đó, việc điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư được thực hiện như sau:

    Đáp ứng các điều kiện:

    – Phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện;

    – Có văn bản đề nghị điều chỉnh thời hạn sử dụng đất của dự án đầu tư;

    – Đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật;

    – Không thuộc trường hợp thu hồi đất

    – Có văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc điều chỉnh dự án đầu tư theo quy định của pháp luật mà có thay đổi thời hạn hoạt động của dự án đầu tư;

    – Đáp ứng các điều kiện về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Thời hạn sử dụng đất của dự án sau khi được điều chỉnh:

    Thời hạn sử dụng đất của dự án sau khi được điều chỉnh không quá thời hạn sau:

    – Thời hạn giao đất, cho thuê đất để thực hiện các dự án đầu tư có sử dụng đất được xem xét, quyết định theo thời hạn hoạt động của dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.

    – Đối với các dự án có thời hạn hoạt động trên 50 năm theo quy định của Luật Đầu tư thì thời hạn giao đất, cho thuê đất theo thời hạn của dự án nhưng không quá 70 năm.

    – Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại khoản này.

    – Trường hợp không phải lập dự án đầu tư thì thời hạn sử dụng đất được xem xét trên cơ sở đơn xin giao đất, cho thuê đất nhưng không quá 50 năm;

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Điều chỉnh thời hạn sử dụng đất và gia hạn sử dụng đất khác nhau hay giống nhau?

  • Chứng cứ là gì? Các nguồn chứng cứ trong vụ án.

    Chứng cứ là gì? Các nguồn chứng cứ trong vụ án.

    Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Luật Tố tụng hành chính 2015

    1. Chứng cứ là gì?

    1.1. Chứng cứ trong vụ án hình sự

    Chứng cứ trong vụ án hình sự là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.

    (Điều 86 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

    1.2. Chứng cứ trong vụ việc dân sự

    Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

    (Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

    1.3. Chứng cứ trong vụ án hành chính

    Chứng cứ trong vụ án hành chính là những gì có thật được đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Luật Tố tụng hành chính quy định mà Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

    (Điều 80 Luật Tố tụng hành chính 2015)

    2. Các nguồn chứng cứ trong vụ án

    2.1. Nguồn chứng cứ trong vụ án hình sự

    – Chứng cứ được thu thập, xác định từ các nguồn:

    + Vật chứng;

    + Lời khai, lời trình bày;

    + Dữ liệu điện tử;

    + Kết luận giám định, định giá tài sản;

    + Biên bản trong hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án;

    + Kết quả thực hiện ủy thác tư pháp và hợp tác quốc tế khác;

    + Các tài liệu, đồ vật khác.

    – Những gì có thật nhưng không được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự quy định thì không có giá trị pháp lý và không được dùng làm căn cứ để giải quyết vụ án hình sự.

    (Điều 87 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

    2.2. Nguồn chứng cứ trong vụ việc dân sự

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    – Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

    – Vật chứng.

    – Lời khai của đương sự.

    – Lời khai của người làm chứng.

    – Kết luận giám định.

    – Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

    – Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

    – Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

    – Văn bản công chứng, chứng thực.

    – Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    (Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

    2.3. Nguồn chứng cứ trong vụ án hành chính

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    – Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

    – Vật chứng.

    – Lời khai của đương sự.

    – Lời khai của người làm chứng.

    – Kết luận giám định.

    – Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

    – Kết quả định giá, thẩm định giá tài sản.

    – Văn bản xác nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

    – Văn bản công chứng, chứng thực.

    – Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.

    (Điều 81 Luật Tố tụng hành chính 2015)

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chứng cứ là gì? Các nguồn chứng cứ trong vụ án.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Chứng cứ là gì? Các nguồn chứng cứ trong vụ án.

  • Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

    Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Thời điểm mở thừa kế là khi nào?

    Tại Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời điểm mở thừa kế như sau:

    Điều 611. Thời điểm, địa điểm mở thừa kế

    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.

    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Như vậy, thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015.

    Người thừa kế là ai?

    Tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế như sau:

    Điều 613. Người thừa kế

    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Như vậy, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Đối với trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Những ai không được quyền hưởng di sản?

    Theo quy định tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

    – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    – Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    – Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Lưu ý: Những người không được quyền hưởng di sản vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Thời hiệu thừa kế là bao lâu?

    Theo Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu thừa kế như sau:

    – Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    + Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 Bộ luật Dân sự 2015;

    + Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    – Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    – Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

    Tại Điều 622 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản không có người nhận thừa kế như sau:

    Điều 622. Tài sản không có người nhận thừa kế

    Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

    Theo đó, trường hợp di sản không có người thừa kế hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thời điểm mở thừa kế là khi nào? Tài sản không có người nhận thừa kế thì xử lý như thế nào?

  • Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con từ 09/01/2025?

    Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con từ 09/01/2025?

    Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Hộ tịch 2014

    Nghị định 123/2015/NĐ-CP

    Nghị định 07/2025/NĐ-CP

    Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con từ 09/01/2025?

    Căn cứ tại khoản khoản 5 Điều 3 Nghị định 123/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 07/2025/NĐ-CP quy định về cách thức nộp, tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ tịch, tiến hành xác minh khi giải quyết hồ sơ đăng ký hộ tịch như sau:

    Đối với yêu cầu đăng ký khai sinh mà cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn, trên cơ sở thông tin về Giấy chứng nhận kết hôn cung cấp trong Tờ khai đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Đối với yêu cầu đăng ký kết hôn, cơ quan đăng ký hộ tịch tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của người yêu cầu đăng ký kết hôn trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Kết quả tra cứu được lưu trữ dưới dạng điện tử hoặc bản giấy, phản ánh đầy đủ, chính xác thông tin tại thời điểm tra cứu và đính kèm hồ sơ của người đăng ký.

    Trường hợp không tra cứu được tình trạng hôn nhân do chưa có thông tin trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, thì cơ quan đăng ký hộ tịch đề nghị Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người yêu cầu thường trú/nơi đã đăng ký kết hôn xác minh, cung cấp thông tin. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận được đề nghị xác minh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và gửi kết quả về tình trạng hôn nhân của người đó.

    Như vậy, từ 09/01/2025, trường hợp đăng ký khai sinh mà cha, mẹ trẻ đã đăng ký kết hôn, trên cơ sở thông tin về Giấy chứng nhận kết hôn cung cấp trong Tờ khai đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tra cứu thông tin về tình trạng hôn nhân của cha, mẹ trẻ trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh thông qua kết nối với Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu xác minh, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận được đề nghị xác minh có trách nhiệm kiểm tra, xác minh và gửi kết quả về tình trạng hôn nhân của người đó.

    Thủ tục đăng ký khai sinh ở UBND xã thực hiện thế nào?

    Căn cứ theo Điều 16 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thủ tục đăng ký khai sinh ở UBND xã thực hiện như sau:

    Bước 1: Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

    – Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh;

    – Trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập;

    – Trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

    Bước 2: Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

    Bước 3: Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch.

    Bước 4: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

    Giấy khai sinh bao gồm những thông tin cơ bản nào?

    Căn cứ tại khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định về giấy khai sinh như sau:

    Điều 4. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    [….]

    6. Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.

    Như vậy, giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản sau:

    – Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

    – Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

    – Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con từ 09/01/2025?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Cơ quan đăng ký hộ tịch sẽ tra cứu tình trạng hôn nhân khi đăng ký khai sinh cho con từ 09/01/2025?