Danh mục: Tin tức và sự kiện

  • Đất tín ngưỡng là loại đất như thế nào? Đất tín ngưỡng có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? (2022)

    Đất tín ngưỡng là loại đất như thế nào? Đất tín ngưỡng có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? (2022)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    2. Đất tín ngưỡng là loại đất như thế nào theo quy định của pháp luật pháp?

    đất tín ngưỡngCăn cứ Điều 160 Luật Đất đai 2013 quy định về đất tín ngưỡng như sau:

    Điều 160. Đất tín ngưỡng

    1. Đất tín ngưỡng bao gồm đất có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

    2. Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Việc xây dựng, mở rộng các công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ của cộng đồng phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Từ quy định trên thì đất tín ngưỡng bao gồm có công trình đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ.

    Việc sử dụng đất tín ngưỡng phải đúng mục đích, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Việc chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất tín ngưỡng có cần phải xin phép cơ quan nhà nước không?

    Căn cứ Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định về chuyển mục đích sử dụng đất như sau:

    Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

    b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

    c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

    e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp…

    Theo đó, để chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất tín ngưỡng cần có sự cho phép của cơ quan nhà nước, nếu tự ý chuyển đổi sẽ vi phạm pháp luật đối với hành vi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

    4. Đất nhà thờ họ có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không?

    thu hồi giấyCăn cứ Điều 100 Luật Đất đai 2013 quy định về việc cấp Giấy chứng nhận quyến sử dụng đất cho cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất như sau:

    1. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có giấy tờ về quyền sử dụng đất

    5. Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này và đất đó không có tranh chấp, được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là đất sử dụng chung cho cộng đồng thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Bên cạnh đó, tại Điều 211 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sở hữu chung cộng đồng như sau:

    Điều 211. Sở hữu chung của cộng đồng

    1. Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.

    2. Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thỏa thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    3. Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

    Đất nhà thờ họ vẫn có thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu như đủ điều kiện theo Điều 100 nêu trên.

    Trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ ghi mục đích sử dụng đất thống nhất với sổ địa chính là “Đất cơ sở tín ngưỡng”. Do đó cá nhân được nhận thừa kế đất để sử dụng vào mục đích nhà thờ họ sẽ không được tự ý chuyển nhượng lại cho người khác mà phải được sự đồng ý của tất cả những người trong dòng họ (bởi bản chất nhà từ đường là thuộc sở hữu chung của dòng họ).

    5. Thời hạn sử dụng đất tín ngưỡng như thế nào?

    Căn cứ tại khoản 8 Điều 125 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

    Điều 125. Đất sử dụng ổn định lâu dài

    Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp sau đây:

    1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;

    2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 131 của Luật này;

    3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

    4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có thời hạn, cho thuê;

    5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;

    6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;

    8. Đất tín ngưỡng;

    9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh doanh;

    10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

    11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2 Điều 128 của Luật này.

    Như vậy theo quy định trên đất tín ngưỡng thuộc nhóm đất phi nông nghiệp nên có thời hạn sử dụng đất là ổn định lâu dài.

    6. Thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất tín ngưỡng bao gồm những gì?

    ghi tên vợCăn cứ tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

    Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu

    1. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu gồm có:

    a) Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK;

    b) Một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai (sau đây gọi là Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) đối với trường hợp đăng ký về quyền sử dụng đất;

    c) Một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP đối với trường hợp đăng ký về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Trường hợp đăng ký về quyền sở hữu nhà ở hoặc công trình xây dựng thì phải có sơ đồ nhà ở, công trình xây dựng (trừ trường hợp trong giấy tờ về quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng đã có sơ đồ phù hợp với hiện trạng nhà ở, công trình đã xây dựng);

    d) Báo cáo kết quả rà soát hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo đang sử dụng đất từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 theo Mẫu số 08/ĐK;

    đ) Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có);

    e) Đối với đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh thì ngoài giấy tờ quy định tại các Điểm a, b và d Khoản này phải có quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an về vị trí đóng quân hoặc địa điểm công trình;

    bản sao quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh trên địa bàn các quân khu, trên địa bàn các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà có tên đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận;

    g) Trường hợp có đăng ký quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải có hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề, kèm theo sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.

    Như vậy theo quy định trên thành phần hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đất tín ngưỡng bao gồm:

    – Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo Mẫu số 04/ĐK.

    – Chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính; giấy tờ liên quan đến việc miễn, giảm nghĩa vụ tài chính về đất đai, tài sản gắn liền với đất (nếu có).

    – Một số loại giấy tờ khác tùy thuộc vào nhu cầu đăng ký quyền sử dụng đất trong từng trường hợp cụ thể.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Đất tín ngưỡng là loại đất như thế nào? Đất tín ngưỡng có được phép cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không? 

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế 2022

    Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế 2022

    Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế 2022

    Tôi thành lập công ty TNHH 1 thành viên được 2 năm. Hiện tại công ty tôi không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nên đã bị khóa mã số thuế. Tôi muốn hỏi các nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế và cách khắc phục như thế nào? Rất mong Luật sư có thể tư vấn giúp tôi. Cảm ơn Luật sư!

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    nguyên nhân doanh nghiệp

    A. CĂN CỨ PHÁP LÝ

    B. NỘI DUNG TƯ VẤN

    1. Đóng mã số thuế là gì?

    Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy các chữ số được mã hóa theo một nguyên tắc thống nhất để cấp cho từng người nộp thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của Luật, Pháp lệnh thuế, phí và lệ phí (gọi chung là Pháp luật về thuế), bao gồm cả người nộp thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

    Đóng mã số thuế hay chấm dứt hiệu lực mã số thuế được hiểu là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị khóa, bị đóng buộc công ty bị phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai thuế, nộp thuế, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.

    1. Nguyên nhân doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

    Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế do các nguyên nhân sau đây:

    Thứ nhất, Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký:  Khi cán bộ đi kiểm tra trụ sở công ty nhưng không thấy treo biển hiệu công ty và người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh và không xác định được vị trí ở đâu thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế.

    Thứ hai, Không nộp tờ khai thuế: Do chủ doanh nghiệp không nắm vững quy định về thời hạn nộp tờ khai thuế: tờ khai thuế GTGT, tờ khai thuế Môn bài, Tờ khai thuế TNCN… dẫn đến không nộp tờ khai ở một hoặc nhiều kỳ liên tục;

    Thứ ba, Không nộp tiền thuế khi có phát sinh số thuế phải nộp;

    Thứ tư, Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.

    Như vậy, các trường hợp đóng mã số thuế trên thực tế thường là do công ty đăng ký hoạt động một nơi nhưng lại hoạt động ở nơi khác; các chủ doanh nghiệp thành lập công ty rồi chưa nắm rõ các quy định về thuế và kế toán dẫn tới không nộp thuế hoặc không kê khai đúng hạn khi đã có thông báo của chi cục thuế hoặc không nhận được thông báo của chi cục thuế dẫn tới làm sai quy định về thuế.

    1. Các trường hợp bị đóng mã số thuế

    Theo quy định của pháp luật hiện hành thì nguyên nhân khiến doanh nghiệp bị đóng mã số thuế thuộc những trường hợp như sau:

    • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
    • Doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký.
    • Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động hoặc giải thể, phá sản.
    • Tổ chức lại doanh nghiệp (chia, tách, sáp nhập, hợp nhất).
      • Doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

    Lý do đầu tiên và cũng khá phổ biến đó là do vi phạm pháp luật nên doanh nghiệp bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Nếu không tuân thủ đúng các quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp rất dễ vi phạm và bị thu hồi giấy phép.

    Cụ thể, các trường hợp doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị thu hồi Giấy chứng nhận kinh doanh được quy định tại Luật doanh nghiệp 2020 bao gồm:

    (1) Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;

    (2) Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định thành lập;

    (3) Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;

    (4) Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

    (5) Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.

    • Doanh nghiệp bị Cơ quan thuế ra Thông báo “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” trên một năm và không thực hiện nghĩa vụ thuế để đăng ký hoạt động trở lại

    Trường hợp người nộp thuế không còn hoạt động kinh doanh tại địa điểm đăng ký kinh doanh thì cơ quan thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập biên bản xác nhận về tình trạng không còn hoạt động tại địa điểm kinh doanh của người nộp thuế.

    Cơ quan thuế cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu đăng ký thuế của ngành thuế, thông báo công khai tình trạng của người nộp thuế và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện các thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, đăng ký doanh nghiệp đồng thời chấm dứt hiệu lực của mã số thuế theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và Luật quản lý thuế.

    • Tổ chức lại doanh nghiệp

    Nếu trường hợp công ty hoạt động không hiệu quả hoặc chủ doanh nghiệp muốn thực hiện các thủ tục chuyển nhượng công ty cho công ty khác dưới dạng sáp nhập, hoặc là công ty tiến hành chia tách thành các công ty nhỏ. Như vậy trong trường hợp này mã số thuế doanh nghiệp sẽ thay đổi theo tình hình thực tế.

    Bằng hình thức chuyển toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty sáp nhập. Việc sáp nhập doanh nghiệp liên quan đến tài chính, việc quản lý nhà nước của nhiều doanh nghiệp nên thủ tục sáp nhập cần tuân theo quy định của pháp luật. Trường hợp này sẽ xảy ra việc mã số thuế cũ sẽ bị đóng do sáp nhập vào doanh nghiệp khác.

    • Giải thể doanh nghiệp, phá sản

    Doanh nghiệp khi tiến hành giải thể doanh nghiệp, phá sản phải làm thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế với cơ quan quản lý thuế theo quy định tại Thông tư số 105/2020/T-BTC.

    1. Cách khôi phục lại mã số thuế

    Về trường hợp được khôi phục mã số thuế: Người nộp thuế ở tình trạng cơ quan thuế đã ban hành Thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp,

    Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; cơ quan quản lý nhà nước khác chưa ban hành văn bản thu hồi Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc Giấy phép tương đương, người nộp thuế có văn bản đề nghị cơ quan thuế khôi phục mã số thuế và cam kết thanh toán các nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước, chấp hành việc xử phạt vi phạm hành chính về thuế thì được xem xét khôi phục mã số thuế.

    Bước 1: Doanh nghiệp của bạn cần gửi công văn xin mở lại mã số thuế tới cơ quan thuế quản lý trực tiếp.

    Doanh nghiệp làm văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế theo mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC và nộp văn bản này tới cơ quan quản lý thuế trực tiếp để được giải quyết.

    Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ khắc phục các hành vi vi phạm dẫn đến tình trạng bị đóng mã số thuế.

    Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của doanh nghiệp gửi đến cơ quan thuế, cơ quan thuế có trách nhiệm lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hóa đơn, số tiền thuế còn nợ là bao nhiêu, số tiền phạt phải nộp là bao nhiêu, số tiền chậm nộp (nếu có phát sinh) và thực hiện việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế và hóa đơn theo quy định cuat pháp luật.

    Cơ quan thuế tiến hành việc xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở chính của công ty (doanh nghiệp) và lập biên bản xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của doanh nghiệp (khi tiến hành xác minh tại doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải ký xác nhận vào biên bản). Doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ tất cả các nghĩa vụ thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế căn cứ theo các quy định của pháp luật.

    Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày doanh nghiệp chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ tương ứng với phần vi phạm của mình, doanh nghiệp nộp đủ số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), cơ quan thuế lập thông báo khôi phục mã số thuế gửi cho doanh nghiệp đồng thời cơ quan thuế thực hiện việc cập nhật trạng thái mã số thuế của người nộp thuế trên hệ thống ứng dụng đăng ký thuế.

    1. Những điều doanh nghiệp không được làm khi bị đóng mã số thuế

    Theo quy định tại Điều 22 Thông tư 39/2014/TT-BTC có quy định về hóa đơn bất hợp pháp là:

    Điều 22. Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp

    Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn giả, hóa đơn chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng.

    Hóa đơn giả là hóa đơn được in hoặc khởi tạo theo mẫu hóa đơn đã được phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn.

    Hóa đơn chưa có giá trị sử dụng là hóa đơn đã được tạo theo hướng dẫn tại Thông tư này, nhưng chưa hoàn thành việc thông báo phát hành.

    Hóa đơn hết giá trị sử dụng là hóa đơn đã làm đủ thủ tục phát hành nhưng tổ chức, cá nhân phát hành thông báo không tiếp tục sử dụng nữa; các loại hóa đơn bị mất sau khi đã thông báo phát hành được tổ chức, cá nhân phát hành báo mất với cơ quan thuế quản lý trực tiếp; hóa đơn của các tổ chức, cá nhân đã ngừng sử dụng mã số thuế (còn gọi là đóng mã số thuế).”

    Theo quy định trên, khi bị đóng mã số thuế, nếu doanh nghiệp tiếp tục sửa dụng hóa đơn, thì hóa đơn đó là hóa đơn bất hợp pháp. Ngoài ra, khi bị đóng mã số thuế thì doanh nghiệp không được thực hiện các công việc sau:

    Không nộp được tờ khai thuế;

    Không nộp được báo cáo sử dụng hóa đơn;

    Không nộp được các loại thuế theo hình thức nộp qua mạng;

    Bị thu hồi giấy phép kinh doanh.

    6.  Việc cần làm khi phát hiện bị đóng mã số thuế doanh nghiệp

    Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế cần kiểm tra thông tin để tránh các sai phạm về thuế, hạn chế tổn thất vì sự gián đoạn của việc kinh doanh. Các công việc cần làm bao gồm:

    Xác định thời điểm bị đóng mã số thuế và số lượng hóa đơn đã xuất tại thời điểm đó. Nếu có tồn tại hóa đơn xuất trong thời điểm bị đóng mã số thuế thì cần thông báo cho đối tác hoặc tìm phương hướng thay thế.

    Xác định lý do bị đóng mã số thuế doanh nghiệp mà cơ quan thuế đưa ra là đúng hay sai để có hướng khắc phục.

    Xác định thời điểm cần sử dụng hóa đơn để đặt ra mục tiêu hoàn thành thủ tục mở lại mã số thuế.

    Khi gặp trường hợp trên, doanh nghiệp cũng nên chủ động tham khảo ý kiến tư vấn từ đối tác để có kinh nghiệm hạn chế tổn thất trong kinh doanh do bị gián đoạn kinh doanh.

     

    7.  Thời gian xin khôi phục mã số thuế nhanh nhất bao nhiêu ngày

    Xác định thời gian thực hiện thủ tục xin khôi phục hiệu lực mã số thuế để định hướng kinh doanh là vấn đề các doanh nghiệp bị đóng mã số thuế rất quan tâm. Thông thường thủ tục xin khôi phục mã số thuế nhanh nhất cũng mất tầm 15 ngày. Quy trình sơ bộ như sau:

    Các bộ phận liên quan của cơ quan thuế thực hiện các công việc với thời hạn cụ thể như sau: khi nhận được văn bản của Công ty do Bộ phận hành chính văn thư chuyển đến: thực hiện đăng ký văn bản ”đến”,

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định tình hình sử dụng hoá đơn, xử phạt hành vi vi phạm về hóa đơn (nếu có) của Công ty;

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc: xác định số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có);

    + Trong thời hạn 05 ngày làm việc: thực hiện xác minh thực tế tại địa chỉ trụ sở kinh doanh của Công ty và lập Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của Công ty tại địa chỉ đã đăng ký theo hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế của Công ty (Công ty phải ký xác nhận vào Biên bản);

    + Trong thời hạn 03 ngày làm việc: lập danh sách các hồ sơ khai thuế còn thiếu, tình hình sử dụng hoá đơn, số tiền thuế còn nợ, số tiền phạt, tiền chậm nộp (nếu có), gửi thông báo cho Công ty biết và thực hiện xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế.

    Cơ quan thuế làm thủ tục khôi phục mã số thuế theo mẫu 19/TB-ĐKT và thông báo cho Công ty trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Công ty chấp hành đầy đủ các hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính về thuế và hóa đơn.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực doanh nghiệp hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

     

  • Có thể tham gia đặt cược, cá độ bóng đá trong thời gian World Cup 2022 hay không?

    Có thể tham gia đặt cược, cá độ bóng đá trong thời gian World Cup 2022 hay không?

    Từ ngày 20/11/2022, cả thế giới cùng hướng về đất nước Qatar để theo dõi giải bóng đá lớn nhất hành tinh, FIFA World cup 2022. Cùng với đó, nhiều Fan hâm mộ cũng quan tâm đến việc đặt cược, cá độ trong thời gian diễn ra World cup.

    Vậy việc cá độ, đặt cược bóng đá quốc tế tại Việt Nam có hợp pháp hay không và người chơi cần phải nắm được quy định pháp luật nào về cá độ để tránh việc rơi vào vòng lao lý?

    Kể từ ngày 31/03/2017, thời điểm Nghị định 06/2017/NĐ-CP có hiệu lực pháp luật, Việt Nam đã hợp pháphóa một phần hoạt động cá độ bóng đá và một số loại hình đặt cược khác. Tuy nhiên, việc cá độ, đặt cược vẫn bị hạn chế rất nhiều tại Việt Nam.

    1. ĐIỀU KIỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI THAM GIA CÁ ĐỘ

    cá độNgười tham gia cá độ bóng đá hợp pháp phải đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại Điều 7 Nghị định 06/2017/NĐ-CP như sau:

    Người chơi phải là người đủ 21 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

    Ngoài ra, những người thuộc các nhóm sau đây không được phép tham gia đặt cược

    – Cán bộ quản lý, điều hành, nhân viên và người thân của cán bộ quản lý, điều hành doanh nghiệp kinh doanh đặt cược.

    – Các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua và người thân của các thành viên Hội đồng giám sát cuộc đua tham gia đặt cược các cuộc đua.

    – Các nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài và gia đình của nài ngựa, cầu thủ, Trọng tài tham gia đặt cược.

    – Các đối tượng có đơn đề nghị doanh nghiệp kinh doanh đặt cược không cho tham gia đặt cược.

    – Các đối tượng đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành xong hình phạt mà chưa được xóa án tích; người đang trong thời gian bị lập hồ sơ, chấp hành biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    2. MỨC ĐẶT CƯỢC

    Người tham gia cá độ bóng đá phải đặt cược tối thiểu cho một lần đặt cược là 10.000 đồng (mười nghìn đồng) và mức đặt cược tối đa mỗi người chơi trong một ngày cho từng sản phẩm đặt cược tại một doanh nghiệp kinh doanh đặt cược là 1.000.000 đồng (một triệu đồng).

    Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ VHTT&DL, Bộ KH&ĐT, Bộ Tư pháp, Bộ Công an trình Chính phủ quyết định điều chỉnh mức đặt cược tối thiểu và mức đặt cược tối đa trong từng thời kỳ.

    Như vậy, người chơi muốn tham gia cá độ bóng đá phải đáp ứng được các điều kiện: là người từ 21 tuổi trở lên, không thuộc các trường hợp bị cấm tham gia cá cược, với mỗi lần đặt cược giao động từ 10.000 đồng đến 01 triệu đồng.

    3. CÁC DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÉP KINH DOANH ĐẶT CƯỢC TẠI VIỆT NAM

    Điều kiện để các doanh nghiệp tiến hành kinh doanh đặt cược tại Việt Nam được quy định chi tiết tại Nghị định 06/2017/NĐ-CP nói trên. Tuy nhiên đã có doanh nghiệp nào đáp ứng đủ điều kiện hay chưa:

    Tại phiên chất vấn bộ trưởng ngày 10/08/2022, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết “Quan điểm của chúng tôi là đã có Nghị định của Chính phủ thì phải thực hiện. Nhưng hiện chúng ta chưa có doanh nghiệp đủ điều kiện làm cá cược thể thao nên hiện nay chưa triển khai được. Chúng tôi cũng ủng hộ việc này, để giảm bớt tình trạng bất hợp pháp về việc này”

    Như vậy có thể thấy hiện nay mặc dù việc cá cược, cá độ bóng đá đã được hợp pháp hóa 1 phần tại Việt Nam, tuy nhiên do chưa có bất kỳ doanh nghiệp nào được phép kinh doanh đặt cược tại Việt Nam. Vì vậy nếu chúng ta tham gia đặt cược, cá độ bóng đá dù dưới bất kỳ hình thức nào, đặt cược tại bất kỳ tổ chức nào, với số tiền cược là bao nhiêu thì vẫn là hành vi vi phạm pháp luật.

    Không chỉ trong thời gian diễn ra World sắp tới, mà cả những giải đấu như EPL, Champion League, V.League, … việc cá độ bóng đá tại Việt Nam là vi phạm pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có thể tham gia đặt cược, cá độ bóng đá trong thời gian World Cup 2022 hay không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự là gì? Thời hạn? Thủ tục? 2022

    Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự là gì? Thời hạn? Thủ tục? 2022

    Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự là gì? Thời hạn? Thủ tục? Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Định nghĩa:

    Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án trong vụ án hình sự là việc bị cáo, đương sự, người có quyền và lợi ích liên quan không đồng ý với bản án, quyết định của Tòa án sơ thẩm trong vụ án hình sự, và muốn tiến hành xét xử phúc thẩm lại.

     

    1. Ai có quyền kháng cáo bản án, quyết định hình sự?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Người có quyền kháng cáo:

    “Điều 331. Người có quyền kháng cáo

    1. Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.
    2. Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.
    3. Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.
    4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.
    5. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.
    6. Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.”

    Theo đó, pháp luật quy định những người có quyền kháng cáo gồm:

    – Bị cáo, bị hại, người đại diện của họ có quyền kháng cáo bản án hoặc quyết định sơ thẩm.

    – Người bào chữa có quyền kháng cáo để bảo vệ lợi ích của người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất mà mình bào chữa.

    – Nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến việc bồi thường thiệt hại.

    – Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người đại diện của họ có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ.

    – Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự là người dưới 18 tuổi hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất có quyền kháng cáo phần bản án hoặc quyết định có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của người mà mình bảo vệ.

    – Người được Tòa án tuyên không có tội có quyền kháng cáo về các căn cứ mà bản án sơ thẩm đã xác định là họ không có tội.

    1. Thủ tục kháng cáo bản án, quyết định hình sự

    Thủ tục kháng cáo:

    – Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm. Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

    – Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 332 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Thủ tục kháng cáo:

    “Điều 332. Thủ tục kháng cáo

    1. Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

    Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

    Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật này.

    Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

    1. Đơn kháng cáo có các nội dung chính:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

    b) Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

    c) Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

    d) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

    3. Kèm theo đơn kháng cáo hoặc cùng với việc trình bày trực tiếp là chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.”

    Căn cứ theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo

    “Điều 334. Thủ tục tiếp nhận và xử lý kháng cáo

    1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật này.
    2. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ thì Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật này.
    3. Trường hợp đơn kháng cáo hợp lệ nhưng nội dung kháng cáo chưa rõ thì Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.
    4. Trường hợp nội dung đơn kháng cáo đúng quy định của Bộ luật này nhưng quá thời hạn kháng cáo thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
    5. Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo thì trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

    Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Việc giải quyết khiếu nại được thực hiện theo quy định tại Chương XXXIII của Bộ luật này.”

    kháng cáo bản án

    Theo đó, pháp luật quy định trình tự, thủ tục kháng cáo như sau:

    *Hồ sơ:

    – Đơn kháng cáo

    Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính:

    + Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;

    + Họ tên, địa chỉ của người kháng cáo;

    + Lý do và yêu cầu của người kháng cáo;

    + Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.

    – Chứng cứ, tài liệu; đồ vật bổ sung (nếu có) để chứng minh tính có căn cứ của kháng cáo.

    *Trình tự kháng cáo:

    Bước 1: Gửi đơn kháng cáo hoặc kháng cáo trực tiếp

    – Gửi đơn kháng cáo:

    Người kháng cáo phải gửi đơn kháng cáo đến Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm.

    Trường hợp bị cáo đang bị tạm giam, Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải bảo đảm cho bị cáo thực hiện quyền kháng cáo, nhận đơn kháng cáo và chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo.

    – Kháng cáo trực tiếp:

    Người kháng cáo có thể trình bày trực tiếp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm hoặc Tòa án cấp phúc thẩm về việc kháng cáo. Tòa án phải lập biên bản về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    Bước 2: Tiếp nhận và xử lý đơn

    Tòa án cấp phúc thẩm đã lập biên bản về việc kháng cáo hoặc nhận được đơn kháng cáo thì phải gửi biên bản hoặc đơn kháng cáo cho Tòa án cấp sơ thẩm để thực hiện theo quy định chung.

    Sau khi nhận được đơn kháng cáo hoặc biên bản về việc kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải vào sổ tiếp nhận và kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    – Đơn kháng cáo hợp lệ: Tòa án cấp sơ thẩm thông báo về việc kháng cáo theo quy định tại Điều 338 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    “Điều 338. Thông báo về việc kháng cáo, gửi quyết định kháng nghị

    1. Việc kháng cáo phải được Tòa án cấp sơ thẩm thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người liên quan đến kháng cáo trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo. Thông báo phải nêu rõ yêu cầu của người kháng cáo.
    2. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra quyết định kháng nghị, Viện kiểm sát phải gửi quyết định kháng nghị kèm theo chứng cứ, tài liệu, đồ vật bổ sung (nếu có) cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, gửi quyết định kháng nghị cho bị cáo và những người liên quan đến kháng nghị. Viện kiểm sát đã kháng nghị phải gửi quyết định kháng nghị cho Viện kiểm sát khác có thẩm quyền kháng nghị.
    3. Người tham gia tố tụng nhận được thông báo về việc kháng cáo, kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo, kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.”

    – Đơn kháng cáo không hợp lệ nhưng nội dung chưa rõ: Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay cho người kháng cáo để làm rõ.

    – Đơn kháng cáo đúng quy định nhưng quá thời hạn kháng cáo: Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày lý do và xuất trình chứng cứ, tài liệu, đồ vật (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.

    – Trường hợp người làm đơn kháng cáo không có quyền kháng cáo: trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận đơn, Tòa án trả lại đơn và thông báo bằng văn bản cho người làm đơn, Viện kiểm sát cùng cấp. Văn bản thông báo phải ghi rõ lý do của việc trả lại đơn.

    Việc trả lại đơn có thể bị khiếu nại trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

     Bước 3: Tòa án thụ lý vụ án và tiến hành xét xử theo thủ tục phúc thẩm

    Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án và tiến hành các bước chuẩn bị xét xử và xét xử theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

     

    1. Thời hạn kháng cáo bản án, quyết định hình sự

    Căn cứ theo quy định tại Điều 333 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Thời hạn kháng cáo

    “Điều 333. Thời hạn kháng cáo

    1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.
    2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.
    3. Ngày kháng cáo được xác định như sau:

    a) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

    b) Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

    c) Trường hợp người kháng cáo nộp đơn kháng cáo tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn. Trường hợp người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.”

    Theo đó, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định về thời hạn kháng cáo như sau:

    – Thời hạn kháng cáo đối với bản án sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Đối với bị cáo, đương sự vắng mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc ngày bản án được niêm yết theo quy định của pháp luật.

    – Thời hạn kháng cáo đối với quyết định sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định.

    * Ngày kháng cáo được xác định như sau:

    – Đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo là ngày theo dấu bưu chính nơi gửi;

    – Đơn kháng cáo gửi qua Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ thì ngày kháng cáo là ngày Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ nhận được đơn. Giám thị Trại tạm giam, Trưởng Nhà tạm giữ phải ghi rõ ngày nhận đơn và ký xác nhận vào đơn;

    – Nộp đơn kháng cáo trực tiếp tại Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án nhận đơn.

    – Người kháng cáo trình bày trực tiếp với Tòa án thì ngày kháng cáo là ngày Tòa án lập biên bản về việc kháng cáo.

    Lưu ý: Việc kháng cáo quá thời hạn trên được chấp nhận nếu có lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan mà người kháng cáo không thể thực hiện được việc kháng cáo trong thời hạn do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định.

    thủ tục ly hôn

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Nhà ở đang xây có phải là tài sản hình thành trong tương lai không? Thế chấp nhà ở đang xây (2022)

    Nhà ở đang xây có phải là tài sản hình thành trong tương lai không? Thế chấp nhà ở đang xây (2022)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Nhà ở 2014

    Nghị định 21/2021/NĐ-CP Quy định thi hành Bộ luật Dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Thông tư 26/2015/TT-NHNN Hướng dẫn trình tự, thủ tục thế chấp và giải chấp tài sản là dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhà ở hình thành trong tương lai

    Nghị định 100/2015/NĐ-CP Về phát triển và quản lý nhà ở xã hội

    2. Nhà ở đang xây có được xem là tài sản hình thành trong tương lai hay không?

    nhà ở đang xâyTài sản hình thành trong tương lai được quy định tại Khoản 2 Điều 108 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    Điều 108. Tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

    2. Tài sản hình thành trong tương lai bao gồm:

    a) Tài sản chưa hình thành;

    b) Tài sản đã hình thành nhưng chủ thể xác lập quyền sở hữu tài sản sau thời điểm xác lập giao dịch.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tài sản như sau:

    Điều 105. Tài sản

    1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    Như vậy theo các quy định trên nhà ở đang xây có thể được xem là tài sản chưa hình thành, nên cũng có thể xem là tài sản hình thành trong tương lai.

    Để chắc chắn hơn thì các bạn hãy tham khảo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Luật Kinh doanh bất động sản 2014, Khoản 19 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 và Khoản 5 Điều 80 Nghị định 99/2015/NĐ-CP thì nhà ở đang trong quá trình đầu tư xây dựng và chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng được xem là nhà ở hình thành trong tương lai.

    3. Nhà ở hình thành trong tương lai có được đem đi thế chấp hay không?

    Liên quan đến việc sử dụng tài sản tương lại là nhà ở hình thành trong tương lai để thấp chấp anh/chị tham khảo quy định tại Điều 8 Nghị định 21/2021/NĐ-CP về giao dịch bảo đảm như sau:

    Điều 8. Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

    Tài sản dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:

    1. Tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, trừ trường hợp Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan cấm mua bán, cấm chuyển nhượng hoặc cấm chuyển giao khác về quyền sở hữu tại thời điểm xác lập hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm;

    2. Tài sản bán trong hợp đồng mua bán tài sản có bảo lưu quyền sở hữu;

    3. Tài sản thuộc đối tượng của nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ bị vi phạm đối với biện pháp cầm giữ;

    4. Tài sản thuộc sở hữu toàn dân trong trường hợp pháp luật liên quan có quy định.

    Như vậy tài sản đảm bảo có bao gồm tài sản hình thành trong tương lai ở đây là nhà ở hình thành trong tương lai.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 147 Luật Nhà ở 2014 như sau:

    2. Tổ chức, cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình; tổ chức, cá nhân mua nhà ở hình thành trong tương lai trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở của chủ đầu tư được thế chấp nhà ở này tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để vay vốn phục vụ cho xây dựng nhà ở hoặc để mua chính nhà ở đó.

    Tuy nhiên theo điểm c khoản 1 Điều 148 Luật Nhà ở 2014 thì việc bạn muốn thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của mình phải đảm bảo có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai, Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

    4. Điều kiện để được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng là gì?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về điều kiện để cá nhân xây dựng nhà ở hình thành trong tương lai trên thửa đất ở hợp pháp của mình được thế chấp tại các tổ chức tín dụng như sau:

    – Có giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.

    – Có Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật có liên quan.

    – Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu.

    – Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    – Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    5. Hồ sơ để được thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai tại các tổ chức tín dụng gồm những gì?

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 9 Thông tư 26/2015/TT-NHNN quy định về hồ sơ thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai của tổ chức, cá nhân xây dựng trên thửa đất ở hợp pháp của mình bao gồm:

    – Giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất ở hợp pháp theo quy định của pháp luật về đất đai.

    – Giấy phép xây dựng nếu thuộc diện phải có Giấy phép xây dựng.

    – Hợp đồng thế chấp.

    – Các giấy tờ khác (nếu có).

    6. Nhà ở xã hội hình thành trong tương lai có được dùng để thế chấp không?

    Căn cứ Điều 19 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định về việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội như sau:

    – Nhà ở xã hội phải được bán, cho thuê, thuê mua theo đúng đối tượng và điều kiện quy định tại Điều 49 và Điều 51 của Luật Nhà ở; mỗi hộ gia đình, cá nhân chỉ được giải quyết hỗ trợ nhà ở xã hội một lần theo quy định tại Điều 52 của Luật Nhà ở.

    – Việc bán, cho thuê, cho thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư bằng ngân sách nhà nước thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng nhà ở thuộc sở hữu nhà nước.

    – Người thuê nhà ở xã hội không được cho thuê lại hoặc chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng đã ký với bên cho thuê.

    – Người mua, thuê mua nhà ở xã hội không được phép thế chấp (trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua, thuê mua chính căn hộ đó) và không được chuyển nhượng nhà ở dưới mọi hình thức trong thời gian tối thiểu là 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê mua; chỉ được phép bán lại, thế chấp hoặc cho thuê sau khi được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Kể từ thời điểm người mua, thuê mua nhà ở xã hội được phép bán nhà ở xã hội cho các đối tượng có nhu cầu thì ngoài các khoản phải nộp khi thực hiện bán nhà ở theo quy định của pháp luật, bên bán căn hộ nhà chung cư phải nộp cho Nhà nước 50% giá trị tiền sử dụng đất được phân bổ cho căn hộ đó; trường hợp bán nhà ở xã hội thấp tầng liền kề phải nộp 100% tiền sử dụng đất, tính theo giá đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành tại thời điểm bán nhà ở.

    – Trong thời hạn chưa đủ 05 năm, kể từ thời điểm trả hết tiền mua, thuê mua nhà ở xã hội, nếu bên mua hoặc thuê mua có nhu cầu bán lại nhà ở xã hội thì chỉ được bán lại cho Nhà nước (trong trường hợp thuê mua nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư) hoặc bán lại cho chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội (trong trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngoài ngân sách)

    hoặc bán lại cho đối tượng được mua, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    – Đối với dự án nhà ở xã hội chỉ để cho thuê thì chủ đầu tư chỉ được bán sau thời gian tối thiểu là 10 năm kể từ khi hoàn thành bàn giao để cho thuê và chỉ được bán cho các đối tượng quy định tại Điều 49 của Luật Nhà ở, với giá bán tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm.

    – Trường hợp mua, thuê mua nhà ở xã hội riêng lẻ do hộ gia đình, cá nhân đầu tư xây dựng thì việc chuyển quyền sử dụng đất phải bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai.

    – Căn cứ theo quy định của Nghị định này và các văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền ban hành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể việc xét duyệt và thứ tự ưu tiên đối với các đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội trên phạm vi địa bàn, bảo đảm phù hợp với tình hình và điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương.

    – Bộ Quốc phòng và Bộ Công an ban hành quy định cụ thể về đối tượng và điều kiện được mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội đối với các dự án nhà ở xã hội do Bộ Quốc phòng và Bộ Công an triển khai thực hiện sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Xây dựng bằng văn bản.

    – Việc bán lại nhà ở xã hội cho chủ đầu tư dự án hoặc cho đối tượng khác thuộc diện được mua, thuê mua nhà ở xã hội quy định tại khoản 5 Điều này thực hiện theo quy định tại Điều 62 Luật Nhà ở và các quy định sau:

    + Trường hợp bán lại nhà ở xã hội cho chủ đầu tư dự án thì người bán lại phải thực hiện thủ tục thanh lý hợp đồng với chủ đầu tư. Giá bán lại tối đa bằng giá bán nhà ở xã hội cùng loại tại cùng địa điểm, thời điểm bán và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    + Trường hợp bán lại nhà ở xã hội cho đối tượng khác thuộc diện được mua, thuê mua nhà ở xã hội thì người bán lại phải thực hiện thủ tục chuyển hợp đồng mua bán nhà ở xã hội với chủ đầu tư cho người mua lại thuộc diện được mua nhà ở xã hội và không phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    Người mua lại nhà ở xã hội phải có các giấy tờ xác nhận về đối tượng và điều kiện theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này và liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư dự án để nộp hồ sơ đề nghị mua nhà theo quy định tại Điều 20 Nghị định này.

    Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì người mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai không được phép thế chấp căn hộ trừ trường hợp thế chấp căn hộ đó với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nhà ở đang xây có phải là tài sản hình thành trong tương lai không? Thế chấp nhà ở đang xây (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Có được đi làm khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? 2022

    Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Có được đi làm khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? 2022

    Cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Có được đi làm khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú không? 2022

    Cấm đi khỏi nơi cư trú cũng là biện pháp ngăn chặn được áp dụng phổ biến. Vậy luật sư cho tôi hỏi, cấm đi khỏi nơi cư trú là gì? Trường hợp bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    cấm đi khỏi nơi cư trú

    1.         Căn cứ pháp lý:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về Cấm đi khỏi nơi cư trú:

    “Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú

    1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
    2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

    a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;

    b) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

    c) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

    d) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

    Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

    1. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.
    2. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.
    3. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.

    Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.

    1. Nếu bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo phải báo ngay cho cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú biết để xử lý theo thẩm quyền.”

     

    2.         Nơi cư trú là gì? Được ghi theo địa chỉ nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 Nơi cư trú của cá nhân:

    “Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

    1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
    3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”

    Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

    Còn căn cứ theo Điều 11 Luật Cư trú 2020 quy định về Nơi cư trú của công dân

    Điều 11. Nơi cư trú của công dân

    1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
    2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

    Theo đó, nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

    Trong đó, theo Khoản 8, Khoản 9 Điều 2 Luật Cư trú 2020 quy định thì nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú.

    Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

    Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại.

    Việc xác định nơi cư trú có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cá nhân bởi đây là nơi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự, nơi phát sinh và tiếp nhận hàng loạt các sự kiện pháp lý liên quan.

     

    3. Thế nào là cấm đi khỏi nơi cư trú? Đối tượng áp dụng cấm đi khỏi nơi cư trú

    Cấm đi khỏi nơi cư trú là một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn các mối nguy hiểm cho xã hội, ngăn chặn tội phạm tiếp tục xảy ra.

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

    “Điều 123. Cấm đi khỏi nơi cư trú

    1. Cấm đi khỏi nơi cư trú là biện pháp ngăn chặn có thể áp dụng đối với bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.”

    Theo đó, pháp luật quy định cấm đi khỏi nơi cư trú là việc yêu cầu bị can, bị cáo có nơi cư trú, lý lịch rõ ràng không được đi ra khỏi nơi cư trú nhằm bảo đảm sự có mặt của họ theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.

    Theo đó, biện pháp chăn chặn này được áp dụng đối với trường hợp:

    –  Phạm tội ít nghiêm trọng;

    – Bị can, bị cáo phạm tội lần đầu nhưng đối tượng phải có nơi cư trú rõ ràng, có thái độ khai báo thành khẩn với cơ quan điều tra.

    Khi áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải tiến hành lập giấy cam đoan bị can, bị cáo không đi khỏi nơi cư trú của mình và phải có mặt tại cơ quan có thẩm quyền nếu có giấy triệu tập.

    Trường hợp bị can, bị cáo có lý do chính đáng để tạm thời rời khỏi nơi cư trú thì phải có sự đồng ý, xác nhận của chính quyền địa phương nơi người đó cư trú và phải có giấy phép của cơ quan ra quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn.

     

    4.         Ai có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

    “3. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.”

    Theo đó, pháp luật quy định những người sau đây có quyền ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú:

    – Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp.

    – Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp.

    – Chánh án, Phó Chánh án TAND và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử.

    – Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Đồn trưởng Đồn biên phòng.

    5.         Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú là bao lâu?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 123 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015:

    “Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù”.

    Theo đó, có thể thấy thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú tại mỗi giai đoạn được quy định như sau:

    – Giai đoạn điều tra: Do Cơ quan điều tra quyết định nhưng không được quá thời hạn điều tra;

    – Giai đoạn truy tố: Do Viện kiểm sát quyết định nhưng không được quá thời hạn truy tố;

    – Giai đoạn xét xử: Do Toà án quyết định nhưng không được quá thời hạn xét xử.

    – Người bị kết án phạt tù: Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

     

    6.         Bị cấm đi khỏi nơi cư trú có được đi làm không?

    Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 123 Bộ luật tố tụng Hình sự 2015 nêu rõ:

    “2. Bị can, bị cáo bị cấm đi khỏi nơi cư trú phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

    a) Không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép;”

    Pháp luật quy định người bị cấm đi khỏi nơi cư trú không đi khỏi nơi cư trú nếu không được cơ quan đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú cho phép.

    Mặt khác, theo quy định tại Khoản 5 Điều 123 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì:

    “5. Người ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú phải thông báo về việc áp dụng biện pháp này cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi bị can, bị cáo cư trú, đơn vị quân đội đang quản lý bị can, bị cáo và giao bị can, bị cáo cho chính quyền xã, phường, thị trấn hoặc đơn vị quân đội đó để quản lý, theo dõi họ.

    Trường hợp bị can, bị cáo vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan phải tạm thời đi khỏi nơi cư trú thì phải được sự đồng ý của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý họ và phải có giấy cho phép của người đã ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú.”

    Như vậy, theo quy định trên, trong trường hợp đang bị áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú, để tiếp tục được đi làm cần liên hệ, xin phép chính quyền xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc đơn vị quân đội quản lý để được sự đồng ý và cấp giấy phép để được tạm thời đi khỏi nơi cư trú.

    7. Phân biệt nơi cư trú, nơi thường trú và nơi tạm trú dựa vào Luật Cư trú 2020

    Khái niệm Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

    Nơi cư trú là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Nơi thường trú Nơi tạm trú
    Là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú Là nơi công dân sinh sống từ 30 ngày trở lên ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú
    Thời hạn cư trú Không có thời hạn Có thời hạn
    Nơi đăng ký  thời hạn cư trú – Công an xã, phường, thị trấn;

    – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

    – Công an xã, phường, thị trấn;

    – Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã

    Điều kiện đăng ký Thuộc một trong các trường hợp sau:

    – Có nhà riêng của mình

    – Nhập hộ khẩu về nhà người thân: chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý

    – Đăng ký thường trú tại nhà thuê, mượn, ở nhờ

    + Được chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý cho đăng ký thường trú tại địa điểm thuê, mượn, ở nhờ và được chủ hộ đồng ý nếu đăng ký thường trú vào cùng hộ gia đình đó; .

    + Bảo đảm điều kiện về diện tích nhà ở tối thiểu do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không thấp hơn 08 m2 sàn/người.

    – Đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở:

    – Đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội: được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý.

    – Đăng ký thường trú tại phương tiện lưu động:

    + Là chủ phương tiện hoặc được chủ phương tiện đó đồng ý cho đăng ký thường trú;

    + Phương tiện được đăng ký, đăng kiểm theo quy định của pháp luật; trường hợp phương tiện không thuộc đối tượng phải đăng ký, đăng kiểm thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phương tiện thường xuyên đậu, đỗ về việc sử dụng phương tiện đó vào mục đích để ở;

    + Có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc phương tiện đã đăng ký đậu, đỗ thường xuyên trên địa bàn trong trường hợp phương tiện không phải đăng ký hoặc nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ.

     – Sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú

    – Sinh sống từ 30 ngày trở lên

    Kết quả đăng ký Được cập nhật thông tin về nơi thường trú mới vào Cơ sở dữ liệu về cư trú Được cập nhật thông tin về nơi tạm trú mới, thời hạn tạm trú của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Quyền thừa kế đối với đất thuê theo pháp luật hiện hành 2022

    Quyền thừa kế đối với đất thuê theo pháp luật hiện hành 2022

    Thừa kế di sản là quyền sử dụng đất là một trong những vấn đề pháp lý phức tạp. Nhiều người đặt ra câu hỏi về quyền thừa kế đối với đất thuê của Nhà nước. Trong trường hợp nào thì quyền sử dụng đất thuê của Nhà nước là di sản thừa kế? Bài viết này sẽ phân tích và làm sáng tỏ nội dung trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Đất đai 2013

    2. Quyền thừa kế và di sản thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

    Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
    Và Điều 610 Bộ luật này quy định mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
    Di sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người còn sống được quy định tại điều 612 Bộ luật Dân sự 2015.
    Như vậy, di sản thừa kế là tài sản, quyền tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của người để lại di sản. Di sản thừa kế có thể là tài sản riêng hoặc phần tài sản của người chết trong trong tài sản chung với người khác.
    Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai. Bất động sản bao gồm: Đất đai; Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    Tài sản riêng của người chết là tài sản do người đó tạo ra bằng thu nhập hợp pháp ( như tiền lương, tiền được trả công lao động, tiền thưởng, tiền nhuận bút, tiền trúng thưởng xổ số,..) tài sản được tặng cho, được thừa kế, tư liệu sinh hoạt riêng ( như quần áo, giường tủ, xe máy, ô tô, vô tuyến,..) nhà ở, tư liệu sản xuất các loại, vốn dùng để sản xuất kinh doanh.

    – Tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được dùng làm đồ trang sức hoặc được dùng làm của cải để dành.

    – Nhà ở; diện tích mà người có nhà tại xã hội công nghiệp, được nhà nước để lại cho để ở và xác định là thuộc quyền sở hữu của người đó. Nhà do được thừa kế, tặng cho, mua, trao đổi hoặc tự xây dựng được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép và đã làm thủ tục sang tên, trước bạ.

    – Vốn, cổ phần, vật tư, tư liệu sản xuất của những người sản xuất cá thể hoặc của các tư nhân được sản xuất kinh doanh hợp pháp.

    – Tài liệu, dụng cụ máy móc của người làm công tác nghiên cứu.

    – Cây cối mà người được giao sử dụng đất trồng và hưởng lợi trên đất đó.

    Phần tài sản của người chết trong trong tài sản chung với người khác như: tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa vợ và chồng, tài sản chung theo phần của người chết khi đồng sở hữu với người khác.

    Quyền về tài sản do người chết để lại, đó là các quyền dân sự được phát sinh từ các quan hệ hợp đồng hoặc do việc bồi thường thiệt hại mà trước khi chết họ đã tham gia vào những quan hệ này như quyền đòi nợ, đòi lại tài sản cho thuê hoặc cho mượn, chuộc lại tài sản đã thế chấp, cầm cố, yêu cầu bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng,..

    Ngoài những quyền tài sản nói trên, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp cũng là di sản thừa kế. Chủ sở hữu quyền tác giả để lại thừa kế quyền tài sản như quyền hưởng nhuận bút và các lợi ích vật chất khác. Đối với quyền sở hữu công nghiệp- một loại tài sản có tính chất đặc thù nên những quy định về thừa kế đối với quyền sở hữu công nghiệp cũng có những nét riêng

    3. Quyền thừa kế đối với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm

    Khoản 2 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm như sau

    2. Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

    b) Bán tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người mua tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    c) Để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê; người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định;

    d) Cho thuê tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê theo quy định của pháp luật về dân sự;

    đ) Thế chấp bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

    e) Góp vốn bằng tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh; người nhận góp vốn bằng tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

    Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều này thì người sử dụng đất đối với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm chỉ có quyền để thừa kế, tặng cho tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê chứ không có quyền để thừa kế lại mảnh đất đang được Nhà nước cho thuê trả tiền thuê đất hàng năm, người nhận thừa kế, người được tặng cho tài sản được Nhà nước tiếp tục cho thuê đất theo mục đích đã được xác định.

    4. Quyền thừa kế đối với đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê

    Khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 quy định quyền và nghĩa vụ đối với người sử dụng đất như sau:

    1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

    b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

    c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

    d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

    đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

    e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

    g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

    h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

    i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

    Căn cứ theo điểm đ, khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Như vậy, trường hợp thuê đất trả tiền thuê một lần cho cả thời gian thuê, người sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất thuê theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    4. Tình huống minh hoạ

    Xin chào luật sư! Năm 2007, bố tôi thuê 1500m2 đất của Nhà nước trong thời hạn 50 năm để nuôi trồng thuỷ sản, trả tiền một lần. Tháng 08/2022, bố tôi chết. Nhà tôi còn mẹ và 3 anh em trai. Xin hỏi quyền sử dụng diện tích 1500m2 đất có phải là di sản thừa kế hay không? Xin cảm ơn!

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    Điều 609, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền thừa kế như sau:

    Điều 609. Quyền thừa kế

    Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình, để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

    Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013 thì:

    1. Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế thì có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

    a) Quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này;

    b) Chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp trong cùng một xã, phường, thị trấn với hộ gia đình, cá nhân khác;

    c) Chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật;

    d) Cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân khác, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư tại Việt Nam thuê quyền sử dụng đất;

    đ) Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Hộ gia đình được Nhà nước giao đất, nếu trong hộ có thành viên chết thì quyền sử dụng đất của thành viên đó được để thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.

    Trường hợp người được thừa kế là người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được nhận thừa kế quyền sử dụng đất; nếu không thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này thì được hưởng giá trị của phần thừa kế đó;

    e) Tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 174 của Luật này; tặng cho quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 186 của Luật này;

    g) Thế chấp quyền sử dụng đất tại tổ chức tín dụng được phép hoạt động tại Việt Nam, tại tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân theo quy định của pháp luật;

    h) Góp vốn bằng quyền sử dụng đất với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài để hợp tác sản xuất, kinh doanh;

    i) Trường hợp đất thuộc diện thu hồi để thực hiện dự án thì có quyền tự đầu tư trên đất hoặc cho chủ đầu tư dự án thuê quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất với chủ đầu tư dự án để thực hiện dự án theo quy định của Chính phủ.

    Như vậy, đối với hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê có các quyền và nghĩa vụ như đã nêu trên. Theo hình thức sử dụng này người sử dụng đất có quyền để lại thừa kế đối với quyền sử dụng đất: “Cá nhân sử dụng đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật”.

    Vậy nên, trong trường hợp của gia đình bạn thì quyền sử dụng diện tích 1500m2 đất nêu trên là hình thức thuê đất của Nhà nước trả tiền một lần cho cả thời gian thuê nên quyền sử dụng đất này là di sản thừa kế.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quyền thừa kế đối với đất thuê theo pháp luật hiện hành 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 2022

    Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất 2022

    Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Doanh nghiệp X là một tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản của tỉnh H. Hiện doanh nghiệp X đang muốn thuê ngôi nhà tại địa chỉ 27 đường Nguyễn Chí Thanh của ông Y để làm trụ sở kinh doanh.

    Vậy, hợp đồng thuê giữa doanh nghiệp X và ông Y có bắt buộc phải công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật đất đai hay không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    • Căn cứ pháp lý:
    • Điều 167 Luật đất đai năm 2013;
    • Điều 40 đến Điều 52 Luật Công chứng năm 2014;
    • Điều 42 Luật công chứng năm 2014;
    • Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015.
    1. Định nghĩa hợp đồng thuê quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật:

    Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó, bên cho thuê chuyển giao đất cho thuê để sử dụng trong một thời hạn, còn bên thuê phải sử dụng đất đúng mục đích, trả tiền thuê và trả lại đất khi hết thời hạn thuê theo quy định ở Bộ luật này và pháp luật về đất đai.

    1. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

    Căn cứ theo quy định tại Điều 167 Luật đất đai năm 2013 về Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

    Điều 167. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.
    2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

    b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

    1. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    1. Phân tích tình huống:

    Theo đó, Điểm b Khoản 3 Điều này quy định hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên.

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    Đối chiếu với hợp đồng thuê nhà giữa doanh nghiệp X và ông Y, có thể thấy hợp đồng này là hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (ngôi nhà) mà trong đó có một bên là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản (doanh nghiệp X). Như vậy, hợp đồng này không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực mà chỉ khi có yêu cầu của các bên trong hợp đồng mới phải thực hiện công chứng hoặc chứng thực.

    Ngoài ra, nếu có yêu cầu việc công chứng sẽ được thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, còn việc chứng thực sẽ được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    chuyển đổi

    1. Thủ tục công chứng trong trường hợp các bên tham gia giao dịch có yêu cầu về việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất

    Trường hợp các bên tham gia giao dịch có yêu cầu về việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất thì thủ tục công chứng được thực hiện theo các quy định từ Điều 40 đến Điều 52 Luật Công chứng năm 2014.

    Có hai hình thức công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất, cụ thể gồm: Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn sẵn và công chứng hợp đồng giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người đề nghị của người yêu cầu công chứng. Cụ thể:

    • Trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất đã được soạn thảo sẵn:

    Người yêu cầu công chứng cần chuẩn bị một bộ hồ sơ gồm:

    – Phiếu yêu cầu công chứng (theo mẫu của văn phòng công chứng).

    – Bản dự thảo, phác thảo hợp đồng cho thuê nhà đất.

    – Bản sao các loại giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng, gồm bên cho thuê nhà đất và bên thuê nhà đất như Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân, hoặc Hộ chiếu, và xuất trình Sổ hộ khẩu.

    – Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng của tài sản nhà đất tham gia giao dịch, như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất; Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư…

    – Bản sao các giấy tờ cần thiết khác (nếu có).

    Người tham gia giao dịch cho thuê nhà đất sẽ thực hiện việc nộp hồ sơ đã chuẩn bị nêu trên lên văn phòng công chứng, tổ chức hành nghề công chứng nơi có nhà, đất tham gia giao dịch (căn cứ vào Điều 42 Luật công chứng năm 2014). Cụ thể:

    “Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản

    Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.”

    Sau khi nhận được hồ sơ, công chứng viên sẽ kiểm tra sự đầy đủ, tính phù hợp của các loại giấy tờ trong hồ sơ công chứng, sau đó thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Công chứng viên tiếp tục phổ biến, giải thích để các bên trong quan hệ cho thuê nhà đất hiểu được quyền, nghĩa vụ cũng như hậu quả pháp lý khi họ tham gia giao dịch cho thuê nhà đất và công chứng nội dung hợp đồng, giao dịch này. Đồng thời, hướng dẫn cho các bên về các quy định chung về thủ tục công chứng.

    Trường hợp trong hồ sơ công chứng có những vấn đề chưa rõ, đối tượng giao dịch chưa cụ thể thì các bên tham gia giao dịch phải tiến hành làm rõ, xác minh cụ thể theo đề nghị của công chứng viên của văn phòng công chứng. Nếu không thể làm rõ thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    Nếu đã làm rõ được các vấn đề còn vướng mắc thì công chứng viên tiếp tục kiểm tra dự thảo hợp đồng. Nếu hợp đồng có những điều khoản vi phạm pháp luật, trái với đạo đức xã hội, thì công chứng viên yêu cầu các bên trong quan hệ cho thuê nhà đất thảo luận và sửa đổi cho phù hợp, nếu không công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    Nếu nội dung dự thảo hợp đồng phù hợp thì công chứng viên có quyền yêu cầu hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất đọc lại bản hợp đồng đã soạn thảo, nếu không có thay đổi nội dung hợp đồng thì sẽ ký trực tiếp vào từng trang hợp đồng cho thuê nhà đất. Sau đó, công chứng viên yêu cầu xuất trình bản chính các giấy tờ cần thiết để đối chiếu, sau đó ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng cho thuê nhà đất.

    Những văn bản được công chứng sẽ có hiệu lực kể từ ngày công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng lên văn bản. Hợp đồng, giao dịch đã được công chứng sẽ có giá trị chứng cứ không cần phải chứng minh, trừ trường hợp văn bản công chứng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu.

    • Trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất do công chứng viên soạn thảo dựa trên nội dung đề nghị của hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất.

    Về cơ bản, trình tự thủ tục thực hiện việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của hai bên cũng được chuẩn bị về hồ sơ và thực hiện theo đúng trình tự thủ tục như trường hợp công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất soạn sẵn.

    Tuy nhiên, chỉ khác ở chỗ, trong hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ không có bản dự thảo của hợp đồng thuê nhà đất. Đồng thời, sau khi kiểm tra hồ sơ công chứng thì công chứng viên chỉ xác định xem là nội dung, ý định giao kết hợp đồng cho thuê nhà đất có trái quy định của pháp luật hay đạo đức hay không, sau đó thực hiện việc soạn hợp đồng giao dịch trước mặt hai bên tham gia giao dịch.

    Hai bên có thể tự đọc hay yêu cầu công chứng viên đọc lại bản dự thảo hợp đồng mà công chứng viên soạn thảo theo yêu cầu của hai bên. Nếu đồng ý toàn bộ nội dung dự thảo thì hai bên trong quan hệ cho thuê nhà đất thực hiện việc ký kết vào từng trang của hợp đồng. Công chứng viên yêu cầu các bên xuất trình bản chính của các giấy tờ có liên quan để đối chiếu rồi ghi lời chứng và ký vào từng trang của hợp đồng.

    Như vậy, có thể thấy, việc công chứng hợp đồng cho thuê nhà đất không phải là việc bắt buộc theo quy định của pháp luật, tuy nhiên các bên có thể yêu cầu công chứng văn bản này nếu muốn đảm bảo hơn tính hợp pháp, ngăn ngừa rủi ro cho mình.

    1. Chỉ được cho thuê lại khi bên cho thuê đồng ý

    Căn cứ theo quy định tại Điều 475 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cho thuê lại tài sản như sau:

    “Điều 475. Cho thuê lại

    Bên thuê có quyền cho thuê lại tài sản mà mình đã thuê, nếu được bên cho thuê đồng ý.”

    Như vậy, bên thuê đất có quyền cho thuê lại quyền sử dụng đất mà mình đã thuê nếu được bên cho thuê đồng ý. Ngoài điều kiện trên, người sử dụng đất được thực hiện quyền cho thuê lại khi có đủ các điều kiện sau:

    – Có Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ).

    – Đất cho thuê không có tranh chấp.

    – Quyền sử dụng đất cho thuê không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

    – Trong thời hạn sử dụng đất.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về pháp luật Đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Pháp luật hiện hành 2022 có quy định hoãn xuất cảnh với người phải thi hành án dân sự không?

    Pháp luật hiện hành 2022 có quy định hoãn xuất cảnh với người phải thi hành án dân sự không?

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Luật Thi hành án dân sự 2008

    Nghị định 62/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thi hành án dân sự

    Nghị định 33/2020/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 62/2015/NĐ-CP

    2. Người phải thi hành án dân sự là ai?

    Theo khoản 3 Điều 3 Luật Thi hành án dân sự thì người phải thi hành án là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ trong bản án, quyết định được thi hành.

    3. Điều kiện xuất cảnh

    hoãn xuất cảnhĐiều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định điều kiện xuất cảnh của công dân Việt Nam như sau:

    Điều 33. Điều kiện xuất cảnh

    1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

    b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

    c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.”

    Công dân Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện theo quy định trên mới được phép xuất cảnh.

     

    4. Quy định về việc xuất cảnh của người phải thi hành án

    Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh được quy định tại Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam bao gồm:

    Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh

    1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
    2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời giạn thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.
    3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
    4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.
    5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
    6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
    7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
    8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
    9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

    Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 thì người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án là một trong những đối tượng bị tạm hoãn xuất cảnh.

     

    Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP (sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 33/2020/NĐ-CP) quy định cụ thể về việc xuất cảnh của người phải thi hành án như sau:

    Điều 51. Việc xuất cảnh của người phải thi hành án

    1. Người phải thi hành án chưa thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án theo bản án, quyết định thì có thể bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Có yêu cầu của người được thi hành án;

    b) Có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.

    Việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.

    Cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định thì việc tạm hoãn xuất cảnh được áp dụng đối với người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác. Trường hợp nhận được thông báo về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức hoặc thuộc các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này thì cơ quan thi hành án dân sự gửi văn bản đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để điều chỉnh thông tin

    2. Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:

    a) Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

    b) Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.

    c) Có sự đồng ý của người được thi hành án;

    d) Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;

    đ) Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.

    Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    e) Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác

    3. Trường hợp người phải thi hành án ủy quyền cho người thay mặt họ giải quyết việc thi hành án thì cơ quan thi hành án dân sự thông báo việc thi hành án cho người được ủy quyền.

    Trường hợp người phải thi hành án xuất cảnh ra nước ngoài thì việc thông báo được thực hiện bằng hình thức điện tín, fax, email hoặc hình thức khác nếu họ có yêu cầu và không gây trở ngại cho cơ quan thi hành án dân sự.

    4. Việc giải tỏa, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh được thực hiện khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định đang thi hành, khi căn cứ tạm hoãn xuất cảnh không còn hoặc khi thuộc các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    Những trường hợp người phải thi hành án có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh

    Đối với người phải thi hành án đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định về tiền, tài sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể không bị xem xét tạm hoãn xuất cảnh:

    • Có đủ tài sản để thực hiện nghĩa vụ và đã ủy quyền cho người khác thay mặt họ giải quyết việc thi hành án liên quan đến tài sản đó; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
    • Đã ủy quyền cho người khác mà người được ủy quyền có đủ tài sản và cam kết thi hành thay nghĩa vụ của người ủy quyền; việc ủy quyền phải có công chứng và không được hủy ngang.
    • Có sự đồng ý của người được thi hành án;
    • Hết thời hiệu yêu cầu thi hành án mà không có căn cứ chấp nhận yêu cầu thi hành án quá hạn;
    • Là người nước ngoài phạm tội ít nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam, có đơn cam kết thực hiện nghĩa vụ sau khi về nước.

    Đơn cam kết phải có xác nhận của cơ quan đại diện ngoại giao tại Việt Nam của nước mà người đó có quốc tịch về việc đôn đốc người đó thực hiện nghĩa vụ thi hành khoản thu, nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật Việt Nam;

    • Có văn bản của cơ quan Công an hoặc cơ quan đại diện ngoại giao đề nghị cho xuất cảnh trong trường hợp cá nhân là người phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng đang bị bệnh hiểm nghèo hoặc không có tài sản, thu nhập tại Việt Nam nhưng không được người được thi hành án cho xuất cảnh hoặc không xác định được địa chỉ của người được thi hành án hoặc người được thi hành án là người nước ngoài đã về nước và các trường hợp đặc biệt khác.

     

    Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án dân sự

     

    Điều 37. Thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh

     

    1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.

     

    1. Cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định hoãn chấp hành án phạt tù, tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án treo, thi hành án phạt cải tạo không giam giữ có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 36 của Luật này.

     

    1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

     

    1. Thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

     

    1. Người đứng đầu cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 5 Điều 36 của Luật này.

     

    1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 6 Điều 36 của Luật này trên cơ sở đề nghị của người ra quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền quản lý.

     

    1. Người đứng đầu cơ quan thanh tra, kiểm tra trung ương có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này.

     

    1. Bộ trưởng Bộ Y tế có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này.

     

    1. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.

     

    1. Người có thẩm quyền quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này chỉ được ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình và đối với trường hợp liên quan đến vụ án, vụ việc đang thuộc thẩm quyền giải quyết.

     

    1. Người có thẩm quyền ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh thì có thẩm quyền ra quyết định gia hạn, hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.

     

    1. Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất với người ra quyết định tạm hoãn xuất cảnh về việc cho phép người bị tạm hoãn xuất cảnh được xuất cảnh.

     

    Theo khoản 4 Điều 37 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam thì thẩm quyền tạm hoãn xuất cảnh đối với trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 36 của Luật này thực hiện theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

    Cụ thể, khoản 1 Điều 51 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định về tạm hoãn xuất cảnh và gửi cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    a) Có yêu cầu của người được thi hành án;

    b) Có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, tổ chức, cá nhân hoặc để đảm bảo việc thi hành án.

     

    Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người phải thi hành án dân sự

    Điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh

    1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:

    a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;

    b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;

    c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;

    d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;

    đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

    2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

     

    Điểm b khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này.

     

    Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

     

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Pháp luật hiện hành 2022 có quy định hoãn xuất cảnh với người phải thi hành án dân sự không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành 2022

    Trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Thông tư 33/2017/TT-BTNMT Quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư hướng dẫn thi hành Luật đất đai

    2. Thế nào là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp?

    Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là một định nghĩa được giải thích rõ tại khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

    Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.”

     

    Theo đó, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu thuộc những trường hợp sau đây:

     

    – Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao đất nông nghiệp.

     

    – Hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước cho thuê đất nông nghiệp.

     

    – Hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp.

     

    – Hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên chính đất đó.

     

    Ngoài ra, Thông tư 33 năm 2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường còn quy định hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận cũng được xác định là trực tiếp sản xuất nông nghiệp.

     

    3. Các trường hợp được thực hiện việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

     

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và Môi trường thì việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

     

    Điều 3. Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

     

    Việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:

     

    a) Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai;

     

    b) Đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân;

     

    c) Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân;

     

    d) Thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ.

     

    Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp

    Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp bao gồm:

    • Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

     

    • Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

     

    • Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

     

    • Trường hợp giao đất nông nghiệp cho cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của cá nhân thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

     

    Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

    Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:

    • Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

     

    • Có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

     

    • Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

     

    • Trường hợp giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình thì chỉ căn cứ quy định tại Điểm b Khoản này.

     

    4. Thủ tục xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp của UBND cấp xã

    Việc UBND xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp xã) xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp là một nội dung trong trình tự thực hiện các thủ tục quy định tại Khoản 1 Điều này (Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai;

    Đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân;

    Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân;

    Thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ)

    và mỗi trường hợp được thực hiện như sau:

     

    • Đối với trường hợp thực hiện thủ tục quy định tại Điểm a, Khoản 1 Điều này: Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, cá nhân;

     

    • Đối với trường hợp thực hiện thủ tục quy định tại Điểm b và Điểm c, Khoản 1 Điều này: Đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân; Công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, cá nhân;

     

    • Đối với trường hợp quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều này: Thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, khi có biên bản điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;

     

    • Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì cơ quan có trách nhiệm quy định tại các Điểm a, b và c Khoản này có văn bản gửi UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú và UBND cấp xã nơi có đất đề nghị xác nhận theo quy định tại Khoản 2, Điều 2 của Nghị định số 01/2017/NĐ-CP.

    Việc xác nhận nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 30 Điều 3 của Luật đất đai

    Khi thực hiện thủ tục giao đất, đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) có trách nhiệm xác nhận hộ gia đình, cá nhân có thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp theo quy định sau đây:

    1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp.
    2. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.

     

    UBND cấp xã nơi có đất có trách nhiệm gửi văn bản xác nhận cho UBND cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình, cá nhân đó.

     

    5. Trực tiếp sản xuất nông nghiệp có ảnh hưởng gì khi mua đất?

    Khoản 3 Điều 191 Luật Đất đai 2013 quy định những trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất:

     

    “…

     

    3. Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.”.

     

    Theo quy định này, những người không trực tiếp sản xuất như đang hưởng lương hưu, được hưởng lương thường xuyên… không được nhận tặng cho hay mua bán đất trồng lúa mà không cấm các loại đất nông nghiệp khác.

     

    Do đó, có thể thấy, việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp là căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa không.

     

    6. Không trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì có được gia hạn thời gian sử dụng đất không ?

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 74 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục gia hạn sử dụng đất; xác nhận tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khi hết hạn sử dụng đất như sau:

    2. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

    3. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân quy định tại Khoản 2 Điều này có nhu cầu xác nhận lại thời hạn sử dụng đất trên Giấy chứng nhận thì thực hiện theo trình tự, thủ tục như sau:

    …”.

    Theo quy định này, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp đang sử dụng đất nông nghiệp được nhà nước giao, công nhận, nhận chuyển quyền sử dụng đất, khi hết thời hạn sử dụng đất thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại Khoản 1 Điều 126 Luật Đất đai 2013 (50 năm) và Khoản 3 Điều 210 của Luật Đất đai mà không phải làm thủ tục điều chỉnh thời hạn sử dụng đất.

    Nếu hộ gia đình, cá nhân muốn thực hiện quyền của người sử dụng đất như chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp, tặng cho,..thì phải đi xin gia hạn trước khi thực hiện các quyền đó.

    Trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng đất mà có nhu cầu xác nhận lại (gia hạn) thời hạn sử dụng trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm hồ sơ nộp cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

    + Hộ gia đình, cá nhân đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp được hiểu theo quy định tại Khoản 30 Điều 3 Luật Đất đai 2013 như sau:

    30. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó”.

    Đồng thời căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT quy định về việc hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:

    2. Các căn cứ  để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp:

    a) Đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận;

    b) Không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội;

    c) Có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng quy định tại Điểm a Khoản này, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;

    ”.

     

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định pháp luật hiện hành 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!