Danh mục: Tin tức và sự kiện

  • Nội trợ ở nhà có được chia tài sản sau ly hôn không? Những yếu tố để chia tài sản sau ly hôn (2023)

    Nội trợ ở nhà có được chia tài sản sau ly hôn không? Những yếu tố để chia tài sản sau ly hôn (2023)

    Nội trợ ở nhà có được chia tài sản sau ly hôn không? Những yếu tố để chia tài sản sau ly hôn

    tài sản chung
Đâu là tài sản chung của vợ chồng?

    Khi thực hiện thủ tục ly hôn, các cặp vợ chồng cần phải xác định được tài sản sẽ phân chia. Về nguyên tắc, tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó, không đưa vào phân chia. Tài sản chung của vợ chồng mới thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn.

    Theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra , thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chông thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn cũng là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Phân chia tài sản sau ly hônchia tài sản sau ly hôn

    Phân chia tài sản khi ly hôn là việc tự nguyện vì vậy pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của hai bên, nếu vợ chồng không thỏa thuận được với nhau mà có yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật HN&GĐ 2014 về “Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn” nhưng có căn cứ vào các yếu tố được quy định khoản 4 Điều 7 tại Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTPHướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình”:

    – Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng. Nếu bên nào gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng;

    – Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, thể hiện ở việc chia nhiều hơn cho bên có công sức đóng góp nhiều hơn. Trường hợp người vợ hoặc chồng làm nội trợ, ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm thì vẫn được tính là lao động với thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm;

    – Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    – Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Chẳng hạn, nếu vợ hoặc chồng ngoại tình thì nghĩa là một trong hai người đã vi phạm nghĩa vụ “chung thủy” của vợ chồng trong đời sống hôn nhân. Một người có căn cứ chứng minh chồng/ vợ mình ngoại tình thì người bị phụ bạc có quyền yêu cầu được phân chia tài sản nhiều hơn.

    Nội trợ ở nhà có được chia tài sản sau ly hôn?nội trợ

    Căn cứ những điều luật đã phân tích bên trên, trường hợp vợ hoặc chồng ở nhà nội trợ, chăm sóc con cái thì vẫn được tính là có thu nhập tương đương với thu nhập của người đi làm. Do đó, vợ và chồng vẫn bình đẳng với nhau khi chia tài sản khi ly hôn. Tuy nhiên, thực tế, khi ly hôn phải chứng minh công sức đóng góp của bên nào nhiều hơn vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung trong trường hợp này là tương đối khó, cần phải xem xét thật toàn diện, khách quan.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chia tài sản sau ly hôn

    Nếu có vướng mắc cần được giải đáp bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

     

     

     

  • Ngoại tình ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn không? (2023)

    Ngoại tình ảnh hưởng đến việc phân chia tài sản khi ly hôn không? (2023)

    chia tài sản khi ly hônVấn đề ngoại tình cũng là một trong những lý do dẫn đến ly hôn. Sau khi ly  hôn vấn đề chia tài sản cũng là mối lo lắng của cả hai bên. Vậy nếu chồng hoặc vợ ngoại tình thì có được chia tài sản khi ly hôn nhiều hơn không? Quy định của pháp luật về vấn đề này như thế nào?

    Pháp luật quy định như thế nào về ly hôn?

    Theo quy định tại khoản 14 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định khái niệm ly hôn cụ thể như sau:

    “Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

    Chia tài sản khi ly hôn

    Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

    1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.

    Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.

    2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

    a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

    b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

    3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

    4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.

    Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

    Việc ngoại tình có ảnh hưởng đến việc chia tài sản khi ly hôn không?

    ngoại tình

    Theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì “lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là một trong các yếu tố được xem xét để chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn.

    Bên cạnh đó, điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP  của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình quy định rằng lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

    Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên

    Như vậy, theo quy định trên, về mặt nguyên tắc, khi ly hôn, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung; bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật. Khi giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn, Tòa án sẽ xem xét yếu tố lỗi của người chồng trong việc ngoại tình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chia tài sản sau ly hôn

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thuận tình ly hôn cần những thủ tục gì? Án phí ly hôn thuận tình? (2023)

    Thuận tình ly hôn cần những thủ tục gì? Án phí ly hôn thuận tình? (2023)

    thuận tình
Vẫn còn nhiều người chưa nắm được cụ thể về thủ tục ly hôn cũng như cách để ly hôn nhanh chóng. Chính vì vậy, Công ty TNHH Luật PT tư vấn pháp luật về hôn nhân gia đình sẽ giải đáp trong bài viết dưới đây.

    Thuận tình ly hôn

    Thuận tình ly hôn là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của cả hai vợ chồng  khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề quan hệ vợ chồng, quyền nuôi con, cấp dưỡng, chia tài sản (hoặc đồng ý tách riêng yêu cầu chia tài sản vợ chồng thành một vụ án khác sau khi đã ly hôn). Tòa án sẽ thực hiện theo thủ tục thuận tình ly hôn . Tòa án ra quyết định công nhận đồng thuận ly hôn. Thuận tình ly hôn cũng được quy định tại điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Thủ tục ly hôn thuận tình

    Trước khi tiến hành bất kì hoạt động liên quan đên pháp lý nào cũng cần phải chuẩn bị các loại giấy tờ và hồ sơ theo đúng quy định để các cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xác minh và xử lý vụ việc. Để thực hiện thủ tục ly hôn cũng vậy, ta cần chuẩn bị những giấy tờ theo quy định tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, chia tài sản khi ly hôn được xác định là việc dân sự. Do đó, để được Tòa án giải quyết theo thủ tục ly hôn thuận tình thì hai vợ chồng bạn phải chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ như sau:

    • Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn
    • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn
    • Sổ hộ khẩu (bản sao có chứng thực)
    • CMND/ Căn cước công dân/hộ chiếu (bản sao có chứng thực)
    • Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở (sổ đỏ); đăng ký xe; sổ tiết kiệm
    • Các tài liệu, chứng cứ, giấy tờ chứng minh về khoản nợ, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
    • Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn và hồ sơ xin ly hôn;
    • Các giấy tờ, tài liệu khác

    Nơi nộp hồ sơ: Tòa án nhân dân quận, huyện nơi thường trú hoặc tạm trú hoặc nơi đang làm việc (có hợp đồng lao động) của một trong hai vợ, chồng.

    Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình

    Ly hôn thuận tình thuộc trường hợp việc dân sự nên về thời gian sẽ được quy định trong thủ tục chung khi giải quyết việc dân sự quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 

    Thời gian giải quyết ly hôn thuận tình khoảng 30 ngày, bao gồm:

    • Thời gian nộp đơn ly hôn thuận tình và chờ Tòa án thụ lý vụ việc: 15 ngày.
    • Thời gian nộp án phí và chờ giấy mời từ Tòa án: 07 ngày.
    • Thời gian ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn: 07 ngày.
    • Thời gian giao quyết định công nhận thuận tình ly hôn cho người yêu cầu: 03 ngày.

    Án phí ly hôn thuận tình

    Chi phí khi ly hôn thuận tình chính là lệ phí giải quyết việc dân sự theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự. Điều 35 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định lệ phí Tòa án này gồm lệ phí sơ thẩm và lệ phí phúc thẩm việc dân sự.án phí

    Căn cứ Mục B về danh mục lệ phí Tòa án tại phần Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí Tòa án khi giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là 300.000 đồng.

    Dịch vụ ly hôn thuận tình uy tín nhanh chóng của Luật sư Công ty TNHH PT

    Nếu không am hiểu về thủ tục, các bạn sẽ mất rất nhiều thời gian và chi phí để tìm hiểu cũng như biết được các bước trong thủ tục ly hôn là như thế nào? Hãy sử dụng dịch vụ của Công ty Luật TNHH PT.  Việc sử dụng Dịch vụ ly hôn thuận tình của Luật sư công ty sẽ thay mặt bạn thực hiện các công việc như:

    • Giải đáp các vấn đề pháp lý;
    • Soạn thảo đơn ly hôn và chuẩn bị những giấy tờ khác liên quan;
    • Thay mặt khách hàng nộp đơn, làm việc với cơ quan có thẩm quyền;
    • Là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng
    • Tư vấn phân chia, giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn, tài sản chung, riêng,…
    • Giải quyết tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn; tiền trợ cấp nuôi con sau khi ly hôn và chế độ chăm sóc, thăm nom con sau ly hôn (nếu có)

    tư vấn

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thuận tình ly hôn

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

     

  • Ly thân khác với ly hôn như nào? (2023)

    Ly thân khác với ly hôn như nào? (2023)

    ly thânTôi và vợ ly thân 2 năm nay nhưng chưa ra Tòa để giải quyết, tuy cả hai cũng đã có cuộc sống tình cảm riêng. Vậy thì tôi với cô ấy có được coi là chấm dứt quan hệ vợ chồng hay không? 

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Về câu hỏi của bạn, có vẻ như bạn đang chưa hiểu rõ thế nào là ly thân, thế nào là ly hôn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn và đưa một vài thông tin để bạn tham khảo thêm về lĩnh vực này.

    1. Như thế nào là ly thân?

    Ly thân mô tả quan hệ vợ chồng mà hai người không còn chung sống với nhau nhưng vẫn chưa làm thủ tục ly hôn. Vợ chồng tự thỏa thuận với nhau để sống ly thân chứ không cần yêu cầu tòa án giải quyết.  Trên thực tế họ không còn liên quan gì đến nhau nhưng trên phương diện pháp lý thì cả hai vẫn là vợ chồng hợp pháp, có đầy đủ quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Hiện nay, theo quy định tại Luật Hôn nhân và Gia đình (Luật HN&GĐ) thì chưa có khái niệm pháp lý về ly thân.

    Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (khoản 14 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014).

    2. Sự khác biệt giữa ly thân và ly hôn

    Nguyên nhân dẫn đến ly thân và ly hôn hầu hết đều xuất phát từ mâu thuẫn gia đình,  khiến cho cuộc sống vợ chồng trở nên bế tắc, tình cảm rạn nứt và không muốn tiếp tục sống chung với nhau. Tuy nhiên, bản chất của chúng lại khác nhau dựa trên các tiêu chí:

    Tiêu chí Ly thân Ly hôn
    Hình thức Vẫn là quan hệ vợ chồng được pháp luật công nhận Chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án của Tòa án
    Pháp lý Hai bên vẫn có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng theo Luật HN&GĐ Không có các quyền, nghĩa vụ của vợ chồng
    Thủ tục Tự thỏa thuận Tòa tuyên bản án
      Vẫn có thể sống chung như trước, pháp luật vẫn công nhận là vợ chồng Vẫn có thể quay lại sống chung nhưng nếu muốn pháp luật công nhận phải đăng ký lại thủ tục kết hôn

    Như thông tin phía bên trên, không có văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề ly thân. Chỉ có thể hiểu đơn giản ly thân là việc 2 vợ chồng không còn chung sống cùng nhau, mỗi người có một cuộc sống riêng.

    Ly thân không được coi là ly hôn vì theo căn cứ Điều 57 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định như sau:

    1. Quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày bản án, quyết định ly hôn của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    2. Tòa án đã giải quyết ly hôn phải gửi bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật cho cơ quan đã thực hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào sổ hộ tịch; hai bên ly hôn; cá nhân, cơ quan, tổ chức khác theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các luật khác có liên quan.

    Vì vậy, anh và chị chưa làm đơn xin ly hôn ra Tòa nhưng chưa có bản án hay quyết định ly hôn nên ly thân không làm quan hệ hôn nhân chấm dứt. Do đó, trường hợp anh đã ly thân với vợ 2 năm thì không được coi là đã ly hôn, giữa 2 người vẫn tồn tại quan hệ hôn nhân và chưa chấm dứt quan hệ vợ chồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ly thân khác với ly hôn như nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Dịch vụ tư vấn, thu hồi nợ tại Quảng Ninh

    Dịch vụ tư vấn, thu hồi nợ tại Quảng Ninh

    Dịch vụ tư vấn, thu hồi nợ tại Quảng Ninh

    Trong quá trình kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp, cá nhân đều gặp vướng mắc trong việc thu hồi, giải quyết công nợ. Việc chiếm dụng vốn của các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới kế hoạch kinh doanh, doanh thu, lợi nhuận và gây tổn thất lớn hoạt động sản xuất thậm chí dẫn đến phá sản doanh nghiệp.

    Luật PT với đội ngũ luật sư, chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong việc tư vấn, xử lý nợ xấu cho các Ngân hàng, tổ chức tín dụng, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân là một địa chỉ để Quý khách hàng hoàn toàn an tâm, tin tưởng khi tìm đến. Chúng tôi đã tham gia giải quyết, hỗ trợ nhiều khách hàng cá nhân, doanh nghiệp trong việc thu hồi nợ tại Quảng Ninh.

    Quý khách có thể liên hệ 088.8181.120 để được luật sư của PT tư vấn cụ thể hơn về vấn đề giải quyết thu nợ.

    Giới thiệu dịch vụ tư vấn, giải quyết thu hồi nợ tại Quảng Ninh của Luật PT

    Công ty Luật PT là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực tư vấn xử lý, thu hồi nợ, chúng tôi luôn nỗ lực để có thể đem đến cho các khách hàng những giải pháp, phương pháp thu hồi nợ chất lượng và hiệu quả. Luật PT đại diện cho khách hàng để yêu cầu bên nợ thanh toán các khoản tiền hay tài sản khi đã hết hạn hoặc quá hạn mà bên nợ phải trả cho khách hàng theo thỏa thuận và hợp đồng. Dịch vụ thu hồi nợ chúng tôi cung cấp bao gồm nhưng không giới hạn trong các lĩnh vực sau đây:

    – Dịch vụ tư vấn, xử lý thu hồi nợ trong hoạt động tín dụng

    – Dịch vụ tư vấn, xử lý thu hồi nợ trong hợp đồng dân sự, mua bán hàng hóa

    – Dịch vụ tư vấn, xử lý thu hồi nợ trong hoạt động kinh doanh thương mại

    – Dịch vụ tư vấn,  xử lý thu hồi nợ đối với bên nợ là doanh nghiệp nước ngoài

    – Dịch vụ tư vấn, xử lý thu hồi nợ trong lĩnh vực lao động

    – Dịch vụ tư vấn, xử lý thu hồi nợ trong lĩnh vực xây dựng, xây lắp

    Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp, có nhiều năm kinh nghiệm, Luật PT sẽ giúp giúp Quý khách hàng:

    – Tư vấn pháp lý, phân tích hồ sơ công nợ

    – Xác định nơi cư trú thực tế của bên nợ

    – Xác minh điều kiện, đánh giá khả năng thanh toán của bên nợ

    – Tiến hành thu hồi nợ theo hợp đồng, ủy quyền

    – Đại diện cho khách hàng tiếp xúc với Bên nợ để đàm phán, thuyết phục và yêu cầu trả nợ

    – Thực hiện các trình tự tố tụng dân sự, tố tụng kinh tế hoặc tố tụng hình sự trước các cơ quan bảo vệ pháp luật tùy theo loại chủ thể, tính chất của quan hệ giao dịch phát sinh nợ quá hạn.

    – Soạn thảo đơn kiện và các giấy tờ có liên quan trong quá trình giải quyết việc thu hồi nợ

    – Cử luật sư tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng tại Tòa án nhân dân các cấp.

    – Đại diện cho khách hàng tham gia trong quá trình thi hành án để yêu cầu cơ quan Thi hành án thi hành bản án đã có hiệu lực pháp luật

    Phương pháp và dịch vụ tư vấn thu nợ

    Việc thu hồi công nợ chưa bao giờ là một việc dễ dàng, đòi hỏi người tiến hành xử lý vụ việc phải nắm chắc các kiến thức, quy định của pháp luật và phải hiểu, nắm rõ được khoản nợ hồ sơ khoản nợ cũng như có các nghiệp vụ, kinh nghiệm để xử lý khoản nợ một cách khoa học nhất. Tùy theo tính chất của từng hồ sơ, mỗi vụ việc sẽ có nhưng phương án khác nhau trong việc xử lý thu hồi khoản nợ nhưng nhìn chung việc thu nợ sẽ áp dụng những phương pháp giải quyết cơ bản như sau:

    Phương pháp hòa giải, thương lượng đàm phán: Là phương pháp mà các luật sư, chuyên viên pháp lý sẽ trực tiếp đến làm việc đàm phán, thương lượng, thuyết phục bên phía khách nợ để họ đưa ra kế hoạch thanh toán khoản nợ.

    Phương pháp giải quyết thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa, cơ quan thi hành án và phối hợp với các cơ quan chức năng khác: Phương pháp này sẽ áp dụng trong trường hợp khách nợ không có thiện chí làm việc, cố tình trốn tránh nghĩa vụ thanh toán hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm, nhỏ giọt, và kéo dài thời gian trả nợ để nhằm mục đích chiếm dụng vốn.

    Lý do nên chọn dịch vụ tư vấn, giải quyết thu hồi nợ của Công ty Luật PT

    • Luật PT có khả năng xác minh, đánh giá được điều kiện tài chính, khả năng thanh toán của khách hàng;
    • Luật PT luôn đặt lợi ích của khách hàng là trên hết trong mọi công việc;
    • Luật PT có đội ngũ Luật sư, chuyên gia nhiều năm kinh nghiệp giải quyết tranh chấp, thu hồi nợ để giải quyết mọi tình huống phát sinh trong quá trình thu hồi công nợ, tránh rủi ro cho khách hàng
    • Luật PT áp dụng các biện pháp thu hồi nợ chuyên nghiệp, khoa học, mang lại sự hiệu quả cao nhất cho Doanh nghiệp với chi phí hợp lý nhất

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    👉CÔNG TY LUẬT TNHH PT

    📍Địa chỉ: P.906 tầng 09 toà CT4-1, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    📬Email: congtyluatpt@gmail.com

    🌐Website: Luật PT – CÔNG TY TNHH LUẬT PT (luatpt.com.vn)

    ☎️ Điện thoại: 088.8181.120

  • Dịch vụ ly hôn nhanh tại Toà án nhân dân quận Hà Đông, Hà Nội

    Dịch vụ ly hôn nhanh tại Toà án nhân dân quận Hà Đông, Hà Nội

    Ly hôn là lựa chọn cuối cùng để giải quyết các mâu thuẫn trong vấn đề hôn nhân và gia đình theo thủ tục pháp lý. Để giải quyết nhanh gọn và tiết kiệm thời gian cho các cặp vợ, chồng chúng tôi xin cung cấp một vài thông tin cần biết có liên quan để giúp xử lý nhanh thủ tục ly hôn tại tòa án nhân dân quận Hà Đông như sau:

    1. Phân loại ly hôn

    yêu cầu ly hônHiện nay theo quy định tại các Điều 55, 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định 02 (hai) hình thức ly hôn đó là ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một bên). Trong đó ly hôn thuận tình được áp dụng khi vợ, chồng đã thỏa thuận được 03 (ba) vấn đề chính: Đồng ý ly hôn; giải quyết thỏa thuận xong vấn đề tài sản chung – nợ chung và thỏa thuận xong vấn đề con chung – người trực tiếp nuôi con – mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn. Ngược lại ly hôn đơn phương áp dụng khi vợ, chồng chưa thể thống nhất được 1 trong 3 vấn đề hoặc tất cả các vấn đề vừa nêu ở trên.

    2. Nội dung giải quyết khi ly hôn

    – Vấn đề ly hôn: Xử lý yêu cầu ly hôn được đưa ra xem xét việc đã đủ điều kiện để tòa án chấp thuận cho đương sự (vợ, chồng) được ly hôn. Việc xem xét nội dung này thường chỉ áp dụng nhiều trong ly hôn đơn phương, bởi một bên vợ hoặc chồng không đồng ý ly hôn dẫn tới tòa án sẽ phải xem xét lý do của người đưa ra yêu cầu ly hôn có đủ điều kiện để được ly hôn hay chưa? Các lý do được chấp thuận khi giải quyết ly hôn đơn phương đó là vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không thể đạt được. Các mâu thuẫn trong hôn nhân thường được thể hiện ở việc vợ chồng sống ly thân kéo dài, đã được các đoàn thể cơ quan thôn, tổ, dân phố hòa giải hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xử lý bằng Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng….

    – Vấn đề con chung: Khi giải quyết thủ tục ly hôn, việc giải quyết ai là người nuôi con dưới 18 tuổi, hoặc trên 18 tuổi nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị hạn chế năng lực hành vi dân sự là một vấn đề bắt buộc phải xem xét đến khi giải quyết vấn đề ly hôn. Việc giải quyết sẽ dựa trên sự ưu tiên thỏa thuận của cha, mẹ tuy nhiên đối với trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên thì tòa án phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi sẽ giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con (Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014). Người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con theo mức do vợ, chồng thỏa thuận hoặc do tòa án quyết định mức cấp dưỡng nếu vợ chồng không thể thỏa thuận được nội dung này.

    – Vấn đề tài sản chung và nợ chung: Xác định tài sản chung theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định bao gồm các tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân (tức từ khi đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền) đến thời điểm chấm dứt quan hệ hôn nhân (khi có quyết định ly hôn có hiệu lực của tòa án, khi có quyết định của tòa án về việc tuyên bố một người đã chết). Nguyên tắc giải quyết vấn đề tài sản khi ly hôn sẽ ưu tiên sự thỏa thuận của vợ, chồng. Trường hợp vợ, chồng không thỏa thuận được thì sẽ giải quyết dựa trên nguyên tắc chia đôi tài sản nhưng có tính đến các yếu tố: Hoàn cảnh gia đình của vợ hoặc chồng; công sức của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, lao động trong gia đình của vợ chồng được coi như lao động có thu nhập; bảo vệ lợi ích của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập và xét tới yếu tố lỗi của các bên trong vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Nguyên tắc chia có thể chia bằng hiện vật hoặc bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật lớn hơn phần được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch. 

    3. Quy trình thủ tục, hồ sơ và thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân quận Hà Đông

    – Về quy trình thủ tục:

    + Bước 1: Bên yêu cầu ly hôn nộp 1 bộ hồ sơ tại tòa án có thẩm quyền;

    + Bước 2: Tòa án giải quyết theo thủ tục chung về Tố tụng dân sự;

    + Bước 3: Tòa án ban hành quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự hoặc Bản án (nếu vụ án được đưa ra xét xử).

    – Thành phần hồ sơ:

    + Đơn khởi kiện xin ly hôn (đối với ly hôn đơn phương) và Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, nuôi con, chia tài sản khi ly hôn (đối với ly hôn thuận tình);

    + Đăng ký kết hôn (Bản chính, trường hợp không có bản chính nộp bản Trích lục đăng ký kết hôn bản sao do cơ quan có thẩm quyền cấp);

    + CMND/CCCD và sổ hộ khẩu của vợ, chồng (Bản sao công chứng, chứng thực trong thời hạn 6 tháng);

    + Giấy khai sinh của con (Bản sao công chứng, chứng thực trong thời hạn 6 tháng);

    + Văn bản trình bày nguyện vọng của con về việc muốn ở cùng với bố hay mẹ (Trường hợp con từ đủ 7 tuổi trở lên);

    + Văn bản đề nghị không thông qua hòa giải tại tòa án (Trường hợp không muốn giải quyết thông qua hòa giải tại tòa án để tiết kiệm thời gian);

    + Giấy tờ chứng minh quyền tài sản (Bản sao công chứng, chứng thực trong thời hạn 6 tháng, cung cấp khi có yêu cầu chia tài sản tại tòa án);

    + Các hồ sơ, tài liệu chứng minh cho yêu cầu ly hôn là có căn cứ cơ sở pháp lý (nộp trong trường hợp yêu cầu ly hôn đơn phương);

    – Thẩm quyền tòa án giải quyết: Đối với ly hôn đơn phương tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú (nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú) của bị đơn (người bị kiện) có thẩm quyền giải quyết. Đối với ly hôn thuận tình có thể lựa chọn tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để giải quyết ly hôn (trường hợp không ở cùng hộ khẩu thường trú). Lưu ý: Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài thì tòa án có thẩm quyền giải quyết là tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    4. Thời gian giải quyết ly hôn 

    – Đối với trường hợp ly hôn thuận tình: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời gian giải quyết ly hôn thuận tình tại Tòa án là 01 tháng kể từ ngày Tòa án có thông báo thụ lý vụ việc.

    – Đối với trường hợp ly hôn đơn phương: Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì thời giải quyết ly hôn đơn phương là từ 04 – 06 tháng. Tuy nhiên đối với một số các trường hợp vụ án có các tình tiết phức tạp chưa thể giải quyết thì Tòa án có thẩm quyền có thể gia hạn thêm thời gian chuẩn bị xét xử thêm 02 tháng.

    5. Mức án phí khi ly hôn

    – Tranh chấp hôn nhân và gia đình không ngạch giá: 300.000 VNĐ (Ba trăm nghìn đồng chẵn);

    – Tranh chấp hôn nhân và gia đình có ngạch giá: Được chia thành các mức như sau: 300.000 VNĐ đối với tranh chấp từ 6.000.000 VNĐ trở xuống; 5% giá trị tài sản có tranh chấp đối với tranh chấp từ trên 6.000.000 VNĐ đến 400.000.000 VNĐ; 20.000.000 VNĐ + 4% giá trị tài sản có tranh cấp vượt quá 400.000.000 VNĐ đối với tranh chấp từ trên 400.000.000 VNĐ đến 800.000.000 VNĐ; 36.000.000 VNĐ + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 VNĐ đối với tranh chấp từ 800.000.000 VNĐ đến 2.000.000.000 VNĐ; 72.000.000 VNĐ + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 VNĐ đối với tranh chấp từ trên 2.000.0000.000 VNĐ đến 4.000.000.000 VNĐ; 112.000.000 VNĐ + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 VNĐ đối với tranh chấp từ trên 4.000.000.000 VNĐ. 

    Trong trường hợp bạn gặp phải khó khăn, vướng mắc cần được tư vấn xin vui lòng liên hệ với Luật PT qua hotline tư vấn luật 24/7 088.8181.120 hoặc địa chỉ facebook Công ty Luật TNHH PT để được luật sư tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời và miễn phí.

    💫Luật PT là hãng luật có nhiều kinh nghiệm trong việc cung cấp các dịch vụ pháp lý, chúng tôi luôn nỗ lực để có thể đem đến cho các khách hàng những giải pháp chất lượng và hiệu quả. Chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật, thực hiện thủ tục theo yêu cầu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình bao gồm nhưng không giới hạn trong các lĩnh vực dưới đây:

    📌 Tư vấn và hướng dẫn chính sách pháp lý mới ban hành trong lĩnh vực hôn nhân gia đình;

    📌 Tư vấn quy định pháp luật về kết hôn và thủ tục đăng ký kết hôn;

    📌 Tư vấn về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài;

    📌 Tư vấn các vấn đề pháp lý về xác lập tài sản chung, tài sản riêng, tài sản thừa kế giữa các thành viên trong gia đình;

    📌 Tư vấn và giải đáp về xử lý hành vi ngoại tình hoặc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng theo quy định;

    📌 Tư vấn, giải đáp, hướng dẫn về vấn đề ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương, ly hôn khi một bên bỏ đi hoặc cản trở việc ly hôn;

    📌 Tư vấn và giải đáp vấn đề phân chia tài sản chung, tài sản riêng, tài sản thừa kế cũng như các nghĩa vụ trả nợ chung và riêng;

    📌 Tư vấn và giải đáp tranh chấp về quyền nuôi con và vấn đề cấp dưỡng, thăm nom con sau hôn nhân;

    📌 Cử luật sư tư vấn và đại diện các bên tiến hành thủ tục ly hôn và giải quyết các tranh chấp tại tòa.

    👉CÔNG TY LUẬT TNHH PT

    📍Địa chỉ: P.906 tầng 09 toà CT4-1, KĐT Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội

    📬Email: congtyluatpt@gmail.com

    🌐Website: https://luatpt.com.vn/

    ☎️ Điện thoại: 088.8181.120

  • Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, tôi kết hôn vào năm 2015, và hiện tại tôi có ý định muốn ly hôn. Tuy nhiên, chồng của tôi hiện tại đã qua Pháp định cư. Vậy trong trường hợp này tôi phải thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứvề việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    2. Trong trường hợpvợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
    3. Trong trường hợpcó yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

    Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 56 nêu trên.

    Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 56 nêu trên.

    2. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    Nếu người vợ/chồng biết rõ địa chỉ hiện tại của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

    Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    1. b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    Nếu triệu tập hợp lệ 2 lần mà chồng/vợ tại nước ngoài vẫn không có mặt thì Tòa án có thể xử vắng mặt người chồng/vợ tại nước ngoài theo điểm b khoản 2 Điều 227 nêu trên.

    Như vậy, trong trường hợp bạn xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn ở nước ngoài thì bạn thực hiện trình tự, thủ tục ly hôn như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Đồng thời, bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp Tòa án đã triệu tập 2 lần mà chồng bạn không có mặt thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt chồng bạn.

    tục ly

    3. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi không xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

    Điều 381. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
    2. Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

    Theo đó, pháp luật quy định người vợ/chồng có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt theo quy định từ Điều 381 đến 386 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Điều 381. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
    2. Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

    Điều 382. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

    Điều 383. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Điều 384. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có các nội dung chính sau đây:

    1. Ngày, tháng, năm ra thông báo.
    2. Tên Tòa án ra thông báo.
    3. Số và ngày, tháng, năm của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
    4. Tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án thông báo.
    5. Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú của người đó trước khi biệt tích.
    6. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu người cần tìm kiếm biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về người cần tìm kiếm.

    Điều 385. Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
    2. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.

    Điều 386. Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 383 của Bộ luật này đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 về tuyên bố mất tích như sau:

    Điều 68. Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    1. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
    2. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Theo đó, nếu sau khi Tòa án đã thông báo tìm kiếm người vắng mặt mà vẫn không tìm được người chồng/vợ tại nước ngoài và trong vòng 2 năm không có tin tức của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng tại Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng/vợ tại nước ngoài theo Điều 68 nêu trên và yêu cầu được ly hôn để tòa án giải quyết.

    Như vậy, thủ tục ly hôn trong trường hợp bạn không xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn tại nước ngoài thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt.

    Khi người đó đã mất tích 02 năm mà không hề có tin tức dù đã áp dụng hết các biện pháp tìm kiếm nhưng không được thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.

    Lúc này bạn xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn cho bạn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Quy định về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai”, hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai (2023)

    Quy định về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai”, hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015

    Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015

    Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt

    Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC giải đáp vấn đề nghiệp vụ

    Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC Quy định về việc phối hợp tổ chức thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc

    Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử

    2. Về việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai”

    Theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 thì tình tiết “người phạm tội là phụ nữ có thai” là một trong những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên không phải lúc nào mang thai cũng sẽ giảm nhẹ mà phải đáp ứng những điều kiện nhất định. 

    Thực tiễn xét xử, mức độ giảm nhẹ hình phạt của tình tiết sẽ phụ thuộc vào thời kỳ mang thai của người phạm tội cũng như sự ảnh hưởng của tình trạng mang thai đến việc thực hiện tội phạm. Trên cơ sở đó, Hội đồng xét xử sẽ đưa ra hình phạt thích đáng đối với người phạm tội khi áp dụng tình tiết giảm nhẹ này.

    Trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án có áp dụng tình tiết “Người phạm tội là phụ nữ có thai” không?

    Quy định tại điểm n khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự không phân biệt người phạm tội là phụ nữ có thai tại thời điểm phạm tội hay trong quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự. Do đó, trường hợp sau khi bị khởi tố bị cáo mới có thai thì Tòa án vẫn áp dụng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự “Người phạm tội là phụ nữ có thai” đối với bị cáo (mục 9.I Công văn 212/TANDTC-PC ngày 13/09/2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến một số vướng mắc trong xét xử).

    3. Phụ nữ mang thai có được hoãn chấp hành hình phạt tù?

    Theo điểm b khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hoãn chấp hành hình phạt tù như sau:

    Điều 67. Hoãn chấp hành hình phạt tù

    1. Người bị xử phạt tù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

    a) Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;

    b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

    c) Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

    d) Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

    2. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

    Như vậy, phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

    Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại thực hiện hành vi phạm tội mới, thì Tòa án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật này.

    Theo điểm b Khoản 1 Điều 67 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 và hướng dẫn tại tiểu mục 7.1 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP thì: phụ nữ mang thai được hoãn thi hành án phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi (không phân biệt là con đẻ hay con nuôi), nếu họ bị xử phạt tù lần đầu. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi.

    Tuy nhiên, sau khi con đủ 36 tháng, không thể tránh khỏi một số trường hợp người mẹ mang thai tiếp. Vậy đối với người bị kết án là phụ nữ mà sau khi bị kết án họ liên tục có thai và sinh con để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù thì Tòa án có cho họ hoãn chấp hành hình phạt tù không?

    Với câu hỏi này, tại Công văn 01/2017/GĐ-TANDTC, Tòa án nhân dân tối cao trả lời như sau:

    Nếu người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì có thể được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi, không phân biệt họ cố tình có thai và sinh con liên tục để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án phạt tù hay không.

    Như vậy, dù cố tình có thai và sinh con liên tục thì người bị kết án vẫn tiếp tục được hoãn chấp hành án phạt tù.

    4. Không thi hành án tử hình với phụ nữ có thai

    phụ nữ có thaiNgoài việc hoãn chấp hành án phạt tù, tại khoản 2, 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự quy định như sau:

    Điều 40. Tử hình

    2. Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 tuổi khi phạm tội, phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người đủ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử.

    3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi…

    Theo quy định trên, phụ nữ có thai sẽ không bị áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình.

    Bên cạnh đó, căn cứ khoản 3 Điều 8 Thông tư liên tịch 02/2020/TTLT-BCA-BQP-BYT-BNG-TANDTC-VKSNDTC, nữ tử tù phải được kiểm tra có thai không trước khi tử hình. Nếu được phát hiện là có thai, người bị kết án sẽ được hoãn thi hành án tử hình.

    Chính sách hình sự nhân đạo luôn được Nhà nước ta quan tâm quy định để áp dụng đối với người phạm tội. Trong tất cả các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến giải quyết vụ án hình sự đều thể hiện các quy định có lợi cho người bị buộc tội và chấp hành án. Trong Bộ luật Hình sự (BLHS), Bộ luật Tố tụng hình sự (BLTTHS) và các văn bản hướng dẫn áp dụng đều thể hiện rõ chính sách hình sự nhân đạo này.

    Một trong những quy định này được thể hiện khi giải quyết vụ án hình sự là áp dụng quy định có lợi liên quan đến người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    – Các quy phạm trong BLHS điều chỉnh nhiều nội dung liên quan đến áp dụng quy định có lợi cho người bị buộc tội là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, cụ thể:

    + Khi tuyên hình phạt cải tạo không giam giữ, không áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi.

    + Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người phạm tội là phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi xét xử. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án là phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

    + Áp dụng tình tiết giảm nhẹ đối với người phạm tội là phụ nữ có thai.

    + Điều kiện về thời gian chấp hành án để được xem xét tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được xem xét ngắn hơn, chỉ phải chấp hành được ít nhất là một phần ba mức phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất là 12 năm đối với trường hợp bị phạt tù chung thân nhưng đã được giảm xuống tù có thời hạn.

    + Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được xem xét cho hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

    + Người bị kết án phạt tù là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được xem xét cho tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi.

    – Trong BLTTHS quy định về áp dụng biện pháp tạm giam, thể hiện rõ, đối với bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà có nơi cư trú và lý lịch rõ ràng thì không tạm giam mà áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

    Tuy nhiên, bị can, bị cáo là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ bị tạm giam nếu thuộc một trong các trường hợp:

    bỏ trốn và bị bắt theo quyết định truy nã; tiếp tục phạm tội; có hành vi mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án;

    đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm hoặc người thân thích của những người này; bị can, bị cáo về tội xâm phạm an ninh quốc gia và có đủ căn cứ xác định nếu không tạm giam đối với họ thì sẽ gây nguy hại đến an ninh quốc gia.

    Tất cả các quy định trong Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng Hình sự như trên đều nhằm mục đích chính là tạo điều kiện thuận lợi cho người mẹ có điều kiện để chăm sóc con được tốt nhất; theo đó sẽ thể hiện rõ chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của phụ nữ và trẻ em.

    Tuy nhiên, bên cạnh những quy định có lợi này cho người phạm tội là phụ nữ có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trong thực tiễn áp dụng, chế định này xảy ra bất cập dẫn đến việc xử lý chưa nghiêm đối với hành vi phạm tội, cũng như trong phòng, chống tội phạm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định về tình tiết giảm nhẹ “Người phạm tội là phụ nữ có thai”, hoãn chấp hành hình phạt tù đối với phụ nữ có thai (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra (2023)

    Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra (2023)

    Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra là gì? Trách nhiệm bồi thường khi người làm công, người học nghề gây ra? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Nghị định 139/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục và Bộ luật Lao động về dạy nghề

    Luật Việc làm 2013

    2. Quy định về người làm công, người học nghề

    người làm côngKhoản 1 Điều 16 Nghị định 139/2006/NĐ-CP quy định: “Hợp đồng học nghề là sự thoả thuận về quyền và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề”.

    Cũng theo khoản 2 điều này, các trường hợp phải giao kết hợp đồng học nghề bằng văn bản gồm:

    – Học nghề trình độ sơ cấp;

    – Học nghề tại cơ sở dạy nghề có vốn đầu tư nước ngoài;

    – Doanh nghiệp tuyển người vào học nghề để sau đó làm việc tại doanh nghiệp.

    Các trường hợp có thể giao kết hợp đồng bằng lời nói hoặc bằng văn bản gồm:

    – Truyền nghề;

    – Kèm cặp nghề tại doanh nghiệp.

    Theo quy định trên, người học nghề là người tham gia học nghề tại cơ sở dạy nghề như trường nghề, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh…

    Theo khoản 5 Điều 3 Luật Việc làm  2013, việc làm công là việc làm tạm thời có trả công được tạo ra thông qua việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa cấp xã.

    Theo đó, người làm công là người làm công việc tạm thời có trả công trong việc thực hiện các dự án hoặc hoạt động sử dụng vốn nhà nước gắn với các chương trình phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn cấp xã.

    3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với người làm công gây ra là gì?

    Theo Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    – Thứ nhất, người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    – Thứ hai, người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    – Thứ ba, trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    4. Trách nhiệm bồi thường khi người làm công, người học nghề gây ra

    bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây raTheo Điều 600 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định.

    Như vậy, người làm công, người học nghề gây thiệt hại khi thực hiện công việc được giao thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công phải bồi thường thiệt hại theo nguyên tắc thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức, hình thức bồi thường…

    Trong trường hợp người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề hoàn trả một khoản tiền.

    Lưu ý: Trường hợp người làm công, người học nghề gây ra thiệt hại khi thực hiện những công việc không được giao thì cơ sở dạy nghề, người sử dụng lao động làm công không có trách nhiệm bồi thường thiệt hại; trách nhiệm bồi thường thuộc về người làm công, người học nghề.

    5. Nguyên tắc và mức bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra

    Nguyên tắc bồi thường thiệt hại

    Về nguyên tắc bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra, khoản 1 điều 585 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    • Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
    • Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
    • Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
    • Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    Mức bồi thường thiệt hại

    Mức bồi thường thiệt sẽ được xác định qua thiệt hại cụ thể về tài sản, sức khỏe và tính mạng. Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể mức bồi thưởng thiệt hại trong từng trường hợp như sau:

    Đối với thiệt hại về tài sản

    Điều 589 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do tài sản bị xâm phạm sẽ phải bồi thường những khoản sau:

    • Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
    • Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
    • Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
    • Thiệt hại khác do luật quy định.

    Đối với thiệt hại về sức khỏe

    Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm thì bên gây thiệt hại sẽ phải bồi thường cho người bị thiệt hại gồm:

    • Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
    • Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
    • Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
    • Thiệt hại khác do luật quy định.

    Đối với thiệt hại về tinh thần

    Bên gây thiệt hại còn phải bồi thường khoản bù đắp tổn thất tinh thần như sau:

    Phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này 590 Bộ luật dân sự và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.

    Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được, mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Đối với thiệt hại về tính mạng

    Điều 591 Bộ luật dân sự 2015 quy định thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm như sau:

    • Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật dân sự 2015
    • Chi phí hợp lý cho việc mai táng (các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hỏa táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…);
    • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng: Chỉ xem xét khoản tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng, nếu trước khi tính mạng bị xâm phạm người bị thiệt hại thực tế đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

    Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định nêu trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại. Nếu không có những người này thì người mà bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được thừa hưởng khoản tiền này.

    Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận.Nếu không thỏa thuận được, mức tối đa không quá 100 lần mức lương cơ sở do nhà nước quy định.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bồi thường thiệt hại do người làm công gây ra (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay cha mẹ hay không? (2023)

    Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay cha mẹ hay không? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Hôn nhân và Gia đình 2014

    2. Quy định về nghĩa vụ trả nợ thay cha mẹ của con cái

    trả nợ thayTheo quy định của pháp luật dân sự hiện hành, không có căn cứ nào quy định về nghĩa vụ trả nợ thay của con cái đối với cha mẹ.

    Tại Điều 463, Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vay tài sản là sự tự “thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi tới hạn trả, bên vay phải trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng và chỉ phải trả lãi nếu có.

    Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Trường hợp, gia đình mất khả năng chi trả mà có tài sản thế chấp thì dùng tài sản thế chấp để giải quyết nợ. Trường hợp, mất khả năng cũng như không có tài sản thế chấp

    (nhà, đất…) thì bên cho vay có thể phải chịu rủi ro không đòi lại được số tiền.

    Bên cạnh đó, Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của con như sau:

    Được cha mẹ thương yêu, tôn trọng, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật; được học tập và giáo dục; được phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ và đạo đức.

    Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

    Con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc.

    Con chưa thành niên tham gia công việc gia đình phù hợp với lứa tuổi và không trái với quy định của pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

    Con đã thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, nơi cư trú, học tập, nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo nguyện vọng và khả năng của mình. Khi sống cùng với cha mẹ, con có nghĩa vụ tham gia công việc gia đình, lao động, sản xuất, tạo thu nhập nhằm bảo đảm đời sống chung của gia đình; đóng góp thu nhập vào việc đáp ứng nhu cầu của gia đình phù hợp với khả năng của mình.

    Được hưởng quyền về tài sản tương xứng với công sức đóng góp vào tài sản của gia đình.

    Do đó, theo quy định của pháp luật hiện nay thì chưa có quy định nào về việc trả nợ là nghĩa vụ bắt buộc của con cái. Việc con cái trả nợ cho cha mẹ là dựa trên sự tự nguyện trừ trường hợp con cái bảo lãnh khoản vay của cha mẹ và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.

    3. Các trường hợp con cái phải trả nợ thay cha mẹ

    Trong 02 trường hợp sau đây, người con phải có nghĩa vụ trả nợ thay cho cha mẹ:

    Trường hợp 1: Khi con cái là người bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ.

    Căn cứ theo Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 thì Bảo lãnh là việc người thứ ba cam kết với người cho vay sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho bên vay nếu đến thời hạn mà bên vay không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng.

    Như vậy, nếu người con bảo lãnh cho khoản vay của cha mẹ thì khi đến thời hạn thỏa thuận mà cha mẹ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì người con sẽ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay.

    Trường hợp 2: Con trả nợ thay nếu nhận di sản thừa kế từ cha mẹ

    Căn cứ Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 quy định về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

    Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

    1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

     3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

     4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

    Nếu bố mẹ qua đời, để lại di sản cho những người hưởng di sản thừa kế, thì những người này phải thực hiện các nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Đồng nghĩa với việc khi cha mẹ mất thì những khoản nợ ngân hàng khi còn sống của họ, con cái có nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản do người chết để lại, nếu như không có thỏa thuận gì khác về vấn đề này.

    Khi đó, người con sẽ dùng chính di sản thừa kế mà mình được hưởng từ cha, mẹ để trả nợ. Tuy nhiên, người con chỉ phải trả nợ trong phạm vi giá trị tài sản được nhận thừa kế. Trường hợp cha mẹ chết không có bất cứ di sản nào để lại, thì con cái không có nghĩa vụ phải trả khoản nợ đó.

    4. Không nhận thừa kế, có phải trả nợ thay cha mẹ đã chết?

    Căn cứ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 cho đến thời điểm hiện tại pháp luật không hề có điều luật nào quy định việc vay nợ của người này mà người khác phải gánh vác hay trả nợ thay.

    Pháp luật dân sự quy định về trường hợp con cái không được nhận thừa kế từ cha mẹ khi con cái từ chối nhận di sản quy định tại Điều 620 Bộ luật Dân sự hiện hành:

    – Con cái có quyền từ chối nhận di sản;

    – Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;

    – Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

    Và tại Điều 621 Bộ luật Dân sự quy định người không được quyền hưởng di sản:

    – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

    – Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

    – Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

    – Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

    Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu cha mẹ để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

    Vậy, khi không nhận di sản thừa kế từ cha mẹ, con cái không có nghĩa vụ trả nợ thay, nhưng từ chối nhận di sản để trốn tránh nghĩa vụ tài sản thì đây là hành vi vi phạm pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Con cái có nghĩa vụ trả nợ thay cha mẹ hay không? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!