Danh mục: Tin tức và sự kiện

  • Các trường hợp người mẹ không được trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    Các trường hợp người mẹ không được trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật hôn nhân và gia đình năm 2014

    Ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

    “Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

    Cụ thể thì việc ai được quyền nuôi con sau khi ly hôn sẽ được giải quyết như sau:

    (1) Nếu cha mẹ có thỏa thuận thì Tòa án sẽ công nhận theo thỏa thuận đó và giao quyền nuôi con cho một trong hai người theo thỏa thuận của vợ, chồng.

    (2) Nếu cha, mẹ không có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao quyền nuôi con cho người sẽ đảm bảo được quyền lợi về mọi mặt cho con.

    Như vậy: Khi cha, mẹ ly hôn, nếu có thỏa thuận thì Tòa án sẽ giao con theo thỏa thuận đó; nếu không có thỏa thuận thì sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ theo quyền lợi về mọi mặt của con.

    Tuy nhiên, khi quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng Tòa án còn căn cứ vào các yếu tố sau:

    – Con từ đủ 07 tuổi: Xem xét nguyện vọng của con;

    – Con dưới 36 tháng tuổi: Giao cho mẹ nuôi con nhưng nếu người mẹ không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha, mẹ có thỏa thuận thì quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi sẽ do cha nuôi.

    Lưu ý rằng người không được giao trực tiếp nuôi con có quyền thăm con mà không ai được cản trở nhưng cũng không được lạm dụng việc đó để cản trở và gây ảnh hưởng xấu đến con. Đồng thời, người không được giao trực tiếp nuôi con phải thực hiện các nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng sẽ do cha, mẹ thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì Tòa án có thể sẽ căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng, nhu cầu thiết yếu của con để quyết định.

    Thu nhập bao nhiêu được quyền nuôi con?

    Về nguyên tắc, quyền nuôi con sau ly hôn có thể được hai bên vợ, chồng tự thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thể thỏa thuận được thì lúc này Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi tốt nhất của con để phán xét, quyết định giao quyền nuôi con cho một bên vợ hoặc chồng.

    Thu nhập của bố, mẹ sẽ là một trong những tiêu chí để Tòa án căn cứ và xem xét giao con cho ai nuôi dưỡng sau khi ly hôn. Tuy nhiên, hiện nay pháp luật lại không quy định cụ thể thu nhập bao nhiêu thì sẽ giành được quyền nuôi con.

    Vì vậy, sẽ không có một con số chính xác nào được đưa ra để trả lời cho câu hỏi thu nhập bao nhiêu sẽ được quyền nuôi con.

    Vấn đề thu nhập của cha mẹ chỉ là một tiêu chí trong rất nhiều tiêu chí để Tòa căn cứ vào và quyết định ai sẽ là người có quyền trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, nếu thu nhập của vợ/chồng cao hơn đối phương thì sẽ có cơ hội cao hơn trong việc giành quyền nuôi con bên cạnh các điều kiện khác.

    Trường hợp nào bị tước quyền nuôi con?

    Không phải trường hợp nào khi ly hôn cha/mẹ đều có quyền hạn tuyệt đối đối với việc chăm sóc, giáo dục con cái. Theo quy định tại Điều 85 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ có 04 hành vi sau đây có thể bị Tòa án tước quyền nuôi con, cụ thể:

    – Cha mẹ bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

    – Cha mẹ phá tán tài sản của con;

    – Cha mẹ có lối sống đồi trụy;

    – Cha mẹ xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật và trái đạo đức xã hội.

    Như vậy cha, mẹ sẽ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

    Ngoài ra, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên gồm:

    (1) Cha, mẹ, người giám hộ của con chưa thành niên, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    (2) Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên:

    – Người thân thích;

    – Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

    – Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

    – Hội liên hiệp phụ nữ.

    (3) Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện cha, mẹ có các hành vi vi phạm nêu trên có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức là cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em hoặc Hội liên hiệp phụ nữ để yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên.

    Trường hợp nào mẹ không được nuôi con

    Theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy với quy định trên, người mẹ không được nuôi con trong hai trường hợp sau:

    – Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con;

    – Cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Không được trực tiếp nuôi con khi ly hôn thì có được thăm nom con không?

    Đây là hiểu nhầm của nhiều người dẫn đến tình trạng khi ly hôn cả cha và mẹ đều cố cùng giành giật để được trực tiếp nuôi con. Nhưng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, về Quyền thăm nuôi con sau ly hôn được quy định tại khoản 3 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con sau khi ly hôn mà không bị ai cản trở.

    “Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

    Như vậy, về cơ bản quyền thăm con sau ly hôn là không hạn chế. Tuy nhiên, trong trường hợp người trực tiếp nuôi con có yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người không trực tiếp nuôi con và được chấp thuận thì quyền thăm con đối với người này sẽ bị hạn chế.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến Các trường hợp người mẹ không được trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Các trường hợp người mẹ không được trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

  • Năm 2025, người dân có thể xem thông tin, dữ liệu đất đai ở đâu?

    Năm 2025, người dân có thể xem thông tin, dữ liệu đất đai ở đâu?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị định 101/2024/NĐ-CP

    Thông tư 56/2024/TT-BTC

    Luật Phí và lệ phí 2015

    Nghị định 101/2024/NĐ-CP

    Quyết định 2124/QĐ-BTNMT 2024

    Hiện nay có thể xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu?

    Căn cứ Điều 59 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định về các hình thức khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai như sau:

    Việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai được thực hiện theo các hình thức sau:

    1. Khai thác trực tuyến trên Cổng thông tin đất đai quốc gia, Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh, qua dịch vụ tin nhắn SMS, qua dịch vụ web service và API; khai thác qua các tiện ích, ứng dụng tạo ra sản phẩm, giá trị gia tăng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định.

    2. Khai thác trực tiếp tại trụ sở cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính.

    3. Khai thác qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật.

    Từ quy định trên, hiện nay có thể xem thông tin dữ liệu đất đai trong năm 2025 theo 3 hình thức như sau:

    (1) Khai thác trực tuyến

    – Cổng thông tin đất đai quốc gia;

    – Cổng dịch vụ công quốc gia;

    – Cổng dịch vụ công của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

    – Cổng dịch vụ công cấp tỉnh;

    – Cổng dịch vụ nhắn tin SMS, web service và API

    – Các tiện ích, ứng dụng từ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai

    (2) Khai thác trực tiếp

    Có thể tới trực tiếp trụ sở các cơ quan thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính để xem thông tin, dữ liệu. Ví dụ như Văn phòng/chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, UBND cấp xã/phường, Văn phòng công chứng… để kiểm tra thông tin quy hoạch, thông tin ngăn chặn giao dịch.

    (3) Thông qua các hình thức khác theo quy định

    Mẫu đơn yêu cầu xem thông tin, dữ liệu đất đai mới nhất

    Để được xem thông tin, dữ liệu đất đai, người dân phải nộp 01 Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai kèm theo mẫu đơn yêu cầu cụ thể về thông tin, dữ liệu cần tra cứu. Ví dụ, nếu cần xem thông tin về quy hoạch, người dân phải nộp 01 Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin chung cùng với 01 mẫu đơn yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu chi tiết liên quan đến quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất. Sau đây là các mẫu phiếu cụ thể:

    – Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai

    Mẫu Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai được quy định tại Mẫu số 13/ĐK ban hành kèm theo Quyết định 2124/QĐ-BTNMT 2024 như sau:

    Mẫu số 13/ĐK

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    ‎ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

    ‎ ____________________

    …., ngày ….. tháng ….. năm ………

    PHIẾU YÊU CẦU CUNG CẤP THÔNG TIN, DỮ LIỆU ĐẤT ĐAI

                    Kính gửi: ………………..

    1. Tên tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu:…………………………………………………..

    Đại diện là ông (bà) …………………..……. Số CCCD/CC/Hộ chiếu …………………………………..

    cấp ngày ………/..……./…………. tại……………..……………; Quốc tịch …………………………………..

    2. Địa chỉ liên hệ: …………………………………………………………………………………………………

    3. Số điện thoại ……………………………………………; E-mail: ……………………………………………..

    4. Đối tượng được miễn, giảm phí, giấy tờ kèm theo (nếu có):……………………………..……

    5. Nội dung thông tin, dữ liệu cần cung cấp:  (Đánh dấu ‘X’ vào nội dung cần cung cấp thông tin)

    5.1. Thông tin, dữ liệu của thửa đất:…………………………………………………………….…………….

    a) Thông tin, dữ liệu cần cung cấp:

    □ Thông tin về thửa đất

    □ Trích lục bản đồ

    □ Lịch sử biến động

    □ Giá đất

    □ Giao dịch đảm bảo

    □ Quy hoạch sử dụng đất

    □ Bản sao GCN

    □ Thông tin, dữ liệu khác :……………

    b) Hình thức khai thác, sử dụng : □ Bản giấy :….. bản                  □ Bản điện tử

    5.2. Thông tin, dữ liệu về bản đồ địa chính

    (Thông tin chi tiết theo Mẫu số 13a/ĐK)

    5.3. Thông tin, dữ liệu về thống kê, kiểm kê đất đai

    (Thông tin chi tiết theo Mẫu số 13b/ĐK)

    5.4. Thông tin, dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

    (Thông tin chi tiết theo Mẫu số 13c/ĐK)

    5.5. Thông tin, dữ liệu về giá đất

    (Thông tin chi tiết theo Mẫu số 13d/ĐK)

    5.6. Thông tin, dữ liệu về điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    (Thông tin chi tiết theo Mẫu số 13đ/ĐK)

    5.7. Thông tin, dữ liệu liên quan đến đất đai khác: ………………………………………………….…………

    6. Mục đích sử dụng thông tin, dữ liệu: …………………………………………………………………………………..

    7. Phương thức nhận kết quả

    □ Qua dịch vụ bưu chính            □ Nhận tại nơi cung cấp          □ Qua Email

    8. Cam kết sử dụng dữ liệu: Tôi cam đoan không sử dụng dữ liệu được cung cấp trái với quy định của pháp luật và không cung cấp cho bất kỳ bên thứ ba nào khác

                                                                                                                      NGƯỜI YÊU CẦU 
    ‎(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu nếu là cơ quan, tổ chức)

    – Mẫu đơn yêu cầu xem bản đồ địa chính 

    xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu

     

    – Mẫu đơn yêu cầu xem thông tin, dữ liệu chi tiết về thống kê, kiểm kê đất đai

    xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu

     

    – Mẫu đơn yêu cầu xem quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

    xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu

     

    – Mẫu đơn yêu cầu xem thông tin, dữ liệu chi tiết về giá đất

    xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu

     

    – Mẫu đơn yêu cầu xem thông tin, dữ liệu chi tiết về điều tra, đánh giá, bảo vệ, cải tạo, phục hồi đất

    xem thông tin dữ liệu đất đai ở đâu

    Ai được miễn phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai?

    Điều 4 Thông tư 56/2024/TT-BTC quy định về mức thu phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai. Theo đó, tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 56/2024/TT-BTC quy định miễn phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai đối với các trường hợp sau:

    – Các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Phí và lệ phí 2015 khai thác thông tin của mình và khai thác thông tin người sử dụng đất khác khi được sự đồng ý của cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai theo quy định pháp luật về đất đai. Cụ thể các đối tượng bao gồm:

    Trẻ em, hộ nghèo, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn và một số đối tượng đặc biệt theo quy định của pháp luật.

    – Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có văn bản đề nghị khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai để phục vụ:

    + Mục đích quốc phòng, an ninh trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của Luật Quốc phòng.

    + Phòng, chống thiên tai trong tình trạng khẩn cấp theo quy định pháp luật về phòng, chống thiên tai.

    – Các trường hợp miễn phí quy định tại Điều 62 Nghị định 101/2024/NĐ-CP. Cụ thể có các trường hợp như:

    Miễn phí cho các bộ, ngành, địa phương khi kết nối, chia sẻ cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác, cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương để chia sẻ thông tin, dữ liệu đất đai phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước và giải quyết thủ tục hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp theo quy định của Chính phủ về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.

    Như vậy, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định trên thì khi yêu cầu khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai sẽ được miễn phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai từ Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai.

    Những trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai là những trường hợp nào?

    Căn cứ Điều 61 Nghị định 101/2024/NĐ-CP quy định cụ thể 05 trường hợp không cung cấp dữ liệu đất đai như sau:

    (1) Thông tin, dữ liệu đất đai thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp luật. Khi thông tin thuộc bí mật nhà nước được giải mật thì công dân được tiếp cận theo quy định của pháp luật về tiếp cận thông tin và quy định của Nghị định này.

    (2) Những thông tin, dữ liệu đất đai gây nguy hại đến lợi ích của Nhà nước, ảnh hưởng xấu đến quốc phòng, an ninh quốc gia, quan hệ quốc tế, trật tự, an toàn xã hội mà pháp luật quy định.

    (3) Thông tin về người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được sự đồng ý của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đó, trừ trường hợp phục vụ hoạt động điều tra, thi hành án dân sự, xác minh xử lý hành vi vi phạm pháp luật và phục vụ công tác quản lý nhà nước của cơ quan có thẩm quyền.

    (4) Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu không hợp lệ theo quy định.

    (5) Tổ chức, cá nhân yêu cầu cung cấp thông tin, dữ liệu đất đai nhưng không thực hiện nộp phí khai thác, sử dụng tài liệu đất đai hoặc giá sản phẩm, dịch vụ gia tăng sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu, Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai theo quy định.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Năm 2025, người dân có thể xem thông tin, dữ liệu đất đai ở đâu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Năm 2025, người dân có thể xem thông tin, dữ liệu đất đai ở đâu?

  • Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015

    Luật An toàn giao thông 2008 

    Nghị định 100/2013/NĐ-CP

    Nghị định 100/2019/NĐ-CP

    Có được sử dụng lòng lề đường để phơi lúa hay không?

    Theo khoản 1 Điều 36 Luật An toàn giao thông 2008 quy định về việc sử dụng đường phố và các hoạt động khác trên đường phố rằng lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông.

    Tại Điều 25b Nghị định 11/2010/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 100/2013/NĐ-CP có quy định như sau:

    Điều 25b. Sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông

    1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.

    2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:

    a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa phương) chấp thuận;

    b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;

    c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ.

    Như vậy, lòng lề đường chỉ được sử dụng cho mục đích giao thông. Hành vi phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường không được xem là sử dụng cho mục đích giao thông và không thuộc một trong những trường hợp được sử dụng tạm thời một phần hè phố, lòng đường không vào mục đích giao thông. Chính vì vậy, trong trường hợp này được xem là trái quy định của pháp luật.

    Hành vi gây tai nạn giao thông do lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ như sau:

    Điều 12. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về sử dụng, khai thác trong phạm vi đất dành cho đường bộ

    1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Bán hàng rong hoặc bán hàng hóa nhỏ lẻ khác trên lòng đường đô thị, trên vỉa hè các tuyến phố có quy định cấm bán hàng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2, điểm b khoản 5, điểm e khoản 6 Điều này;

    b) Phơi thóc, lúa, rơm, rạ, nông, lâm, hải sản trên đường bộ; đặt máy tuốt lúa trên đường bộ.

    Như vậy, mức xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm lòng lề đường sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân và từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức.

    Phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn có bị phạt tù hay không?

    Hành vi đặt các chướng ngại vật gây cản trở giao thông được quy định tại Điều 261 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 73 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

    Điều 261. Tội cản trở giao thông đường bộ

    1. Người nào đào, khoan, xẻ, san lấp trái phép công trình giao thông đường bộ; đặt, để, đổ trái phép vật liệu, phế thải, rác thải, vật sắc nhọn, chất gây trơn hoặc chướng ngại vật khác gây cản trở giao thông đường bộ; tháo dỡ, di chuyển trái phép, làm sai lệch, che khuất hoặc phá hủy biển báo hiệu, đèn tín hiệu, cọc tiêu, gương cầu, dải phân cách hoặc thiết bị an toàn giao thông đường bộ khác; mở đường giao cắt trái phép qua đường bộ, đường có dải phân cách; sử dụng trái phép lề đường, hè phố, phần đường xe chạy, hành lang an toàn đường bộ hoặc vi phạm quy định về bảo đảm an toàn giao thông khi thi công trên đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

    b) Làm chết 02 người;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    Theo đó, hành vi phơi thóc lúa ngoài đường có thể coi là đặt chướng ngại vật gây cản trở giao thông, trong trường hợp dẫn đến tai nạn giao thông thì người phơi thóc lúa có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt tù như sau:

    – Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm trong các trường hợp sau:

    + Làm chết người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    + Tại đèo, dốc, đường cao tốc hoặc đoạn đường nguy hiểm;

    + Làm chết 02 người;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    + Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

    + Làm chết 03 người trở lên;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    + Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    Người phạm tội là người cao tuổi có được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự?

    Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự được quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, trường hợp người phạm tội là người đủ 70 tuổi trở lên thì có thể xem là một tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Vậy nên trong trường hợp người từ 70 tuổi trở phạm tội do phơi thóc lúa ngoài đường dẫn đến tai nạn có thể được giảm trách nhiệm hình sự.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Trường hợp phơi lúa lấn chiếm lòng lề đường gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Luật Nhà ở 2023

    Khi kết thúc hợp đồng bên cho thuê có phải trả lại chi phí đã bỏ ra cho họ không?

    Trước tiên, về bản chất thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, vì là quan hệ dân sự nên pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, do đó chúng ta cần xem xét sự thỏa thuận trước.

    Trong trường hợp phạm vi hợp đồng hai bên không có thỏa thuận về vấn đề này thì giải quyết dựa trên quy định của luật.

    Về việc sửa chữa nhà ở cho thuê:

    Theo Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của nhà thuê trừ các hư hỏng nhỏ mà theo tập quán việc sửa chữa thuộc về bên thuê.

    Tuy nhiên, nếu bên thuê làm mất hoặc hư hỏng đồ đạc và nhà thuê thì phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thậm chí phải bồi thường. Bên thuê chỉ không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên trong quá trình sử dụng nhà thuê.

    Đặc biệt, căn cứ khoản 3 Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên cho thuê đã được bên thuê thông báo về việc hư hỏng tài sản hoặc nhà thuê nhưng không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa nhà thuê với chi phí hợp lý.

    Trong trường hợp này, bên thuê phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. Như vậy, nghĩa vụ sửa chữa nhà cho thuê thuộc về bên cho thuê nếu nhà thuê bị hư hỏng trừ những hư hỏng nhỏ hoặc do người thuê làm hỏng.

    Về việc cải tạo nhà ở đang cho thuê:

    Luật Nhà ở năm 2023 cũng có điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể, tại Điều  Luật này, bên cho thuê nhà có quyền cải tạo nhà thuê nếu được bên thuê nhà đồng ý trừ trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng.

    Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.

    Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.

    Cải tạo, sửa chữa trái luật có được tự chấm dứt thuê nhà?

    Khoản 1 Điều 172 Luật Nhà ở năm 2023 khẳng định, trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà, các bên không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Bên cho thuê cũng không được tự ý thu hồi nhà đang cho thuê trừ trường hợp sau đây:

    – Bên cho thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà: Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê hoặc khi chưa hết hạn mà bên cho thuê cải tạo nhà ở, điều chỉnh giá thuê và không thỏa thuận được giá thuê mới.

    – Bên thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu bên cho thuê không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng.

    Tuy nhiên, dù đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì các bên đều phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 30 ngày trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu không thực hiện quy định này và gây thiệt hại thì có thể phải bồi thường theo thiệt hại thực tế mà bên kia phải chịu hoặc theo thỏa thuận.

    Căn cứ quy định này, có thể thấy, nếu các bên vi phạm quy định về cải tạo, sửa chữa, bảo trì nhà thuê thì bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo trước ít nhất 30 ngày hoặc theo thời gian đã thỏa thuận trước đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

  • Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 01/01/2026

    Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 01/01/2026

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị quyết 198/2025/QH15

    Nghị định 139/2016/NĐ-CP

    Ai phải nộp lệ phí môn bài?

    Căn  cứ Điều 2 Nghị định 139/2016/NĐ-CP quy định về người nộp lệ phí môn bài như sau:

    Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại Điều 3 Nghị định này, bao gồm:

    1. Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    2. Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã.

    3. Đơn vị sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

    4. Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân.

    5. Tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    6. Chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh của các tổ chức quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này (nếu có).

    7. Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh.

    Như vậy, những người phải nộp lệ phí môn bài được quy định chi tiết như trên. Bên cạnh đó, tại Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Nghị định 22/2020/NĐ-CP quy định về những đối tượng được miễn lệ phí môn bài như sau:

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống;

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;

    – Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối;

    – Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá;

    – Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử);

    – Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp theo quy định của pháp luật về hợp tác xã nông nghiệp;

    – Quỹ tín dụng nhân dân; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

    Bãi bỏ lệ phí môn bài từ 01/01/2026 theo Nghị quyết 198/2025/QH15 về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân

    Đây là nội dung đáng chú ý tại Nghị quyết 198/2025/QH15 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/5/2025.

    Điều 10 Nghị quyết 198/2025/QH15 về hỗ trợ thuế, phí, lệ phí có nêu cụ thể như sau:

    (1) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của:

    – Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

    – Công ty quản lý quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo

    – Tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

    Việc xác định thời gian miễn, giảm thuế thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

    (2) Miễn thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp, quyền góp vốn, quyền mua cổ phần, quyền mua phần vốn góp vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

    (3) Miễn thuế thu nhập cá nhân trong thời hạn 02 năm và giảm 50% số thuế phải nộp trong 04 năm tiếp theo đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của chuyên gia, nhà khoa học nhận được từ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm đổi mới sáng tạo, tổ chức trung gian hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

    (4) Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong 03 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu.

    (5) Chi phí đào tạo và đào tạo lại nhân lực của doanh nghiệp lớn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia chuỗi được tính vào chi phí được trừ để xác định thu nhập chịu thuế khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

    (6) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không áp dụng phương pháp khoán thuế từ ngày 01/01/2026. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo pháp luật về quản lý thuế.

    (7) Chấm dứt việc thu, nộp lệ phí môn bài từ ngày 01/01/2026.

    Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

    (8) Miễn thu phí, lệ phí cho tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đối với các loại giấy tờ nếu phải cấp lại, cấp đổi khi thực hiện sắp xếp, tổ chức lại bộ máy nhà nước theo quy định của pháp luật.

    Tại Nghị quyết 138/NQ-CP 2025 về Kế hoạch hành động phát triển kinh tế tư nhân, Chính phủ cũng đã yêu cầu rà soát, sửa đổi Luật phí và lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành để bãi bỏ lệ phí môn bài.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 01/01/2026   

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Chính thức bãi bỏ lệ phí môn bài từ 01/01/2026

  • 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính từ 15/6/2025?

    20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính từ 15/6/2025?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Nghị định 19/2020/NĐ-CP

    Nghị định 93/2025/NĐ-CP

    20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính từ 15/6/2025?

    Căn cứ theo Điều 22 Nghị định 19/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 93/2025/NĐ-CP quy định về từ 15/6/2025, 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:

    (1) Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính.

    (2) Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    (3) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của đối tượng vi phạm; dung túng, bao che, hạn chế quyền của đối tượng vi phạm khi xử lý vi phạm hành chính.

    (4) Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính.

    (5) Không lập biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định pháp luật.

    (6) Lập biên bản vi phạm hành chính không đúng thẩm quyền, không đúng hành vi vi phạm hành chính, không đúng đối tượng vi phạm hành chính.

    (7) Vi phạm thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính hoặc vi phạm thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    (8) Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật hoặc không tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    (9) Xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính không đúng thẩm quyền, thủ tục (trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại các (5)(6)(7)(8) và (10)), không đúng đối tượng theo quy định pháp luật hoặc áp dụng hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả không đúng, không đầy đủ đối với hành vi vi phạm hành chính hoặc không áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm hành chính.

    (10) Xác định không đúng hành vi vi phạm khi ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trừ trường hợp bị xem xét xử lý về hành vi vi phạm quy định tại (9).

    (11) Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính.

    (12) Không sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính hoặc không kịp thời sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, ban hành quyết định mới trong xử phạt vi phạm hành chính khi phát hiện có sai sót, vi phạm.

    (13) Không theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, tổ chức thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định; không tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

    (14) Sử dụng trái pháp luật tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính.

    (15) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, không đầy đủ, không trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    (16) Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    (17) Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    (18) Cung cấp, tiết lộ thông tin, tài liệu, hồ sơ của đối tượng được kiểm tra cho tổ chức và cá nhân không có thẩm quyền, trách nhiệm.

    (19) Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, chính xác kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

    (20) Thiếu trách nhiệm trong việc chỉ đạo thực hiện kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.”.

    Tình tiết nào là tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt hành chính?

    Căn cứ theo Điều 9 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về những tình tiết giảm nhẹ trong xử phạt hành chính bao gồm:

    – Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;

    – Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;

    – Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    – Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;

    – Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    – Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

    – Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu;

    – Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

    Những trường hợp nào không xử phạt vi phạm hành chính?

    Căn cứ theo Điều 11 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định những trường hợp không xử phạt vi phạm hành chính như sau:

    – Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết;

    – Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng;

    – Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ;

    – Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng;

    – Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề 20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính từ 15/6/2025?  

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    20 hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính từ 15/6/2025?

  • Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sát nhập tỉnh thành không?

    Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sát nhập tỉnh thành không?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau

    Căn cứ pháp lý

    Luật Căn cước 2023

    Kết luận 126-KL/TW

    Kết luận 127-KL/TW

    Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15

    Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sát nhập tỉnh thành không? 

    Theo chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư tại Kết luận 126-KL/TW và Kết luận 127-KL/TW năm 2025 thì trong thời gian sắp tới sẽ thực hiện sáp nhập một số tỉnh thành, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số đơn vị cấp xã; thực hiện mô hình địa phương 2 cấp (tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể).

    Do đó sau khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành thì sẽ có một số thay đổi liên quan đến địa chỉ trên giấy tờ.

    Tuy nhiên, căn cứ khoản 1 Điều 24 Luật Căn cước 2023 quy định về các trường hợp cấp đổi thẻ Căn cước bao gồm:

    – Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ Căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.

    – Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

    – Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

    – Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước;

    Theo yêu cầu của người được cấp thẻ Căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

    – Xác lập lại số định danh cá nhân;

    – Khi người được cấp thẻ Căn cước có yêu cầu.

    Tại Điều 21 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:

    Điều 21. Chuyển đổi giấy tờ cho cá nhân, tổ chức

    1. Các loại giấy tờ đã được cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, công dân, tổ chức trước khi thực hiện sắp xếp theo đơn vị hành chính cũ nếu chưa hết thời hạn theo quy định vẫn được tiếp tục sử dụng.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính chủ động xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai việc chuyển đổi các loại giấy tờ cho cá nhân, tổ chức, tạo điều kiện thuận lợi cho cá nhân, tổ chức khi thực hiện các thủ tục chuyển đổi các loại giấy tờ và không thu các loại phí, lệ phí khi thực hiện việc chuyển đổi do thay đổi địa giới đơn vị hành chính.

    Theo đó, không bắt buộc người dân phải làm lại thẻ Căn cước khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành.

    Nhưng do việc sáp nhập tỉnh thành sẽ thay đổi thông tin về địa chỉ, nên để thuận tiện hơn trong các hoạt động dân sự sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính thì người dân có thể liên hệ và yêu cầu cơ quan Công an cấp đổi thẻ Căn cước, và người dân sẽ không phải nộp phí, lệ phí cấp đổi trong trường hợp này (điểm a khoản 3 Điều 38 Luật Căn cước 2023)

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sát nhập tỉnh thành không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Người dân có phải làm lại thẻ căn cước khi sát nhập tỉnh thành không?

  • Có phải đi đổi biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh thành không?

    Có phải đi đổi biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh thành không?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị quyết 190/2025/QH15

    Thông tư 79/2024/TT-BCA.

    Thông tư 13/2025/TT-BCA

    Biển số xe sẽ thay đổi thế nào sau sáp nhập tỉnh thành?

    Hiện nay, ký hiệu biển số xe của 63 tỉnh thành đang thực hiện theo Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư 79/2024/TT-BCA.

    STT

    Tỉnh/ Thành phố

    Biển số xe

    1

    Cao Bằng

    11

    2

    Lạng Sơn

    12

    3

    Quảng Ninh

    14

    4

    Hải Phòng

    15 – 16

    5

    Thái Bình

    17

    6

    Nam Định

    18

    7

    Phú Thọ

    19

    8

    Thái Nguyên

    20

    9

    Yên Bái

    21

    10

    Tuyên Quang

    22

    11

    Hà Giang

    23

    12

    Lào Cai

    24

    13

    Lai Châu

    25

    14

    Sơn La

    26

    15

    Điện Biên

    27

    16

    Hòa Bình

    28

    17

    Hà Nội

    29 – 33 và 40

    18

    Hải Dương

    34

    19

    Ninh Bình

    35

    20

    Thanh Hóa

    36

    21

    Nghệ An

    37

    22

    Hà Tĩnh

    38

    23

    TP. Đà Nẵng

    43

    24

    Đắk Lắk

    47

    25

    Đắk Nông

    48

    26

    Lâm Đồng

    49

    27

    Tp. Hồ Chí Minh

    41, từ 50 – 59

    28

    Đồng Nai

    39, 60

    29

    Bình Dương

    61

    30

    Long An

    62

    31

    Tiền Giang

    63

    32

    Vĩnh Long

    64

    33

    Cần Thơ

    65

    34

    Đồng Tháp

    66

    35

    An Giang

    67

    36

    Kiên Giang

    68

    37

    Cà Mau

    69

    38

    Tây Ninh

    70

    39

    Bến Tre

    71

    40

    Bà Rịa – Vũng Tàu

    72

    41

    Quảng Bình

    73

    42

    Quảng Trị

    74

    43

    Thừa Thiên Huế

    75

    44

    Quảng Ngãi

    76

    45

    Bình Định

    77

    46

    Phú Yên

    78

    47

    Khánh Hòa

    79

    48

    Gia Lai

    81

    49

    Kon Tum

    82

    50

    Sóc Trăng

    83

    51

    Trà Vinh

    84

    52

    Ninh Thuận

    85

    53

    Bình Thuận

    86

    54

    Vĩnh Phúc

    88

    55

    Hưng Yên

    89

    56

    Hà Nam

    90

    57

    Quảng Nam

    92

    58

    Bình Phước

    93

    59

    Bạc Liêu

    94

    60

    Hậu Giang

    95

    61

    Bắc Cạn

    97

    62

    Bắc Giang

    98

    63

    Bắc Ninh

    99

    64 Cục Cảnh sát Giao thông          80

    Trong trường hợp khi thực hiện sáp nhập tỉnh thành theo Nghị quyết 60/NQ-TW năm 2025, có thể sẽ có thay đổi về biển số xe, biển số xe của tỉnh thành mới sau khi hợp nhất có thể vẫn sẽ được sử dụng biển số xe của tỉnh cũ (nếu không có văn bản quy định thay đổi ký hiệu biển số xe).

    Có phải đi đổi đăng ký xe, biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh không?

    Căn cứ khoản 2 Điều 1 Nghị quyết 190/2025/QH15 quy định phạm vi điều chỉnh của Nghị quyết 190/2025/QH15 được áp dụng đối với việc sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước trong các trường hợp thành lập, tổ chức lại (bao gồm việc sắp xếp, kiện toàn lại tổ chức của các cơ quan dưới các hình thức chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hoặc điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn), thay đổi tên gọi, thay đổi mô hình, cơ cấu tổ chức, giải thể cơ quan để thực hiện chủ trương của Đảng về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

    Theo Điều 10 Nghị quyết 190/2025/QH15 có quy định về Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp như sau

    1. Văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền.

    2. Không được yêu cầu tổ chức, cá nhân làm thủ tục cấp đổi giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền cấp trước khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước khi các giấy tờ này chưa hết thời hạn sử dụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Căn cứ theo Điều 18 Thông tư 79/2024/TT-BCA quy định về các trường hợp trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe như sau:

    1. Chứng nhận đăng ký xe, biển số xe bị mờ, hỏng.

    2. Xe cải tạo; xe thay đổi màu sơn.

    3. Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.

    4. Thay đổi các thông tin của chủ xe (tên chủ xe, số định danh) hoặc chủ xe có nhu cầu đổi chứng nhận đăng ký xe theo địa chỉ mới.

    5. Chứng nhận đăng ký xe hết thời hạn sử dụng.

    6. Đổi chứng nhận đăng ký xe cũ, biển số xe cũ sang chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Thông tư này; chủ xe có nhu cầu đổi biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.

    Theo các quy định trên, văn bản, giấy tờ đã được cơ quan, chức danh có thẩm quyền ban hành, cấp trước khi sáp nhập mà chưa hết hiệu lực hoặc chưa hết thời hạn sử dụng thì tiếp tục được áp dụng, sử dụng theo quy định của pháp luật cho đến khi hết thời hạn hoặc được sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ, hủy bỏ, thu hồi bởi cơ quan, chức danh tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn hoặc cơ quan, người có thẩm quyền. Qua đó, khi sáp nhập tỉnh, người dân không bắt buộc phải đi cấp đổi lại biển số xe. Do đó, nếu biển số xe và giấy đăng ký xe được cấp trước khi sáp nhập tỉnh và vẫn còn hiệu lực, người dân không cần phải đổi mới. Sáp nhập tỉnh, người dân chỉ cần đổi biển số xe hoặc giấy đăng ký xe trong các trường hợp sau:​

    (1) Biển số xe hoặc giấy đăng ký xe bị mờ, hỏng.

    (2) Xe đã đăng ký, cấp biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen đổi sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen (xe hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô) và ngược lại.

    (3) Đổi biển số xe cũ sang biển số xe theo quy định tại Thông tư 79/2024/TT-BCA; chủ xe có nhu cầu đổi biển ngắn sang biển dài hoặc ngược lại.

    Quy trình thủ tục cấp đổi biển số xe được thực hiện như thế nào theo quy định mới nhất?

    Căn cứ quy định tại Điều 20 Thông tư 79/2024/TT-BCA và khoản 10 Điều 12 Thông tư 13/2025/TT-BCA quy định thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe được thực hiện như sau:

    – Thực hiện dịch vụ công trực tuyến một phần hoặc làm thủ tục trực tiếp tại cơ quan đăng ký xe: Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe theo quy định tại Điều 9 Thông tư này, nộp hồ sơ đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định tại Điều 19 Thông tư này và nộp lệ phí theo quy định. Trường hợp xe cải tạo, thay đổi màu sơn, chủ xe phải mang xe đến để kiểm tra.

    – Sau khi kiểm tra hồ sơ xe đảm bảo hợp lệ, cơ quan đăng ký xe thực hiện đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định; chủ xe nhận kết quả đăng ký xe tại cơ quan đăng ký xe hoặc từ dịch vụ bưu chính.

    Trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe giữ nguyên biển số định danh; đối với xe đã đăng ký biển 3 số hoặc biển 4 số thì cấp sang biển số định danh theo quy định (thu lại chứng nhận đăng ký xe, biển 3 số hoặc biển 4 số đó);

    Trường hợp đổi biển số xe từ nền màu trắng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu vàng, chữ và số màu đen hoặc từ nền màu vàng, chữ và số màu đen sang biển số xe nền màu trắng, chữ và số màu đen thì cấp biển số định danh mới (trường hợp chưa có biển số xe định danh) hoặc cấp lại biển số định danh (trường hợp đã có biển số xe định danh).

    – Đối với trường hợp đổi chứng nhận đăng ký xe khi chủ xe thay đổi trụ sở, nơi cư trú đến địa chỉ mới ngoài phạm vi của cơ quan đăng ký xe đã cấp chứng nhận đăng ký xe đó:

    + Chủ xe nộp chứng nhận đăng ký xe và đơn đề nghị xác nhận hồ sơ xe (theo mẫu ĐKX13 ban hành kèm theo Thông tư này) cho cơ quan đăng ký xe quản lý hồ sơ xe đó để được cấp giấy xác nhận hồ sơ xe;

    + Chủ xe kê khai giấy khai đăng ký xe và nộp giấy xác nhận hồ sơ xe cho cơ quan đăng ký xe tại địa chỉ mới theo quy định tại Điều 4 Thông tư này để đổi chứng nhận đăng ký xe.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có phải đi đổi biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh thành không? 

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Có phải đi đổi biển số xe sau khi sáp nhập tỉnh thành không?

  • Mẹ tái hôn thì người cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Mẹ tái hôn thì người cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Mẹ tái hôn thì người cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Căn cứ tại Điều 118 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định như sau:

    Điều 118. Chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng

    Nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    2. Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    3. Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    4. Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    6. Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Trong các trường hợp trên, không có trường hợp nào quy định về việc người cha dừng cấp dưỡng cho con khi người mẹ đang nuôi con mà kết hôn với người khác.

    Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định thế nào? 

    Căn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

    1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

    Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

    Bên cạnh đó Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mẹ tái hôn thì người cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Mẹ tái hôn thì người cha còn nghĩa vụ cấp dưỡng không?

  • 9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025 là gì?

    9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025 là gì?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị định 77/2025/NĐ-CP

    9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025 là gì?

    Ngày 01/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 77/2025/NĐ-CP quy định thẩm quyền, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

    Theo đó, tại Điều 3 Nghị định 77/2025/NĐ-CP nêu rõ 9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân, cụ thể như sau:

    (1) Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật, gồm:

    – Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.

    – Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự (sau đây gọi là vật chứng vụ án, tài sản của người bị kết án bị tịch thu).

    (2) Bất động sản vô chủ, gồm:

    – Bất động sản không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật về dân sự.

    – Bất động sản mà chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản đó theo quy định của pháp luật về dân sự.

    (3) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên, gồm: Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận theo quy định của pháp luật về dân sự.

    (4) Tài sản là di sản không có người thừa kế, gồm:

    – Tài sản không có người nhận thừa kế theo quy định tại Điều 622 Bộ luật Dân sự.

    – Tài sản hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế nhưng không có người chiếm hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự.

    – Phần quyền sở hữu bất động sản khi một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế theo quy định tại khoản 4 Điều 218 Bộ luật Dân sự.

    (5) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ lại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan).

    (6) Tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước Việt Nam không thuộc trường hợp quy định tại các điểm d, đ, e, g, i và k khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 1 Nghị định 77/2025/NĐ-CP.

    Việc chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước Việt Nam được thực hiện thông qua bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan khác ở trung ương (sau đây gọi là bộ, cơ quan trung ương) hoặc chính quyền địa phương. Trường hợp khi chuyển giao đã xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận thuộc địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương. Đối với tài sản do các chuyên gia, nhà thầu, tư vấn nước ngoài chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam mà không xác định cụ thể cơ quan, tổ chức, đơn vị tiếp nhận, nếu dự án do trung ương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua bộ, cơ quan trung ương; nếu dự án do địa phương quản lý thì được xác định là chuyển giao thông qua chính quyền địa phương.

    (7) Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc, thời hạn hoạt động.

    (8) Tài sản được đầu tư theo phương thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án, gồm: Tài sản được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh (BTO), Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuế dịch vụ (BTL), Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao (BLT).

    (9) Tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm, gồm: Tài sản được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề 9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025 là gì?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    9 loại tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân từ 01/4/2025 là gì?