Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

Thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

Anh Minh đã nộp đơn đề nghị Ủy ban nhân dân xã hòa giải tranh chấp đất đai. Trong thời gian này, anh Minh được biết xã có mời bà Lê là người sinh sống lâu đời ở địa phương tham gia vào Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Luật sư cho tôi hỏi, việc Ủy ban nhân dân xã mời bà Lê tham gia như trên có đúng không?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Định nghĩa hòa giải tranh chấp đất đai:

Pháp luật hiện hành không quy định khái niệm hòa giải là gì. Song trên phương diện lý thuyết, đây được xem là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự tham gia của bên thứ ba làm trung gian hoà giải để hỗ trợ, thuyết phục các bên tranh chấp tìm kiếm các giải pháp nhằm loại trừ các tranh chấp đã phát sinh.

Còn tranh chấp đất đai những mâu thuẫn, xung đột giữa các cá nhân, tổ chức trong quan hệ pháp luật về đất đai. Có thể giữa bên chủ thể là người sử dụng đất với nhau, hoặc giữa người sử dụng đất với nhà nước.

Bởi vậy, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp giải quyết tranh chấp về đất đai giữa những người sử dụng đất với nhau hoặc người sử dụng đất với nhà nước để làm hạn chế, chấm dứt các xích mích, mâu thuẫn và đi đến sự thống nhất ý chí bằng việc các bên thương lượng hoặc qua một bên thứ ba trung gian.

2.      Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai?

Hòa giải tranh chấp đất đại tại ủy ban nhân dân cấp xã phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

Một là, phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; tôn trọng sự tự nguyện của các bên; theo nguyên tắc công khai, dân chủ

Hai là, phải tôn trọng quyền tự do, tự cam kết, thỏa thuận của các bên tranh chấp; đảm bảo phù hợp đạo đức xã hội, phong tục tập quán của nhân dân; phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng yếu thế trong xã hội hoặc có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Ba là, không được lợi dụng việc hòa giải để ngăn cản các bên tranh chấp bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

  1. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

Căn cứ theo quy định tại Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP quy định về Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai:

“Điều 88. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai

  1. Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:

a) Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất;

b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;

tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

c) Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

  1. Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản, gồm có các nội dung: Thời gian và địa điểm tiến hành hòa giải; thành phần tham dự hòa giải; tóm tắt nội dung tranh chấp thể hiện rõ về nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất đang tranh chấp, nguyên nhân phát sinh tranh chấp (theo kết quả xác minh, tìm hiểu); ý kiến của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai; những nội dung đã được các bên tranh chấp thỏa thuận, không thỏa thuận.

Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

  1. Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc không thành.
  2. Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định tại Khoản 5 Điều 202 của Luật Đất đai.

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.”

Trong đó, Điểm b Khoản 1 Điều này đã được sửa đổi bổ sung bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP

  1. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 88 như sau:

    “b) Thành lập Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc;

người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội; già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;”

Theo đó, thành phần Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải, gồm:

  • Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn;
  • Tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị;
  • Trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn;
  • Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống, nơi làm việc;
  • Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội;
  • Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết rõ vụ, việc;
  • Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó;
  • Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.
  • Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh

  1. Kết luận

Theo quy định trên, nếu bà Lê là người sinh sống lâu đời tại địa phương và biết rõ về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất liên quan đến mảnh đất tranh chấp thì việc mời bà Lê tham gia Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai của Ủy ban nhân dân xã là đúng quy định pháp luật.

  1. Những ưu điểm và nhược điểm của hòa giải tranh chấp đất đai

Có thể nói, hòa giải tranh chấp đất đai là biện pháp đầu tiên và phổ biến khi xảy ra tranh chấp. Một số ưu điểm khi sử dụng biện pháp này trên thực tế có thể kể đến bao gồm:

– Thủ tục thực hiện linh hoạt:

Đặc trưng của hòa giải là có thể được tiến hành trong nhiều môi trường và thời gian khác nhau nên thủ tục có thể được điều chỉnh cho phù hợp. Quan trọng nhất của hòa giải là tính thống nhất ý chí của các bên. Bởi vậy, không có quy định thống nhất về thủ tục mà tùy thuộc và các bên chủ thể.

– Mang tính bí mật và bảo đảm thông tin của chủ thể:

Các phiên họp hòa giải được tổ chức kín đáo, cũng như không công khai nội dung được trao đổi. Những người không liên quan chỉ có thể biết được nội dung thủ tục nếu như được các bên đồng ý. Bởi vậy, việc tiến hành hòa giải sẽ đảm bảo được bí mật của các bên.

– Có sự tham gia của một bên thứ ba, độc lập

Khi các bên xảy ra tranh chấp, đồng nghĩa với việc sẽ tự cho quan điểm của mình là đúng. Bởi vậy, trong trường hợp giải quyết tranh chấp đất đai, sẽ có Tòa án hoặc một bên khác đứng ra hòa giải và được xem như “trọng tài” giải quyết vụ việc. Khi đó, cân bằng được quan điểm và hai bên có thể suy nghĩ về tranh chấp và đưa ra hướng giải quyết phù hợp.

– Hòa giải không làm ảnh hưởng đến việc các bên sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp khác.

Trong đất đai, hòa giải có thể dẫn đến 02 kết quả: Hòa giải thành và không hòa giải thành. Khi đó, các bên có thể lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp khác nếu như việc thực hiện bằng hòa giải không đáp ứng được yêu cầu cũng như mong muốn của mình.

Tuy nhiên, hòa giải có thể có những hạn chế như: Khó đạt được kết quả bởi không có quy định pháp luật áp dụng mà dựa trên sự thỏa thuận ý chí của các bên.

  1. Mục đích của hòa giải tranh chấp đất đai

Mục đích của việc hòa giải tranh chấp đất đai giống như các phương thức giải quyết tranh chấp khác là giúp cho các bên tranh chấp giải quyết những bất đồng, bảo vệ được quyền cho các chủ thể khi có quyền sử dụng đất hợp pháp.

Qua đó, bảo vệ và duy trì được sự ổn định trật tự của xã hội và thể hiện được vai trò quản lý của nhà nước về đất đai.

  1. Ý nghĩa của việc hòa giải tranh chấp đất đai

Có thể xem hòa giải trong tranh chấp đất đai là một biện pháp rất linh hoạt mềm dẻo để giúp cho các bên tranh chấp có một giải pháp thống nhất để tháo gỡ ra những mâu thuẫn bất đồng về tranh chấp đất đai trên cơ sở tự thỏa thuận.

Hòa giải tranh chấp đất đai có một tầm rất quan trọng đặc biệt, nếu như hòa giải thành công thì có nghĩa là tranh chấp đất đai sẽ kết thúc. Tạo được sự thống nhất giữa các bên, và hạn chế được sự tốn kém phiền hà, cũng như giảm bớt được công việc với Tòa án, duy trì được các mối quan hệ, đoàn kết trong nội bộ, phù hợp với đạo lý của dân tộc tương thân, tương ái.

Hòa giải còn mang ý nghĩa đối với trật tự xã hội, nếu như hòa giải tranh chấp không thành thì cũng giúp cho các bên nắm rõ được các quyền và nghĩa vụ của mình, giảm bớt được những mâu thuẫn.

Vì vậy, hòa giải tranh chấp đất đai còn giữ được trật tự an ninh, công bằng xã hội. Làm cho quan hệ xã hội không bằng mệnh lệnh mà được thuyết phục và cảm thông. Mặt khác, hòa giải cũng góp phần tăng cường được ý thức pháp luật trong nhân dân.

  1. Giải quyết trong trường hợp hòa giải thành

Trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới sử dụng đất, chủ sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định:

+ Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

  1. Giải quyết trong trường hợp hòa giải không thành

Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về pháp luật Đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120