Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo Bộ luật Dân sự 2015

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

2. Yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó

người vắng mặt tại nơi cư trúCăn cứ: Điều 64 Bộ luật Dân sự 2015

Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.

3. Thủ tục yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Khoản 1 Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định, những người có quyền, lợi ích liên quan đến người vắng mặt có quyền yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 6 tháng liền trở lên. Cùng với yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu có thể có quyền yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Bước 1: Nộp đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Chủ thể nộp đơn là người có quyền, lợi ích liên quan nộp đơn yêu cầu Tòa án có thẩm quyền thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn gồm có:

  • Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú (Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự theo mẫu số 01 Nghị quyết 04/2018/NQ-HĐTP (Thay thế mẫu số 92 Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP).
  • Tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên.
  • Tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người bị yêu cầu, việc quản lý tài sản hiện có.
  • Danh sách những người thân thích của người bị yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh người yêu cầu là người có quyền yêu cầu.
  • Giấy khai sinh, CMND/căn cước công dân/hộ chiếu/hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của người bị yêu cầu tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có đủ các nội dung như một đơn yêu cầu nói chung quy định tại khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, trong đó nêu rõ yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm ai; họ, tên, nơi cư trú của người đó; lý do, mục đích và các căn cứ chứng minh cho yêu cầu này.

Gửi kèm theo đơn yêu cầu tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có chứng cứ, tài liệu để chứng minh là người đó biệt tích trong 6 tháng liền trở lên như: xác nhận của cơ quan quản lý hộ tịch, của những người sống cùng với người đó trước khi vắng mặt, của người láng giềng, của tổ dân phố, thời gian không nhận được tin tức của họ.

Bước 2: Thụ lý đơn yêu cầu

Căn cứ: Điều 363, 365 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điều kiện thụ lý thì Thẩm phán phải:

  • Thông báo cho người yêu cầu về việc nộp lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo nộp lệ phí, trừ trường hợp người đó được miễn hoặc không phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí.
  • Tòa án thụ lý đơn yêu cầu khi người yêu cầu nộp cho Tòa án biên lai thu tiền lệ phí yêu cầu giải quyết việc dân sự.
  • Trường hợp người yêu cầu được miễn hoặc không phải nộp lệ phí thì Thẩm phán thụ lý việc dân sự kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết việc dân sự, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý đơn yêu cầu.

Bước 3: Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Căn cứ: Điều 382 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu.

Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, nếu người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Bước 4: Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Tòa án có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận đơn yêu cầu.

Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.

Trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

Bước 5: Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.

4. Người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

Căn cứ: Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015

Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

  • Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;
  • Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;
  • Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

5. Quyền và nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

Căn cứ: Điều 66, 67 Bộ luật Dân sự 2015

Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:

  • Quản lý tài sản của người vắng mặt.
  • Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
  • Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:

  • Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
  • Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
  • Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
  • Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

6. Tình huống

Lấy lý do bố mình đã đi biệt tích, anh Lê Văn A đã làm đơn gửi đến UBND xã B yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và yêu cầu để mình được quản lý tài sản của bố để lại. Nhưng UBND xã B cho rằng việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và việc giao cho người khác quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú không thuộc thẩm quyền của mình.

Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành anh A phải làm đơn gửi đến cơ quan có thẩm quyền nào để giải quyết yêu cầu của mình?

Theo Điều 64 Bộ luật dân sự quy định Khi một người biệt tích 06 tháng liền trở lên thì những người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự và có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này.

Như vậy, khi bố của anh A đã đi biệt tích và anh Lê Văn A đã làm đơn gửi đến UBND xã S yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và yêu cầu để mình được quản lý tài sản của bố để lại là đã gửi đến cơ quan không có thẩm quyền giải quyết.

Do đó việc UBND xã B cho rằng việc yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và việc giao cho người khác quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú không thuộc thẩm quyền của mình là đúng với quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, căn cứ vào Điều 64 Bộ luật dân sự nêu trên anh A phải làm đơn gửi đến Toà án có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố dụng dân sự để giải quyết yêu cầu của mình.

Sau khi được Toà án chấp nhận yêu cầu tuyên bố ông C vắng mặt tại nơi cư trú, anh H muốn Toà án giao việc quản lý tài sản của ông C cho  anh quản lý trong khi đó tài sản chung giữa ông C và bà M, và bà M vẫn còn sống. Vậy theo quy định của pháp luật hiện hành, yêu cầu của anh D có căn cứ pháp luật không?

Tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho những người sau đây quản lý:

– Đối với tài sản đã được người vắng mặt uỷ quyền quản lý thì người được uỷ quyền tiếp tục quản lý;

– Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

– Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

Như vậy, khi Toà án tuyên bố ông C vắng mặt tại nơi cư trú thì căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 65 Bộ luật dân sự nêu trên, tài sản của ông B nằm trong khối tài sản chung với vợ ông là bà M sẽ do bà M quản lý. Trong trường hợp này việc anh H muốn Toà án giao việc quản lý tài sản của ông C cho anh quản lý là không có căn cứ pháp luật.

Trên đây là nội dung tìm hiểu của chúng tôi về chủ đề Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú theo Bộ luật Dân sự 2015.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120