Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Theo Bộ luật Hình sự 2015, người nào có hành vi sản xuất hàng giả có thể bị truy cứu trách nhiệm về một trong các tội sau:

[1] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả quy định tại Điều 192 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 42 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả thuộc một trong các trường hợp sau đây có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả:

– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sauhoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Tội buôn lậu

+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi

+ Tội đầu cơ

+ Tội trốn thuế

Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 15 năm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại có thể bị bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

[2] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm quy định tại Điều 193 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 43 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm.

Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp, pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 18.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

[3] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 44 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh.

Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 20.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 01 năm đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

[4] Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi quy định tại Điều 195 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a khoản 45 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Người nào có hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi thuộc một trong các trường hợp sau thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi:

– Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng kỹ thuật, công dụng trị giá từ 30.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 30.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi hoặc tại một trong các tội sau hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:

+ Tội buôn lậu

+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm

+ Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm

+ Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh

+ Tội đầu cơ

+ Tội trốn thuế

– Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng trở lên

– Thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng trở lên

Người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 20 năm tùy theo mức độ vi phạm.

Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trường hợp pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 15.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm hoặc bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn.

Ngoài ra, pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Các hình phạt chính đối với người phạm tội là các hình phạt nào?

Căn cứ Điều 32 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt đối với người phạm tội:

Điều 32. Các hình phạt đối với người phạm tội

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung.

Theo đó, các hình phạt chính đối với người phạm tội bao gồm:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền

– Cải tạo không giam giữ

– Trục xuất

– Tù có thời hạn

– Tù chung thân

– Tử hình

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 quy định người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau:

– Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa

– Khi có quyết định đại xá

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Sản xuất hàng giả bị phạt bao nhiêu năm tù?

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120