Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như thế nào?

Quyền xác định, xác định lại dân tộc theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 như thế nào? Cụ thể trong trường hợp sau đây:

Vợ chồng ông A, bà B có 01 người con trai là Q. Khi đăng ký khai sinh cho Q, ông A và bà B đã thống nhất lấy dân tộc của Q là dân tộc Dao theo dân tộc của mẹ.

Việc lấy dân tộc của Q theo dân tộc của mẹ đẻ không có vấn đề gì cho đến khi Q học lớp 11 (17 tuổi), trong một lần uống rượu với nhóm bạn cùng quê, biết chuyện con trai ông A lấy dân tộc theo dân tộc của mẹ, nhóm bạn đã chế giễu, nói rằng như vậy ông A sẽ mất gốc, không có người thờ tự sau này.

Bức xúc với lời chế giễu của bạn bè, về đến nhà ông A đã quát mắng vợ, con và yêu cầu bà B ra ngay ủy ban nhân dân xã để đề nghị xác định lại dân tộc của Q sang dân tộc Kinh theo dân tộc của cha đẻ, nhưng bà B và Q không đồng ý, nói rằng để dân tộc của Q là dân tộc Dao sẽ thuận lợi hơn cho Q vì được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước đối với người dân tộc ít người.

Giữa ông A, bà B và cháu Q không thống nhất được nên đã xảy ra mâu thuẫn.

Luật sư cho tôi hỏi, quyền xác định dân tộc của cá nhân được quy định như thế nào? Ông A có quyền yêu cầu ủy ban nhân dân xã xác định lại dân tộc của Q sang dân tộc Kinh theo dân tộc của mình không?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

Quyền xác định, xác định lại dân tộc

  1. Quyền xác định, xác định lại dân tộc:

Xác định dân tộc là việc xác định lần đầu tiên dân tộc cho một cá nhân (áp dụng phổ biến với trẻ sơ sinh khi làm thủ tục đăng kí khai sinh). Quyền xác định dân tộc của cá nhân phát sinh từ khi cá nhân được sinh ra, được hiện thực hóa trên Giấy khai sinh của cá nhân.

Theo Khoản 6 Điều 4 Luật Hộ tịch 2014 quy định như sau: “Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi được đăng ký khai sinh; nội dung Giấy khai sinh bao gồm các thông tin cơ bản về cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này.”

“Điều 14. Nội dung đăng ký khai sinh

  1. Nội dung đăng ký khai sinh gồm:

a) Thông tin của người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

b) Thông tin của cha, mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú;

c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.”

Quyền xác định, xác định lại dân tộc là một quyền nhân được được ghi nhận từ Bộ luật dân sự năm 1995 và được kể thừa trong Bộ luật dân sự năm 2005 và đến nay là Bộ luật dân sự năm 2015.

Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu những giá trị của các quy định theo các Bộ luật dân sự trước đây thì Điều luật này đã có một số sửa đổi, bổ sung sau ví dụ như về tên gọi của Điều luật: Điều 28 Bộ luật dân sự năm 2005 sử dụng tên gọi là “Quyền xác định lại dân tộc” còn Điều luật này thay đổi tên gọi thành “Quyền xác định, xác định lại dân tộc”. 

Vì quyền xác định dân tộc là quyền nhân thân cơ bản của cá nhân, có từ khi cá nhân sinh ra và được áp dụng cho lần xác định dân tộc đầu tiên của một cá nhân (cá nhân chưa có dân tộc nào trước đó).

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi, hướng dẫn bởi Nghị định 126/2014/NĐ-CP về Quyền xác định, xác định lại dân tộc:

“Điều 29. Quyền xác định, xác định lại dân tộc

  1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.
  2. Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ; trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

  1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau;

b) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình.

4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó.

5. Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam.”

  • Về quyền xác định lại dân tộc của cá nhân:

Theo đó, Khoản 1 và Khoản 2 Điều này quy định:

–  Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình.

–  Cá nhân khi sinh ra được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ.

Trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha đẻ, mẹ đẻ.

Trường hợp không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán.

Trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn.

Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì được xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi hoặc mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi.

Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì dân tộc của trẻ em được xác định theo dân tộc của người đó.

Hoặc được xác định dân tộc theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người đang tạm thời nuôi dưỡng trẻ em vào thời điểm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

  • Về quyền xác định lại dân tộc:

Căn cứ theo Điểm a Khoản 3 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“3. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp sau đây:

  1. a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau”.

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 29 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

“4. Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó”.

Thứ nhất, Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau. Đây là trường hợp dân tộc của người con đang được xác định theo dân tộc của cha đẻ nay yêu cầu thay đổi theo dân tộc của mẹ đẻ và ngược lại.

Thứ hai, Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ trong trường hợp con nuôi đã xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của mình. Đây là trường hợp khi người con được nhận làm con nuôi không biết cha đẻ, mẹ đẻ của mình là ai, do đó, đã xác định dân tộc theo dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi. Khi biết được chính xác cha đẻ, mẹ đẻ của mình và dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ khác với dân tộc của cha nuôi, mẹ nuôi, người con có thể yêu cầu xác định lại dân tộc.

Việc xác định lại dân tộc cho người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi phải được sự đồng ý của người đó. Còn đối với cá nhân đã thành niên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì được tự quyền quyết định việc thay đổi dân tộc của mình.

Điều 29 Bộ luật dân sự 2015 còn quy định “Cấm lợi dụng việc xác định lại dân tộc nhằm mục đích trục lợi hoặc gây chia rẽ, phương hại đến sự đoàn kết của các dân tộc Việt Nam”. Pháp luật quy định như vậy vì hiện nay, có rất nhiều thế lực thù địch, phản cách mạng dựa vào vấn đề dân tộc để nhằm làm suy yếu, chống phá Nhà nước ta.

  1. Thẩm quyền xác định lại dân tộc

Căn cứ theo quy định tại Điều 46 Luật hộ tịch 2014 về Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:

“Điều 46. Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

  1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của người nước ngoài có thẩm quyền giải quyết việc cải chính, bổ sung hộ tịch đối với người nước ngoài đã đăng ký hộ tịch tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam.
  2. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã đăng ký hộ tịch trước đây có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc.
  3. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”

Như vậy, Ủy ban nhân dân huyện nơi đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền xác định lại dân tộc trên giấy khai sinh.

 

  1. Trình tự, và thủ tục xác định lại dân tộc của cá nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 47 Luật hộ tịch về thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:

“Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

  1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.

  1. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này.”

Theo đó, tại Điều 28 có quy định về Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch như sau:

“1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

  1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.

  1. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.

Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch.”

– Hồ sơ xác định lại dân tộc:

+ Tờ khai theo mẫu và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.

+ Giấy tờ chứng minh dân tộc của bản thân và cha mẹ.

  1. Kết luận:

Theo các quy định trên, Q thuộc trường hợp xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, tuy nhiên, Q đã 17 tuổi và không nhất trí xác định lại dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, do đó, ông A không có quyền đề nghị xác định lại dân tộc của Q từ dân tộc của mẹ đẻ sang dân tộc của cha đẻ.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120