Quy hoạch đô thị là gì? Tại sao phải quy hoạch đô thị? Đồ án quy hoạch đô thị? 2022

Quy hoạch đô thị là gì? Tại sao phải quy hoạch đô thị? Đồ án quy hoạch đô thị? 2022

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

quy hoạch đô thị

1.      Quy hoạch đô thị là gì?

Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

Quy hoạch đô thị là một công cụ để quản lý và định hướng sự phát triển của thành phố, cũng đứng trước những thách thức phải thay đổi và tái cấu trúc, nhằm thích ứng với nền kinh tế thị trường vận động không ngừng.

Từ sau đổi mới cùng với sự thiết lập nền kinh tế thị trường tại Việt Nam, hệ thống pháp lý liên quan trực tiếp đến không gian đô thị như luật đất đai, luật nhà ở, luật xây dựng, luật kinh doanh bất động sản, luật quy hoạch đô thị đã được ban hành và từng bước sửa đổi, hoàn thiện.

Bởi vì hệ thống pháp lý là tối quan trọng trong nền kinh tế thị trường, pháp luật là công cụ tài phán quan trọng, quy định quyền lợi và trách nhiệm của các chủ thể lợi ích cùng tham gia trong một lĩnh vực phát triển cụ thể.

Trong nền kinh tế thị trường, giá trị thặng dư từ quá trình phát triển và giao dịch không gian đô thị được hợp thức hóa bởi hệ thống pháp lý, hình thành nên thị trường bất động sản, cùng với đó là thị trường vốn, lao động và vật liệu.

 

2.      Tại sao cần phải quy hoạch đô thị?

Quy hoạch đô thị đối với sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước hiện nay là rất quan trọng. Trong quá trình đổi mới, chuyển sang kinh tế thị trường chức năng nhiệm vụ quy hoạch đô thị cần được mở rộng:

– Quy hoạch đô thị xác định những chỉ số về không gian kiến trúc làm cơ sở cho việc thực hiện các dự án sử dụng đất, phát triển cơ sở hạ tầng, cải tạo xây dựng đô thị mới.

– Là công cụ không chỉ để thực hiện mà còn hướng dẫn đầu tư phát triển đô thị trên cơ sở phản ánh đúng chính xác kinh tế xã hội và xu hướng phát triển thực tế.

– Quy hoạch đô thị có tác dụng kích thích hệ thống cơ chế bảo đảm cung cấp đầy đủ, bền vững và quản lý tốt cơ sở hạ tầng và dịch vụ công cộng, trên cơ sở thương mại hoá các dịch vụ này.

– Quy hoạch đô thị giúp quản lý có hiệu quả việc sử dụng, điều chỉnh, mua bán và đầu tư phát triển đất đai cho mọi mục đích xây dựng đô thị.

Cùng với sự phát triển nhanh về các mặt kinh tế xã hội, hệ thống đô thị Việt Nam đang phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô dân số đô thị.

Quy hoạch đô thị đã thực sự góp phần tạo ra 70% nguồn lực trong phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đô thị, kể cả khu vực nông thôn từng bước theo hướng đồng bộ, hiện đại.

 

3.      Nội dung quy hoạch đô thị

Nội dung quy hoạch đô thị như sau:

– Quy hoạch đô thị bao gồm các kỹ thuật như: Dự đoán sự gia tăng dân số, phân vùng, lập bản đồ và phân tích địa lý, phân tích không gian công viên, khảo sát nguồn cung cấp nước, xác định các mô hình giao thông, nhận biết nhu cầu cung cấp thực phẩm, phân bổ các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và xã hội và phân tích tác động của việc sử dụng đất.

– Quy chuẩn xây dựng và các quy định khác gắn liền với quy hoạch đô thị bằng cách điều chỉnh cách các thành phố được xây dựng và sử dụng từ cấp độ cá nhân. Các phương pháp luận về thực thi bao gồm phân vùng của chính phủ, quyền lập kế hoạch và quy tắc xây dựng, cũng như các thỏa thuận riêng tư và các giao ước hạn chế.

– Can thiệp của các nhà quy hoạch đô thị được yêu cầu trong nhiều trường hợp, bao gồm các dự án cơ sở hạ tầng liên quan đến việc tiếp cận với nước, nước thải hoặc phương tiện giao thông.

Nỗ lực giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở, di chuyển đô thị, tổ chức không gian công cộng và quyền đô thị và các chương trình thể chế đòi hỏi sự hỗ trợ cho chính quyền địa phương liên quan đến cung cấp dịch vụ công cộng hoặc quản lý không gian.

4.      Những nguyên tắc cần lưu ý khi quy hoạch đô thị

Khi thực hiện quy hoạch đô thị thì chủ đầu tư phải chú ý đến một số nguyên tắc nhất định. Để đảm bảo cho quá trình quy hoạch cần tuân theo 4 nguyên tắc chính theo Điều 14 Nghị định 37/2010 NĐ-CP như sau:

– Các thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thị trấn, thị xã, khu đô thị mới phải được lập bảng quy hoạch đô thị chung. Ngoài ra cũng phải đảm bảo phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia.

– Các khu vực trong thị xã, thành phố phải được lập quy hoạch phân khu nhằm cụ thể hóa những quy định chung, đây sẽ là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết và làm cơ sở để xác định các dự án đầu tư xây dựng.

– Các khu vực trong thị trấn, thị xã, thành phố khi thực hiện đầu tư xây dựng phải có kế  hoạch chi tiết để cụ thể hóa các quy hoạch phân khu, quy hoạch chung. Đây là cơ sở để cấp phép xây dựng và lập các dự án đầu tư xây dựng.

– Với các dự án đầu tư xây dựng được một chủ đầu tư tổ chức thực hiện quy mô nhỏ hơn 5ha có thể lập dự án đầu tư xây dựng mà không cần phải làm thêm bản quy hoạch chi tiết. Đồng thời phải đảm bảo được sự phù hợp với không gian kiến trúc với khung vực xung quanh và đầu nối hạ tầng kỹ thuật.

 

5.      Đồ án quy hoạch đô thị là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 6 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009, đồ án quy hoạch đô thị là tài liệu thể hiện nội dung của quy hoạch đô thị, bao gồm các bản vẽ, mô hình, thuyết minh và quy định quản lý theo quy hoạch đô thị.

Cụ thể, quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.

(Theo khoản 4 Điều 3 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

 

6.      Căn cứ lập đồ án quy hoạch đô thị

Để lập một đồ án quy hoạch đô thị cần phải dựa trên các căn cứ được quy định tại Điều 24 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:

– Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành cao hơn đã được phê duyệt.

– Nhiệm vụ quy hoạch đô thị đã được phê duyệt.

– Quy chuẩn về quy hoạch đô thị và quy chuẩn ngành.

– Bản đồ địa hình do cơ quan chuyên môn khảo sát, đo đạc lập.

– Tài liệu, số liệu về kinh tế – xã hội của địa phương và ngành có liên quan.

7.      Các loại đồ án quy hoạch

Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố trực thuộc trung ương

Các đồ án quy hoạch đô thị ở thành phố trực thuộc trung ương phải tuân các nội dung và hình thức được quy định tại khoản 1, 2 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:

– Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương bao gồm:

+ Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu cơ bản về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị;

+ Mô hình phát triển, cấu trúc phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, kể cả không gian ngầm; định hướng hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật khung;

+ Đánh giá môi trường chiến lược;

+ Chương trình ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

– Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc trung ương được thể hiện theo tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.

Khi đó, đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố trực thuộc trung ương đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đô thị và quy hoạch phân khu trong đô thị. (Theo khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

Đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, 2 Điều 26 Luật Quy hoạch đô thị 2009, các đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được quy định  như sau:

– Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã bao gồm:

+ Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật;

+ Mô hình phát triển, định hướng phát triển không gian nội thị và khu vực ngoại thị, trung tâm chính trị – hành chính, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, công viên cây xanh, thể dục, thể thao cấp đô thị;

+ Quy hoạch hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật khung trên mặt đất, trên cao và ngầm dưới đất; đánh giá môi trường chiến lược;

+ Kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

– Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Đồ án quy hoạch phải thể hiện rõ khu vực nội thị và các khu vực dự kiến phát triển.

Khi được phê duyệt, các đồ án quy hoạch đô thị chung thành phố thuộc tỉnh, thị xã sẽ là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị. (Theo khoản 4 Điều 25 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

Đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn

Về nội dung và hình thức bản vẽ, các đồ án quy hoạch đô thị chung ở thị trấn phải thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 Luật Quy hoạch đô thị 2009, cụ thể như sau:

– Nội dung đồ án quy hoạch chung thị trấn bao gồm:

+ Xác định mục tiêu, động lực phát triển, quy mô dân số, đất đai, chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật của đô thị;

+ Tổ chức không gian đô thị, quy hoạch công trình hạ tầng xã hội, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, đánh giá môi trường chiến lược; kế hoạch ưu tiên đầu tư và nguồn lực thực hiện.

– Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung thị trấn được thể hiện theo tỷ lệ 1/5.000 hoặc 1/10.000.

Theo đó, các đồ án quy hoạch đô thị chung thị trấn đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trong đô thị. (Theo khoản 4 Điều 27 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

Đồ án quy hoạch chung đô thị mới

Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị.

Ngoài ra còn xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.

Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000. Trong đó, thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.

Khi được phê duyệt, đồ án quy hoạch chung đô thị mới sẽ là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.

(Theo Điều 28 Luật Quy hoạch đô thị 2009)

“Điều 28. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới

  1. Nội dung đồ án quy hoạch chung đô thị mới bao gồm việc phân tích và làm rõ cơ sở hình thành phát triển của đô thị; nghiên cứu về mô hình phát triển không gian, kiến trúc, môi trường phù hợp với tính chất, chức năng của đô thị; xác định các giai đoạn phát triển, kế hoạch thực hiện, các dự án có tính chất tạo động lực hình thành phát triển đô thị mới và mô hình quản lý phát triển đô thị; đánh giá môi trường chiến lược.
  2. Bản vẽ của đồ án quy hoạch chung đô thị mới được thể hiện theo tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.
  3. Thời hạn quy hoạch đối với quy hoạch chung đô thị mới từ 20 đến 25 năm.
  4. Đồ án quy hoạch chung đô thị mới đã được phê duyệt là cơ sở để lập quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết các khu vực và lập dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khung trong đô thị mới.”

 

thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120