Pháp luật hiện hành năm 2022 quy định như thế nào về vấn đề mượn tài sản?

Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật hiện hành năm 2022 quy định như thế nào về vấn đề mượn tài sản? Khái niệm, hình thức, đặc điểm pháp lý, điều kiện, đối tượng, ý nghĩa?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

pháp luật

  1. Định nghĩa Hợp đồng mượn tài sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 494 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hợp đồng mượn tài sản:

“Điều 494. Hợp đồng mượn tài sản

Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.”

Theo đó, pháp luật quy định hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Cho mượn tài sản là những việc làm mang tính chất tương trợ giúp đỡ lẫn nhau ttong cuộc sổng sinh hoạt. Đây là tập quán tốt đẹp của nhân dân ta. Cho mượn tài sản thường xảy ra giữa những người thân quen ttong gia đình, bạn bè, hàng xóm láng giềng. Người có tài sản thuộc quyền sở hữu của mình chuyển cho người khác chiếm hữu, sử dụng trong một thời gian nhất định.

Quan hệ cho mượn tài sản được hình thành kể từ thời điểm chuyển giao tài sản. Sau khi các bên thoả thuận xong nội dung cơ bản của hợp đồng nhưng chưa chuyển giao tài sản, không thể bắt buộc các bên phải thực hiện nghĩa vụ của họ.

 

  1. Hình thức giao dịch dân sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 về Hình thức giao dịch dân sự:

“Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

  1. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.”

Theo đó, pháp luật quy định hợp đồng mượn tài sản không phải tuân thủ bất kỳ hình thức nào nên các bên có thể giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

 

  1. Đối tượng của hợp đồng mượn tài sản

Tất cả những tài sản không tiêu hao đều có thể là đối tượng của hợp đồng mượn tài sản.

Trong hợp đồng cho mượn, đối tượng của hợp đồng là một hoặc nhiều tài sản. Khái niệm tài sản không thể hiểu theo Điều 105 Bộ luật dân sự năm 2015 mà cần được hiểu cụ thể hơn là vật có thực, chiếm hữu được thực tế, vật đó có thể sử dụng đem lại lợi ích cho người mượn. Đối tượng của hợp đồng phải là vật đặc định, không tiêu hao.

Khái niệm đặc định, không tiêu hao được hiểu theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 (Điều 112, Điều 113 Bộ luật dân sự năm 2015). Khi hết hạn của hợp đồng, bên mượn phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (khi mượn). Nếu làm hư hỏng, mất mát phải bồi thường thiệt hại.

 

  1. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

Để hợp đồng vay mượn tài sản nói trên có hiệu lực thì cần phải đảm bảo các điều kiện quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

 

  1. Đặc điểm pháp lí của hợp đồng mượn tài sản

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng không có đền bù. Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản của bên cho mượn mà không phải trả tiền sử dụng tài sản.

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng đơn vụ. Bên cho mượn tài sản có quyền yêu cầu bên mượn trả lại tài sản mượn khi tới hạn hoặc mục đích mượn đã đạt được. Bên mượn có nghĩa vụ trả lại tài sản mượn theo yêu cầu của bên cho mượn.

– Hợp đồng mượn tài sản là hợp đồng thực tế. Khi chuyển giao tài sản cho bên mượn là thời điểm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên.

Sau khi sử dụng tài sản đi mượn, bên mượn phải trả lại đúng tài sản đã mượn cho bên cho mượn. Nếu tài sản mượn bị mất, hư hỏng thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về bên mượn tài sản đó.

6.      Quyền và nghĩa vụ của các bên

  • Quyền đòi lại tài sản

Căn cứ theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Quyền đòi lại tài sản:

“Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

  1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
  2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

Theo đó, pháp luật quy định người cho mượn có quyền đòi lại tài sản cho mượn.

·         Quyền và nghĩa vụ của Bên cho mượn

Bên cho mượn là người có quyền sở hữu tài sản hoặc có quyện được chuyển dịch. Xét về mặt ý thức chủ quan, bên cho mượn hoàn toàn tự nguyện và muốn giúp đỡ bên mượn. Nhưng để tạo điều kiện thuận lợi cho bên mượn trong quá trình sử dụng tài sản, bên cho mượn phải thông báo cho bên mượn biết về chất lượng và khả năng sử dụng tài sản; cung cấp các thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và các khuyết tật của tài sản (nếu có).

Từ đó, tạo điều kiện cho bên mượn khai thác tốt lợi ích của tài sản, không làm thiệt hại cho bên cho mượn. Nếu biết những khuyết tật của tài sản mà cố ý không thông báo cho bên mượn, khi sử dụng tài sản gây thiệt hại cho bên mượn, bên cho mượn phải bồi thường thiệt hại.

Khi hợp đồng hết hạn hoặc nếu có lí do chính đáng, bên cho mượn có quyền đòi lại tài sản của mình. Nếu hợp đồng chưa hết hạn, bên cho mượn muốn đòi lại tài sản thì phải thông báo trước cho bên mượn một thời gian hợp lí để chuẩn bị trả lại tài sản.

Khi bên mượn cố ý vi phạm nghĩa vụ của mình như sử dụng tài sản không đúng mục đích, công dụng, không đúng cách thức đã thoả thuận, thiếu cẩn thận hoặc tự ý cho người khác mượn, thuê tài sản mà không có sự đồng ý của bên cho mượn thì bên cho mượn có quyền hủy hợp đồng.

 

·         Quyền và nghĩa vụ của Bên mượn tài sản

Bên mượn tài sản cần phải ý thức được tài sản mượn cũng như tài sản của mình. Do vậy, khi sử dụng phải cẩn thận, không làm hư hỏng tài sản hoặc khai thác tối đa công dụng của tài sản làm thiệt hại cho bên kia.

Khi sử dụng tài sản, nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường thiệt hại; hết hạn hợp đồng phải trả lại tài sản trong tình trạng ban đầu (hao mòn không đáng kể). Bên mượn tài sản có quyền sử dụng tài sản và hưởng lợi ích từ việc sử dụng đó.

Khi có hành vi ngăn cản quyền sử dụng hoặc gây thiệt hại đến tài sản, bên mượn có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại cho mình hoặc chuyển yêu cầu đó cho chủ sở hữu tài sản. Ngoài ra, bên mượn còn có quyền yêu cầu bên cho mượn phải thanh toán chi phí hợp lí về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thoả thuận.

Bên mượn tài sản có nghĩa vụ gửi giữ, bảo quản tài sản mượn như tài sản của chính mình, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản, nếu tài sản hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa, không được cho mượn lại tài sản, trả lại tài sản đúng thời hạn.

Nếu không có thoả thuận thì phải trả lại tài sản ngay sau khi đạt được mục đích mượn, bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng, mất mát tài sản mượn nhưng không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên và có quyền được sử dụng tài sản mượn theo đúng mục đích đã thoả thuận, yêu cầu bên cho mượn thanh toán chỉ phí hợp lí về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản mượn nếu có thoả thuận.

Bên cho mượn có nghĩa vụ cung cấp thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản và khuyết tật của tài sản nếu có; thanh toán cho bên mượn chỉ phí sửa chữa, chi phí làm tăng giá trị tài sản nếu có thoả thuận; bồi thường thiệt hại cho bên mượn nếu biết tài sản có khuyết tật mà không báo cho bên mượn dẫn đến gây thiệt hại cho bên mượn.

Trừ những khuyết tật mà bên mượn biết hoặc phải biết và có quyền đòi lại tài sản ngay sau khi bên mượn đạt được mục đích nếu không có thoả thuận về thời hạn mượn; nếu bên cho mượn có nhu cầu đột xuất và cấp bách cần sử dụng tài sản cho mượn thì được đổi lại, mặc dù bên mượn chưa đạt mục đích nhưng phải báo trước một thời gian hợp lí.

 

  1. Xử lý đòi nợ khi cho mượn tài sản:

Căn cứ theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về quyền khởi kiện như sau:

“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”

  • Khởi kiện dân sự:

Để có thể đòi lại tài sản mà bạn của bạn đã vay, mượn thì có thể khởi kiện dân sự để giải quyết việc này lên Tòa án nhân dân cấp huyện ( quận) nơi bị đơn cư trú.

Hồ sơ cần thiết để khởi kiện ra tòa bao gồm:

– Đơn khởi kiện;

Nội dung đơn khởi kiện gồm các nội dung chính sau:

+ Nơi nhận: tên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú ;

+ Ngày, tháng, năm viết đơn;

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người khởi kiện . Trong phần này cần lưu ý, nếu địa chỉ thường trú (ghi trên CMND và sổ hộ khẩu) khác với địa chỉ đang cư trú thì cần ghi rõ cả hai địa chỉ (Địa chỉ đăng ký thường trú và địa chỉ liên lạc), tránh trường hợp thông báo, triệu tập của Tòa án bị thất lạc, không liên hệ được.

+ Tên, nơi cư trú, làm việc của người bị kiện và người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan

+ Quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm; những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;

+ Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng (nếu có);

+ Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

– Giấy tờ, tài liệu chứng minh cho việc mượn tài sản và không trả tài sản;

Sau khi nộp đơn khởi kiện người khởi kiện sẽ phải nộp tạm ứng án phí theo quy định của pháp luật tại Cục thi hành án dân sự. Sau khi xem xét đơn thì Tòa án sẽ thông báo có hay không thụ lý vụ án dân sự.

Trong đó, đơn khởi kiện có thể nộp trực tiếp tại Toà án hoặc gửi đến Toà án qua bưu điện. Trong đơn, cần phải có chứng cứ chứng minh tồn tại giao dịch vay tiền theo Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về các nguồn thu thập chứng cứ, bao gồm:

– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;

– Vật chứng;

– Lời khai của đương sự;

– Lời khai của người làm chứng;

– Kết luận giám định;

– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

– Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;

– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;

– Văn bản công chứng, chứng thực;

– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Kèm theo đơn khởi kiện bạn phải có các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Ngoài ra, trường hợp bên mượn tài sản bỏ trốn không trả thì có thể tố giác người này về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản Kheo khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này,

chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

+ Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

– Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

– Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự sẽ được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự theo Điều 30 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

“Điều 30. Giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự

Việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Trường hợp vụ án hình sự phải giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại, bồi hoàn mà chưa có điều kiện chứng minh và không ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hình sự thì vấn đề dân sự có thể tách ra để giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”

Như vậy, khi bạn cho mượn tài sản mà không đòi được thì bạn có thể tiến hành khởi kiện tại tòa án. Để khởi kiện, bạn cần phải chứng minh được việc cho mượn tài sản được thể hiện qua lời nói bằng bản ghi âm hoặc có sự xác nhận từ người đi vay qua email, tin nhắn điện thoại, phương tiện điện tử khác… đây sẽ là căn cứ quan trọng để Tòa án ra phán quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120