Phạm tội chưa đạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

Luật sư cho tôi hỏi: Trường hợp phạm tội chưa đạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 như thế nào?

 

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

1.Thế nào là phạm tội chưa đạt theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015?

“Điều 15. Phạm tội chưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt.”

Theo đó, phạm tội chưa đạt được hiểu là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.

Phạm tội chưa đạt có hai loại như sau:

Phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, chưa hoàn thành về hành vi): Người phạm tội vì những nguyên nhân khách quan mà chưa thực hiện hết các hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả của tội phạm dẫn đến hậu quả của tội phạm không xảy ra.

Ví dụ: Anh B dơ súng định bắn anh T thì bị công an bắt giữ, vì vậy anh B đã không thể thực hiện hành vi của mình. Hành vi này của anh B là hành vi phạm tội chưa đạt chưa hoàn thành.

Phạm tội chưa đạt đã hoàn thành (chưa đạt về hậu quả, đã hoàn thành về hành vi): Người phạm tội đã thực hiện hết những hành vi được cho là cần thiết để gây ra hậu quả, nhưng hậu quả đã không xảy ra do nguyên nhân ngoài ý muốn.

Ví dụ: B dùng súng nhằm mục đích giết chết anh T, sau khi bắn liên tiếp 2 phát vào vùng ngực của anh T, B đã bỏ trốn. Tuy nhiên, anh T được người dân xung quanh đưa đi cấp cứu kịp thời nên không chết.  Hành vi này của B là hành vi phạm tội chưa đạt đã hoàn thành.

2.Các dấu hiệu của phạm tội chưa đạt là gì?

Thứ nhất, người phạm tội đã bắt tay vào thực hiện tội phạm bằng hành vi khách quan của tội phạm cụ thể hoặc hành vi đi liền trước hành vi khách quan của tội phạm cụ thể. Ví dụ: A định dùng dao chém chết B nhưng khi dơ tay lên chém thì có người can ngăn,…..

Thứ hai, người phạm tội không thực hiện được tội phạm đến cùng, không đạt được kết quả như mong muốn.

Thứ ba, nguyên nhân tội phạm không thực hiện được đến cùng là do khách quan, ngoài ý muốn của người phạm tội. Ví dụ: có sự can thiệp, can ngăn của người khác, người bị hại chạy thoát được…

3.Người phạm tội chưa đạt có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không?

Nguyên nhân khiến tội phạm không thực hiện được đến cùng là do yếu tố khách quan, yếu tố nằm ngoài ý muốn của người phạm tội, hoàn toàn không phải xuất phát từ ý muốn chủ quan của người phạm tội. Người phạm tội vẫn muốn thực hiện đến cùng các hành vi để đạt được kết quả là gây tổn hại và xâm phạm đến các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

Vì vậy, người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm chưa đạt (Điều 15 Bộ luật Hình sự 2015 ).

4.Mức phạt đối với người phạm tội chưa đạt theo Bộ luật Hình sự 2015

Căn cứ theo Điều 57 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt như sau:

“Điều 57. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

  1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hành vi phạm tội chưa đạt, hình phạt được quyết định theo các điều của Bộ luật này về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.
  2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, hình phạt được quyết định trong phạm vi khung hình phạt được quy định trong các điều luật cụ thể.
  3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.”

             Theo đó, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình thì áp dụng hình phạt tù không quá 20 năm, còn nếu tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mức phạt tù mà điều luật quy định.

Ngoài ra, Điều 102 Bộ luật Hình sự 2015 cũng có quy định mức hình phạt đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt như sau:

“Điều 102. Quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

  1. Tòa án quyết định hình phạt đối với người dưới 18 tuổi trong trường hợp chuẩn bị phạm tội hoặc phạm tội chưa đạt theo nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 57 của Bộ luật này.
  1. Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật này.

Mức hình phạt cao nhất áp dụng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật này.”

Theo đó, điều luật quy định đối với người dưới 18 tuổi phạm tội chưa đạt thì hình phạt được quyết định theo các điều của BLHS 2015 về các tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạm không thực hiện được đến cùng.

Và mức hình phạt cao nhất đối với người dưới 18 tuổi như sau:

Đối với người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi: mức hình phạt cao nhất không quá một phần ba mức hình phạt quy định tại Điều 100 và Điều 101 của Bộ luật Hình sự 2015 .

Đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi: mức hình phạt cao nhất không quá một phần hai mức hình phạt quy định tại các Điều 99, 100 và 101 của Bộ luật Hình sự 2015 .

Như vậy, có thể thấy lỗi của người phạm tội chưa đạt là lỗi cố ý. Người phạm tội chưa đạt rất mong muốn hậu quả sẽ xảy ra, tuy nhiên họ không vượt qua được những rào cản khách quan nên việc phạm tội không thực hiện được đến cùng và hậu quả không thể xảy ra. Người phạm tội chưa đạt sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hành vi của mình theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 .

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai, dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120