Nộp đơn ly hôn nhưng không biết nơi cư trú của vợ/chồng thì phải nộp đơn ly hôn tại đâu? Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào? (2023)

Tôi với chồng đã ly thân được 1 năm, bây giờ tôi chuẩn bị hồ sơ để yêu cầu ly hôn nhưng tôi không biết nơi cư trú hiện nay của chồng tôi. Vì vậy tôi muốn hỏi trong trường hợp này tôi phải nộp đơn ly hôn tại đâu? Hồ sơ cần chuẩn bị như thế nào? Và thủ tục ly hôn đơn phương ra sao?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

1. Trường hợp không biết nơi cư trú của vợ/chồng thì nộp đơn ly hôn đơn phương tại đâu?

Trong trường hợp không xác định được nơi cư trú của bị đơn thì có thể xác định Tòa án theo cách sau đây:

– Khi không xác định được nơi bị đơn cư trú thì có thể liên hệ và nộp hồ sơ tại Tòa án nơi người này làm việc;

– Nếu không biết cả nơi cư trú và nơi làm việc thì có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

– Nếu do bị đơn mất tích mà không xác định được nơi cư trú thì bắt buộc phải yêu cầu Tòa án tuyên bố người này mất tích. Bởi căn cứ vào khoản 2 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

Trong đó, Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định một người chỉ bị tuyên bố là mất tích nếu:

– Đã biệt tích 02 năm liền trở lên;

– Đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người này còn sống hay đã chết;

– Có yêu cầu của người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.

Do đó, vợ hoặc chồng khi muốn yêu cầu ly hôn đơn phương thì phải gửi đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích đến Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú cuối cùng.

Sau khi nhận được quyết định tuyên bố một người mất tích của Tòa án thì nguyên đơn có thể gửi yêu cầu ly hôn đến Tòa án nơi người bị mất tích cư trú, làm việc cuối cùng.

2. Ly hôn đơn phương cần chuẩn bị hồ sơ như thế nào?

Đối với trường hợp đơn phương ly hôn thì cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

– Đơn xin ly hôn đơn phương (theo Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP)

– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính)

– Giấy CMND/CCCD/Hộ chiếu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)

– Sổ hộ khẩu của vợ chồng (bản sao có chứng thực)

– Giấy khai sinh của các con (bản sao có chứng thực)

– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản (nếu có).

3. Thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương như thế nào?

không biết nơi cư trúBước 1: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 bằng một trong các hình thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại Tòa án;

– Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có)

Bước 2: Tòa án nhận và xử lý đơn ly hôn đơn phương theo quy định tại Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

1. Tòa án qua bộ phận tiếp nhận đơn phải nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn; trường hợp Tòa án nhận đơn khởi kiện được gửi bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và phải ghi vào sổ nhận đơn.

Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Đối với trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì Tòa án phải thông báo ngay việc nhận đơn cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:

a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;

b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 của Bộ luật này;

c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;

d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo cho người khởi kiện qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 3: Thụ lý vụ án và thông báo về việc thụ lý vụ án.

toà án nhân dân quận đống đa– Thụ lý vụ án.

Căn cứ khoản 1,2,3 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

– Thông báo về việc thụ lý vụ án.

Căn cứ khoản 1 Điều 196 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án.

Bước 4: Tiến hành hòa giải tại Tòa án.

Căn cứ khoản 1 Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án.

– Trường hợp hòa giải thành Tòa án lập biên bản hòa giải thành và hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

– Trường hợp hòa giải không thành Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và sau đó ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Bước 5: Đưa vụ án ra xét xử và mở phiên tòa sơ thẩm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Bước 6: Giao bản án cho các bên.

Căn cứ theo quy định của khoản 2 Điều 269 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nộp đơn ly hôn nhưng không thể xác định nơi cư trú của vợ hoặc chồng thì phải nộp đơn ly hôn tại đâu? Thủ tục ly hôn đơn phương như thế nào? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120