Mức cấp dưỡng hằng tháng mà chồng phải lo cho con sau ly hôn là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? (2023)

Chúng tôi có con trước mới kết hôn với nhau. Sau khi lấy nhau thì cuộc sống hôn nhân của hai vợ chồng tôi không được hạnh phúc, nhiều mâu thuẫn xảy ra nên chúng tôi quyết định ly hôn với nhau. Tôi muốn hỏi mức cấp dưỡng hằng tháng mà chồng tôi phải lo cho con sau ly hôn là bao nhiêu?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được quy định như thế nào?

mức cấp dưỡng hằng thángCăn cứ Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

– Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Căn cứ Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

2. Người chưa thành niên là gì?

Căn cứ Điều 21 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người chưa thành niên như sau:

– Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì con chị mới 3 tuổi được xem là người chưa thành niên. Theo đó, chồng chị phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chị theo quy định của pháp luật.

3. Mức cấp dưỡng hàng tháng mà chồng phải lo cho con là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 115 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.

Căn cứ Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về mức cấp dưỡng như sau:

– Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

– Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Căn cứ Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về phương thức cấp dưỡng như sau:

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Như vậy, căn cứ theo các quy định nêu trên thì mức cấp dưỡng mà chồng chị phải lo cho con sẽ được thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của chồng chị và nhu cầu thiết yếu của con chị; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

4. Khi nào chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng?

Căn cứ Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

– Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

– Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

– Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

– Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

– Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

– Trường hợp khác theo quy định của luật.

Như vậy, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ chấm dứt khi thuộc các trường hợp theo quy định nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mức cấp dưỡng hằng tháng mà chồng phải lo cho con sau ly hôn là bao nhiêu theo quy định của pháp luật? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120