Lập di chúc để lại đất cho con 2022: Cách lập và 1 số lưu ý 

Lập di chúc để lại đất cho con 2022: Cách lập và 1 số lưu ý 

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

lập di chúc để

1.      Muốn để lại di chúc cho con, phải lập thế nào?

1.1 Mẫu di chúc để lại đất cho con

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

DI CHÚC

Hôm nay, ngày … tháng ….. năm …., tại ……………………………………………………..,

Tôi là: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

Nay, trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị bất kỳ một sự lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép nào, tôi lập di chúc này để định đoạt như sau:

Tài sản của tôi gồm:

Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu, sử dụng của tôi theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …………………………….. Số phát hành ………………… số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: …………………… do …………………………. cấp ngày ………………….

Thông tin cụ thể như sau:

* Quyền sử dung đất:

– Diện tích đất: ……. m2 (Bằng chữ: …………………… mét vuông)

– Địa chỉ thửa đất: …………………………………………….

– Thửa đất:     ………..          – Tờ bản đồ:   ………….

– Mục đích sử dụng:  …………………

– Thời hạn sử dụng: ………………………..

– Nguồn gốc sử dụng: ………………………………………………

* Tài sản gắn liền với đất:

– Loại nhà: ……………………            – Diện tích sàn: ……… m2

– Kết cấu nhà: …………………          – Số tầng: ………….

– Thời hạn xây dựng:…………          – Năm hoàn thành xây dựng: …………

Sau khi tôi chết, di sản nêu trên của tôi được để lại cho con trai/con gái tôi là:

1/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

2/ Ông/bà: ………………………………….

Sinh ngày …. tháng …. năm …………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do ……………………… cấp ngày ………………..

Hộ khẩu thường trú tại: ……………………………………………………………………………………….

Ngoài ông/bà ………………, tôi không để lại tài sản nêu trên của mình cho bất cứ ai khác.

Ý nguyện của tôi: ………………………………………………………………

Sau khi tôi qua đời, ông/bà…………………  được toàn quyền làm các thủ tục theo quy định của pháp luật để được đứng tên số tài sản nói trên theo bản di chúc này.

Di chúc này được tự tay tôi viết, thể hiện đầy đủ, dứt khoát ý chí của tôi, được lập thành…. (…) bản, mỗi bản gồm … (…) trang…. (…) tờ.

NGƯỜI LẬP DI CHÚC

(Ký ghi rõ họ tên và điểm chỉ)

1.2 Cách lập di chúc để lại đất cho con

Khi lập di chúc để lại đất cho con, người lập di chúc cần lưu ý một số nội dung trong di chúc như sau:

– Thông tin của người để lại di chúc: Ghi rõ thông tin ngày, tháng, năm sinh cùng thông tin số Chứng minh nhân dân hoặc số Căn cước công dân hoặc số hộ chiếu còn hạn nếu không có Chứng minh hoặc Căn cước cùng thông tin về hộ khẩu thường trú hoặc chỗ ở hiện tại nếu không có nơi thường trú, tạm trú.

– Khẳng định trạng thái tinh thần của bản thân người lập di chúc: Minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối hay đe doạ hay cưỡng ép từ những người khác.

– Thông tin về tài sản: Vì đây là di chúc để lại đất cho con nên tài sản trong di chúc bắt buộc phải có thông tin về quyền sử dụng đất. Đây phải là tài sản thuộc quyền sở hữu của người để lại di chúc. Thông tin về tài sản phải gồm: Thông tin về Sổ đỏ, diện tích, địa chỉ, thửa đất, tờ bản đồ… và tài sản gắn liền với đất (nếu có).

– Thông tin về người được nhận di sản thừa kế: Tương tự như người để lại di chúc, thông tin về người nhận di sản theo di chúc cũng phải gồm họ tên; ngày, tháng, năm sinh; thông tin về giấy tờ tuỳ thân, nơi cư trú.

– Ngoài việc để lại di sản là quyền sử dụng đất cho các con, người lập di chúc có thể nêu ý nguyện của mình trong bản di chúc này.

– Nếu di chúc được lập có nhiều trang, tờ thì người lập di chúc phải ghi rõ di chúc có bao nhiêu trang, tờ và đánh số thứ tự đầy đủ…

2.      Cần lưu ý gì khi lập di chúc để lại đất cho con?

·         Lập di chúc để lại đất cho con có cần tất cả người con đồng ý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Di chúc:

“Điều 624. Di chúc

Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Theo đó, pháp luật quy định rõ, di chúc là ý chí của người lập di chúc khi muốn chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người lập di chúc chết. Do đó, có thể thấy, lập di chúc là ý nguyện của người lập di chúc.

Đồng nghĩa, việc để di chúc cho ai là quyền của người để lại di chúc.

Không chỉ vậy, căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 625 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định:

“1. Người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 630 của Bộ luật này có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.”

Có thể thấy, khi lập di chúc, người để lại tài sản cho người khác sau khi chết có toàn quyền trong việc quyết định để lại di sản cho ai hay thậm chí là truất quyền hưởng thừa kế của người thừa kế hợp pháp của mình.

Như vậy, khi lập di chúc để lại đất cho con, cha mẹ có quyền quyết định để lại cho bất kỳ người con nào mà không cần sự đồng ý của những người con còn lại hay thậm chí cũng không cần sự đồng ý của cả người con được hưởng thừa kế.

Nếu sau khi di chúc có hiệu lực, người này không muốn nhận di sản thì có thể từ chối nhận di sản thừa kế.

 

·         Có được để lại toàn bộ đất cho con trai mà không cho con gái không?

Như phân tích ở trên, việc quyết định cho ai đất, truất quyền hưởng di sản của ai… phụ thuộc hoàn toàn vào ý chí của cha mẹ. Bởi vậy, nếu cha mẹ khi lập di chúc và muốn để lại toàn bộ tài sản là nhà, đất cho con trai và không dành phần tài sản nào cho con gái thì cũng hoàn toàn hợp pháp.

Trong nội dung di chúc, cha mẹ chỉ định cụ thể người được hưởng di sản thừa kế và nêu rõ việc cho con trai toàn bộ hoặc một phần di sản là quyền sử dụng đất thuộc sở hữu của mình.

 

·         Có được đổi ý sau khi đã lập di chúc cho con đất?

Căn cứ theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hiệu lực của di chúc:

“Điều 643. Hiệu lực của di chúc

  1. Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế.
  2. Di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp sau đây:

a) Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;

b) Cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức này không có hiệu lực.

  1. Di chúc không có hiệu lực, nếu di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế; nếu di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
  2. Khi di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
  3. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”

Theo đó, Khoản 5 Điều này khẳng định:

“5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”

Theo quy định này, một người có thể để lại nhiều bản di chúc cho người thừa kế và chỉ bản di chúc cuối cùng về cùng một tài sản mới có hiệu lực.

Do đó, nếu cùng một thửa đất, khi đã để di chúc cho con nhưng sau đó đổi lý không cho con đất hoặc chỉ cho một phần hoặc truất quyền hưởng di sản thừa kế của người con này cũng hoàn toàn hợp pháp. Và bản di chúc được lập sau cùng sẽ là bản di chúc có hiệu lực pháp luật.

 

3.      Di chúc để lại đất cho con có thay đổi được không?

Di chúc là văn bản thể hiện ý muốn để lại tài sản của mình cho người khác sau khi mình qua đời (căn cứ Điều 624 Bộ luật Dân sự năm 2015). Do đó, hiện nay có rất nhiều ông bố bà mẹ không thực hiện tặng cho luôn tài sản của mình (nhà, xe…) cho con mà thường lập di chúc. Khi đó, sau khi cha mẹ chết con mới được sở hữu, quản lý, định đoạt phần tài sản cha mẹ để lại.

Và không ít trường hợp mặc dù đã lập di chúc nhưng sau đó đổi ý như muốn bổ sung thêm tài sản để lại cho con, muốn bổ sung thêm người hưởng di chúc, truất quyền hưởng di chúc của một trong số những người con… Vậy liệu có thực hiện được điều này không khi di chúc đã được lập rồi?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.”

Theo quy định có thể thấy, sau khi lập di chúc, cha mẹ hoàn toàn có thể thay đổi di chúc khác hoặc sửa đổi di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

Đồng nghĩa, sau khi lập di chúc để lại đất cho con, cha mẹ có thể thay đổi nội dung di chúc bất cứ lúc nào và bản di chúc mới thì các bản di chúc trước đó bị huỷ bỏ.

Thay đổi nội dung di chúc: Lập mới hay sửa đổi?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Hiệu lực của di chúc:

“5. Khi một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.”

Theo đó, nếu để lại nhiều bản di chúc với một loại tài sản thì chỉ có bản di chúc cuối cùng mới có hiệu lực. Do đó, khi cha mẹ thay đổi nội dung di chúc thì hoàn toàn có thể chọn lập mới hoặc sửa đổi di chúc cũ.

Sự khác nhau giữa hai hình thức này hoàn toàn dựa vào thủ tục thực hiện.

– Khi cha mẹ thực hiện lập di chúc mới thì di chúc cũ sẽ không còn hiệu lực và sẽ bị huỷ bỏ.

– Khi sửa đổi di chúc thì có thể thực hiện một trong hai thủ tục:

Công chứng việc sửa đổi di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng nếu di chúc bị sửa đổi được lập ở Phòng/Văn phòng công chứng.

Người viết di chúc hoặc người làm chứng phải ký tên vào bên cạnh chỗ sửa chữa nội dung nếu di chúc không có công chứng hoặc chứng thực.

Và dù công chứng di chúc mới hay công chứng sửa đổi di chúc cũ thì đều phải thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng theo thủ tục dưới đây:

Hồ sơ cần chuẩn bị

– Dự thảo di chúc hoặc bản di chúc đã lập trước đó (di chúc cần sửa đổi, bổ sung).

– Phiếu yêu cầu công chứng trong đó nêu rõ yêu cầu lập di chúc mới hay sửa đổi, bổ sung di chúc đã lập.

– Giấy tờ cá nhân của người lập/sửa đổi di chúc và người được hưởng thừa kế theo di chúc: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/hộ chiếu, sổ hộ khẩu…

– Giấy tờ về tài sản để lại di chúc (chỉ cần trong trường hợp lập di chúc mới hoặc sửa đổi nội dung liên quan đến tài sản để lại di chúc)…

Cơ quan thực hiện

Tổ chức hành nghề công chứng: Văn phòng hoặc Phòng công chứng ở bất cứ đầu có thể công chứng việc lập di chúc mới. Riêng sửa đổi di chúc thì thực hiện ở tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện công chứng di chúc trước đó.

Thời gian giải quyết

Để công chứng di chúc mới hoặc sửa đổi di chúc, thông thường thời gian giải quyết sẽ ngay trong ngày dù theo quy định của Khoản 2 Điều 43 Luật Công chứng 2014, thời hạn công chứng sẽ dao động từ 02 – 10 ngày làm việc tuỳ vào mức độ phức tạp của nội dung công chứng.

“Điều 43. Thời hạn công chứng

  1. Thời hạn công chứng được xác định kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng đến ngày trả kết quả công chứng. Thời gian xác minh, giám định nội dung liên quan đến hợp đồng, giao dịch, niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, dịch giấy tờ, văn bản không tính vào thời hạn công chứng.
  2. Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.”

 

Phí, lệ phí phải nộp

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTC, phí công chứng di chúc là 50.000 đồng và phí sửa đổi, bổ sung di chúc là 40.000 đồng.

“3. Mức phí đối với việc công chứng hợp đồng, giao dịch không theo giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch:

TT Loại việc Mức thu

(đồng/trường hợp)

1 Công chứng hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp 40 nghìn
2 Công chứng hợp đồng bảo lãnh 100 nghìn
3 Công chứng hợp đồng ủy quyền 50 nghìn
4 Công chứng giấy ủy quyền 20 nghìn
5 Công chứng việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng, giao dịch (Trường hợp sửa đổi, bổ sung tăng giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch thì áp dụng mức thu tương ứng với phần tăng tại điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Thông tư này) 40 nghìn
6 Công chứng việc hủy bỏ hợp đồng, giao dịch 25 nghìn
7 Công chứng di chúc 50 nghìn
8 Công chứng văn bản từ chối nhận di sản 20 nghìn
9 Các công việc công chứng hợp đồng, giao dịch khác 40 nghìn

thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120