Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ? 2023

Kiểu dáng công nghiệp là gì? Tại sao phải đăng ký bảo hộ? 2023

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

kiểu dáng công nghiệp là gì

Khi các vấn đề về sở hữu trí tuệ ngày càng được thắt chặt thì kiểu dáng công nghiệp là gì và tại sao phải đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp là câu hỏi được không ít người quan tâm.

1.      Kiểu dáng công nghiệp là gì? 

Kiểu dáng công nghiệp được định nghĩa tại khoản 13 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi năm 2009 và mới đây là năm 2022 sẽ có hiệu lực từ 01/01/2023 như sau:

“13. Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp”

Như vậy, có thể hiểu kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc kết hợp chung nhất giữa các yếu tố đó với nhau.

Ví dụ: Hình dáng bên ngoài của chiếc xe ôtô, xe máy hoặc hình dáng thể hiện của bao bì của một sản phẩm sẽ được gọi là kiểu dáng công nghiệp.

Theo đó, kiểu dáng công nghiệp tạo nên sự khác biệt cho từng sản phẩm của mỗi doanh nghiệp. Vì thế việc đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp sản phẩm sẽ giúp bảo vệ cho chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp trước hành vi sử dụng trái phép từ phía những người khác, đem lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ sở từ việc độc quyền khai thác thương mại đối với sản phẩm mang kiểu dáng của mình.

 

2.      Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là gì?

Kiểu dáng công nghiệp là một trong những đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam. Đăng ký kiểu dáng công nghiệp là thủ tục hành chính được Cục Sở hữu trí tuệ tiến hành, nói cách khác đây chính là việc chủ sở hữu tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền cho kiểu dáng.

Điều kiện để được cấp bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp là phải: Có tính mới, sáng tạo, có khả năng áp dụng công nghiệp và có hiệu lực trong thời gian 05 năm kể từ ngày nộp đơn.

Tuy nhiên, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp có thể được gia hạn thêm 02 lần liên tiếp, mỗi lần là 05 năm nên có thể thấy, sau khi được cấp văn bằng bảo hộ, chủ sở hữu sẽ được phép sử dụng kiểu dáng đó độc quyền tại Việt Nam trong thời gian tối đa là 15 năm.

Văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp được gọi là “Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp”. Loại văn bằng này được cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn đăng ký. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp sẽ gồm các nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin chủ sở hữu;
  • Thông tin ngày nộp đơn, ngày cấp văn bằng bao hộ;
  • Thông tin về kiểu dáng sản phẩm đăng ký;
  • Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…

 

3.      Tại sao phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp?

Sở dĩ phải đăng ký kiểu dáng công nghiệp đối với sản phẩm, hàng hóa xuất phát từ những lý do sau đây:

– Chỉ khi nộp đơn đăng ký và được cấp giấy chứng nhận đăng ký, quyền đối với kiểu dáng công nghiệp của chủ sở hữu mới được phát sinh;

– Được độc quyền sử dụng kiểu dáng trong thời hạn 15 năm, do đó, tạo rất nhiều lợi thế cạnh tranh với bên khác;

– Được pháp luật bảo vệ khi có hành vi xâm phạm quyền đối với kiểu dáng công nghiệp đã đăng ký;

Trong thời gian 15 năm độc quyền, chủ sở hữu có thể tiến hành chuyển nhượng, cho phép bên thứ 3 sử dụng trên cơ sở thu phí chuyển nhượng, sử dụng…vv. Do đó, sẽ mang lại hiệu quả về mặt kinh tế cho chủ sở hữu.

Như vậy, có thể thấy, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là vô cùng quan trọng. Việc này không chỉ giúp bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mà còn có thể góp một phần không nhỏ trong việc ngăn chặn các hành vi vi phạm liên quan đến đăng ký kiểu dáng công nghiệp nói chung và sở hữu trí tuệ nói riêng.

4.      Ba điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp mới nhất

Ba điều kiện bảo hộ kiểu dáng công nghiệp. Cụ thể, căn cứ Điều 63 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có tính mới

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên (khoản 1 Điều 65 Luật Sở hữu trí tuệ).

“Điều 65. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

  1. Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính mới nếu kiểu dáng công nghiệp đó khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
  2. Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về những đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.
  3. Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.
  4. Kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong các trường hợp sau đây với điều kiện đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố:

a) Kiểu dáng công nghiệp bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86của Luật này;

b) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86của Luật này công bố dưới dạng báo cáo khoa học;

c) Kiểu dáng công nghiệp được người có quyền đăng ký quy định tại Điều 86của Luật này trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia của Việt Nam hoặc tại cuộc triển lãm quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.”

 

Hai kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt đáng kể với nhau nếu chỉ khác biệt về: Đặc điểm tạo dáng không dễ dàng nhận biết, ghi nhớ và không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

Kiểu dáng công nghiệp được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

Thứ hai, có tính sáng tạo

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng (Điều 66 Luật Sở hữu trí tuệ).

“Điều 66. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên, kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.”

 

Thứ ba, có khả năng áp dụng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp (Điều 67 Luật Sở hữu trí tuệ).

“Điều 67. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để

chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp. »

Lưu ý:

– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

– Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau, cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

5.      Đối tượng không được bảo hộ với kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế theo Điều 64 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005:

“Điều 64. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp

Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

  1. Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;
  2. Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;
  3. Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.”

Theo đó, pháp luật quy định những đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa kiểu dáng công nghiệp:

– Hình dáng bên ngoài của sản phẩm do đặc tính kỹ thuật của sản phẩm bắt buộc phải có;

– Hình dáng bên ngoài của công trình xây dựng dân dụng hoặc công nghiệp;

– Hình dáng của sản phẩm không nhìn thấy được trong quá trình sử dụng sản phẩm.

– Đối tượng trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh.

 

6.      Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là gì?

Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp là văn bằng bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp cho chủ đơn đăng ký để ghi nhận quyền sở hữu hợp pháp với chủ đơn. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp gồm các thông tin cơ bản:

– Thông tin chủ sở hữu gồm: Tên, địa chỉ chủ sở hữu;

– Thông tin ngày nộp đơn, số đơn nộp;

– Thông tin số văn bằng bảo hộ kiểu dáng, ngày cấp văn bằng;

– Hình ảnh kiểu dáng sản phẩm đăng ký

– Thông tin thời gian hiệu lực của văn bằng…

 

  1. Hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Theo quy định tại Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ, hồ sơ đăng ký sở hữu kiểu dáng công nghiệp gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện kiểu dáng công nghiệp đăng ký bảo hộ;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Ngoài ra, tại Điều 103 Luật sở hữu trí tuệ còn quy định yêu cầu tài liệu xác định kiểu dáng công nghiệp cần bảo hộ trong đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp gồm:

– Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ.
Trong đó:

– Bộ ảnh chụp, bản vẽ kiểu dáng công nghiệp phải thể hiện đầy đủ các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ đến mức căn cứ vào đó, người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng có thể xác định được kiểu dáng công nghiệp đó.

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp được thể hiện trong bộ ảnh chụp, bản vẽ phải liệt kê thứ tự các ảnh chụp, bản vẽ trong bộ ảnh chụp, bản vẽ và các đặc điểm tạo dáng của kiểu dáng công nghiệp.

 

  1. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng cần đăng ký bảo hộ kiểu dáng

Bước 2: Phân loại và tra cứu khả năng đăng ký kiểu dáng trước khi nộp đơn

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp

Bước 4: Nộp đơn đăng ký kiểu dáng tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất.

Bước 5: Thẩm định và cấp giấy chứng nhận bảo hộ độc quyền kiểu dáng công nghiệp

Trường hợp kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng. Ngược lại, nếu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

9.       Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có thời hạn bao lâu?

Căn cứ Điều 93 Luật Sở hữu trí tuệ, hiệu lực về phạm vi và thời hạn của bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp như sau:

– Văn bằng bảo hộ có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

– Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực: Từ ngày cấp và kéo dài đến hết 05 năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn 02 lần liên tiếp, mỗi lần 05 năm.

Tức, thời gian bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tính như sau:

– Lần 01: 05 năm tính từ ngày nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.

– Lần 02: 05 năm (gia hạn lần 01 sau thời gian 05 năm đầu tiền).

– Lần 03: 05 năm (gia hạn lần 02 sau khi hết hạn gia hạn lần 01).

Tóm lại, thời hạn bảo hộ kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm tính từ ngay đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được nộp.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực sở hữu trí tuệ hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120