Danh mục: Pháp luật thuế

  • Livestream bán hàng đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế? Người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?

    Livestream bán hàng đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế? Người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 

    Thông tư 111/2013/TT-BTC

    Thông tư 119/2014/TT-BTC

    Thông tư 40/2021/TT-BTC

    Nghị định 125/2020/NĐ-CP

    Livestream bán hàng có phải nộp thuế hay không?

    Hình thức livestream là một trong những hình thức quảng cáo sản phẩm và bán hàng. Những tính năng nổi bật của hình thức này như tiếng động, hình ảnh, hoạt động giao tiếp trực tiếp giữa người bán và người mua qua mạng internet nhằm mục đích quảng cáo, tăng hiệu ứng từ người xem, người mua hàng. Trong thời gian gần đây các hình thức livestream được các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sử dụng khá phổ biến và rộng rãi để hỗ trợ cho việc kinh doanh.

    Theo Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC (sửa đổi bởi Điều 2 Thông tư 119/2014/TT-BTC) có quy định về người nộp thuế như sau:

    Người nộp thuế là cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân, Điều 2 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân (sau đây gọi tắt là Nghị định số 65/2013/NĐ-CP), có thu nhập chịu thuế theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP.

    Phạm vi xác định thu nhập chịu thuế của người nộp thuế như sau:

    Đối với cá nhân cư trú, thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập;

    Bên cạnh đó, tại Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC có quy định Đối tượng áp dụng như sau:

    1. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau:

    đ) Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

    Hoạt động livestream bán hàng được xem là hoạt động thương mại điện tử, cá nhân livestream bán hàng là cá nhân cư trú hoặc không cư trú theo quy định tại Điều 2 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 tạo ra thu nhập từ sản phẩm, tạo ra nội dung thông tin số theo quy định pháp luật về thương mại điện tử là đối tượng nộp thuế.

    Như vậy, đối với tổ chức (trong các phiên livestream được gọi là nhãn hàng) có doanh thu từ hoạt động livestream bán hàng sẽ phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập doanh nghiệp.

    Còn các cá nhân (hay được hiểu là cá nhân kinh doanh) livestream bán hàng có phát sinh doanh thu, phát sinh thu nhập (kể cả thu nhập được chi trả từ nước ngoài) thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định.

    Livestream bán hàng đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân?

    Hiện nay, thu nhập của KOL, KOC trong mỗi phiên livestream bán hàng là % hoa hồng bán được từ các sản phẩm gắn dưới dạng link affiliate. Ngoài ra, một vài KOL, KOC có thể chọn không gắn affiliate để tính % hoa hồng mà thay vào đó là nhận luôn một khoản chi phí livestream thỏa thuận với nhãn hàng, tương tự như hợp đồng booking quảng cáo. Nhãn hàng trả tiền và người KOL, KOC có nhiệm vụ livestream.

    Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc thu nhập chịu thuế như sau:

    Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế

    2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công

    c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.

    Theo đó, KOL và KOC có thu nhập từ tiền lương, tiền công từ hoạt động livestream bán hàng thuộc đối tượng phải nộp thuế TNCN.

    Bên cạnh đó, căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định nguyên tắc tính thuế như sau:

    Điều 4. Nguyên tắc tính thuế

    2. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT và không phải nộp thuế TNCN theo quy định pháp luật về thuế GTGT và thuế TNCN. Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế theo quy định.

    Như vậy, KOL và KOC livestream bán hàng đạt doanh thu từ trên 100 triệu đồng/năm thì phải nộp thuế thu nhập cá nhân.

    Phương pháp tính thuế TNCN đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh quy định như thế nào?

    Tại Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định.

    Điều 6. Phương pháp tính thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh

    1. Phương pháp khai thuế theo từng lần phát sinh áp dụng đối với cá nhân kinh doanh không thường xuyên và không có địa điểm kinh doanh cố định. Kinh doanh không thường xuyên được xác định tùy theo đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng lĩnh vực, ngành nghề và do cá nhân tự xác định để lựa chọn phương pháp khai thuế theo hướng dẫn tại Thông tư này…

    2. Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh bao gồm:

    a) Cá nhân kinh doanh lưu động;

    b) Cá nhân là chủ thầu xây dựng tư nhân;

    c) Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

    d) Cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số nếu không lựa chọn nộp thuế theo phương pháp kê khai.

    Theo đó, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh không bắt buộc phải thực hiện chế độ kế toán, nhưng phải thực hiện việc lưu trữ hóa đơn, chứng từ, hợp đồng, hồ sơ chứng minh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và xuất trình kèm theo hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh.

    Cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh thực hiện khai thuế khi có phát sinh doanh thu chịu thuế.

    Người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?

    Theo khoản 4 Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:

    Điều 13. Xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    4. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    c) Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp;

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này trong trường hợp người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế dẫn đến chậm nộp tiền thuế;

    b) Buộc nộp hồ sơ khai thuế, phụ lục kèm theo hồ sơ khai thuế đối với hành vi quy định tại điểm c, d khoản 4 Điều này.

    Theo Điều 17 Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định xử phạt hành vi trốn thuế như sau:

    Điều 17. Xử phạt hành vi trốn thuế

    1. Phạt tiền 1 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên khi thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

    a) Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế hoặc nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc kể từ ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm b, c khoản 4 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

    2. Phạt tiền 1,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.

    3. Phạt tiền 2 lần số thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này mà có một tình tiết tăng nặng.

    4. Phạt tiền 2,5 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có hai tình tiết tăng nặng.

    5. Phạt tiền 3 lần số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên.

    6. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp đủ số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước đối với các hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

    Trường hợp hành vi trốn thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 ,4, 5 Điều này đã quá thời hiệu xử phạt thì người nộp thuế không bị xử phạt về hành vi trốn thuế nhưng người nộp thuế phải nộp đủ số tiền thuế trốn, tiền chậm nộp tính trên số tiền thuế trốn vào ngân sách nhà nước theo thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 8 Nghị định này.

    b) Buộc điều chỉnh lại số lỗ, số thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ trên hồ sơ thuế (nếu có) đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này.

    Như vậy, người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc nộp đủ số tiền chậm nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước và buộc nộp hồ sơ khai thuế.

    Trường hợp người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế có phát sinh số thuế phải nộp thì mức xử phạt hành chính được xác định như sau:

    Nếu người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế mà có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên thì bị phạt tiền 1 lần số thuế trốn.

    Nếu không nộp hồ sơ khai thuế mà có một tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền 2 lần số thuế trốn.

    Nếu không nộp hồ sơ khai thuế mà có hai tình tiết tăng nặng thì bị phạt tiền 2,5 lần số thuế trốn.

    Nếu không nộp hồ sơ khai thuế mà có ba tình tiết tăng nặng trở lên thì bị phạt tiền 3 lần số thuế trốn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Livestream bán hàng đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế? Người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Livestream bán hàng đạt doanh thu bao nhiêu thì phải nộp thuế? Người livestream bán hàng không nộp hồ sơ khai thuế bị phạt bao nhiêu tiền?

  • Nợ thuế bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế là bao lâu?

    Nợ thuế bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế là bao lâu?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị định 126/2020/NĐ-CP

    Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Nợ thuế bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh?

    Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh:

    Điều 21. Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp xuất cảnh1. Các trường hợp tạm hoãn xuất cảnh bao gồm:a) Cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của người nộp thuế là doanh nghiệp thuộc trường hợp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.b) Người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.c) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế.d) Người nước ngoài trước khi xuất cảnh từ Việt Nam chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế….Căn cứ khoản 5 Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh:

    Điều 36. Các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh…5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế….Hiện nay, pháp luật Việt Nam không có quy định về việc cấm xuất cảnh mà chỉ đưa ra các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

    Theo quy định trên, không quy định cụ thể số tiền nợ thuế bị cấm xuất cảnh. Trường hợp cá nhân chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì có đang nợ thuế bao nhiêu cũng sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh trong thời gian nhất định.

    câsm xuất cảnh

    Thời hạn cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế là bao lâu?

    Căn cứ khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 quy định thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh:

    Điều 38. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an….Như vậy, người nợ thuế sẽ bị tạm hoãn xuất cảnh đến khi hoàn thành xong nghĩa vụ về thuế.

    Thủ tục tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định thủ tục tạm hoãn xuất cảnh đối với người nợ thuế như sau:

    Bước 1: Rà soát, đối chiếu, xác định chính xác nghĩa vụ nộp thuế của người nộp thuế.

    Bước 2: Lập danh sách

    Cơ quan quản lý thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập danh sách cá nhân, cá nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh.

    Lập văn bản gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh đồng thời gửi cho người nộp thuế biết để hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xuất cảnh.

    Bước 3: Thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh

    Ngay trong ngày nhận được văn bản tạm hoãn xuất cảnh của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thực hiện việc tạm hoãn xuất cảnh và đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.

    Trường hợp người nộp thuế đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì trong vòng 24 giờ làm việc cơ quan quản lý thuế ban hành văn bản hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh gửi cơ quan quản lý xuất nhập cảnh để thực hiện hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.

    Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh 30 ngày mà người nộp thuế chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế thì cơ quan quản lý thuế gửi văn bản gia hạn tạm hoãn xuất cảnh đến cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, đồng thời gửi người nộp thuế biết.

    cấm xuất cảnh

    Trên đây là những thông tin liên quan đến câu hỏi nợ thuế bao nhiêu thì bị cấm xuất cảnh? Thời hạn cấm xuất cảnh đối với người nợ thuế là bao lâu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023 là khi nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    Thuế có những ý nghĩa và đóng góp vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Chúng ta thường nhắc đến thuế thư một như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước mà rất ít ai hiểu tường tận về nó. Có nhiều vấn đề xoay quanh lĩnh vực thế và chúng ta có thể kể đến hồ sơ khai thuế.

    1.        Hồ sơ khai thuế là gì?

    Hồ sơ khai thuế được hiểu cơ bản chính là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan được sử dụng nhằm làm căn cứ để từ đó có thể xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể là những người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy.

    Các chủ thể là những người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

    Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể ta có thể kể đến như hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý, hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý…..

    1. Ý nghĩa của việc quy định về hồ sơ khai thuế:

    Hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai bổ sung trên thực tế chính là căn cứ để các chủ thể là những người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế phải nộp bổ sung, tiền chậm nộp (nếu có) và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định . Cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định trong trường hợp phát hiện các chủ thể là người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế.

    Cơ quan quản lý thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của các chủ thể là người nộp thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các thông tin quản lý thuế để tính số tiền thuế phải nộp và thông báo số tiền thuế phải nộp cho người nộp thuế theo quy định.

    Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các thông tin quản lý thuế để nhằm mục đích từ đó có thể xác định mức thuế khoán theo quy định.

    3.        Các loại hồ sơ khai thuế:

    Hồ sơ khai thuế cũng sẽ tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán).

    Trường hợp cùng một loại thuế mà chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp cụ thể được nêu như sau:

    – Chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lợi nhuận sau thuế riêng cho hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.

    – Chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

    – Chủ thể là người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động thu hộ.

    – Chủ thể là người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế.

    – Chủ thể là người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Các loại hồ sơ khai thuế cơ bản theo một số tiêu chí nhất định ( theo kỳ kê khai) cụ thể đó chính là:

    – Hồ sơ khai thuế đôi với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.

    – Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.

    – Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo nám bao gồm:

    + Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế nám và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế cần phải nộp.

    + Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

    – Hồ sơ khai thuế đốì với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:

    + Tờ khai thuế.

    + Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

    – Đốì với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.

    – Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

    + Tờ khai quyết toán thuế.

    + Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

    + Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

    – Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tốì cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tôi cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.

    Các nội dung được nêu cụ thể bên trên đây là một cách tổng quát nhất được sử dụng nhằm mục đích để từ đó có thể phân loại về hồ sơ khai thuế, các loại hồ sơ khai thuế.

    Các chủ thể có thể tìm hiểu thêm về quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo nám, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; khai các khoản phải nộp về phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; kê khai, cung cấp, trao đổi, sử dụng thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý.

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    4.        Trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế:

    – Các chủ thể là những người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

    Ví dụ: doanh nghiệp A chỉ bán các sản phẩm là giống vật nuôi và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước cùng không phải nộp hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng.

    – Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và số thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

    cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

    – Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

    – Các chủ thể là những người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định ( người nộp thuế nộp thông báo tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh)

    – Các chủ thể là những người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định.

     

    5.        Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng là khi nào?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

    a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

    Thời hạn nộp thuế

    1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

    Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

    Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.

    Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.

    1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    Như vậy, trong Quý I năm 2023, thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng được cụ thể như sau:

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 12/2022: Thời hạn kê khai thuế là ngày 27/01/2023 (được dời do lịch nghỉ Tết Âm lịch)

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 01/2023: Thời hạn kê khai thuế là ngày 20/02/2023

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 02/2023: Thời hạn kê khai thuế là ngày 20/03/2023

    Lưu ý: Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    6.        Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho quý 4 năm 2022 là khi nào?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

    b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

    Thời hạn nộp thuế

    1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

    Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

    Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.

    Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.

    1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    Như vậy, thời hạn nộp tờ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho quý 4 năm 2022 là:

    – Đối với thuế giá trị gia tăng khai thuế theo quý thì thời hạn là chậm nhất là ngày 31/01/2023.

    – Đối với thuế thu nhập cá nhân khai theo quý thì thời hạn là chậm nhất là ngày 31/01/2023.

    Lưu ý: Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    7.        Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 là khi nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

    a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

    b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

    c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

    Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trong năm 2022 là chậm nhất vào ngày 31/3/2023. Trừ trường hợp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì chậm nhất là ngày 30/4/2022.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực thuế hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120