Danh mục: Pháp luật dân sự

  • Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

    Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Tài sản là gì? Tài sản bao gồm những loại nào?

    Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là: vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

    Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

    Trong đó, bất động sản (Điều 107 Bộ luật Dân sự 2015) bao gồm:

    – Đất đai;

    – Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

    – Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

    – Tài sản khác theo quy định của pháp luật.

    Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.

    Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

    Phân loại tài sản

    Tài sản là vật

    – Vật chính và vật phụ

    + Vật chính là vật độc lập, có thể khai thác công dụng theo tính năng.

    + Vật phụ là vật trực tiếp phục vụ cho việc khai thác công dụng của vật chính, là một bộ phận của vật chính, nhưng có thể tách rời vật chính.

    – Vật chia được và vật không chia được

    + Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

    + Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất và tính năng sử dụng ban đầu.

    – Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

    + Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

    + Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu.

    – Vật cùng loại và vật đặc định

    + Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường.

    + Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí.

    – Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút.

    Tài sản là tiền

    Tiền là vật ngang giá chung để trao đổi hàng hóa và dịch vụ.

    Tài sản là giấy tờ có giá

    Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN thì giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời gian nhất định, điều kiện trả lãi và những điều kiện khác.

    Các loại giấy tờ có giá như hối phiếu đòi nợ; trái phiếu Chính phủ; các loại chứng khoán;…

    Tài sản là quyền tài sản

    Còn theo Điều 115 Bộ luật Dân sự 2015, quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác.

    Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

    Quyền sở hữu tài sản, quyền khác đối với tài sản là gì?

    Quyền sở hữu tài sản bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của luật. (Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015). Trong đó:

    – Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản.

    – Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

    – Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.

    Còn theo Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 thì quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

    – Quyền đối với bất động sản liền kề;

    – Quyền hưởng dụng;

    – Quyền bề mặt.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Tài sản là gì? Quyền sở hữu tài sản?

  • Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng khi nào?

    Phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng khi nào?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Thương mại 2005

    Luật Xây dựng

    Luật Xây dựng sửa đổi 2020

    1. Phạt vi phạm trong hợp đồng dân sự

    – Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng dân sự, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.

    – Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    – Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

    – Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

    Như vậy, các bên trong hợp đồng dân sự chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.

    (Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015)

    hợp đồng

    2. Phạt vi phạm trong hợp đồng thương mại

    – Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật Thương mại 2005.

    – Mức phạt vi phạm: Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật Thương mại 2005.

    – Trường hợp các bên không có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm chỉ có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.

    – Trường hợp các bên có thỏa thuận phạt vi phạm thì bên bị vi phạm có quyền áp dụng cả chế tài phạt vi phạm và buộc bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp Luật Thương mại 2005 có quy định khác.

    Như vậy, các bên trong hợp đồng thương mại chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.

    (Điều 300, 301, 307 Luật Thương mại 2005)

    hợp đồng

    3. Phạt vi phạm trong hợp đồng xây dựng

    – Phạt vi phạm hợp đồng xây dựng phải được các bên thỏa thuận và ghi trong hợp đồng.

    – Đối với công trình xây dựng sử dụng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công, mức phạt hợp đồng không vượt quá 12% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm.

    Ngoài mức phạt theo thỏa thuận, bên vi phạm hợp đồng còn phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, bên thứ ba (nếu có) theo quy định của Luật Xây dựng và pháp luật có liên quan khác.

    Như vậy, các bên trong hợp đồng xây dựng chỉ được áp dụng phạt vi phạm khi có thỏa thuận.

    (Điều 146 Luật Xây dựng 2014, điểm c khoản 64 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020)

    Trên đây là những thông tin liên quan đến việc phạt vi phạm hợp đồng được áp dụng khi nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

     hợp đồng

  • Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực?

    Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

    Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

    1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

    Như vậy, giao dịch dân sự có hiệu lực là giao dịch dân sự hợp pháp, dựa trên sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Giao dịch dân sự chỉ có hiệu lực khi đáp ứng đủ đầy đủ tất cả các điều kiện:

    – Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

    – Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

    – Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    Giao dịch dân sự không đáp ứng được một trong các điều kiện trên sẽ dẫn đến vô hiệu.

    Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Một số trường hợp cơ bản dẫn đến giao dịch dân sự vô hiệu?

    Bên cạnh việc xác định điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực, chủ thể cần xem xét đến các trường hợp vô hiệu cơ bản của giao dịch dân sự, căn cứ vào các Điều luật cụ thể của Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    – Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

    1. Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan.

    2. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

    – Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện được quy định tại Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

    1. Khi giao dịch dân sự do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện thì theo yêu cầu của người đại diện của người đó, Tòa án tuyên bố giao dịch đó vô hiệu nếu theo quy định của pháp luật giao dịch này phải do người đại diện của họ xác lập, thực hiện hoặc đồng ý, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Giao dịch dân sự của người quy định tại khoản 1 Điều này không bị vô hiệu trong trường hợp sau đây:

    a) Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó;

    b) Giao dịch dân sự chỉ làm phát sinh quyền hoặc chỉ miễn trừ nghĩa vụ cho người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự với người đã xác lập, thực hiện giao dịch với họ;

    c) Giao dịch dân sự được người xác lập giao dịch thừa nhận hiệu lực sau khi đã thành niên hoặc sau khi khôi phục năng lực hành vi dân sự.

    – Giao dịch dân sự do bị nhầm lẫn tại Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

    1. Trường hợp giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn làm cho một bên hoặc các bên không đạt được mục đích của việc xác lập giao dịch thì bên bị nhầm lẫn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Giao dịch dân sự được xác lập có sự nhầm lẫn không vô hiệu trong trường hợp mục đích xác lập giao dịch dân sự của các bên đã đạt được hoặc các bên có thể khắc phục ngay được sự nhầm lẫn làm cho mục đích của việc xác lập giao dịch dân sự vẫn đạt được.

    – Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa theo Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

    Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

    Khi một bên tham gia giao dịch dân sự do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Lừa dối trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch dân sự nên đã xác lập giao dịch đó.

    Đe dọa, cưỡng ép trong giao dịch dân sự là hành vi cố ý của một bên hoặc người thứ ba làm cho bên kia buộc phải thực hiện giao dịch dân sự nhằm tránh thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, uy tín, nhân phẩm, tài sản của mình hoặc của người thân thích của mình.

    – Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình theo quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

    Người có năng lực hành vi dân sự nhưng đã xác lập giao dịch vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự đó là vô hiệu.

    Như vậy, chỉ cần hình thức của giao dịch dân sự không tuân thủ theo quy định về mặt hình thức hoặc bị vi phạm một trong những trường hợp trên sẽ dẫn đến tình trạng hợp đồng vô hiệu, không có hiệu lực.

    Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Hậu quả xảy ra khi giao dịch dân sự vô hiệu?

    Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu dẫn đến hệ lụy như sau:

    Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy, những hậu quả xảy ra khi giao dịch dân sự vô hiệu có thể kể đến như:

    – Sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    – Các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    Do đó, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì hai bên phải có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, khôi phục những mất mát thành hiện trạng ban đầu.

    Nếu trong trường hợp không có hiện vật để hoàn trả thì sẽ quy đổi thành tiền để hoàn trả theo đúng quy định.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực và một số trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu?

  • Hồ sơ thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Để nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của những người liên quan hay không không?

    Hồ sơ thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Để nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của những người liên quan hay không không?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010

    Người nhận con nuôi và người làm con nuôi theo quy định phải đảm bảo có đủ những điều kiện gì?

    Theo Điều 8, Điều 14 Luật Nuôi con nuôi 2010 quy định về điều kiện nhận con nuôi và làm con nuôi, cụ thể như sau:

    * Điều kiện đối với người được nhận làm con nuôi

    Người được nhận làm con nuôi

    1. Trẻ em dưới 16 tuổi

    2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;

    b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

    3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

    4. Nhà nước khuyến khích việc nhận trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác làm con nuôi.

    * Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    Điều kiện đối với người nhận con nuôi

    1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;

    c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;

    d) Có tư cách đạo đức tốt.

    2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:

    a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

    b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

    c) Đang chấp hành hình phạt tù;

    d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

    3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 điều này.

    Ngoài ra, anh cần lưu ý các hành vi bị cấm quy định tại Điều 13 Luật Nuôi con nuôi 2010 đó là:

    – Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.

    – Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.

    – Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.

    – Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.

    – Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.

    – Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.

    – Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

    Tải về mẫu Đơn xin nhận con nuôi trong nước mới nhất 2023:  Tải mẫu đơn

     

    Hồ sơ đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào?

    Nếu đáp ứng các điều kiện trên, thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo Điều 17 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau:

    Hồ sơ của người nhận con nuôi

    Hồ sơ của người nhận con nuôi gồm có:

    1. Đơn xin nhận con nuôi;

    2. Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

    3. Phiếu lý lịch tư pháp;

    4. Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

    5. Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 14 của Luật này.

    Tiếp theo, về phía đứa trẻ được nhận nuôi, cha mẹ hoặc người giám hộ của bé phải lập hồ sơ người được giới thiệu làm con nuôi theo quy định tại Điều 18 Luật Nuôi con nuôi 2010, bao gồm:

    – Giấy khai sinh;

    – Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

    – Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

    Sau khi đã đầy đủ, anh nộp hai bộ hồ sơ nêu trên cho Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú. Thời hạn giải quyết việc nuôi con nuôi là 30 ngày, kể từ ngày Ủy ban nhân dân cấp xã nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

     

    Để nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của những người liên quan không?

    Bên cạnh đó, việc nhận đứa bé làm con nuôi cần phải có sự đồng ý của những người có liên quan theo Điều 21 Luật Nuôi con nuôi 2010:

    Sự đồng ý cho làm con nuôi

    1. Việc nhận nuôi con nuôi phải được sự đồng ý của cha mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó.

    2. Người đồng ý cho làm con nuôi quy định tại khoản 1 điều này phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi nhận hồ sơ tư vấn đầy đủ về mục đích nuôi con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi; quyền, nghĩa vụ giữa cha mẹ đẻ và con sau khi người đó được nhận làm con nuôi.

    3. Sự đồng ý phải hoàn toàn tự nguyện, trung thực, không bị ép buộc, không bị đe dọa hay mua chuộc, không vụ lợi, không kèm theo yêu cầu trả tiền hoặc lợi ích vật chất khác

    Đăng ký việc nuôi con nuôi phải đảm bảo các quy định, thủ tục ra sao?

    Tại Điều 22 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định về đăng ký việc nuôi con nuôi như sau:

    Đăng ký việc nuôi con nuôi

    1. Khi xét thấy người nhận con nuôi và người được giới thiệu làm con nuôi có đủ điều kiện theo quy định của Luật này thì Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào sổ hộ tịch trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày có ý kiến đồng ý của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    2. Trường hợp Ủy ban nhân dân cấp xã từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và nêu rõ lý do trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày có ý kiến của những người quy định tại Điều 21 của Luật này.

    3. Giấy chứng nhận nuôi con nuôi được gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi.

    Và bên cạnh đó, Điều 10 Nghị định 19/2011/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 24/2019/NĐ-CP có nêu:

    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi

    Thủ tục đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 22 của Luật Nuôi con nuôi và quy định cụ thể sau đây:

    1. Việc đăng ký nuôi con nuôi được tiến hành tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã. Khi đăng ký nuôi con nuôi, cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ, người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng và người được nhận làm con nuôi phải có mặt. Công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi và trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi cho các bên.

    2. Căn cứ vào Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, theo yêu cầu của cha mẹ nuôi và sự đồng ý của con nuôi từ đủ chín tuổi trở lên, cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền thực hiện việc thay đổi họ, chữ đệm và tên của con nuôi theo quy định của pháp luật dân sự và pháp luật về hộ tịch.

    3. Việc bổ sung, thay đổi thông tin về cha, mẹ trong Giấy khai sinh của con nuôi được thực hiện theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 24 Luật nuôi con nuôi 2010 quy định thì:

    Hệ quả của việc nuôi con nuôi

    4. Trừ trường hợp giữa cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi có thỏa thuận khác, kể từ ngày giao nhận con nuôi, cha mẹ đẻ không còn quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến một số ý về hồ sơ thủ tục đăng ký nhận nuôi con nuôi được thực hiện như thế nào? Để nhận nuôi con nuôi thì cần phải có sự đồng ý của những người liên quan hay không không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    nhận con nuôi

  • Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu?

    Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:

    Thời hiệu thừa kế

    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Theo đó, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.

    Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 623 nêu trên.

    Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:

    Phân chia di sản theo pháp luật

    1. Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.

    2. Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Theo đó, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bằng hiện vật.

    Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.

    Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Trong trường hợp nào di sản thừa kế sẽ bị hạn chế phân chia?

    Căn cứ Điều 661 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hạn chế phân chia di sản như sau:

    Hạn chế phân chia di sản

    Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định. Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

    Theo đó, di sản thừa kế sẽ bị hạn chế phân chia trong trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia.

    Hoặc trường hợp việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định.

    Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia hạn một lần nhưng không quá 03 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là bao lâu? Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào?

  • Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Quyền khởi kiện vụ án

    Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định:
    Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Quyền khởi kiện của cơ quan, tổ chức, cá nhân

    Được quy định tại Điều 187 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, cụ thể:

    – Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án về hôn nhân và gia đình theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    – Tổ chức đại diện tập thể lao động có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tập thể người lao động hoặc khi được người lao động ủy quyền theo quy định của pháp luật.

    – Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có quyền đại diện cho người tiêu dùng khởi kiện bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc tự mình khởi kiện vì lợi ích công cộng theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    – Cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc theo quy định của pháp luật.

    – Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án hôn nhân và gia đình để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người khác theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

    Ngoài ra, theo Điều 69 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chủ thể khởi kiện phải có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự.

    – Năng lực hành vi tố tụng dân sự là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng dân sự.

    – Chủ thể khởi kiện là người từ đủ 18 tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.

    – Chủ thể dưới 18 tuổi hoặc không có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự phải có người đại diện theo pháp luật hoặc theo quyết định của Tòa án khi tham gia tố tụng.

    Vụ án khởi kiện phải thuộc thẩm quyền của Tòa án

    Thẩm quyền của Tòa án trong vụ án dân sự chia thành 3 loại:

    – Thẩm quyền theo loại vụ việc: Những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại các Điều 26, 28, 30, 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

    Trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án mà thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện.

    – Thẩm quyền theo cấp: Thẩm quyền theo cấp của Tòa án được quy định cụ thể tại các Điều 35, 36, 37, 38 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 và chia theo 4 cấp:

    + Tòa án nhân dân cấp huyện;

    + Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện;

    + Tòa án nhân dân cấp tỉnh;

    + Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

    – Thẩm quyền theo lãnh thổ: Thẩm quyền theo lãnh thổ của Tòa án được quy định cụ thể tại Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

    Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Thời hiệu khởi kiện

    Theo Điều 154, 155 Bộ luật Dân sự 2015, Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự quy định như sau:

    – Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự được tính từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    – Thời hiệu khởi kiện không áp dụng trong trường hợp sau đây:

    + Yêu cầu bảo vệ quyền nhân thân không gắn với tài sản.

    + Yêu cầu bảo vệ quyền sở hữu, trừ trường hợp có quy định khác.

    + Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai.

    + Trường hợp khác do luật quy định.

    – Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc.

    Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ.

    Sự việc chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật

    Chủ thể khởi kiện được quyền khởi kiện nếu vụ án chưa được giải quyết bằng một bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã có hiệu lực pháp luật.

    Theo điểm c khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, nếu sự việc đã được giải quyết bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc quyết định đã có hiệu lực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện trong, trừ trường hợp vụ án mà Tòa án bác đơn đối với:

    + Yêu cầu ly hôn;

    + Yêu cầu thay đổi nuôi con;

    + Thay đổi mức cấp dưỡng, mức bồi thường thiệt hại;

    + Yêu cầu thay đổi người quản lý tài sản, thay đổi người quản lý di sản, thay đổi người giám hộ hoặc vụ án đòi tài sản,

    + Vụ án đòi tài sản cho thuê, cho mượn, đòi nhà, đòi quyền sử dụng đất cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ.

    Đối với những trường hợp trên mà Tòa án chưa chấp nhận yêu cầu và theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Khởi kiện vụ án dân sự theo quy định Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

  • Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

    Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Thừa kế là gì?

    Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

    Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

    – Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015)

    – Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

    Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

    Hàng thừa kế thứ nhất, thứ hai, thứ ba gồm những ai?

    Hàng thừa kế được xác định khi việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật mà không thông qua hoặc không có di chúc do người chết để lại.

    Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, người thừa kế theo pháp luật được quy định như sau:

    Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

    Trường hợp nào việc thừa kế được xác định theo hàng thừa kế?

    Việc xác định hàng thừa kế chỉ diễn ra khi thừa kế được tiến hành theo pháp luật, cụ thể trong các trường hợp quy định tại Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

    – Không có di chúc;

    – Di chúc không hợp pháp;

    – Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

    – Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

    – Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    – Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

    – Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thừa kế là gì? Các hàng thừa kế theo quy định của pháp luật

  • Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Người mất để lại di chúc miệng thì di chúc có được xem là hợp hay không?

    Căn cứ Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc miệng như sau:

    “Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.

    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.”

    Ngoài ra, căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về điều kiện để di chúc miệng được xem là hợp pháp như sau:

    “Điều 630. Di chúc hợp pháp

    5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.”

    Như vậy, di chúc miệng sẽ được xem là hợp pháp nếu như di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của người lập và đáp ứng được các điều kiện theo quy định nên trên.

    Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Để thực hiện quyền thừa kế thì người sử dụng đất phải có những loại giấy tờ nào?

    Căn cứ Điều 45 quy định như sau:

    Điều 45. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp thừa kế quyền sử dụng đất, chuyển đổi đất nông nghiệp khi dồn điền, đổi thửa, tặng cho quyền sử dụng đất cho Nhà nước, cộng đồng dân cư và trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 124 và điểm a khoản 4 Điều 127 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp hoặc tranh chấp đã được giải quyết bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bản án, quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phán quyết của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên, áp dụng biện pháp khác để bảo đảm thi hành án theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất;

    đ) Quyền sử dụng đất không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.

     

    4. Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người nhận thừa kế được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định của Luật này.

    Như vậy người sử dụng đất được thực hiện quyền thừa kế, tặng cho khi có các điều kiện cơ bản (trừ trường hợp pháp luật quy định khác) như: có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất,… ; đất không có tranh chấp; quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; trong thời gian sử dụng đất…

    Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phân chia tài sản thừa kế như thế nào?

    Theo khoản 1 mục II Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về xác định quyền sử dụng đất là di sản như sau:

    “1. Xác định quyền sử dụng đất là di sản

    1.3. Trường hợp người chết để lại quyền sử dụng đất mà đất đó không có một trong các loại giấy tờ được hướng dẫn tại tiểu mục 1.1 và tiểu mục 1.2 mục 1 này nhưng có di sản là nhà ở, vật kiến trúc khác (như: nhà bếp, nhà tắm, nhà vệ sinh, giếng nước, nhà để ô tô, nhà thờ, tường xây làm hàng rào gắn với nhà ở, các công trình xây dựng trên đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh như nhà xưởng, kho tàng, hệ thống tưới, tiêu nước, chuồng trại chăn nuôi hay vật kiến trúc khác hoặc trên đất có các tài sản khác như cây lấy gỗ, cây lấy lá, cây ăn quả, cây công nghiệp hay các cây lâu năm khác) gắn liền với quyền sử dụng đất đó mà có yêu cầu chia di sản thừa kế, thì cần phân biệt các trường hợp sau:

    a) Trong trường hợp đương sự có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng chưa kịp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất và quyền sử dụng đất đó.

    b) Trong trường hợp đương sự không có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền xác nhận việc sử dụng đất đó là hợp pháp, nhưng có văn bản của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền cho biết rõ là việc sử dụng đất đó không vi phạm quy hoạch và có thể được xem xét để giao quyền sử dụng đất, thì Toà án giải quyết yêu cầu chia di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Đồng thời phải xác định ranh giới, tạm giao quyền sử dụng đất đó cho đương sự để Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền tiến hành các thủ tục giao quyền sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho đương sự theo quy định của pháp luật về đất đai.

    c) Trong trường hợp Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có văn bản cho biết rõ việc sử dụng đất đó là không hợp pháp, di sản là tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất không được phép tồn tại trên đất đó, thì Toà án chỉ giải quyết tranh chấp về di sản là tài sản trên đất đó.

    …”

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Di chúc miệng? Giấy tờ cần có để người sử dụng đất thực hiện quyền thừa kế? Quy định về việc phân chia tài sản khi không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

  • Tài sản bảo đảm là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Tài sản bảo đảm là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Tài sản đảm bảo là điều kiện bắt buộc khi muốn vay thế chấp ngân hàng. Tuy nhiên, không phải loại tài sản nào cũng có thể được các ngân hàng chấp thuận.

    Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Tài sản đảm bảo là gì?

    Tài sản đảm bảo là dạng tài sản tồn tại dưới ba hình thức chủ yếu là vật hiện hữu, là giấy tờ có giá trị và là quyền tài sản:

    • Tài sản đảm bảo là vật như phương tiện giao thông, kim khí đá quý, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu, hàng hóa
    • Tài sản đảm bảo là các giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu, kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi, thương phiếu, tín phiếu và các giấy tờ khác trị giá được bằng tiền
    • Tài sản đảm bảo là quyền tài sản như quyền tài sản phát sinh từ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đòi nợ, quyền được nhận bảo hiểm, quyền góp vốn kinh doanh, quyền khai thác tài nguyên, lợi tức và các quyền phát sinh từ tài sản cầm cố, các quyền tài sản khác.

    Tài sản đảm bảo dùng để vay vốn ngân hàng là những giấy tờ như: nhà đất, giấy tờ có giá trị do ngân hàng phát hành, phương tiện giao thông, sổ tiết kiệm, bất động sản có sổ đỏ hoặc sổ hồng hay hợp đồng bảo hiểm có giá trị….

    Tài sản đảm bảo có thể là nhà đất, sổ đỏ

    Tài sản đảm bảo phải thuộc quyền sở hữu của người đứng ra vay, kí hợp đồng vay với ngân hàng. Và tài sản đảm bảo có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản chắc chắn được hình thành trong tương lai (ví dụ như vay để mua xe ô tô thì xe ô tô đó là tài sản chắn chắn trong tương lai sẽ có).

    Tài sản bảo đảm là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Điều kiện khi thế chấp tài sản để vay vốn tại ngân hàng

    Để trở thành tài sản thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng, tài sản trên phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:

    1. Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay, bên bảo lãnh theo quy định sau đây:
    – Đối với giá trị quyền sử dụng đất, phải thuộc quyền sử dụng của khách hàng vay theo quy định của pháp luật về đất đai;…
    – Đối với tài sản của doanh nghiệp nhà nước, thì phải là tài sản do Nhà nước giao cho doanh nghiệp đó quản lý, sử dụng và được dùng để bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp nhà nước;…..

    – Đối với tài sản khác, thì phải thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay: Trường hợp tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, thì khách hàng vay phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản.2. Tài sản được phép giao dịch, tức là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng cho, chuyển đổi, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh và các giao dịch khác.
    3. Tài sản không có tranh chấp, tức là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay tại thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.Trong văn bản lập riêng hoặc hợp đồng thế chấp, khách hàng vay phải cam kết với tổ chức tín dụng về việc tài sản thế chấp không có tranh chấp và phải chịu trách nhiệm về cam kết của mình.
    4. Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm thì khách hàng vay phải mua bảo hiểm tài sản trong thời hạn bảo đảm tiền vay.

    Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Theo quy định về thế chấp tài sản để vay vốn ngân hàng. Tài sản dùng để thế chấp vay vốn tại các tổ chức tín dụng là bất động sản có khả năng chuyển nhượng, mua bán được dễ dàng, bao gồm:

    • Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả các tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng.
    • Đối với bất động sản có tham gia bảo hiểm thì giá trị hợp đồng bảo hiểm cũng thuộc tài sản thế chấp.
    • Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà máy, khách sạn, cửa hàng, nhà kho… và các công cụ, máy móc, thiết bị gắn liền với nhà máy, tàu biển, máy bay…
    • Tài sản hình thành trong tương lai như: bất động sản hình thành sau thời điểm ký giao dịch thế chấp và sẽ thuộc quyền sở hữu của khách hàng như: lợi tức, tài sản hình thành từ vốn vay, công trình xây dựng, các bất động sản khác mà bên thế chấp có quyền nhận.
    • Tài sản khác nếu pháp luật có quy định.

    Điều kiện của các tài sản vay thế chấp ngân hàng

    • Tài sản phải thuộc quyền sở hữu hoặc thuộc quyền sử dụng, quản lý của khách hàng vay như: Đất phải thuộc quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật về đất đai. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước phải là tài sản do nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý và sử dụng.
    • Tài sản được phép giao dịch: là tài sản mà pháp luật cho phép hoặc không cấm mua, bán, tặng, chuyển nhượng, cầm cố, thế chấp, bảo lãnh….
    • Tài sản không tranh chấp: là tài sản không có tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng….
    • Tài sản mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm và khách hàng đã mua bảo hiểm trong thời hạn đảm bảo tiền vay.
    Tài sản đảm bảo cần đáp ứng đủ điều kiện của ngân hàng
    Tài sản bảo đảm là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Những tài sản không thể dùng để thế chấp ngân hàng

    Ngân hàng và các tổ chức tín dụng không chấp nhận những loại tài sản sau khi vay vốn ngân hàng:

    • Các tài sản mà nhà nước quy định cấm kinh doanh, mua bán, chuyển nhượng.
    • Tài sản đang còn tranh chấp.
    • Tài sản không thuộc sở hữu hợp pháp của người thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.
    • Tài sản đi thuê, đi mượn.
    • Tài sản đang bị cơ quan có thẩm quyền tạm giữ, niêm phong, phong toả, tài sản đang làm thủ tục giải thể hoặc phá sản doanh nghiệp.
    • Tài sản đang thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ khác.
    • Tài sản khó cất giữ, bảo quản, kiểm định, đánh giá.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến tài sản đảm bảo và những loại tài sản nào được thế chấp ngân hàng. Hiểu và nắm rõ được những loại tài sản có thể thế chấp để vay vốn ngân hàng sẽ giúp người đi vay tính toán được số tiền tối đa có thể vay và dễ dàng hoàn thiện các thủ tục cần thiết một cách nhanh chóng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tài sản bảo đảm là gì? Những tài sản nào được thế chấp ngân hàng?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015

    Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015

    Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra là quy định liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được ghi nhận lần đầu tiên tại Bộ luật Dân sự năm 1995. Vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, vấn đề này được quy định như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý:

    Bộ luật Dân sự 2015

    Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015

    Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra:

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra hay còn gọi là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại đối với người bị thiệt hại, xuất phát từ các hành vi vi phạm pháp luật. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra được quy định tại Điều 587 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:

    Trong những trường hợp có nhiều người cùng gây thiệt hại thì tất cả những người gây ra thiệt hại đó có trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng bên cùng gây thiệt hại sẽ được xác định theo mức độ vi phạm của mỗi cá nhân; nếu không thể xác định được mức độ vi phạm, thì các bên sẽ chịu trách nhiệm bồi thường như nhau

    Theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005, được hướng dẫn tại Nghị quyết số 03/2006 thì  trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra phát sinh khi đáp ứng được các điều kiện sau:

    (1) Có hành vi gây thiệt hại của nhiều người;

    (2) Hành vi vi phạm pháp luật gây ra thiệt hại phải được các bên cùng thực hiện hoặc có sự thống nhất với nhau;

    (3) Phải có yếu tố lỗi của tất cả những người cùng gây ra thiệt hại;

    (4) Phải có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

    Tuy nhiên, Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã có sự thay đổi cách tiếp cận về yếu tố lỗi. Theo quy định này, lỗi của người gây thiệt hại không được xác định là căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường mà tập trung vào việc chứng minh rằng hành vi gây ra thiệt hại là vi phạm pháp luật là đủ điều kiện để áp dụng trách nhiệm bồi thường.

    Trách nhiệm bồi thường có thể được loại bỏ đối với người chịu trách nhiệm hoặc người gây ra thiệt hại trong các trường hợp  bất khả kháng hoặc người bị thiệt hại có lỗi hoàn toàn, trừ khi các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác (khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường liên đới của nhiều người cùng gây thiệt hại:

    Khi xem xét về trách nhiệm bồi thường của nhiều người cùng gây thiệt hại thì cần phải căn cứ vào những điều kiện sau:

    – Thứ nhất, phải có hành vi gây ra thiệt hại của nhiều người.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra sẽ không phát sinh khi chỉ có một người gây thiệt hại mà hành vi đó phải được thực hiện bởi nhiều người.

    Người gây ra thiệt hại có thể là cá nhân, pháp nhân hoặc bất cứ chủ thể nào khác nhưng yêu cầu phải có ít nhất từ hai chủ thể trở lên, trong trường hợp chỉ có một người gây thiệt hại thì sẽ không phát sinh trách nhiệm này. Trường hợp này được xem là trách nhiệm liên đới của nhiều người có nghĩa vụ, người có quyền (bị thiệt hại) có thể là một hoặc nhiều người.

    – Thứ hai, hành vi trái pháp luật trong việc gây thiệt hại của nhiều người có sự thống nhất với nhau.

    Mặc dù có nhiều người cùng gây thiệt hại, nhưng không phải lúc nào cũng phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường. Để phát sinh trách nhiệm liên đới bồi thường giữa những người cùng gây ra thiệt hại thì giữa họ phải có sự thống nhất về hành vi gây thiệt hại.

    Khi nhiều người cùng gây thiệt hại, nếu chúng ta xem xét điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường ngoài hợp đồng, hành vi của mỗi bên đều đáp ứng đầy đủ các yếu tố làm phát sinh trách nhiệm trong tổng thể thiệt hại. Tuy nhiên, từng trường hợp có thể có những đặc điểm riêng biệt dựa trên mức độ lỗi của từng bên gây ra thiệt hại.

    Khi xác định việc “cùng” gây ra thiệt hại của nhiều người, cần phải xem xét từ nhiều góc độ khác nhau. Các yếu tố cần xem xét có thể bao gồm ý chí chủ quan của mỗi người, hành vi trực tiếp gây ra thiệt hại, yếu tố lỗi, hậu quả của các hành vi vi phạm, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của từng với thiệt hại đã xảy ra…

    Tóm lại, cùng gây ra thiệt hại được hiểu là tổng hợp hành vi, lỗi của nhiều người diễn ra dưới các dạng khác nhau nhưng giữa chúng có mối liên kết, tương hỗ và cùng gây ra thiệt hại cho đối tượng bị thiệt hại.

    – Thứ ba, về mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật của những người cùng gây thiệt hại và thiệt hại xảy ra.

    Hành vi gây thiệt hại của những người cùng gây thiệt hại có thể khác nhau về mức độ nhưng hậu quả chung là gây thiệt hại cho người bị thiệt hại. Xem xét trong mối quan hệ nhân quả này, hành vi vi phạm pháp luật của những người cùng gây thiệt hại đã tạo nên tổng thể thiệt hại cho một hoặc nhiều người.

    Do đó những người thực hiện hành vi này phải cùng chịu trách nhiệm bồi thường cho những thiệt hại do hành vi của mình gây ra cho người bị thiệt hại. Việc xem xét mối quan hệ nhân quả giữa hành vi của những người cùng gây thiệt hại cho người bị thiệt hại không chỉ nhằm xác định trách nhiệm bồi thường liên đới của những người này mà còn nhằm xác định mức bồi thường.

    – Thứ tư, lỗi của những người cùng gây thiệt hại.

    Khi xảy ra hành vi vi phạm pháp luật gây thiệt hại, việc xác định không chỉ dừng lại ở khía cạnh khách quan của hành vi đó mà còn cần quan tâm đến mặt chủ quan của người thực hiện hành vi.

    Theo quan điểm pháp lý, một người chỉ chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi đó khi họ có đủ điều kiện để lựa chọn một hành động phù hợp với đòi hỏi của xã hội (cả khía cạnh khách quan và chủ quan), trừ những trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định. Pháp luật dân sự quy định rằng một người phải bồi thường thiệt hại do hành vi của mình gây ra khi người này có lỗi, không kể đó là lỗi vô ý hay cố ý.

    Mức bồi thường trong trách nhiệm bồi thường liên đới khi nhiều người cùng gây thiệt hại:

    Nguyên tắc chung khi nhiều người cùng gây thiệt hại là họ phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường cho người bị tổn thất. Tuy nhiên, mỗi người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi mình thực hiện. Do đó, nếu chúng ta có thể xác định được mức độ lỗi của từng người, thì người gây ra thiệt hại sẽ bồi thường theo mức độ lỗi đó.

    Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015

    Trong trường hợp không thể xác định được mức độ lỗi của từng người thì họ sẽ phải bồi thường thiệt hại với mức độ như nhau. Theo quy định trên, khi có nhiều người cùng gây thiệt hại, trách nhiệm bồi thường thiệt hại được xác định như sau:

    – Theo nguyên tắc chung, mỗi người chỉ phải chịu trách nhiệm về hành vi và hậu quả của hành vi mà mình đã thực hiện. Do đó, nếu chúng ta có thể xác định mức độ lỗi của từng người khi họ gây thiệt hại thì họ sẽ phải bồi thường tương ứng với mức độ lỗi đó.

    Tuy nhiên, việc xác định lỗi của mỗi người trong số những người cùng gây thiệt hại là một vấn đề khá phức tạp, vì lỗi thường mang tính chủ quan. Mặc dù vậy, việc đánh giá lỗi lại là một vấn đề mang tính khách quan, do đó chúng ta có thể xem xét mức độ lỗi và hình thức lỗi của những người gây thiệt hại để yêu cầu họ bồi thường một cách hợp lý.

    – Trong trường hợp không thể xác định được mức độ lỗi của những người gây thiệt hại, họ sẽ phải bồi thường với tỷ lệ như nhau. Ở đây, chúng ta không nên hiểu rằng pháp luật áp dụng nguyên tắc “cào bằng” khi có nhiều người cùng gây thiệt hại, thay vào đó, khi nhiều người gây thiệt hại mà không thể xác định được mức độ lỗi của từng người thì họ phải bồi thường thiệt hại theo tỷ lệ bằng nhau. Việc xác định rằng những người cùng gây thiệt hại phải bồi thường theo tỷ lệ bằng nhau không làm mất đi tính “liên đới” trong trường hợp này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra theo Bộ luật Dân sự 2015.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!