Danh mục: Pháp luật dân sự

  • Quy định về hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự

    Quy định về hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Quy định về hoãn thi hành án dân sự

    Việc hoãn thi hành án dân sự theo Điều 48 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) như sau:

    (1) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án trong trường hợp sau đây:

    – Người phải thi hành án bị ốm nặng, có xác nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên; bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quyết định của Tòa án;

    – Chưa xác định được địa chỉ của người phải thi hành án hoặc vì lý do chính đáng khác mà người phải thi hành án không thể tự mình thực hiện nghĩa vụ theo bản án, quyết định;

    – Đương sự đồng ý hoãn thi hành án; việc đồng ý hoãn thi hành án phải lập thành văn bản ghi rõ thời hạn hoãn, có chữ ký của đương sự; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án, trừ trường hợp đương sự có thỏa thuận khác;

    – Tài sản để thi hành án đã được Tòa án thụ lý để giải quyết theo quy định tại Điều 74 và Điều 75 Luật Thi hành án dân sự 2008; tài sản được kê biên theo Điều 90 Luật Thi hành án dân sự 2008 nhưng sau khi giảm giá theo quy định mà giá trị bằng hoặc thấp hơn chi phí và nghĩa vụ được bảo đảm;

    – Việc thi hành án đang trong thời hạn cơ quan có thẩm quyền giải thích bản án, quyết định và trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 170 và khoản 2 Điều 179 Luật Thi hành án dân sự 2008:

    + Trả lời kiến nghị của cơ quan thi hành án dân sự về việc xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị;

    + Có văn bản giải thích những nội dung mà bản án, quyết định tuyên chưa rõ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của đương sự hoặc của cơ quan thi hành án dân sự.

    Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn trả lời không quá 30 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu.

    – Người được nhận tài sản, người được giao nuôi dưỡng đã được thông báo hợp lệ 02 lần về việc nhận tài sản, nhận người được nuôi dưỡng nhưng không đến nhận;

    – Việc chuyển giao quyền và nghĩa vụ thi hành án theo quy định tại Điều 54 Luật Thi hành án dân sự 2008 chưa thực hiện được vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;

    – Tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành án theo quy định tại khoản 3 Điều 104 Luật Thi hành án dân sự 2008:

    + Trường hợp người được thi hành án không đồng ý nhận tài sản để thi hành án thì Chấp hành viên ra quyết định giảm giá tài sản để tiếp tục bán đấu giá.

    + Nếu giá trị tài sản đã giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí cưỡng chế mà người được thi hành án vẫn không nhận để trừ vào số tiền được thi hành án thì tài sản được giao lại cho người phải thi hành án quản lý, sử dụng.

    + Người phải thi hành án không được đưa tài sản này tham gia các giao dịch dân sự cho đến khi họ thực hiện xong nghĩa vụ thi hành án.

    (2) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít nhất 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế thi hành án đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế.

    Trường hợp cơ quan thi hành án nhận được yêu cầu hoãn thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị ít hơn 24 giờ trước thời điểm cưỡng chế đã được ấn định trong quyết định cưỡng chế thi hành án thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có quyền quyết định hoãn thi hành án khi xét thấy cần thiết.

    Trường hợp vụ việc đã được thi hành một phần hoặc đã được thi hành xong thì cơ quan thi hành án dân sự phải có văn bản thông báo ngay cho người yêu cầu hoãn thi hành án.

    Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án, quyết định của Toà án chỉ được yêu cầu hoãn thi hành án một lần để xem xét kháng nghị nhằm tránh hậu quả không thể khắc phục được.

    Thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định không quá 03 tháng, kể từ ngày ra văn bản yêu cầu hoãn thi hành án; trong thời gian hoãn thi hành án thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.

    (3) Thời hạn ra quyết định hoãn thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ hoãn thi hành án quy định tại (1) mục này. Trường hợp quy định tại (2) mục này thì phải ra ngay quyết định hoãn thi hành án khi nhận được yêu cầu của người có thẩm quyền.

    (4) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ khi căn cứ hoãn thi hành án quy định tại (1) mục này không còn, hết thời hạn hoãn thi hành án theo yêu cầu của người có thẩm quyền quy định tại (2) mục này

    Hoặc khi nhận được văn bản trả lời của người có thẩm quyền kháng nghị về việc không có căn cứ kháng nghị thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định tiếp tục thi hành án.

    Quy định về hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự

    Quy định về tạm đình chỉ thi hành án dân sự

    Việc tạm đình chỉ thi hành thi hành án dân sự theo Điều 49 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định như sau:

    – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự thông báo về việc tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được quyết định tạm đình chỉ thi hành án của người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

    Trường hợp bản án, quyết định đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải thông báo ngay bằng văn bản cho người đã kháng nghị.

    Trong thời gian tạm đình chỉ thi hành án do có kháng nghị thì người phải thi hành án không phải chịu lãi suất chậm thi hành án.

    – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án khi nhận được thông báo của Toà án về việc đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án.

    Thời hạn ra quyết định tạm đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Toà án.

    – Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tiếp tục thi hành án trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được một trong các quyết định sau đây:

    + Quyết định rút kháng nghị của người có thẩm quyền;

    + Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án giữ nguyên bản án, quyết định bị kháng nghị;

    + Quyết định của Toà án về việc đình chỉ tiến hành thủ tục phá sản, đình chỉ thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản.

    Quy định về hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự

    Quy định về đình chỉ thi hành án dân sự

    Theo Điều 50 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014) quy định về đình chỉ thi hành án dân sự như sau:

    (1) Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án trong trường hợp sau đây:

    – Người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế;

    – Người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế;

    – Đương sự có thỏa thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự đình chỉ thi hành một phần hoặc toàn bộ quyền, lợi ích được hưởng theo bản án, quyết định, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba;

    – Bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 103 Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi 2014):

    Trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan thi hành án dân sự tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài sản cho người mua được tài sản bán đấu giá;

    Trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc đương sự có thỏa thuận khác.

    – Người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác;

    – Có quyết định miễn nghĩa vụ thi hành án;

    – Tòa án ra quyết định mở thủ tục phá sản đối với người phải thi hành án;

    – Người chưa thành niên được giao nuôi dưỡng theo bản án, quyết định đã chết hoặc đã thành niên.

    (2)  Thời hạn ra quyết định đình chỉ thi hành án là 05 ngày làm việc, kể từ ngày có căn cứ đình chỉ thi hành án theo quy định tại (1) mục này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định về hoãn, tạm đình chỉ và đình chỉ thi hành án dân sự

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự dẫn đến hậu quả pháp lý như thế nào?

    Người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự dẫn đến hậu quả pháp lý như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Căn cứ xác lập quyền đại diện được quy định như thế nào?

    Theo Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 quy địnnh về việc căn cứ xác lập quyền đại diện như sau;

    Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

    Người không được ủy quyền mà ký kết mua bán với nhà cung cấp thì có bị phạt không?

    Về vấn đề chị nêu, trong trường hợp này công ty chị không bị xử phạt gì cả. Tuy nhiên, nếu không được ủy quyền trên giấy tờ mà lại tự mình xác lập ký kết các hợp đồng như thế thì không phù hợp về mặt nguyên tắc. Tại khoản 1 Điều 138 và khoản 1 Điều 139 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    “Điều 138. Đại diện theo ủy quyền

    1. Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

    2. Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

    3. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

    Điều 139. Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện

    1. Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện với người thứ ba phù hợp với phạm vi đại diện làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện.

    2. Người đại diện có quyền xác lập, thực hiện hành vi cần thiết để đạt được mục đích của việc đại diện.

    3. Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối.”

    Như vậy, giao dịch mà do người đại diện xác lập phù hợp với phạm vi đại diện của họ thì mới làm phát sinh quyền và nghĩa vụ đối với công ty (người được đại diện).

    Người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự dẫn đến hậu quả pháp lý như thế nào?

    Theo Ban hỗ trợ thì người đại diện trong trường hợp này thuộc vào trường hợp người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, nên sẽ dẫn đến hậu quả pháp lý theo Điều 142 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    “Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện

    1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

    a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;

    b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

    c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình không có quyền đại diện.

    2. Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch.

    3. Người đã giao dịch với người không có quyền đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đã xác lập và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.

    4. Trường hợp người không có quyền đại diện và người đã giao dịch cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.”

    Như vậy, trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 142 thì giao dịch này vẫn có thể phát sinh quyền, nghĩa vụ của công ty nếu công ty đã công nhận giao dịch hoặc biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện giao dịch dân sự dẫn đến hậu quả pháp lý như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Hợp đồng giả cách là gì? Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng giả cách?

    Hợp đồng giả cách là gì? Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng giả cách?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    1. Hợp đồng giả cách là gì? 

    Hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể cho hợp đồng giả cách. Tuy nhiên ta có thể căn cứ vào khái niệm giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 là khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự đó vô hiệu do giả tạo.

    Như vậy, căn cứ theo quy định trên và từ thực tế thì hợp đồng giả cách được hiểu là một loại hợp đồng dân sự được xác lập một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác. Hợp đồng giả cách không có giá trị pháp lý, không phát sinh quyền và nghĩa vụ cho các bên.

    2. Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng giả cách?

    Như đã nói ở trên, pháp luật Việt Nam không có thuật ngữ “hợp đồng giả cách” nên sẽ không có bất kỳ quy định nào dành riêng cho hợp đồng giả cách. Tuy vậy, hợp đồng giả cách vẫn được điều chỉnh bởi những quy định điều chỉnh giao dịch dân sự nói chung.

    Thứ nhất, hợp đồng giả cách là một loại giao dịch giả tạo.

    Theo Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo như sau:

    – Khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật khác có liên quan.

    – Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

    Thứ hai, hậu quả pháp lý của hợp đồng giả cách

    Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    – Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    – Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    – Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    – Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    – Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan quy định.

    Như vậy, đối với các loại hợp đồng giả cách sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, pháp luật không thừa nhận và bảo vệ quyền lợi của các bên khi tham gia loại hợp đồng này, hợp đồng này bị vô hiệu theo quy định của pháp luật.

    3. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

    Theo Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015quy định về bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu như sau:

    – Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 Bộ luật Dân sự 2015.

    – Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

    Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

    – Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015 nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về Hợp đồng giả cách là gì? Pháp luật quy định thế nào về hợp đồng giả cách?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    hợp đồng giả cách là gì
  • Dùng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi xử dụng hình ảnh người khác quy định như thế nào?

    Dùng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi xử dụng hình ảnh người khác quy định như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Quyền đối với hình ảnh cá nhân được pháp luật quy định như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 32 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Quyền của cá nhân đối với hình ảnh

    1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.

    Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.

    Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    2. Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:

    a) Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;

    b) Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

    3. Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều này thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

    Trường hợp có hành vi tự ý sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác đăng lên mạng xã hội thì có chế tài xử lý không?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP sửa đổi khoản 37 Điều 1 Nghị định 14/2022/NĐ-CP quy định:

    Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội”.

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:

    a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân;

    b) Cung cấp, chia sẻ thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan, dâm ô, đồi trụy, không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc;

    c) Cung cấp, chia sẻ thông tin miêu tả tỉ mỉ hành động chém, giết, tai nạn, kinh dị, rùng rợn;

    d) Cung cấp, chia sẻ thông tin bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân, kích động bạo lực, tội ác, tệ nạn xã hội, đánh bạc hoặc phục vụ đánh bạc;

    đ) Cung cấp, chia sẻ các tác phẩm báo chí, văn học, nghệ thuật, xuất bản phẩm mà không được sự đồng ý của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc chưa được phép lưu hành hoặc đã có quyết định cấm lưu hành hoặc tịch thu;

    e) Quảng cáo, tuyên truyền, chia sẻ thông tin về hàng hóa, dịch vụ bị cấm;

    g) Cung cấp, chia sẻ hình ảnh bản đồ Việt Nam nhưng không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền quốc gia;

    h) Cung cấp, chia sẻ đường dẫn đến thông tin trên mạng có nội dung bị cấm.

    Bên cạnh đó hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015:

    Tội làm nhục người khác

    1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    a) Phạm tội 02 lần trở lên;

    b) Đối với 02 người trở lên;

    c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    d) Đối với người đang thi hành công vụ;

    đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;

    e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

    a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;

    b) Làm nạn nhân tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”

    Dùng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi xử dụng hình ảnh người khác quy định như thế nào?

    Người có hành vi sử dụng hình ảnh cá nhân của người khác đăng lên mạng xã hội có phải bồi thường cho người bị lấy hình ảnh cá nhân không?

    Bên cạnh đó, hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội có thể phải bồi thường thiệt hại do xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:

    – Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.

    – Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

    – Thiệt hại khác do luật quy định.

    Ngoài các chi phí trên, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

    Như vậy, bạn có thể khởi kiện ra tòa đối với hành vi sử dụng hình ảnh khi chưa có sự đồng ý và hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín; yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin sai sự thật, thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và yêu cầu xin lỗi theo quy định trên.

    Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được xác định theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm các chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút; tổn thất về tinh thần.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Dùng hình ảnh của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép có bị xử phạt không? Mức xử phạt khi xử dụng hình ảnh người khác quy định như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án

    Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật tố tụng dân sự 2015

    Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án

    Đối với vấn đề này, tại Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 nêu rõ người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
    – Nộp trực tiếp tại Tòa án;
    – Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
    – Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
    Một số lưu ý khi gửi đơn khởi kiện như sau:
    – Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến;
    – Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn;
    – Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015 thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 190 Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.
    Căn cứ vào các quy định trên, cá nhân tiến hành nộp đơn khởi kiện đến Tòa để tòa xem xét thụ lý khi đáp ứng các yêu cầu.
    Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án

    Quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án

    Liên quan vấn đề này, tại Điều 196 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 hướng dẫn trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Đối với vụ án do người tiêu dùng khởi kiện thì Tòa án phải niêm yết công khai tại trụ sở Tòa án thông tin về việc thụ lý vụ án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý vụ án.
    Lúc này, văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
    – Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
    – Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
    – Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện;
    – Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
    – Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hay thủ tục rút gọn;
    – Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
    – Thời hạn bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải có ý kiến bằng văn bản nộp cho Tòa án đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập (nếu có);
    – Hậu quả pháp lý của việc bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản về ý kiến của mình đối với yêu cầu khởi kiện.
    Theo đó, về nguyên tắc thì sau khi thụ lý, Thẩm phán phải thông báo bằng văn bản cho nguyên đơn, bị đơn, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án. Trường hợp nguyên đơn có đơn yêu cầu Tòa án hỗ trợ trong việc gửi tài liệu, chứng cứ thì kèm theo thông báo về việc thụ lý vụ án, Tòa án gửi cho bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan bản sao tài liệu, chứng cứ do nguyên đơn cung cấp chứ không có quy định yêu cầu bắt buộc nguyên đơn phải gửi cho bị đơn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hình thức gửi đơn khởi kiện đến Tòa án, quy định về thông báo về việc thụ lý vụ án?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự bao gồm những cơ quan nào?

    Hệ thống tổ chức thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 13 Luật Tố tụng dân sự 2015, bao gồm:

    – Cơ quan quản lý thi hành án dân sự:

    + Cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp;

    + Cơ quan quản lý thi hành án thuộc Bộ Quốc phòng.

    – Cơ quan thi hành án dân sự:

    + Cơ quan thi hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh);

    + Cơ quan thi hành án dân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện);

    + Cơ quan thi hành án quân khu và tương đương (sau đây gọi chung là cơ quan thi hành án cấp quân khu).

    Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án dân sự; tên gọi, cơ cấu, tổ chức cụ thể của cơ quan thi hành án dân sự.

    Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Quy trình tổ chức thi hành án trong nội bộ cơ quan thi hành án dân sự theo sơ đồ ban hành tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 như sau:

    * Bước 1: Thụ lý thi hành án dân sự

    – Tiếp nhận yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự

    – Kiểm tra, xử lý yêu cầu thi hành án dân sự, bản án, hồ sơ ủy thác thi hành án dân sự

    – Ra quyết định thi hành án dân sự, phân công Chấp hành viên tổ chức thi hành

    Bước 2: Tổ chức thi hành án dân sự

    – Lập hồ sơ thi hành án dân sự

    – Thông báo về thi hành án dân sự

    – Xác minh Điều kiện thi hành án dân sự

    – Xác định việc chưa có điều kiện thi hành án dân sự, công khai thông tin của người phải thi hành án dân sự chưa có điều kiện thi hành án dân sự

    – Tạm đình chỉ thi hành án dân sự

    – Đình chỉ thi hành án dân sự

    – Miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự đối với khoản thu nộp ngân sách nhà nước

    – Kiến nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm

    – Áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án dân sự

    – Ra quyết định cưỡng chế thi hành án dân sự

    – Tổ chức cưỡng chế thi hành án dân sự

    – Thực hiện thẩm định giá tài sản

    – Thực hiện bán đấu giá tài sản

    – Tiêu hủy vật chứng; xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ bị tuyên tịch thu, sung quỹ nhà nước

    – Trả lại tiền, tài sản tạm giữ cho đương sự

    – Thu tiền, thanh toán tiền thi hành án dân sự; thu phí thi hành án dân sự

    – Xác nhận kết quả thi hành án dân sự

    – Rà soát hồ sơ thi hành án dân sự

    * Bước 3: Thẩm tra, lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

    – Thẩm tra hồ sơ thi hành án dân sự

    – Lưu trữ hồ sơ thi hành án dân sự

    Quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Mục đích quy trình tổ chức thi hành án dân sự

    Quy trình tổ chức thi hành án dân sự theo quy định tại Quyết định 273/QĐ-TCTHADS ngày 22/02/2017 có mục đích như sau:

    – Quy định thống nhất trách nhiệm, nội dung công việc, mối quan hệ giữa các Phòng chuyên môn, giữa các cá nhân liên quan thuộc Cục, Chi cục Thi hành án dân sự.

    – Quy định rõ thời gian thực hiện trong quá trình tổ chức thi hành án dân sự, nhằm đảm bảo việc tổ chức thi hành án kịp thời, đúng pháp luật, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức và công dân.

    -Giúp quản lý hiệu quả hoạt động thi hành án dân sự của các Cơ quan thi hành án dân sự địa phương.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy trình tổ chức thi hành án dân sự?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Có được xuất cảnh khi có nghĩa vụ thi hành án dân sự hay không?

    Có được xuất cảnh khi có nghĩa vụ thi hành án dân sự hay không?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019

    Người có nghĩa vụ thi hành án dân sự có được xuất cảnh hay không?

    Căn cứ Điều 36 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:

    1. Bị can, bị cáo; người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    2. Người được hoãn chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện trong thời gian thử thách, người được hưởng án treo trong thời gian thử thách, người chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ trong thời gian chấp hành án theo quy định của Luật Thi hành án hình sự.

    3. Người có nghĩa vụ theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân và việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

    4. Người phải thi hành án dân sự, người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức đang có nghĩa vụ thi hành bản án, quyết định được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự nếu có căn cứ cho thấy việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân hoặc để bảo đảm việc thi hành án.

    5. Người nộp thuế, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đang bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, người Việt Nam xuất cảnh để định cư ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

    6. Người đang bị cưỡng chế, người đại diện cho tổ chức đang bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

    7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.

    8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.

    9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.

    Có được xuất cảnh khi có nghĩa vụ thi hành án dân sự hay không?

    Điều kiện xuất cảnh là gì?

    Căn cứ Điều 33 Luật Xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 có quy định về điều kiện xuất cảnh như sau:

    1. Công dân Việt Nam được xuất cảnh khi có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Có giấy tờ xuất nhập cảnh còn nguyên vẹn, còn thời hạn sử dụng; đối với hộ chiếu phải còn hạn sử dụng từ đủ 6 tháng trở lên;

    b) Có thị thực hoặc giấy tờ xác nhận, chứng minh được nước đến cho nhập cảnh, trừ trường hợp được miễn thị thực;

    c) Không thuộc trường hợp bị cấm xuất cảnh, không được xuất cảnh, bị tạm hoãn xuất cảnh theo quy định của pháp luật.

    2. Người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của Bộ luật Dân sự, người chưa đủ 14 tuổi ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này phải có người đại diện hợp pháp đi cùng.

    Theo đó, để được xuất cảnh thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Có được xuất cảnh khi có nghĩa vụ thi hành án dân sự hay không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

    Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nội dung đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

    “Điều 328. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

    a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

    b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

    c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

    d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

    đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    2. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

    3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.”

    Theo đó nội dung đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

    – Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

    – Tên, địa chỉ của người đề nghị;

    – Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

    – Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

    – Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

    Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

    Ai có thẩm quyền kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm?

    Căn cứ quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm như sau:

    “Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”

    Như vậy theo quy định trên bạn có thể gửi đơn đến:

    – Chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: 2 người này có quyền kháng nghị tất cả các bản án trong lãnh thổ Việt Nam.

    – Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao: 2 người này có quyền kháng nghị tất cả các bản án trong phạm vi lãnh thổ mình quản lý (Tòa cấp cao miền Nam, miền Trung, miền Bắc …)

    Bạn có thể nộp đơn cho cả 4 người nêu trên (Viện, Tòa tối cao, Viện, Tòa cấp cao) để tăng khả năng được kháng nghị (Vì nộp đơn đề nghị là quyền của bạn, nhưng việc có chấp nhận đề nghị đó hay không là một việc khác).

    Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

    “Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

    2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

    a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

    b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

    Như vậy theo quy định trên thời người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • An sinh xã hội là gì? Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?

    An sinh xã hội là gì? Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý:

    Hiến pháp 2013

    Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948

    Luật Bảo hiểm xã hội 2014

    An sinh xã hội là gì?

    Theo quy định tại Điều 22 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 có quy định như sau:

    Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.

    Bên cạnh đó, theo Điều 34 Hiến pháp 2013 cũng có đề cập đến như sau:

    Điều 34. Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.

    Căn cứ theo Điều 59 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:

    Điều 59.

    1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.

    2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.

    3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.

    Căn cứ theo pháp luật hiện nay, không có quy định cụ thể về khái niệm an sinh xã hội, tuy nhiên có thể hiểu an sinh xã hội là các chính sách, chương trình của Nhà nước hỗ trợ phúc lợi cho người dân thông qua các hình thức như: xây dựng nhà ở xã hội; hỗ trợ tiền cho các hoàn cảnh khoản khó khăn, đặc biệt; chính sách hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật,….

    Mặt khác, mọi người, ai cũng được quyền hưởng và được đảm bảo an sinh xã hội cũng như có quyền yêu cầu hưởng các quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm bình đẳng phúc lợi xã hội được hưởng đối với công dân nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội.

     

    Các chính sách an sinh xã hội hiện nay?

    Hiện nay, Nhà nước có một số chính sách an sinh xã hội như sau:

    – Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ lương hưu, thai sản, ốm đau, thất nghiệp dành cho người lao động.

    – Chu cấp an sinh xã hội do Chính phủ thực hiện như: hỗ trợ nhu yếu phẩm cho nhưng người tị nạn, hỗ trợ y tế, nhà ở, tiền,…

    – Chính sách về xóa đói giảm nghèo.

    – Các chính sách về đảm bảo y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch,.

    – Các túi an sinh cho các nạn nhân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, thiên tai

    Những chính sách trên luôn được được Nhà nước chú trọng, quan tâm và không ngừng phát triển đảm bảo quyền lợi, giúp đỡ cho người dân.

    Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?

    Căn cứ theo quy định Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:

    Các chế độ bảo hiểm xã hội

    1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

    a) Ốm đau;

    b) Thai sản;

    c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

    d) Hưu trí;

    đ) Tử tuất.

    2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

    a) Hưu trí;

    b) Tử tuất.

    3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

    Thực tế, các chế độ BHXH là một trong các chính sách của an sinh xã hội mà Nhà nước quản lý. Đối với từng loại BHXH thì sẽ có chế độ khác nhau bao gồm như: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất;…. Người tham gia BHXH sẽ đóng tiền BHXH theo như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và số tiền này là một trong các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội.

    Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chi trả cho các chính sách sau: (theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)

    – Chi trả các chế độ BHXH.

    – Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề An sinh xã hội là gì? Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    An sinh xã hội

  • Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

     

    Căn cứ pháp lý

    Luật Thi hành án dân sự 2008

    Nghị định 62/2015/NĐ-CP

    Đối tượng được yêu cầu thi hành án dân sự

    Khoản 1 Điều 4 Nghị định 62/2015/NĐ-CP nêu rõ, đương sự là người có quyền yêu cầu thi hành án trong thời hiệu yêu cầu thi hành án. Trong đó, đương sự là người được thi hành án và người phải thi hành án:

    – Người được thi hành án: Cá nhân, cơ quan được hưởng quyền, lợi ích khi bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành.

    – Người phải thi hành án: Cá nhân, tổ chức phải thực hiện những nghĩa vụ được đề cập đến trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

    Ngoài ra, thời hiệu thi hành án là thời hạn mà người được thi hành, người phải thi hành được quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án. Nếu thời hạn này hết thì người đó sẽ mất quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự thực hiện việc thi hành án.

    Như vậy, có thể hiểu, người được yêu cầu thủ tục yêu cầu thi hành án là người được hưởng quyền, lợi ích theo quyết định hoặc bản án đã có hiệu lực của pháp luật mà hiện tại sau khi yêu cầu thì bản án hoặc quyết định đó sẽ được thi hành trong một khoảng thời hạn nhất định.

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự được quy định chi tiết tại Luật Thi hành án dân sự và được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 11 năm 2016 và Nghị định 62/2015/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

    Hồ sơ yêu cầu

    – Đơn yêu cầu thi hành án dân sự. Trong đó, đơn này có các nội dung: Tên, địa chỉ của người yêu cầu và người được thi hành án, người phải thi hành án; nội dung yêu cầu thi hành án; thông tin về tài sản, điều kiện thi hành án (nếu có); ngày tháng năm làm đơn; chữ ký/điểm chỉ của người làm đơn…

    – Giấy tờ tuỳ thân của người yêu cầu và người được thi hành án, người thi hành án (nếu có) gồm Căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc Chứng minh nhân dân (bản sao)…

    – Thông tin về việc thi hành án: Tài liệu, giấy tờ về tài sản của người thi hành án (nếu có)…

    Việc nộp đơn yêu cầu thi hành án được thực hiện bằng hình thức nộp trực tiếp hoặc trình bày bằng lời nói hoặc gửi qua bưu điện (căn cứ khoản 13 Điều 1 Luật sửa đổi Luật Thi hành án dân sự).

    Cơ quan nhận yêu cầu thi hành án dân sự

    Căn cứ Điều 35 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, sửa đổi năm 2014, thẩm quyền thi hành án thuộc về:

    – Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện:

    Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;

    Bản án, quyết định phúc thẩm của Toà án cấp tỉnh với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở.

    Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Toà án cấp cao với bản bán, quyết định của Toà án cấp huyện đã có hiệu lực nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.

    Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác hoặc cấp tỉnh hoặc cấp quân khu uỷ thác.

    – Cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh:

    Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp tỉnh cùng địa bàn; của Toà án nhân dân cấp cao; của Toà án nước ngoài hoặc do cơ quan thi hành án dân sự nơi khác và cấp quân khu uỷ thác hoặc của cấp huyện nếu thấy cần thiết lấy lên để thi hành.

    Quyết định của Toà án nhân dân tối cao chuyển giao cho cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.

    Quyết định của Trọng tai nước ngoài được công nhận và cho thi hành tại Việt Việt hoặc phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại…

    Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

     

    Trình tự, thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự có lâu không?

    Thời gian thực hiện thi hành án tuỳ thuộc vào trừng trường hợp cụ thể nhưng nếu không gặp các sự kiện bất khả kháng hoặc trì hoãn thì thường thời gian này khoảng 1,5 tháng gồm các giai đoạn:

    Sau khi nhận được yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ trả lời về việc có giải quyết yêu cầu và ra quyết định thi hành án trong thời gian 05 ngày làm việc.

    Sau khi ra quyết định, cơ quan thi hành án sẽ gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc và thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra văn bản.

    Không chỉ thông báo cho đương sự, cơ quan thi hành án còn phải niêm yết công khai văn bản này trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày niêm yết và thông báo 02 lần trên phương tiện thông tin đại chúng.

    Sau đó, người có nghĩa vụ thi hành án phải thực hiện thi hành án tự nguyện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ về quyết định thi hành án.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết hạn tự nguyện thi hành án, người thi hành án không tự nguyện thi hành án thì sẽ phải tiến hành xác minh hoặc xác minh ngay nếu thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

    Sau đó, hết thời hạn tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án. Tuy nhiên, việc cưỡng chế này không được thực hiện trong thời gian từ 22 giờ đêm hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau và không thực hiện trong các ngày nghỉ, ngày lễ.

    Có mất phí khi yêu cầu thi hành án dân sự?

    Căn cứ khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2014, số tiền thi hành án gồm các khoản:

    – Chi phí thi hành án.

    – Tiền cấp dưỡng, tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động, tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất tinh thần.

    – Tiền án phí, lệ phí Toà án.

    – Các khoản khác theo bản án, quyết định thi hành án.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thủ tục yêu cầu thi hành án dân sự tiến hành như thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!