Danh mục: Kiến thức pháp luật

  • Người đại diện của bị can có được làm người bào chữa cho bị can hay không? Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

    Người đại diện của bị can có được làm người bào chữa cho bị can hay không? Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    Quyền và nghĩa vụ của bị can là gì?

    Theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về bị can, theo đó bị can có quyền và nghĩa vụ như sau:

    (1) Bị can có quyền:

    – Được biết lý do mình bị khởi tố;

    – Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình theo quy định;

    – Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

    – Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

    – Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    – Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

    – Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;

    – Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

    – Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;

    – Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    (2) Bị can có nghĩa vụ:

    – Có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải, nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

    – Chấp hành quyết định, yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

    Người đại diện của bị can có được làm người bào chữa cho bị can hay không? Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

    Người đại diện của bị can có được làm người bào chữa cho bị can hay không?

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về người bào chữa như sau:

    “2. Người bào chữa có thể là:

    a) Luật sư;

    b) Người đại diện của người bị buộc tội;

    c) Bào chữa viên nhân dân;

    d) Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.”

    Như vậy, theo quy định nêu trên, người đại diện của bị can có thể được làm người bào chữa cho bị can.

    Bị can có được tự mình bào chữa hay không?

    Theo Điều 16 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định về việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự cụ thể như sau:

    “Điều 16. Bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự

    Người bị buộc tội có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

    Cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm thông báo, giải thích và bảo đảm cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự thực hiện đầy đủ quyền bào chữa, quyền và lợi ích hợp pháp của họ theo quy định của Bộ luật này.”

    Như vậy, bị can, bị cáo có quyền tự mình bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.

    Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 77 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc thay đổi hoặc từ chối người bào chữa như sau”

    “Điều 77. Thay đổi hoặc từ chối người bào chữa

    1. Những người sau đây có quyền từ chối hoặc đề nghị thay đổi người bào chữa:

    a) Người bị buộc tội;

    b) Người đại diện của người bị buộc tội;

    c) Người thân thích của người bị buộc tội.

    Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 của Bộ luật này.”

    Như vậy, những người sau đây là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa:

    – Người bị buộc tội;

    – Người đại diện của người bị buộc tội;

    – Người thân thích của người bị buộc tội.

    Lưu ý: Mọi trường hợp thay đổi hoặc từ chối người bào chữa đều phải có sự đồng ý của người bị buộc tội và được lập biên bản đưa vào hồ sơ vụ án, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 76 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Người đại diện của bị can có được làm người bào chữa cho bị can hay không? Ai là người có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Quy định về cung cấp thông tin quan hệ nhân thân khi đăng ký cư trú từ 10/01/2025.

  • Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023

    Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 và thay thế Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2010.

    Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức, trong đó Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định quyền của người tiêu dùng và nghĩa vụ của người tiêu dùng như sau:

    Quyền của người tiêu dùng

    Theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023, quyền của người tiêu dùng bao gồm:

    1. Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

    2. Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    3. Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

    4. Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    5. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    6. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    8. Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

    9. Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.

    10. Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    11. Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Nghĩa vụ của người tiêu dùng

    Cụ thể, nghĩa vụ của người tiêu dùng được quy định tại Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 như sau:

    1. Kiểm tra sản phẩm, hàng hóa trước khi nhận theo quy định của pháp luật; lựa chọn tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

    2. Tiêu dùng không vi phạm pháp luật, không trái với thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, không gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của mình và của người khác.

    3. Tuân thủ điều kiện, hướng dẫn vận chuyển, bảo quản, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ; quy định về kiểm định, bảo vệ môi trường, tiêu dùng bền vững theo quy định của pháp luật.

    4. Thông tin kịp thời, chính xác cho cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ lưu hành trên thị trường không bảo đảm an toàn, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản của người tiêu dùng; hành vi của tổ chức, cá nhân kinh doanh xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng.

    5. Chịu trách nhiệm về việc cung cấp không chính xác hoặc không đầy đủ về thông tin liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    6. Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề Quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư pháp vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    dữ liệu cư trú

  • Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất từ 1/8/2024

    Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất từ 1/8/2024

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2024

    Nghị định 102/2024/NĐ-CP

    Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất từ 1/8/2024 theo Nghị định 102 như thế nào?

    Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc quy định tại khoản 4 Điều 88 Luật Đất đai 2024, cụ thể, việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

    Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc

    4. Việc thực hiện quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

    a) Tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế;

    b) Trường hợp người bị cưỡng chế chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.

    Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức được giao thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế.

    Theo đó, tại Điều 36 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định về cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc như sau:

    (1) Trước khi tiến hành cưỡng chế, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc, bao gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện là Trưởng ban; đại diện các cơ quan cấp huyện có chức năng thanh tra, tư pháp, quản lý đất đai, xây dựng; đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; đại diện lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi là thành viên và các thành viên khác do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định.

    (2) Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế trong thời hạn 05 ngày làm việc và phải được thể hiện bằng văn bản. Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc lập biên bản ghi nhận sự chấp hành và tiến hành kiểm đếm theo quy định.

    Trường hợp người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc tổ chức lực lượng, phương tiện cần thiết để mở cửa, cổng vào khu đất, thửa đất cần kiểm đếm mà không cần sự cho phép của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản. Việc kiểm đếm phải được lập thành văn bản.

    (3) Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc có quyền yêu cầu người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế nếu gây cản trở đến việc kiểm đếm; trường hợp không thực hiện thì Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc được thực hiện các biện pháp để di chuyển người bị cưỡng chế và người có liên quan ra khỏi khu đất cưỡng chế.

    (4) Ban cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc mời đại diện Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam cấp huyện tham gia giám sát việc cưỡng chế.

    (5) Việc cưỡng chế và thực hiện kiểm đếm không được gây thiệt hại đến tài sản của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản; nếu phát sinh thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

    tranh chấp

    Việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 88 Luật Đất đai 2024 quy định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

    – Tiến hành công khai, minh bạch, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;

    – Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.

    Cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 88 Luật Đất đai 2024 quy định về việc cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

    (1) Người có đất thu hồi, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không chấp hành quyết định kiểm đếm bắt buộc sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục;

    (2) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, tại địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi và đã được thông báo trên hệ thống truyền thanh của cấp xã;

    (3) Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc đã có hiệu lực thi hành;

    (4) Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất từ 1/8/2024

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư pháp vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Trình tự, thủ tục cưỡng chế kiểm đếm bắt buộc khi thu hồi đất từ 1/8/2024

  • Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?

    Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015

    Khái niệm lỗi vô ý do cẩu thả

    Lỗi vô ý vì cẩu thả là lỗi trong trường hợp “Người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó” (Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    Dấu hiệu của lỗi vô ý do cẩu thả

    Căn cứ vào định nghĩa có thể rút ra hai dấu hiệu của lỗi vô ý vì cẩu thả:

    (i) Dấu hiệu thứ nhất: Người phạm tội không thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội (hậu quả thiệt hại) mà hành vi của mình đã gây ra.

    (ii) Dấu hiệu thứ hai: Người phạm tội phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đó.

    Dấu hiệu thứ nhất là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với các trường hợp có lỗi khác. Dấu hiệu thứ hai là dấu hiệu cho phép phân biệt trường hợp có lỗi vô ý vì cẩu thả với trường hợp không có lỗi.

    Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?

    Đặc điểm của lỗi vô ý do cẩu thả

    Về mặt lý trí: người phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

    Về ý chí chủ quan: người phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra “phải thấy trước và có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra.

    Ở hình thức lỗi vô ý do cẩu thả, người phạm tội không nhận thức được hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra. Có thể có hai trường hợp người phạm tội không thấy trước được hậu quả của hành vi:

    (i) Trường hợp thứ nhất, người phạm tội không nhận thức được khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình và cũng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: bảo vệ ngủ quên dẫn đến tài sản của công ty bị mất trộm.

    (ii) Trường hợp thứ hai, người phạm tội có thể nhận thức khả năng gây ra hậu quả từ hành vi của mình nhưng không nhận thức được hậu quả xảy ra. Ví dụ: Một người băng ngang đường một cách vô thức (không nhìn trước nhìn sau) làm cho hai xe chạy ngược chiều nhau vì tránh người này mà xảy ra tai nạn làm hai người lái xe tử vong.

    Lỗi vô ý do cẩu thả còn được xác định với điều kiện là người phạm tội “phải thấy trước” và “có thể thấy trước” hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy ra. “Phải thấy trước” ở đây là quy định của pháp luật buộc họ khi ở vào hoàn cảnh, điều kiện đó bắt buộc phải thấy hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội. “Có thể thấy trước” có thể hiều là với độ tuổi, năng lực trách nhiệm pháp lý, trình độ văn hoá, khả năng chuyên môn, kinh nghiệm nghề nghiệp, kiến thức xã hội,…của một người bình thường thì người thực hiện hành vi có thể thấy trước hậu quả của hành vi đó.

    Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?

    Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

    (i) Điểm giống nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

    Trong trường hợp vô ý do quá cẩu thả và sự kiện bất ngờ, người phạm tội đều không thấy trước hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hại cho xã hội.

    (ii) Điểm khác nhau giữa lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

    Theo khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 (sau đây gọi là “Bộ luật Hình sự”) vô ý phạm tội do cẩu thả là: trường hợp người phạm tội do cẩu thả mà không thấy được hậu quả nguy hại cho xã hội mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả đó.

    Theo Điều 20 Bộ luật Hình sự, sự kiện bất ngờ là: người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự

    Vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ cơ bản khác nhau ở những điểm sau:

    Mục tiêu phân biệt Lỗi vô ý do cẩu thả Sự kiện bất ngờ
    Xác định lỗi Việc gây ra hậu quả xuất phát từ lỗi vô ý của chủ thể Việc gây hậu quả không do lỗi của chủ thể khi thực hiện hành vi
    Thấy trước hậu quả Buộc phải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đó Không thể thấy trước và không buộc phải thấy trước hậu quả có thể xảy ra
    Nguyên nhân gây ra hậu quả Do sự cẩu thả của chủ thể gây ra hành vi vi phạm Việc không thấy trước được hạu quả là do hoàn cảnh khách quan tác động vào hành vi của chủ thể
    Trách nhiệm pháp lý Chủ thể phải chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm của mình Chủ thể không phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình

    (iii) Những điểm cần lưu ý để phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ

    Lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ rất khó để phân biệt vì vậy khi phân biệt thì cần phải lưu ý vấn đề sau:

    – Sự kiện bất ngờ chính là sự loại trừ trường hợp có hành vi nguy hiểm cho xã hội do lỗi vô ý vì cẩu thả, khi không có căn cứ xác định người có hành vi do vô ý vì cẩu thả thì cũng tức là hành vi của họ thuộc trường hợp do sự kiện bất ngờ.

    – Khi nghiên cứu về sự kiện bất ngờ thì luôn luôn phải xem xét đó có phải là lỗi vô ý do quá cẩu thả không. Phải xét trong hoàn cảnh cụ thể để xác định một người phải thấy trước và có thể thấy hậu quả ở lỗi vố ý do quá cẩu thả hay sự kiện bất ngờ. Đó là căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể lúc xảy ra sự việc là lỗi vô ý do cẩu thả, một người bình thường cũng có thể thấy trước và trong hoàn cảnh cụ thể đó ai cũng không thấy trước thì là do sự kiện bất ngờ. Tức là hai vấn đề này phải luôn được xác định một cách song song với nhau để loại trừ trường hợp còn lại để phân biệt hai vấn đề này.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về vấn đề Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư pháp vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thế nào là lỗi vô ý do cẩu thả? 

  • Quyền tác giả là gì? 04 điều cần biết về quyền tác giả.

    Quyền tác giả là gì? 04 điều cần biết về quyền tác giả.

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019)

    Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2023

    1. Quyền tác giả là gì?

    Theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

    Trong đó, đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

    (Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019))

    Quyền tác giả đối với tác phẩm bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

    * Quyền nhân thân

    Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

    – Đặt tên cho tác phẩm;

    – Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

    – Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

    – Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.

    * Quyền tài sản

    Quyền tài sản bao gồm các quyền sau đây:

    – Làm tác phẩm phái sinh;

    – Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;

    – Sao chép tác phẩm;

    – Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;

    – Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;

    – Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.

    (Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019))

    2. Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    * Các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định tại Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), cụ thể như sau:

    (1) Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

    – Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;

    – Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;

    – Tác phẩm báo chí;

    – Tác phẩm âm nhạc;

    – Tác phẩm sân khấu;

    – Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);

    – Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;

    Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2023 có hiệu lực ngày 01/01/2023 sẽ sửa đổi “Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng” thành “Tác phẩm mỹ thuật, mỹ thuật ứng dụng”

    – Tác phẩm nhiếp ảnh;

    – Tác phẩm kiến trúc;

    – Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;

    – Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;

    – Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.

    (2) Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại mục (1) nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh.

    Các tác phẩm được bảo hộ quy định tại mục (1), (2) phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.

    * Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả

    – Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.

    – Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

    – Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

    (Điều 15 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019))

    Quyền tác giả là gì? 04 điều cần biết về quyền tác giả

    3. Các đối tượng có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

    Cụ thể tại Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

    (1) Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019) cụ thể:

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là các đồng tác giả

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là người thừa kế

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là người được chuyển giao quyền

    – Chủ sở hữu quyền tác giả là Nhà nước

    (2) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại (1) bao gồm:

    – Tổ chức, cá nhân Việt Nam;

    – Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác;

    – Tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    4. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

    Cụ thể tại Điều 27 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019), Thời hạn bảo hộ quyền tác giả được quy định như sau:

    (1) Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019) được bảo hộ vô thời hạn.

    (2) Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 20092019) có thời hạn bảo hộ như sau:

    (i) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là bảy mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

    (ii) Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn hai mươi lăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là một trăm năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

    (iii) Đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại (iv).

    (iv) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại (i) có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

    (v) Thời hạn bảo hộ quy định tại (i), (ii) chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Quyền tác giả là gì? 04 điều cần biết về quyền tác giả.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Quyền tác giả là gì? 04 điều cần biết về quyền tác giả

     

  • Khung hình phạt tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự

    Khung hình phạt tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017)

    Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP

    Nghị định 144/2021/NĐ-CP

    1. Thế nào là đánh bạc trái phép

    Hiện nay, chưa có hướng dẫn thế nào là đánh bạc trái phép tại Bộ luật Hình sự 2015. Tuy nhiên, có thể tham khảo tinh thần tại Nghị quyết 01/2010/NQ-HĐTP như sau:

    – Đánh bạc trái phép là hành vi đánh bạc được thực hiện dưới bất kỳ hình thức nào với mục đích được thua bằng tiền hay hiện vật mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hoặc được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép nhưng thực hiện không đúng với quy định trong giấy phép được cấp.

    – Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc bao gồm:

    + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc thu giữ được trực tiếp tại chiếu bạc;

    + Tiền hoặc hiện vật thu giữ được trong người các con bạc mà có căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc;

    + Tiền hoặc hiện vật thu giữ ở những nơi khác mà có đủ căn cứ xác định đã được hoặc sẽ được dùng đánh bạc.

    2. Khung hình phạt tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự

    Tội đánh bạc được quy định tại Điều 321 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) với mức hình phạt như sau:

    * Khung 1:

    – Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    + Tiền hoặc hiện vật trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

    + Tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi đánh bạc hoặc hành vi tổ chức đánh bạc, gá bạc;

    + Tiền hoặc hiện vật trị giá dưới 5.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về tội đánh bạc hoặc tội tổ chức đánh bạc, gá bạc, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    * Khung 2:

    – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    + Có tính chất chuyên nghiệp;

    + Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc trị giá 50.000.000 đồng trở lên;

    + Sử dụng mạng internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;

    + Tái phạm nguy hiểm.

    * Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    3. Mức phạt hành chính hành vi đánh bạc trái phép

    Mức phạt hành chính hành vi đánh bạc trái phép được quy định tại Điều 28 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

    – Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi mua các số lô, số đề.

    – Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    + Đánh bạc trái phép bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế, binh ấn độ 6 lá, binh xập xám 13 lá, tiến lên 13 lá, đá gà, tài xỉu hoặc các hình thức khác với mục đích được, thua bằng tiền, tài sản, hiện vật;

    + Đánh bạc bằng máy, trò chơi điện tử trái phép;

    + Cá cược trái phép trong hoạt động thi đấu thể thao, vui chơi giải trí hoặc các hoạt động khác.

    – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    + Nhận gửi tiền, cầm đồ, cho vay trái phép tại sòng bạc, nơi đánh bạc khác;

    + Bán số lô, số đề, bảng đề, ấn phẩm khác cho việc đánh lô, đề, giao lại cho người khác để hưởng hoa hồng;

    + Giúp sức, che giấu việc đánh bạc trái phép;

    + Bảo vệ các điểm đánh bạc trái phép;

    + Chủ sở hữu, người quản lý máy trò chơi điện tử, chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh trò chơi điện tử hoặc các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác thiếu trách nhiệm để xảy ra hoạt động đánh bạc ở cơ sở do mình quản lý.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Khung hình phạt tội đánh bạc theo Bộ luật Hình sự.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

     

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Nghị định 152/2020/NĐ-CP

    Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Theo Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài như sau:

    – Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:

    + Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

    + Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

    + Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP. Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất. Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

    Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

    Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Các trường hợp phải cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Tại Điều 12 Nghị định 152/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi Nghị định 70/2023/NĐ-CP) quy định các trường hợp cấp lại giấy phép lao động như sau:

    – Giấy phép lao động còn thời hạn bị mất.

    – Giấy phép lao động còn thời hạn bị hỏng.

    – Thay đổi một trong các nội dung sau: họ và tên, quốc tịch, số hộ chiếu, địa điểm làm việc, đổi tên doanh nghiệp mà không thay đổi mã số doanh nghiệp ghi trong giấy phép lao động còn thời hạn.

    Trình tự cấp lại giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Căn cứ Điều 14 Nghị định 152/2020/NĐ-CP quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp lại giấy phép lao động. Trường hợp không cấp lại giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Trình tự cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài bao gồm:

    (1) Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI.

    (2) Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ hoặc giấy chứng nhận có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

    (3) Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.

    Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ.

    (4) Văn bản, giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật và một số nghề, công việc được quy định như sau:

    – Giấy tờ chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 3 Nghị định này;

    – Giấy tờ chứng minh là chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, gồm: văn bằng, chứng chỉ, văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật;

    – Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc giấy chứng nhận chuyển nhượng quốc tế (ITC) cấp cho cầu thủ bóng đá nước ngoài hoặc văn bản của Liên đoàn Bóng đá Việt Nam xác nhận đăng ký tạm thời hoặc chính thức cho cầu thủ của câu lạc bộ thuộc Liên đoàn Bóng đá Việt Nam;

    – Giấy phép lái tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với phi công nước ngoài hoặc chứng chỉ chuyên môn được phép làm việc trên tàu bay do Bộ Giao thông vận tải cấp cho tiếp viên hàng không;

    – Giấy chứng nhận trình độ chuyên môn trong lĩnh vực bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp và được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam công nhận đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay;

    – Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoặc giấy công nhận giấy chứng nhận khả năng chuyên môn do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho thuyền viên nước ngoài;

    – Giấy chứng nhận thành tích cao trong lĩnh vực thể thao và được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xác nhận đối với huấn luyện viên thể thao hoặc có tối thiểu một trong các bằng cấp như: bằng B huấn luyện viên bóng đá của Liên đoàn Bóng đá Châu Á (AFC) hoặc bằng huấn luyện viên thủ môn cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên thể lực cấp độ 1 của AFC hoặc bằng huấn luyện viên bóng đá trong nhà (Futsal) cấp độ 1 của AFC hoặc bất kỳ bằng cấp huấn luyện tương đương của nước ngoài được AFC công nhận;

    – Văn bằng do cơ quan có thẩm quyền cấp đáp ứng quy định về trình độ, trình độ chuẩn theo Luật Giáo dục, Luật Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp và Quy chế tổ chức hoạt động của trung tâm ngoại ngữ, tin học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

    (5) 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

    (6) Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

    (7) Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

    Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    (8) Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng liên tục;

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm;

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ;

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP phải có văn bản của cơ quan, tổ chức cử người lao động nước ngoài đến làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này và giấy phép hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì phải có văn bản của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nước ngoài cử người lao động nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam và phù hợp với vị trí dự kiến làm việc.

    * Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động đối với một số trường hợp đặc biệt:

    – Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động, đang còn hiệu lực mà có nhu cầu làm việc cho người sử dụng lao động khác ở cùng vị trí công việc và cùng chức danh công việc ghi trong giấy phép lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:

    + Giấy xác nhận của người sử dụng lao động trước đó về việc người lao động hiện đang làm việc;

    + Các giấy tờ 1, 5, 6, 7, 8;

    + Bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp;

    – Đối với người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực mà thay đổi vị trí công việc hoặc chức danh công việc hoặc hình thức làm việc ghi trong giấy phép lao động theo quy định của pháp luật nhưng không thay đổi người sử dụng lao động thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động mới gồm:

    + Các giấy tờ 1, 4, 5, 6, 7 và 8;

    + Giấy phép lao động hoặc bản sao có chứng thực giấy phép lao động đã được cấp.

    * Hợp pháp hóa lãnh sự, chứng thực các giấy tờ:

    Các giấy tờ 2, 3, 4, 6 và 8 là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

    (Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

    Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    – Trước ít nhất 15 ngày, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc được quy định như sau:

    + Người sử dụng lao động đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo hình thức quy định tại điểm a, b, e, g, i và k khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

    + Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam hoặc tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam mà người lao động nước ngoài đến làm việc theo hình thức quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP;

    + Người lao động nước ngoài vào Việt Nam để chào bán dịch vụ, người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại theo hình thức quy định tại điểm đ và h khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.

    – Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo Mẫu số 12/PLI.

    Mẫu giấy phép lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội in và phát hành thống nhất.

    Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    – Đối với người lao động nước ngoài theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, sau khi người lao động nước ngoài được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.

    Người sử dụng lao động phải gửi hợp đồng lao động đã ký kết theo yêu cầu tới cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép lao động đó. Hợp đồng lao động là bản gốc hoặc bản sao có chứng thực.

    (Điều 11 Nghị định 152/2020/NĐ-CP)

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài

  • Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay

    Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Công văn 397/TTCS-TTTH

    Nghị định 144/2021/NĐ-CP

    Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    Biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng

    Theo Công văn 397/TTCS-TTTH ngày 25/05/2024, Cục Thông tin cơ sở đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến về phòng, chống lừa đảo trên không gian mạng cho người dân thường xuyên trên đài truyền thanh cơ sở.

    Trước tình hình lừa đảo trên không gian mạng diễn biến phức tạp, Cục Thông tin cơ sở khuyến khích người dân thực hiện một số biện pháp để phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay như sau:

    (1) Bảo vệ thông tin cá nhân: Không công khai các thông tin như ngày tháng năm sinh, số Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng… trên mạng xã hội để tránh bị các đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo, cần chọn lọc thông tin trước khi chia sẻ công khai trên mạng xã hội.

    (2) Kiểm tra và cập nhật: Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã hội và cần bảo mật tuyệt đối thông tin các tài khoản trên, bao gồm: tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng… không cung cấp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính.

    (3) Cẩn trọng xác minh: Đối với các tin nhắn qua mạng xã hội vay tiền cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyển tiền.

    (4) Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn: Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng số tiền, tài sản lớn hoặc quà có giá trị lớn.

    (5) Trình báo tại cơ quan Công an nơi gần nhất: Khi nhận được cuộc gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an để thông báo, đe dọa mình có liên quan đến vụ án, vụ việc, cần liên lạc ngay với cơ quan Công an nơi gần nhất để trình bảo

    (6) Cẩn trọng khi thực hiện các giao dịch: Không truy cập các đường link trong tin nhắn hay Email lạ không rõ nguồn gốc, không thực hiện giao dịch theo yêu cầu của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan đến giao dịch ngân hàng. Không cung cấp thông tin cá nhân, mã OTP, số tài khoản ngân hàng…

    (7) Cẩn trọng trước lời mời chào hấp dẫn: Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng… Đặc biệt không nghe theo lời các đối tượng chuyển tiền vào tài khoản chỉ định. Cảnh giác trước các thông tin thông báo nhận thưởng qua mạng, yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân hoặc chuyển tiền để nhận thưởng.

    (8) Cẩn trọng khi cài ứng dụng, phần mềm: Không cài đặt trên điện thoại, máy tính các ứng dụng chưa được xác thực. Khi phát hiện SIM điện thoại bị vô hiệu hóa, cần liên hệ ngay nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác minh. Nếu bị mất điện thoại, cần nhanh chóng báo cho nhà mạng để khóa SIM kịp thời.

    (9) Quản lý đăng ký tài khoản ngân hàng: Không mở, cho thuê, bán tài khoản ngân hàng cho người khác. Khi phát hiện đối tượng có hành vi mua bán, cho thuê tài khoản ngân hàng cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất.

    (10) Cẩn trọng đối với các Website, ứng dụng giả mạo: Tuyệt đối không truy cập website, ứng dụng trong tin nhắn nhận được, trang web có nội dung không rõ ràng, giả mạo dịch vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng.

    Hình phạt đối với hành vi lừa đảo trên mạng hiện nay

    * Xử phạt vi phạm hành chính:

    Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

    Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    Đồng thời, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP.

    (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

    * Truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Người có hành vi lừa đảo trực tuyến thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với khung hình phạt như sau:

    Khung 1: Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    –  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Khung 2: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    – Có tổ chức;

    – Có tính chất chuyên nghiệp;

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Khung 3: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Khung 4: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    – Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Một số biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến hiện nay.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024

    Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024

    Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Bảo hiểm y tế 2008sửa đổi 2014

    Nghị định 146/2018/NĐ-CP

    Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024

    Theo khoản 3 Điều 4, điểm đ khoản 1 Điều 7, điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của học sinh, sinh viên bằng 4,5% mức lương cơ sở. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, người tham gia đóng 70%.

    Như vậy, mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024 như sau:

    Phương thức

    Học sinh – sinh viên đóng 70%

    (đồng)

    Ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%

    (đồng)

    Tổng mức đóng BHYT

    (đồng)

    3 tháng

    221,130

    94,770

    315,900

    6 tháng

    442,260

    189,540

    631,800

    9 tháng

    663,390

    284,310

    947,700

    12 tháng

    884,520

    379,080

    1,263,600

    Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024

    Các nhóm đối tượng tham gia BHYT

    (1) Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:

    – Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);

    – Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    (2) Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:

    – Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

    – Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày; người từ đủ 80 tuổi trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng;

    – Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng;

    – Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    (3) Nhóm do ngân sách nhà nước đóng, bao gồm:

    – Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

    – Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

    – Người đã thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng từ ngân sách nhà nước;

    – Người có công với cách mạng, cựu chiến binh;

    – Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đương nhiệm;

    – Trẻ em dưới 6 tuổi;

    – Người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng;

    – Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; người đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo;

    – Thân nhân của người có công với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

    – Thân nhân của người có công với cách mạng, trừ cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ;

    – Thân nhân của sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội đang tại ngũ; sỹ quan, hạ sỹ quan nghiệp vụ và sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên môn, kỹ thuật đang công tác trong lực lượng công an nhân dân, học viên công an nhân dân, hạ sỹ quan, chiến sỹ phục vụ có thời hạn trong công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; học viên cơ yếu được hưởng chế độ, chính sách theo chế độ, chính sách đối với học viên ở các trường quân đội, công an;

    – Người đã hiến bộ phận cơ thể người theo quy định của pháp luật;

    – Người nước ngoài đang học tập tại Việt Nam được cấp học bổng từ ngân sách của Nhà nước Việt Nam.

    (4) Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng, bao gồm:

    – Người thuộc hộ gia đình cận nghèo;

    – Học sinh, sinh viên.

    (5) Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định trên.

    (Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008sửa đổi 2014)

    Trên đây là quan điểm của chúng tôi về Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Mức đóng bảo hiểm y tế học sinh sinh viên từ ngày 01/7/2024