Danh mục: Kiến thức pháp luật

  • Quy định về phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự 2015

    Quy định về phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự 2015

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015

    2. Phòng vệ chính đáng là gì?

    phòng vệ chính đángKhoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

    Điều 22. Phòng vệ chính đáng

    1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”

    Về nội dung cơ bản quy định phòng vệ chính đáng trong Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 giống với nội dung quy định phòng vệ chính đáng tại Điều 15 Bộ luật Hình sự năm 1999 nhưng có một số điểm mới được bổ sung như sau:

    Thứ nhất, Bộ luật Hình sự 2015 đã đặt việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mình, của người khác  lên trước lợi ích của nhà nước, tổ chức. Điều này phù hợp với tinh thần đề cao quyền tự do của cá nhân con người, bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp 2013.

    Đồng thời cũng phù hợp với thực tế xảy ra trong thời gian qua khi áp dụng Bộ luật Hình sự năm 1999, cho thấy các trường hợp phòng vệ chính đáng hoặc vụ án về vượt quá giới hạn chính đáng chủ yếu xuất phát từ việc bảo vệ lợi ích cá nhân hoặc lợi ích của người thân bị xâm phạm, từ đó mới có hành động phòng vệ chính đáng.

    Thứ hai, Bộ luật Hình sự năm 1999 chỉ quy định: “bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức” và “người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự” thì Bộ luật Hình sự 2015 đã thêm cụm từ bảo vệ lợi ích: “của cơ quan” và trách nhiệm hình sự của người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng được nêu thêm cụm từ: “theo quy định của Bộ luật này”.

    Như vậy, quy định mới trong Bộ luật Hình sự 2015 đã làm rõ thêm nội dung các lợi ích bảo vệ do hành vi phòng vệ chính đáng và phạm vi trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

    3. Những dấu hiệu pháp lý của chế định phòng vệ chính đáng

    Về dấu hiệu của trường hợp phòng vệ chính đáng, về mặt khoa học cần có các nội dung sau đây:

    – Cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng

    Một người vì lợi ích chính đáng của mình hay của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước…được quyền hành động khi nguồn nguy hiểm do con người đã và đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp. Các nguồn nguy hiểm khác như gây hại của thú dữ, của súc vật, của thiên nhiên…không coi là cơ sở làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.

    Quyền phòng vệ chính đáng chỉ phát sinh khi hành vi tấn công trái pháp luật gây thiệt hại đến các lợi ích đang hiện hữu xảy ra và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nếu hành vi tấn công xâm hại đã dừng lại trên thực tế thì quyền phòng vệ không còn, bởi gây thiệt hại cho người đã có hành vi tấn công trái pháp luật ở thời điểm này là không cần thiết, không phù hợp với mục đích của phòng vệ chính đáng.

    Trường hợp đặc biệt khi hành vi tấn công trái pháp luật tuy chưa xảy ra nhưng chứa đựng nguy cơ xảy ra ngay tức khắc đe dọa các quyền và lợi ích hợp pháp cần bảo vệ cũng làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. Điều này xuất phát từ mục đích của chế định phòng vệ chính đáng nhằm bảo vệ và ngăn chặn một cách kịp thời có hiệu quả hành vi xâm phạm trái pháp luật, đồng thời, tạo nên sự chủ động cho người phòng vệ nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại.

    Hành vi tấn công trái pháp luật có thể gây thiệt hại đến các quyền về nhân thân, quyền sở hữu hay các lợi ích khác của người phòng vệ hay của người khác…Và hành vi tấn công trái pháp luật phải có mức độ nguy hiểm đáng kể mới làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng. Những hành vi xâm hại có tính nhỏ nhặt thì không làm phát sinh quyền phòng vệ chính đáng.

    Hành vi tấn công trái pháp luật có thể là hành vi tội phạm nhưng cũng có thể không đủ dấu hiệu là tội phạm. Ví dụ như sự tấn công của người tâm thần, mất trí đang đâm chém người khác.v.v..

    Biện pháp chống trả của người phòng vệ đối với người đang có hành vi gây thiệt hại, pháp luật cho phép chống trả trong mọi trường hợp mà không buộc người phòng vệ phải lựa chọn biện pháp phòng vệ nhẹ nhàng nhất và cũng không phải chỉ khi không còn biện pháp nào khác mới được quyền  phòng vệ.

    Song đối với hành vi gây thiệt hại của trẻ em, người tâm thần, thì xuất phát từ nguyên tắc nhân đạo mà thực tiễn xét xử chỉ thừa nhận hành vi gây thiệt hại cho các đối tượng này là hành vi phòng vệ chính đáng khi không còn biện pháp nào khác buộc phải gây thiệt hại cho các đối tượng nêu trên.

    Ví dụ: người tâm thần đang cầm bó đuốc chạy vào kho xăng dầu của Quân Đội, do tính cấp bách, do không thể còn biện pháp khác thì những người nhìn thấy hiện tượng trên đã dùng vũ lực ngăn chặn nguồn nguy hại nên gây thương tích nặng cho người tâm thần. Hành vi ngăn chặn này được coi là hành vi phòng vệ chính đáng.

    – Nội dung và phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng

    + Nội dung của quyền phòng vệ chính đáng:

    Hành vi phòng vệ chính đáng chỉ được pháp gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi xâm hại các lợi ích hợp pháp. Thiệt hại này có thể là tính mạng, sức khỏe, tài sản của người đang thực hiện hành vi tấn công xâm hại. Thiệt hại về tài sản có thể là thiệt hại về công cụ, phương tiện mà người có hành xâm hại sử dụng.

    Hành vi phòng vệ không được phép gây thiệt hại cho người thứ 3. Bởi một trong các mục đích của phòng vệ chính đáng là ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả hành vi đang gây thiệt hại cho các lợi ích hợp pháp, cho nên người phòng vệ phải ngăn chặn chính nguồn nguy hiểm, chính người đang có hành vi xâm hại. Nếu gây hại cho người khác thì không đạt được mục đích này.

    + Phạm vi của quyền phòng vệ chính đáng, đó là người phòng vệ chỉ được quyền gây thiệt hại cho người có hành vi tấn công trái pháp luật trong giới hạn cần thiết. Gây thiệt hại trong giới hạn cần thiết thì không bị coi là tội phạm.

    Giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

    Trong lý luận và thực tiễn áp dụng, hậu quả mà người phòng vệ gây ra có thể lớn hơn nhiều lần hậu quả mà người có hành vi xâm hại định gây ra vẫn được coi là phòng vệ chính đáng nếu đánh giá hành vi phòng vệ là cần thiết đủ mạnh để ngăn chặn sự tấn công của pháp luật.

    Cơ sở để đánh giá hành vi phòng vệ trong giới hạn cần thiết hay vượt quá giới hạn cần thiết phải đánh giá tổng hợp qua nhiều căn cứ, cơ sở khác nhau, mà trước hết cần xem xét đến tính chất tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị gây thiệt hại, tính chất, mức độ nguy hiểm mà hành vi tấn công xâm hại (đánh giá thông qua loại công cụ, phương tiện, biện pháp tấn công…), hậu quả nguy hiểm mà hành vi tấn công có khả năng gây ra…

    Về phía người phòng vệ; người phòng vệ đã sử dụng công cụ phương tiện, cách thức phòng vệ như thế nào; tương quan lực lượng giữa bên phòng vệ và những người có hành vi tấn công trái pháp luật.v..v….

    Việc đánh giá “giới hạn cần thiết” trong phòng vệ chính đáng chỉ là tương đối. Vì vậy, nếu gây thiệt hại rõ ràng vượt quá giới hạn cần thiết thì người phòng vệ vượt quá phải chịu trách nhiệm hình sự nhưng được giảm nhẹ TNHS. Những trường hợp người có hành vi phòng vệ vượt quá không rõ ràng thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Theo hướng dẫn của Mục II, của Nghị quyết 02-HĐTP-TANDTC/QĐ có hướng dẫn áp dụng các tình tiết để xem xét một hành vi có phải là phòng vệ chính đáng hay không.

    Theo đó một hành vi được xem là phòng vệ chính đáng là một hành vi đáp đả phải có sự tương xứng, cụ thể:

    Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

    Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải ngang bằng hoặc nhỏ hơn thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

    Để xem xét hành vi chống trả có tương xứng hay không, có rõ ràng là quá đáng hay không, thì phải xem xét toàn diện những tình tiết có liên quan đến hành vi xâm hại và hành vi phòng vệ như:

    – Khách thể cần bảo vệ (thí dụ: bảo vệ địa điểm thuộc bí mật quốc gia, bảo vệ tính mạng);

    – Mức độ thiệt hại do hành vi xâm hại có thể gây ra hoặc đã gây ra và do hành vi phòng vệ gây ra; vũ khí, phương tiện, phương pháp mà hai bên đã sử dụng;

    – Nhân thân của người xâm hại (nam, nữ; tuổi; người xâm hại là côn đồ, lưu manh…);

    – Cường độ của sự tấn công và của sự phòng vệ; hoàn cảnh và nơi xảy ra sự việc (nơi vắng người, nơi đông người, đêm khuya) v.v…

    Đồng thời cũng cần phải chú ý đến yếu tố tâm lý của người phải phòng vệ có khi không thể có điều kiện để bình tĩnh lựa chọn được chính xác phương pháp, phương tiện chống trả thích hợp, nhất là trong trường hợp họ bị tấn công bất ngờ.

    Sau khi đã xem xét một cách đầy đủ, khách quan tất cả các mặt nói trên mà nhận thấy rõ ràng là trong hoàn cảnh sự việc xảy ra, người phòng vệ đã sử dụng những phương tiện, phương pháp rõ ràng quá đáng và gây thiệt hại rõ ràng quá mức (như: gây thương tích nặng, làm chết người) đối với người có hành vi xâm hại thì coi hành vi chống trả là không tương xứng và là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Ngược lại, nếu hành vi chống trả là tương xứng thì đó là phòng vệ chính đáng.

    4. Thế nào là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng?

    Khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự quy định hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

    Đồng thời, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự

    Ví dụ 1: Vì muốn chống trả lại người đang hiếp dâm mình, C đã thực hiện hành vi xả bình khí độc ngay cạnh đó và cách làm này đã gây thương vong nghiêm trọng cho một số người khu vực xung quanh. Hành vi chống trả này đã vượt ra ngoài chủ thể thực hiện hành vi xâm hại, đã gây phương hại đến các chủ thể khác.

    Ví dụ 2: Thấy D đang bị bọn cướp tấn công bằng dao và không có khả năng chống trả, E đã rút súng nhằm vào bọn cướp mà bắn, tuy nhiên do trong bối cảnh hoảng loạn, E đã bắn đúng vào D gây tử vong tại chỗ. Trường hợp này E đã không chống trả lại người đang xâm hại mà đã chống trả nhầm vào nạn nhân bị xâm hại do đó không thỏa mãn điều kiện phòng vệ chính đáng.

    Tuy nhiên, điểm c khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự cũng quy định người phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng sẽ được xem xét đó là tình tiết giảm nhẹ khi truy cứu TNHS.

    5. Mức xử phạt khi phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Trường hợp gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Căn cứ Điều 136 Bộ luật Hình sự, người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng bị xử lý theo quy định sau:

    – Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

    – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

    + Đối với 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61 % trở lên.

    – Phạm tội dẫn đến chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm.

    Trường hợp giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng

    Điều 126 Bộ luật Hình sự quy định về tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, cụ thể:

    – Người nào giết người trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    – Phạm tội đối với 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định về phòng vệ chính đáng theo Bộ luật Hình sự 2015.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất năm 2022

    Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất năm 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    Nghị định 01/2017/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai

    Thông tư 24/2014/TT-BTNMT Quy định về hồ sơ địa chính

    Thông tư 09/2021/TT-BTNMT Sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đất đai

    2. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là gì?

    góp vốn bằng quyền sử dụng đấtTheo khoản 10 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì chuyển quyền sử dụng đất là việc chuyển giao quyền sử dụng đất từ người này sang người khác thông qua các hình thức chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất và góp vốn bằng quyền sử dụng đất.

    Góp vốn bằng quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên tuân theo các điều kiện, nội dung, hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà pháp luật quy định, theo đó người sử dụng đất đưa phần giá trị quyền sử dụng đất của mình vào tài sản chung để hợp tác sản xuất kinh doanh.

    Quyền và nghĩa vụ của bên góp vốn và bên nhận góp vốn quyền sử dụng đất:

    (i) Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Nghĩa vụ của bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:

    –  Giao đất đúng thời hạn, đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

    – Đăng ký quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Quyền của bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:

    – Được hưởng lợi nhuận theo tỷ lệ góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;

    – Được chuyển nhượng, để thừa kế phần góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

    – Được nhận lại quyền sử dụng đất đã góp vốn theo thỏa thuận hoặc khi thời hạn góp vốn đã hết;

    – Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu bên nhận góp vốn không thực hiện việc thanh toán phần lợi nhuận đúng thời hạn hoặc thanh toán không đầy đủ.

    (ii) Bên nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Nghĩa vụ của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    – Thanh toán phần lợi nhuận cho bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất đúng thời hạn, đúng phương thức đã thoả thuận trong hợp đồng;

    – Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất được góp vốn;

    – Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về đất đai.

    Quyền của bên nhận góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất

    – Yêu cầu bên góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng thời hạn, hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận trong hợp đồng;

    – Được sử dụng đất theo đúng mục đích, đúng thời hạn;

    – Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong trường hợp bên nhận góp vốn là pháp nhân, trừ trường hợp góp vốn trong hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    3. Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Theo Điều 188 Luật Đất đai 2013 thì điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định như sau:

    Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    – Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp sau:

    + Trường hợp tất cả người nhận thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất đều là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì:

    Người nhận thừa kế không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng được chuyển nhượng hoặc được tặng cho quyền sử dụng đất thừa kế.

    + Trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    – Đất không có tranh chấp;

    – Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    – Trong thời hạn sử dụng đất.

    Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

    4. Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Điều kiện nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 193 Luật Đất đai 2013 như sau:

    Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân được nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:

    – Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án;

    – Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    – Đối với đất chuyên trồng lúa nước thì phải thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 134 Luật Đất đai 2013 như sau:

    Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa nước phải nộp một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa theo quy định của Chính phủ.

    5. Hồ sơ và thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    5.1. Hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định về hồ sơ đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:

    – Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK.

    – Hợp đồng, văn bản về việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

    – Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

    – Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

    5.2. Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất được quy định tại Điều 79 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

    – Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Trường hợp thực hiện quyền của người sử dụng đất đối với một phần thửa đất thì người sử dụng đất đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện quyền của người sử dụng đất trước khi nộp hồ sơ thực hiện quyền của người sử dụng đất.

    – Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu đủ điều kiện thực hiện các quyền theo quy định thì thực hiện các công việc sau đây:

    + Gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định;

    + Xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    Trường hợp phải cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất;

    + Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất hoặc gửi UBND cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

    6. Hồ sơ và thủ tục xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    6.1. Hồ sơ xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Hồ sơ xóa đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo khoản 3 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (sửa đổi tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT) quy định như sau:

    – Văn bản thanh lý hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất hoặc hợp đồng cho thuê, cho thuê lại, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất có xác nhận đã được thanh lý hợp đồng;

    – Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất của chủ đầu tư xây dựng hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế và trường hợp góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    6.2. Thủ tục xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    Thủ tục xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo Điều 80 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 01/2017/NĐ-CP) như sau:

    – Một trong các bên hoặc các bên ký hợp đồng thuê, thuê lại, hợp đồng góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất nộp 01 bộ hồ sơ xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại; góp vốn quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    – Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau:

    + Xác nhận việc xóa cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào Giấy chứng nhận theo quy định và trao cho bên cho thuê, cho thuê lại, bên góp vốn.

    Trường hợp cho thuê, cho thuê lại đất trong khu công nghiệp và trường hợp góp vốn quyền sử dụng đất mà đã cấp Giấy chứng nhận cho bên thuê, thuê lại đất, bên nhận góp vốn thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

    Bên nhận góp vốn được cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp thời hạn sử dụng đất kết thúc cùng với thời điểm xóa cho thuê, cho thuê lại đất, xóa góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà người sử dụng đất không có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng đất thì thu hồi Giấy chứng nhận đã cấp;

    + Thực hiện việc xóa đăng ký cho thuê, cho thuê lại, xóa góp vốn vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

    – Việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    + Hết thời hạn góp vốn bằng quyền sử dụng đất;

    + Một bên hoặc các bên đề nghị theo thỏa thuận trong hợp đồng góp vốn;

    + Bị thu hồi đất theo quy định của Luật Đất đai 2013;

    + Bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc doanh nghiệp liên doanh bị tuyên bố phá sản, giải thể;

    + Cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết; bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;

    + Pháp nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị chấm dứt hoạt động mà hợp đồng góp vốn phải do pháp nhân đó thực hiện.

    – Việc xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn được quy định như sau:

    + Trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do thỏa thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời hạn còn lại.

    Trường hợp thời hạn sử dụng đất đã hết hoặc bên góp vốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng thì Nhà nước cho bên nhận góp vốn tiếp tục thuê đất nếu có nhu cầu;

    + Trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật về đất đai thì Nhà nước thu hồi đất đó;

    + Trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân.

    Người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Tòa án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định trong thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì Nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;

    + Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được để thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;

    + Trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết, đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;

    + Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất năm 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Các loại sở hữu chung theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    Các loại sở hữu chung theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    2. Sở hữu chung là gì?

    Điều 207. Sở hữu chung và các loại sở hữu chung

    1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.”

    loại sở hữu chungQuyền sở hữu là quyền chi phối tài sản của một chủ thể nhất định. Theo Điều 158 Bộ luật Dân sự 2015, Quyền của chủ sở hữu đối với tài sản gồm quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của mình theo quy định của pháp luật.

    Trong thực tế có những trường hợp một tài sản nhưng lại thuộc quyền sở hữu của hai hay nhiều người, nói cách khác đó là trường hợp hai hay nhiều người có chung một tài sản. Pháp luật dân sự gọi đó là sở hữu chung.

    Như vậy, khi hai hoặc nhiều người cùng có chung một tài sản, thì những người đó được gọi là đồng sở hữu. Các công dân với nhau, các hợp tác xã với nhau, hoặc công dân với hợp tác xã… đều có thể trở thành đồng chủ sở hữu đối với tài sản chung. Các đồng chủ sở hữu trong sở hữu chung có quyền chung nhau cùng chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung.

    3. Phân loại sở hữu chung

    Theo khoản 2 Điều 207, sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.

    Sở hữu chung theo phần

    • Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung.
    • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Sở hữu chung hợp nhất

    • Sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia.
    • Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung.

    4. Quy định về một số hình thức sở hữu chung

    Sở hữu chung của cộng đồng

    • Sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của dòng họ, thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, cộng đồng tôn giáo và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hình thành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thoả mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
    • Các thành viên của cộng đồng cùng quản lý, sử dụng, định đoạt tài sản chung theo thoả thuận hoặc theo tập quán vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
    • Tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất không phân chia.

    Quy định này của pháp luật nhằm bảo tồn và duy trì các tài sản thuộc hình thức sở hữu này vì phần lớn những tài sản chung này đều chứa đựng các yếu tố văn hóa, lịch sử, có giá trị tinh thần của cả một dòng họ, vùng quê nên thể hiện nét đẹp của truyền thống dân tộc và mục đích sử dụng những tài sản này là vì cộng đồng chung. Do đó bất cứ sự thỏa thuận nào giữa các thành viên của sở hữu chung cộng đồng (ngay cả đối với dòng họ) nhằm chia tài sản chung thì đều không được pháp luật cho phép.

    Sở hữu chung của các thành viên gia đình

    • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
    • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
    • Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này Sở hữu chung của vợ chồng
    • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia.
    • Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
    • Vợ chồng thoả thuận hoặc uỷ quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung.
    • Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thoả thuận hoặc theo quyết định của Tòa án.
    • Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này.

    Về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng được quy định tại dựa trên các quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

    Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

    1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

    3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

    Sở hữu chung trong nhà chung cư

    • Phần diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư theo quy định của Luật nhà ở thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc tất cả các chủ sở hữu có thoả thuận khác.

    Đây hình thức sở hữu chung hợp nhất không phân chia vì những tài sản chung như diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư nếu được phân chia thì làm mất đi giá trị sử dụng của nhà chung cư.

    • Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong việc quản lý, sử dụng tài sản quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp luật có quy định khác hoặc có thỏa thuận khác.

    Việc quản lý, sử dụng đối với tài sản chung của nhà chung cư thì cần dựa trên nguyên tắc thỏa thuận và tất cả các chủ sở hữu chung đề có quyền ngang nhau. Theo Luật Nhà ở 2014  thì chủ sở hữu các căn hộ sẽ bầu ra Bản quản trị nhà chung cư để quyết định sử dụng quỹ bảo trì là 2% giá trị của các căn hộ trong tòa nhà vì lợi ích chung của nhà chung cư.

    • Trường hợp nhà chung cư bị tiêu huỷ thì quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật.

    Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy thì quyền của chủ sở hữu các căn hộ đối với phần diện tích đất chung của tòa nhà vẫn không mất đi.

    Nếu quyền sử dụng đất do chủ đầu tư thuê của nhà nước 50 năm thì chủ sở hữu các căn hộ chỉ có quyền sở hữu căn hộ và có quyền sử dụng đất chung trong thời hạn 50 năm.

    Nếu chủ đầu tư được nhà nước giao đất ổn định và lâu dài thì chủ sở hữu các căn hộ cũng có quyền sở hữu căn hộ và có quyền sử dụng đất chung ổn định lâu dài.

    Trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy do thiên tai hoặc do chất lượng của nhà đã quá cũ thì việc quyết định xây mới và quyền lợi, nghĩa vụ của các chủ sở hữu căn hộ cũng phải dựa trên sự thỏa thuận, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Sở hữu chung hỗn hợp

    • Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các chủ sở hữu thuộc các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để sản xuất, kinh doanh thu lợi nhuận.
    • Tài sản được hình thành từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu, lợi nhuận hợp pháp thu được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
    • Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 của Bộ luật này về sở hữu chung theo phần và quy định của pháp luật có liên quan đến việc góp vốn, tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

    5. Việc thực hiện các quyền năng đối với tài sản chung của các đồng chủ sở hữu

    Quản lý tài sản chung

    Các chủ sở hữu chung cùng quản lý tài sản chung theo nguyên tắc nhất trí, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

    Sử dụng tài sản chung

    • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
    • Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền ngang nhau trong việc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản chung, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Định đoạt tài sản chung

    • Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền định đoạt phần quyền sở hữu của mình.
    • Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của pháp luật.
    • Trường hợp một chủ sở hữu chung theo phần bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua.

    Trong thời hạn 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Việc thông báo phải được thể hiện bằng văn bản và các điều kiện bán cho chủ sở hữu chung khác phải giống như điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung.

    Trường hợp bán phần quyền sở hữu mà có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường thiệt hại.

    • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu chung còn lại.
    • Trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản từ bỏ phần quyền sở hữu của mình hoặc khi người này chết mà không có người thừa kế thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu còn lại.
    • Trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung thì việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật này.

    Chia tài sản thuộc sở hữu chung

    • Trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu tình trạng sở hữu chung phải được duy trì trong một thời hạn theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung hoặc theo quy định của luật thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì chủ sở hữu chung có yêu cầu chia có quyền bán phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp các chủ sở hữu chung có thỏa thuận khác.
    • Trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán và chủ sở hữu chung đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung và tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán.

    6. Chấm dứt sở hữu chung

    Sở hữu chung chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    • Tài sản chung đã được chia
    • Một trong số các chủ sở hữu chung được hưởng toàn bộ tài sản chung
    • Tài sản chung không còn
    • Trường hợp khác theo quy định của luật

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Các loại sở hữu chung theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    Huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    2. Huỷ bỏ hợp đồng dân sự là gì?

    huỷ bỏ hợp đồngHợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự được xác lập trên nguyên tắc: tự do giao kết hợp đồng, tức là các bên được tự do thỏa thuận về nội dung hợp đồng, nhưng không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội. Hợp đồng dân sự có thể được xác lập bằng lời nói, bằng văn bản hoặc hành vi cụ thể.

    Hợp đồng dân sự là một dạng của giao dịch dân sự.

    Theo quy định của pháp luật, mọi chủ thể của luật dân sự đều có thể là các bên trong hợp đồng dân sự.

    Hợp đồng dân sự là một trong các căn cứ hợp pháp, phổ biến, thông dụng làm phát sinh các hậu quả pháp lý với các đặc trưng của quan hệ pháp luật dân sự, trong đó, quyền tự định đoạt của các chủ thể tham gia quan hệ được thể hiện đầy đủ nhất.

    Hủy bỏ hợp đồng có thể được hiểu là chấm dứt hiệu lực của hợp đồng đã được giao kết hợp pháp trước đó.

    3. Điều kiện huỷ bỏ hợp đồng dân sự

    Theo Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015, để một bên trong hợp đồng có thể đơn phương hủy bỏ hợp đồng dân sự cần phải có một trong các điều kiện sau:

    • Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận.

    Vi phạm hợp đồng ở đây có thể là việc vi phạm một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ hợp đồng. Sự vi phạm này có thể được coi là nghiêm trọng hoặc không nghiêm trọng.

    Tuy nhiên, nếu điều khoản hợp đồng các bên quy định sự vi phạm này là điều kiện để hủy hợp đồng thì hợp đồng sẽ được hủy bỏ. Điều này cũng có nghĩa, nếu trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng, các bên không quy định về điều kiện hủy hợp đồng thì các bên không được thực hiện quyền hủy bỏ đối với hợp đồng.

    • Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng

    Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.

    Do đó, nếu việc vi phạm khiến mục đích này không đạt được thì hợp đồng buộc phải hủy bỏ.

    • Trường hợp khác do luật quy định.

    Bên cạnh pháp luật dân sự, một số pháp luật chuyên ngành khác cũng đặt ra những quy định riêng về hủy hợp đồng. Chẳng hạn như pháp luật đất đai quy định về hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, pháp luật lao động quy định về hủy hợp đồng lao động,…

    Vậy, trong trường hợp các bên không có thỏa thuận về việc hủy bỏ thì sẽ căn cứ vào các quy định pháp luật chuyên ngành để xác định việc có hay không quyền hủy hợp đồng của một bên.

    Khi có một trong các căn cứ hủy bỏ trên đây, bên hủy bỏ phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ. Điều này nhằm đảm bảo sẽ không phát sinh những thiệt hại không đáng có do việc ngừng thực hiện hợp đồng mang lại. Nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    4. Các trường hợp huỷ bỏ hợp đồng dân sự

    Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

    Điều 424. Huỷ bỏ hợp đồng do chậm thực hiện nghĩa vụ

    Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ trong một thời hạn hợp lý nhưng bên có nghĩa vụ không thực hiện thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng.

    Trường hợp do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không được thực hiện trong thời hạn nhất định mà hết thời hạn đó bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng mà không phải tuân theo quy định tại khoản 1 Điều này.

    Trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ được coi là sự vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng.

    Bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ mà bên có quyền yêu cầu thực hiện trong một thời gian hợp lý được hiểu là do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ, không phải do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan hoặc do lỗi của bên có quyền.

    Sự chậm thực hiện nghĩa vụ này là sự vi phạm nghĩa vụ nhưng không phải là trường hợp vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ. Vì vậy, bên có quyền có thể lựa chọn hủy bỏ hoặc không hủy bỏ hợp đồng.

    Trong trường hợp:

    • Có sự vi phạm nghĩa vụ do bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ trong thời hạn nhất định,
    • Mức độ của sự vi phạm là nghiêm trọng hơn, cụ thể là hợp đồng không đạt được mục đích do thực hiện nghĩa vụ không đúng thời hạn;

    thì bên kia có quyền hủy bỏ hợp đồng và bên có nghĩa vụ phải chịu những hậu quả do hợp đồng bị hủy bỏ.

    Bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng phải chứng minh được do tính chất của hợp đồng hoặc do ý chí của các bên, hợp đồng sẽ không đạt được mục đích nếu không thực hiện trong thời hạn nhất định.

    Quy định như vậy để tránh tình trạng tự ý hủy bỏ hợp đồng của bên có quyền.

    Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

    Điều 425. Huỷ bỏ hợp đồng do không có khả năng thực hiện

    Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể huỷ bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Không có khả năng thực hiện hợp đồng trong trường hợp này được hiểu là bên có nghĩa vụ không có đủ điều kiện, khả năng tài chính, trình độ,…để thực hiện nghĩa vụ đã giao kết. Hoặc, việc không thể thực hiện nghĩa vụ này có thể xuất phát từ một nguyên nhân khách quan nào đó.

    Trường hợp bên có nghĩa vụ không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình làm cho mục đích của bên có quyền không thể đạt được thì bên có quyền có thể hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, hợp đồng bị hủy trong trường hợp này vốn không xuất phát từ sự vi phạm của các bên. Hay nói cách khác là không do ý chí chủ quan của bên có nghĩa vụ. Nghĩa vụ không thể thực hiện có thể vì nhiều nguyên nhân như sự kiện bất khả kháng hay trở ngại khách quan.

    Do đó, bên có quyền cũng cần tạo điều kiện giúp đỡ bên có nghĩa vụ hoàn thành nghĩa vụ. Điều này nhằm đảm bảo thực hiện tốt nguyên tắc thiện chí trong giao lưu dân sự.

    Huỷ bỏ hợp đồng trong trường hợp tài sản bị mất, bị hư hỏng

    Trường hợp một bên làm mất, làm hư hỏng tài sản là đối tượng của hợp đồng mà không thể hoàn trả, đền bù bằng tài sản khác hoặc không thể sửa chữa, thay thế bằng tài sản cùng loại thì bên kia có quyền huỷ bỏ hợp đồng.

    Bên vi phạm phải bồi thường bằng tiền ngang với giá trị của tài sản bị mất, bị hư hỏng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 351

    (2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.) và Điều 363 (Trường hợp vi phạm nghĩa vụ và có thiệt hại là do một phần lỗi của bên bị vi phạm thì bên vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình) của Bộ luật này.

    5. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng

    • Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì HĐ không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
    • Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
    • Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
    • Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
    • Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
    • Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do quy định pháp luật.
    • Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định.

    6. Thời hiệu khởi kiện về huỷ bỏ hợp đồng

    Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về huỷ bỏ hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    7. Sự khác nhau giữa hủy bỏ và đơn phương chấm dứt hợp đồng

    STT

    Tiêu chí

    Hủy bỏ hợp đồng

    Đơn phương chấm dứt hợp đồng

    1

    Căn cứ pháp lý Điều 423 Bộ luật Dân sự 2015 Điều 428 Bộ luật Dân sự 2015

    2

    Các trường hợp – Do chậm thực hiện nghĩa vụ

    – Do không có khả năng làm

    – Do tài sản bị hư hại, bị hỏng, bị mất

    – Khi một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng

    – Do hai bên thỏa thuận

    – Do pháp luật quy định

    3

    Điều kiện áp dụng Phải có sự vi phạm hợp đồng và đây cũng là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng Không bắt buộc phải có sự vi phạm hợp đồng bởi hai bên có thể thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định

    4

    Hậu quả – Hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận

    – Hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ đi chi phí

    – Hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt

    – Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ nữa

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Huỷ bỏ hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Hợp đồng gia công theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

    Hợp đồng gia công theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    2. Hợp đồng gia công là gì?

    Theo Từ điển tiếng Việt thì gia công có nghĩa là bỏ công sức để hoàn thành tốt việc gì đó. Hợp đồng gia công khá phổ biến trên thực tế, ví dụ: hợp đồng gia công quần áo, giày dép của các doanh nghiệp may mặc của Việt Nam cho các công ty nổi tiếng ở nước ngoài như Adidas, Nike; trong cuộc sống các dạng hợp đồng gia công thường thấy như thuê thợ cắt may quần áo, thuê điêu khắc trạm trổ…

    Hoạt động thực hiện một công việc tạo ra một sản phẩm cụ thể dựa theo yêu cầu chủ quan của một chủ thể nào đó được hiểu là hoạt động gia công. Hoạt động này phát sinh trên cơ sở thỏa thuận của các chủ thể, theo đó bên gia công thực hiện một công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công và bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công được coi là hợp đồng gia công.

    Dưới góc độ pháp lý, Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công.

    Như vậy, hợp đồng gia công được xác lập theo sự thỏa thuận của các bên. Đối tượng của hợp đồng là vật được xác định trước theo mẫu; theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Khi thực hiện hợp đồng, bên nhận gia công phải giao sản phẩm; và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thỏa thuận. Về tiền công, bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Ngoài ra, khi hợp đồng chấm dứt; bên nhận gia công phải hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công; trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Những điều khoản cần có trong hợp đồng gia công

    Hợp đồng gia công được lập thành văn bản, có thể sử dụng các mẫu hợp đồng có sẵn hoặc do các bên tự soạn, trong đó cần đảm bảo thể hiện đầy đủ các nội dung sau:

    – Thông tin của các bên ký hợp đồng (bên thuê gia công và bên nhận gia công): Họ tên, địa chỉ, điện thoại,…

    – Đối tượng của hợp đồng (sản phẩm cần gia công là gì?);

    – Nguyên liệu gia công;

    – Quyền và nghĩa vụ của các bên;

    – Thời gian sản xuất và giao sản phẩm;

    – Thanh toán hợp đồng;

    –  Chậm giao, chậm nhận sản phẩm gia công

    – Trách nhiệm chịu rủi ro;

    – Đơn phương chấm dứt hợp đồng.

    Lưu ý về loại hàng hóa được phép gia công

    Theo quy định tại Điều 180 Luật Thương mại 2005, hàng hóa gia công phải đáp ứng các điều kiện sau:

    – Hàng hóa gia công không thuộc các loại hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh như: Các chất ma túy; các loại hóa chất khoáng vật; mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên… theo quy định.

    – Hàng hóa gia công thuộc diện cấm kinh doanh, cấm xuất nhập khẩu chỉ có thể được gia công khi gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép như: Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ, trang thiết bị kỹ thuật quân sự; Các sản phẩm mật mã được dùng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước; Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước;…..

    Các mặt hàng cấm nhập khẩu như: các loại hàng đã qua sử dụng bao gồm: Hàng dệt may, giày dép, quần áo; Hàng điện tử; Hàng điện lạnh;…

    3. Đặc điểm của hợp đồng gia công

    • Hợp đồng gia công là hợp đồng song vụ: Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Mỗi bên đều vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của chủ thể bên kia
    • Hợp đồng gia công là hợp đồng có tính chất đền bù: Khoản tiền mà bên đặt gia công phải trả cho bên nhận gia công sau khi hoàn thành công việc là khoản tiền công cho việc bỏ công sức, trí tuệ, chi phí để tạo ra sản phẩm cho bên đặt gia công, tiền công do các bên thỏa thuận trong hợp đồng.
    • Hợp đồng gia công là hợp đồng ưng thuận: Hợp đồng gia công có hiệu lực ngay từ thời điểm các bên đã thỏa thuận xong các điều khoản cơ bản của hợp đồng. Hợp đồng gia công không bao giờ có thể được thực hiện và chấm dứt ngay tại thời điểm giao kết, mà luôn đòi hỏi một khoảng thời gian đủ để bên nhận gia công có thể thực hiện được việc gia công của mình. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn thì thời hạn được tính là khoảng thời gian hợp lý để thực hiện việc gia công đó.
    • Hợp đồng gia công là hợp đồng có đối tượng là công việc phải thực hiện theo yêu cầu.

    4. Đối tượng của hợp đồng gia công

    Điều 543 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đối tượng của hợp đồng gia công là công việc gia công mà các bên hướng đến. Kết quả của việc thực hiện công việc gia công là tạo ra các sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, vì vậy nếu các bên trong hợp đồng gia công không thỏa thuận rõ ràng, cụ thể về đối tượng thì hợp đồng gia công sẽ không thể thực hiện được hoặc nếu có thực hiện thì sẽ dẫn đến sự nhầm lẫn.

    5. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng gia công

    5.1. Quyền và nghĩa vụ của bên đặt gia công

    Nghĩa vụ của bên đặt gia công

    • Cung cấp nguyên vật liệu theo đúng số lượng, chất lượng, thời hạn và địa điểm đã thỏa thuận cho bên nhận gia công; cung cấp giấy tờ cần thiết liên quan đến việc gia công.
    • Chỉ dẫn cho bên nhận gia công thực hiện hợp đồng.
    • Trả tiền công theo đúng thoả thuận.

    Quyền của bên đặt gia công

    • Nhận sản phẩm gia công theo đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
    • Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bên nhận gia công vi phạm nghiêm trọng hợp đồng.
    • Trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng mà bên đặt gia công đồng ý nhận sản phẩm và yêu cầu sửa chữa nhưng bên nhận gia công không thể sửa chữa được trong thời hạn thoả thuận thì bên đặt gia công có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    5.2. Quyền và nghĩa vụ của bên nhận gia công

    Nghĩa vụ của bên nhận gia công

    • Bảo quản nguyên vật liệu do bên đặt gia công cung cấp.
    • Báo cho bên đặt gia công biết để đổi nguyên vật liệu khác, nếu nguyên vật liệu không bảo đảm chất lượng; từ chối thực hiện gia công, nếu biết hoặc phải biết việc sử dụng nguyên vật liệu có thể tạo ra sản phẩm nguy hại cho xã hội.
    • Giao sản phẩm cho bên đặt gia công đúng số lượng, chất lượng, phương thức, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
    • Giữ bí mật thông tin về quy trình gia công và sản phẩm tạo ra.
    • Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm, trừ trường hợp sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà bên đặt gia công cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công.
    • Hoàn trả nguyên vật liệu còn lại cho bên đặt gia công sau khi hoàn thành hợp đồng.

    Quyền của bên nhận gia công

    • Yêu cầu bên đặt gia công giao nguyên vật liệu đúng chất lượng, số lượng, thời hạn và địa điểm đã thoả thuận.
    • Từ chối sự chỉ dẫn không hợp lý của bên đặt gia công trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu thấy chỉ dẫn đó có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, nhưng phải báo ngay cho bên đặt gia công.
    • Yêu cầu bên đặt gia công trả đủ tiền công theo đúng thời hạn và phương thức đã thoả thuận.

    6. Trách nhiệm chịu rủi ro

    Cho đến khi giao sản phẩm cho bên đặt gia công, bên nào là chủ sở hữu của nguyên vật liệu thì phải chịu rủi ro đối với nguyên vật liệu hoặc sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Khi bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì phải chịu rủi ro trong thời gian chậm nhận, kể cả trong trường hợp sản phẩm được tạo ra từ nguyên vật liệu của bên nhận gia công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Khi bên nhận gia công chậm giao sản phẩm mà có rủi ro đối với sản phẩm gia công thì phải bồi thường thiệt hại xảy ra cho bên đặt gia công.

    7. Giao, nhận sản phẩm gia công

    Bên nhận gia công phải giao sản phẩm và bên đặt gia công phải nhận sản phẩm theo đúng thời hạn và tại địa điểm đã thoả thuận.

    Trường hợp bên nhận gia công chậm giao sản phẩm thì bên đặt gia công có thể gia hạn; nếu hết thời hạn đó mà bên nhận gia công vẫn chưa hoàn thành công việc thì bên đặt gia công có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    Trường hợp bên đặt gia công chậm nhận sản phẩm thì bên nhận gia công có thể gửi sản phẩm đó tại nơi nhận gửi giữ và phải báo ngay cho bên đặt gia công. Nghĩa vụ giao sản phẩm hoàn thành khi đáp ứng được các điều kiện đã thoả thuận và bên đặt gia công đã được thông báo. Bên đặt gia công phải chịu mọi chi phí phát sinh từ việc gửi giữ.

    8. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công

    Mỗi bên đều có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng gia công, nếu việc tiếp tục thực hiện hợp đồng không mang lại lợi ích cho mình, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, nhưng phải báo cho bên kia biết trước một thời gian hợp lý.

    Bên đặt gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì phải trả tiền công tương ứng với công việc đã làm, trừ trường hợp có thoả thuận khác. Bên nhận gia công đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thì không được trả tiền công, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng mà gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường. Khi gây thiệt hại phải bồi thường luôn được xác định là nguyên tắc trong quan hệ dân sự. Khi gây thiệt hại thì bên có lỗi có trách nhiệm phải khôi phục lại các quan hệ đã bị xâm phạm nên trong hợp đồng gia công cũng không ngoại lệ.

    9. Trả tiền công

    Bên đặt gia công phải trả đủ tiền công vào thời điểm nhận sản phẩm, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Trường hợp không có thoả thuận về mức tiền công thì áp dụng mức tiền công trung bình đối với việc tạo ra sản phẩm cùng loại tại địa điểm gia công và vào thời điểm trả tiền.

    Bên đặt gia công không có quyền giảm tiền công, nếu sản phẩm không bảo đảm chất lượng do nguyên vật liệu mà mình đã cung cấp hoặc do sự chỉ dẫn không hợp lý của mình.

    10. Phân biệt hợp đồng gia công và hợp đồng mua, bán tài sản

    Hợp đồng gia công là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên nhận gia công thực hiện công việc để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt gia công, bên đặt gia công nhận sản phẩm và trả tiền công. (Điều 542 Bộ luật Dân sự 2015)

    Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán. (Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015)

    Đối tượng của hợp đồng gia công là vật được xác định trước theo mẫu, theo tiêu chuẩn mà các bên thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đối tượng của hợp đồng mua bán tài sản là tài sản được quy định tại Bộ luật này. Trường hợp theo quy định của luật, tài sản bị cấm hoặc bị hạn chế chuyển nhượng thì tài sản là đối tượng của hợp đồng mua bán phải phù hợp với các quy định đó. Tài sản bán thuộc sở hữu của người bán hoặc người bán có quyền bán.

    Có thể thấy, hợp đồng mua bán tài sản có đối tượng là tài sản, còn hợp đồng gia công có đối tượng là công việc tạo ra sản phẩm.

    Giá trong hợp đồng gia công là sự phức hợp bởi hai yếu tố: nguyên vật liệu; công sức bỏ ra để gia tạo sản phẩm. Còn giá trong hợp đồng mua bán có thể là sự phức hợp bởi một số yếu tố: giá của tài sản; lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh tài sản của một hoặc nhiều chủ thể…

    Từ phân tích trên, chúng ta đã có những căn cứ để phân biệt hai loại hợp đồng này.

    Ví dụ: A đi đàm phán giao kết hợp đồng gia công sản phẩm bàn ghế, nhưng khi tới xưởng của B thấy tại xưởng có toàn bộ số sản phẩm theo mẫu mã mà mình định đặt A mua luôn. Thậm chí A có nguyên vật liệu và thực hiện hoạt động trao đổi nguyên vật liệu với sản phẩm đã được gia công của B và trả tiền chênh lệch.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hợp đồng gia công theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

    Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP hướng dẫn xét xử xâm hại tình dục người dưới 18 tuổi

    2. Khái niệm hiếp dâm người dưới 16 tuổi

    Hiếp dâm người dưới 16 tuổi được hiểu là hành vi dùng vũ lực đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái ý muốn của nạn nhân hoặc sau cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

    3. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự

    hiếp dâm người dưới 16 tuổiĐiều 142. Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

     a) Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;

     b) Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

     2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Có tính chất loạn luân;

     b) Làm nạn nhân có thai;

     c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

     d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

     đ) Phạm tội 02 lần trở lên;

     e) Đối với 02 người trở lên;

     g) Tái phạm nguy hiểm.

     3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

     a) Có tổ chức;

     b) Nhiều người hiếp một người;

     c) Đối với người dưới 10 tuổi;

     d) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

     đ) Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội;

     e) Làm nạn nhân chết hoặc tự sát.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    4. Các yếu tố cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

    Mặt khách quan của tội phạm

    Hành vi khách quan của tội phạm này là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ, hoặc Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi, không phân biệt trái ý muốn nạn nhân hay nạn nhân đồng ý.

    Nếu nạn nhân từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi đồng ý cho giao cấu thì người đó sẽ bị xử lý hình sự về Tội giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi quy định tại Điều 145 Bộ luật hình sự.

    Theo hướng dẫn tại Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP:

    • Giao cấu là hành vi xâm nhập của bộ phận sinh dục nam vào bộ phận sinh dục nữ, với bất kỳ mức độ xâm nhập nào.
    • Hành vi quan hệ tình dục khác là hành vi của những người cùng giới tính hay khác giới tính sử dụng bộ phận sinh dục nam, bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, miệng, hậu môn của người khác với bất kỳ mức độ xâm nhập nào, bao gồm một trong các hành vi như: Đưa bộ phận sinh dục nam xâm nhập vào miệng, hậu môn của người khác; Dùng bộ phận khác trên cơ thể (ví dụ: ngón tay, ngón chân, lưỡi…), dụng cụ tình dục xâm nhập vào bộ phận sinh dục nữ, hậu môn của người khác.
    • Dùng vũ lực: là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể của người khác nhằm đè bẹp sự kháng cự của nạn nhân để thực hiện hành vi giao cấu. Ví dụ: vật ngã, xé quần áo, trói, giữ tay chân . . . đè bẹp sự phản kháng của nạn nhân để giao cấu trái ý muốn của họ . . .
    • Đe dọa dùng vũ lực: dùng lời nói, cử chỉ, hành động đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân làm họ tê liệt ý chí để giao cấu trái ý muốn của họ. Khi nhận định về sự đe dọa dùng vũ lực này cần chú ý đến không gian, thời gian, mức độ tấn công cũng như lời đe dọa để đánh giá và nhận định.
    • Lợi dụng tình trạng không thể tự vệ của nạn nhân: đó là trường hợp nạn nhân đang trong hoàn cảnh ốm đau, bệnh tật, tai nạn bị ngất, mê man bất tỉnh, bị tiêm thuốc ngủ…không thể chống cự được để thực hiện hành vi giao cấu trái ý muốn đối với họ.
    • Dùng thủ đoạn khác: là ngoài những thủ đoạn nêu trên, người phạm tội có những hành vi khác làm cho nạn nhân lâm vào tình trạng không thể kháng cự được nhằm giao cấu trái ý muốn đối với họ.

    Tội phạm coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vi giao cấu với nạn nhân, không kể việc giao cấu đã kết thúc hay chưa.

    Khách thể của tội phạm

    Hành vi phạm tội đã xâm phạm đến quyền được bảo vệ thân thể, nhân phẩm, danh dự của người dưới 16 tuổi.

    Hành vi hiếp dâm lưu trên xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của nạn nhân là người dưới 16 tuổi, làm ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng tiêu cực đến thuần phong mỹ tục, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bình thường về tâm, sinh lý của người dưới 16 tuổi.

    Mặt chủ quan của tội phạm

    Tội phạm được thực hiện đối với lỗi cố ý trực tiếp.

    Chủ thể của tội phạm

    Chủ thể của tội phạm là người có năng lực trách nhiệm hình sự, từ đủ 16 tuổi trở lên. Nhưng riêng đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi đã phải chịu trách nhiệm hình sự.

    5. Khung hình phạt của Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi

    Khung cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 142 Bộ luật hình sự có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm áp dụng với các trường hợp:

    • Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi trái với ý muốn của họ;
    • Giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người dưới 13 tuổi.

    Khung tăng nặng thứ nhất được quy định tại khoản 2 Điều 142 Bộ luật hình sự có mức phạt tù từ 12 năm đến 20 năm khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    • Có tính chất loạn luân

    Được hiểu là người phạm tội đã hiếp dâm người dưới 16 tuổi là người có cùng dòng máu về trực hệ (như giữa cha mẹ với con cái; giữa ông bà nội, ngoại với cháu nội, ngoại) hoặc là người có quan hệ ruột thịt như anh, chị, em cùng cha mẹ; anh, chị, em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.

    • Làm nạn nhân có thai

    Hiếp dâm mà làm nạn nhân có thai là do hành vi hiếp dâm của người phạm tội mà nạn nhân có thai, tức là cái thai của nạn nhân là kết quả của việc giao cấu giữa người phạm tội với nạn nhân.

    Nếu nạn nhân tuy có bị hiếp dâm nhưng việc nạn nhân có thai lại là kết quả của việc giao cấu giữa nạn nhân với người khác thì người phạm tội hiếp dâm không phải chịu tình tiết “làm nạn nhân có thai”.

    Nói chung thực tiễn xét xử trường hợp phạm tội này thường xảy ra đối với người phạm tội thực hiện hành vi giao cấu với người bị hại nhiều lần, người phạm tội không từ chối cái thai trong bụng nạn nhân là của mình, nên rất ít khi phải trưng cầu giám định.

    Tuy nhiên, kết quả giám định cũng không phải chứng cứ duy nhất để xác định cái thai trong bụng nạn nhân có phải là của người phạm tội không.

    Vì vậy, để xác định nạn nhân có thai có đúng là do hành vi hiếp dâm gây ra không, cần phải đánh giá một cách khách quan toàn diện; chỉ khi nào có đủ căn cứ xác định nạn nhân có thai là do hành vi hiếp dâm gây ra thì người phạm tội hiếp dâm mới phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự.

    • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%

    Sau khi bị xâm hại nạn nhân có thể bị ám ảnh bởi các hành vi đồi bại của người phạm tội từ đó dẫn đến trầm cảm, tự kỉ, rối loạn tâm thần ở mức độ nhẹ mà kết quả của cơ quan giám định cho thấy tỷ lệ tổn thương từ 31% đến 60% thì áp dụng điểm này.

    • Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh

    Người phạm tội và người bị hại trong trường hợp này phải có mối quan hệ, trong đó người phạm tội có nghĩa vụ đối với người bị hại. Nghĩa vụ này xuất phát từ quan hệ chăm sóc như người nuôi dưỡng đối với người được nuôi dưỡng, quan hệ giáo dục như thầy giáo đối với học sinh, quan hệ chữa bệnh như thầy thuốc đối với bệnh nhân,…

    Khi xét đến các quan hệ này, cần chú ý là chỉ khi nào hành vi phạm tội của người có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh đã lợi dụng sự chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh để hiếp dâm người được chăm sóc, được giáo dục hoặc được chữa bệnh thì mới thuộc trường hợp phạm tội này, nếu hành vi hiếp dâm không liên quan đến việc chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh thì không thuộc trường hợp phạm tội này.

    • Phạm tội 02 lần trở lên

    Được hiểu là có tất cả hai lần phạm tội trở lên mà mỗi lần phạm tội có đầy đủ yếu tố cấu thành tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi. Đồng thời trong các lần phạm tội đó chưa có lần nào bị truy cứu trách nhiệm hình sự và đang còn trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự.

    • Đối với 02 người trở lên

    Là trường hợp một người đã hiếp dâm từ hai người trở lên hoặc nhiều người cùng hiếp dâm từ hai người trở lên. Đây là trường hợp có nhiều người bị hiếp, trong đó ít nhất mỗi người bị hiếp một lần, còn người phạm tội có thể là một người hoặc nhiều người. Vì vậy khi xác định hành vi phạm tội, các cơ quan tiến hành tố tụng cần phải phân biệt:

    Nếu có một người hiếp dâm từ hai người trở lên và tất cả nạn nhân chỉ bị hiếp một lần, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm e Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự.

    Nếu có một người hiếp dâm từ hai người trở lên, trong đó có nạn nhân bị hiếp một lần, có nạn nhân bị hiếp nhiều lần, thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo cả hai Điểm đ và Điểm e Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự.

    Nếu có nhiều người phạm tội (phạm tội có tổ chức hoặc là đồng phạm thông thường), trong đó có nhiều người bị hiếp nhưng tất cả nạn nhân chỉ bị hiếp một lần thì tất cả người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm e Khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự. Nếu là phạm tội có tổ chức thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm a Khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự. Nếu có một người bị hai người trở lên hiếp thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điểm b Khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự.

    • Tái phạm nguy hiểm

    Người phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi bị coi là tái phạm nguy hiểm nếu đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi thuộc một các trường hợp quy định tại Khoản 1, Khoản 2 hoặc Khoản 3 Điều 142 Bộ luật Hình sự. Hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

    Khung tăng nặng thứ hai được quy định tại khoản 3 Điều 142 Bộ luật hình sự có mức phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình khi phạm tội thuộc một trong những trường hợp sau đây:

    • Có tổ chức

    Phạm tội có tổ chức bao gồm nhiều người cùng tham gia, trong đó có người tổ chức, người thực hành, người xúi dục, người giúp sức. Đối với tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi có tổ chức, hiện hành vi hiếp dâm một người dưới 16 tuổi. Cũng được xem là nhiều người cùng hiếp dâm một người trong trường hợp có hai người trở lên bàn bạc với nhau là tất cả sẽ thay phiên nhau hiếp dâm một người, nhưng trong quá trình thực hiện tội phạm thì chỉ một hoặc một số người thực hiện hành vi hiếp dâm.

    Trong trường hợp có từ hai người trở lên cấu kết chặt chẽ với nhau để tổ chức, giúp sức cho một người trong số họ hiếp dâm thì không được xem là nhiều người hiếp dâm một người mà là trường hợp phạm tội có tổ chức. Nhưng nếu trong trường hợp này có hai người trở lên cùng thực hiện hành vi hiếp dâm thì những người này đồng thời phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hai trường hợp: phạm tội có tổ chức và nhiều người hiếp dâm một người theo Điểm a, b Khoản 3 của điều luật này.

    • Nhiều người hiếp một người
    • Đối với người dưới 10 tuổi

    Hành vi hiếp dâm người dưới 10 tuổi là hành vi phạm tội mang tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phải chịu hình phạt thích đáng nhất. Nguyên tắc áp dụng Điểm này là khi xử phạt người phạm tội nếu độ tuổi của nạn nhân càng nhỏ thì mức án mà người phạm tội phải gánh chịu càng cao.

    • Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

    Gây rối loan tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên cũng là một điểm mới được Bộ luật Hình sự ghi nhận. Hậu quả của hành vi hiếp dâm của người phạm tội rất có thể để lại dư chấn nặng nề trong tinh thần và hành vi của nạn nhân như tâm thần, rối loạn nhận thức,…

    Việc xác định mức độ còn phụ thuộc vào kết quả giám định của cơ quan y tế có chuyên môn. Quy định điều này cho thấy rằng nếu mức độ hậu quả mà người phạm tội mang lại cho bị hại càng cao thì hình phạt mà người phạm tội phải gánh chịu càng nặng.

    • Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội

    Người phạm tội biết mình nhiễm HIV mà vẫn hiếp dâm, tức là cố ý lây truyền HIV cho người khác bằng hành vi hiếp dâm, làm cho tính chất và mức độ của hành vi hiếp dâm nguy hiểm hơn nhiều so với trường hợp hiếp dâm bình thường.

    Khi áp dụng tình tiết này đối với người phạm tội cần chú ý một số điểm như sau:

    Nếu có căn cứ cho rằng người phạm tội biết mình nhiễm HIV mà vẫn hiếp dâm thì mới áp dụng tình tiết này, nếu người phạm tội bị niễm HIV thật nhưng họ hoàn toàn không biết, sau khi phạm tội cơ quan Y tế mới xét nghiệm thấy người phạm tội bị nhiễm HIV thì không áp dụng tình tiết này đối với người phạm tội.

    Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành 2022

    Biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    2. Cầm cố tài sản là gì?

    cầm cố tài sảnTheo Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015: “Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Cầm cố là một trong những biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ của pháp luật dân sự.

    Khi lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản, bên có nghĩa vụ với mục đích đảm bảo với bên có quyền rằng bản thân mình chắc chắn thực hiện nghĩa vụ đó, nếu không thực hiện được hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ, bên có quyền sẽ sử dụng những biện pháp được pháp luật quy định nhằm xử lý tài sản cầm cố thay cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.

    Ngược lại, đối với bên có quyền, lựa chọn biện pháp cầm cố tài sản là để đảm bảo rằng quyền của mình sẽ được bảo đảm bằng hành vi hoặc bằng tài sản của bên có nghĩa vụ.

    3. Đặc điểm của cầm cố tài sản

    • Quan hệ cầm cố cần đòi hỏi phải có sự chuyển giao tài sản bảo đảm từ bên cầm cố sang bên nhận cầm cố quản lý trong thời hạn của hợp đồng cầm cố. Quyền tài sản hay tài sản hình thành trong tương lai phải có các giấy tờ pháp lý cụ thể để xác định quyền sở hữu của bên bảo đảm và chắc chắn nó sẽ hình thành trong tương lai sẽ trở thành đối tượng của các giao dịch bảo đảm.

    Do vậy, các bên có thể lựa chọn các loại tài sản này là đối tượng của biện pháp cầm cố bằng cách khi giao kết hợp đồng sẽ chuyển giao các giấy tờ liên quan và khi tài sản hình thành hay quyền tài sản được thanh toán sẽ yêu cầu bên cầm cố chuyển giao bản thân những tài sản đó cho bên nhận cầm cố.

    • Biên bản bàn giao tài sản hay việc ký kết nhận tài sản bảo đảm là căn cứ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ cầm cố
    • Cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản là hợp đồng phụ mang tính chất bổ sung cho hợp đồng chính. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
    • Là các biện pháp đảm bảo nghĩa vụ dân sự, tồn tại với mục đích nâng cao trách nhiệm của các bên trong quan hệ nghĩa vụ dân sự trong phạm vi đã thỏa thuận.
    • Đối tượng của cầm cố là tài sản của bên cầm cố hoặc bên thế chấp được phép giao dịch và phải bảo đảm có giá trị thanh toán cao

    4. Nội dung của cầm cố tài sản

    a. Đối tượng của cầm cố tài sản

    Đối tượng của cầm cố tài sản chỉ có thể là tài sản. Bản chất của cầm cố là việc bên cầm cố phải giao tài sản cho bên nhận cầm cố nên tài sản cầm cố chỉ có thể là vật có sẵn vào thời điểm giao dịch cầm cố được xác lập. Giấy tờ có giá chỉ có thể là tài sản cầm cố nếu bản thân giấy tờ đó là một loại tài sản.

    Vật cầm cố có thể là động sản hoặc bất động sản (nếu pháp luật có quy định) nhưng phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

    • Thứ nhất, vật cầm cố phải thuộc quyền sở hữu của bên cầm cố (Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015).
    • Thứ hai, vật cầm cố phải là vật được phép chuyển giao.

    b. Hiệu lực và thời hạn của cầm cố tài sản

    Hiệu lực của cầm cố tài sản

    Điều 310 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của cầm cố tài sản như sau:

    Điều 310. Hiệu lực của cầm cố tài sản

    1. Hợp đồng cầm cố tài sản có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
    2. Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

    Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Như vậy, thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố được xác định là thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác. Do đó, thời điểm này được xác định như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào hình thức và phương thức giao kết hợp đồng, cụ thể:

    • Thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố bằng lời nói là thời điểm các bên đã thỏa thuận về nội dung của hợp đồng.
    • Thời điểm giao kết hợp đồng cầm cố bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản như điểm chỉ, đóng dấu…
    • Trường hợp hợp đồng giao kết bằng lời nói và sau đó được xác lập bằng văn bản thì thời điểm giao kết hợp đồng được xác định theo hình thức bằng lời nói vì từ thời điểm đó các nội dung của hợp đồng đã được thỏa thuận xong và hợp đồng đã hình thành.
    • Nếu hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử thì theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định: “Trong trường hợp các bên không có thỏa thuận khác, thời điểm nhận một chứng từ điện tử là thời điểm chứng từ điện tử đó tới được địa chỉ điện tử do người nhận chỉ ra và có thể truy cập được”.

    Bên cạnh đó, cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố. Trường hợp đối tượng của cầm cố là bất động sản thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

    Thời hạn cầm cố tài sản

    Thời hạn cầm cố tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu các bên không có thỏa thuận thì thời hạn cầm cố tài sản được tính từ thời điểm bên cầm cố nhận tài sản cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố.

    c. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong cầm cố tài sản

    Quyền của bên cầm cố

    • Yêu cầu bên nhận cầm cố chấm dứt việc sử dụng tài sản cầm cố trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 314 của Bộ luật này (Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận) nếu do sử dụng mà tài sản cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.
    • Yêu cầu bên nhận cầm cố trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt.
    • Yêu cầu bên nhận cầm cố bồi thường thiệt hại xảy ra đối với tài sản cầm cố.
    • Được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản cầm cố nếu được bên nhận cầm cố đồng ý hoặc theo quy định của luật

    Nghĩa vụ của bên cầm cố

    • Giao tài sản cầm cố cho bên nhận cầm cố theo đúng thỏa thuận.
    • Báo cho bên nhận cầm cố về quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận cầm cố có quyền huỷ hợp đồng cầm cố tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản cầm cố.
    • Thanh toán cho bên nhận cầm cố chi phí hợp lý để bảo quản tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Quyền của bên nhận cầm cố

    • Yêu cầu người đang chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật tài sản cầm cố trả lại tài sản đó.
    • Xử lý tài sản cầm cố theo phương thức đã thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.
    • Được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng tài sản cầm cố và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, nếu có thoả thuận.
    • Được thanh toán chi phí hợp lý bảo quản tài sản cầm cố khi trả lại tài sản cho bên cầm cố.

    Nghĩa vụ của bên nhận cầm cố

    • Bảo quản, giữ gìn tài sản cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố.
    • Không được bán, trao đổi, tặng cho, sử dụng tài sản cầm cố để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.
    • Không được cho thuê, cho mượn, khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    • Trả lại tài sản cầm cố và giấy tờ liên quan, nếu có khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.

    d. Chấm dứt cầm cố tài sản và xử lý tài sản cầm cố

    Cầm cố tài sản chấm dứt trong trường hợp sau đây:

    • Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt;
    • Việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;
    • Tài sản cầm cố đã được xử lý;
    • Theo thoả thuận của các bên.

    Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 315 của Bộ luật này (khi nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố chấm dứt; việc cầm cố tài sản được hủy bỏ hoặc thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác) hoặc theo thỏa thuận của các bên thì tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan đến tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố. Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    5. Tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản

    Vào ngày 13 tháng 01 năm 2021 tại trụ sở Tòa án nhân dân huyện Tam Bình xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 147/2020/TLST – DS ngày 07 tháng 7 năm 2020 về việc “Tranh chấp hợp đồng cầm cố tài sản” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 112/2020/QĐXXST – DS ngày 25/12/2020 giữa các đương sự:

    Nguyên đơn: Bà Đinh Thị T, sinh năm 1974 (Có mặt) Nơi cư trú: ấp Phú An, xã Phú Thịnh, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

    Chổ ở hiện nay: số A, ấp B, xã D, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

    Bị đơn: 1/ Ông Phan Thanh H, sinh năm 1982 (Có mặt)

    2/ Bà Nguyễn Thị Mỹ L, sinh năm 1985 (Vắng mặt) Đại diện theo ủy quyền của bà L có ông Phan Thanh H, sinh năm 1982 (Có mặt) Cùng Nơi cư trú: ấp A, xã B, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

    Người có quyền lợi nghĩa vụ L quan: Ông Lâm Công T, sinh năm 1971 (Vắng mặt) Nơi cư trú: ấp A, xã B, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

    Đại diện theo ủy quyền của ông T có bà Đinh Thị T, sinh năm 1974 (Có mặt) Nơi cư trú: ấp A, xã B, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long.

    Chổ ở hiện nay: số A, ấp B, xã C, Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long.

    NỘI DUNG VỤ ÁN

    – Tại đơn khởi kiện ngày 20/6/2020 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa nguyên đơn bà Đinh Thị T trình bày:

    Vào ngày 30/02/2019, ông H, bà L có đến nhà của bà T để cầm 01 chiếc xe tải biển số: 64C – 05674 số tiền là 60.000.000đồng, có làm giấy tay, có thỏa thuận lãi suất là 5%/tháng. Đến tháng 05/2019 có trả được số tiền vốn là 24.000.000đồng, không đóng lãi, số tiền lãi từ tháng 02/2019 đến tháng 05/2019 bà T không yêu cầu ông H, bà L trả. Còn nợ lại 36.000.000đồng, có ghi biên nhận nợ ngày 20/5/2019 nhưng đến nay chưa trả.

    Nay bà T yêu cầu ông H, bà L trả số vốn 36.000.000đồng và số tiền lãi tính từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 16 tháng với lãi suất là 1%/tháng, thành tiền là 5.760.000đồng. Tổng cộng vốn và lãi là 41.760.240.000đồng và yêu cầu tiếp tục tính lãi cho đến khi trả dứt nợ.

    – Tại bản tự khai ngày 31/8/2020 và các lời khai trong quá trình giải quyết vụ án cũng như tại phiên tòa bị đơn vợ chồng ông Phan Thanh H, bà Nguyễn Thị Mỹ L có ông Phan Thanh H đại diện theo ủy quyền trình bày:

    Vào tháng 02/2019 vợ chồng ông H, bà L có đến Tiệm cầm đồ của bà T tên là Công T để cầm chiếc xe tải 64C – 05674, kèm theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do ông Phan Thanh B đứng tên, không nhớ rõ số thửa, diện tích là bao nhiêu, với số tiền là 80.000.000đồng nhưng hiện nay hợp đồng cầm cố (biên nhận) là ông H không giữ do bà T người giữ.

    Khi cầm đồ có làm giấy tay tại nhà bà T, vợ chồng ông H, bà L không giữ bất cứ giấy tờ gì. Không thỏa thuận thời hạn cầm, thỏa thuận miệng lãi suất là bao nhiêu không biết nhưng bà T có đến nhà thu 04 lần lãi là 8.000.000đồng từ tháng 02/2019 đến tháng 05/2019, nhưng không trả vốn.

    Đến ngày 20/5/2019 bà T có kêu ông H lại nhà bà T để xác nhận số tiền nợ lãi là 36.000.000đồng, có ký biên nhận biên nhận nợ là 36.000.000đồng, thời hạn trả là 03 tháng, không tính lãi. Ông H thừa nhận chữ ký trong biên nhận nợ là chữ ký của ông H.

    Chiều cùng ngày 20/5/2019 ông H cầm số tiền 80.000.000đồng đến nhà bà T để trả số tiền vốn, khi trả có làm giấy tay, giấy tay bà T giữ hiện nay ông H, bà L không có giữ. Khi trả tiền thì có chồng bà T và người làm của bà T chứng kiến, trả tiền xong thì bà T đã trả cho ông H giấy tờ xe và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất bản chính cho ông H.

    Nay vợ chồng ông H, bà L không đồng ý trả số vốn 36.000.000đồng và số tiền lãi tính từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 16 tháng với lãi suất là 1%/tháng, thành tiền là 5.760.000đồng. Tổng cộng vốn và lãi là 41.760.000đồng.

    Người có quyền lợi nghĩa vụ L quan ông T đại diện có bà T trình bày: Ông T thống nhất theo lời trình bày của bà T không có yêu cầu độc lập gì trong vụ án.

    NHẬN ĐỊNH CỦA TÒA ÁN

    Sau khi nghiên cứu các tài liệu có trong hồ sơ vụ án được thẩm tra tại phiên tòa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định:

    [1] Về trình tự và thủ tục tố tụng: Tòa án nhân dân huyện Tam Bình tiến hành thụ lý, giải quyết vụ án theo đúng trình tự thủ tục quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Toà án đã tiến hành thụ lý, giải quyết vụ án theo trình tự, thủ tục và thực hiện việc cấp, tống đạt, thông báo các văn bản tố tụng hợp lệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự. Xét thấy vụ án không có thu thập các tài liệu, chứng cứ do đương sự tự cung cấp nên vụ án không thuộc trường hợp Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phải tham gia.

    [2] Về nội dung yêu cầu khởi kiện:

    Tại phiên tòa bà T vẫn giữ yêu cầu vợ chồng ông H, bà L trả số tiền vốn là 36.000.000 đồng và số tiền lãi tính từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 16 tháng với lãi suất là 1%/tháng, thành tiền là 5.760.000đồng. Tổng cộng vốn và lãi là 41.760.000đồng và yêu cầu tiếp tục tính lãi cho đến khi trả dứt nợ.

    Hội đồng xét xử xét thấy yêu cầu khởi kiện của bà T là có cơ sở chấp nhận. Bởi lẽ, việc cầm cố tài sản giữa bà T và vợ chồng ông H, bà L đối với số tiền 36.000.000đồng thì giữa các bên có viết giấy nhận nợ và vợ chồng ông H, bà L cũng thừa nhận có nợ bà T số tiền này.

    Do đó đây là sự việc có thật, các bên đã thừa nhận nên không cần phải chứng minh theo Điều 92 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.

    Đối với yêu cầu về lãi suất 1%/ tháng của bà T yêu cầu đối với số tiền 36.000.000đồng, yêu cầu tính lãi từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 16 tháng với lãi suất là 1%/tháng, thành tiền là 5.760.000đồng là có căn cứ chấp nhận.

    Tại phiên tòa hôm nay, ông H, bà L có ông H làm đại diện không đồng ý trả vốn và lãi là 41.760.000đồng cho bà T, vì cho rằng đã trả xong nợ cho bà T vào ngày 20/5/2020 nhưng không đưa ra chứng cứ chứng minh cho việc trả nợ.

    Từ những nhận định trên Hội đồng xét xử xét thấy cần chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà T.

    Buộc ông Phan Thanh H, bà Nguyễn Thị Mỹ L có trách nhiệm trả cho bà Đinh Thị T số tiền vốn 36.000.000đồng và lãi suất tính từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 5.760.000đồng. Tổng cộng vốn và lãi là 41.760.000đồng.

    [3] Về án phí dân sự sơ thẩm:

    + Do yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn được chấp nhận nên bị đơn bà L, ông H phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với số tiền 41.760.000đồng x 5% = 2.088.000đồng.

    + Hoàn cho bà T số tiền tạm ứng án phí đã nộp 1.017.000đồng theo biên lai thu số 0010304 ngày 03/7/2020 của cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Bình.

    [4] Về quyền kháng cáo: Các đương sự có quyền kháng cáo bản án theo luật định.

    Vì những lẽ trên

    QUYẾT ĐỊNH

    Căn cứ khoản 3 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, Điều 39, Điều 147 Bộ luật tố tụng dân sự 2015; Điều 309, Điều 311, Điều 312, Điều 313, Điều 314 của Bộ luật Dân sự năm 2015; khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí Tòa án.

    Tuyên xử:

    1. Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn bà Đinh Thị T.

    Buộc ông Phan Thanh H, bà Nguyễn Thị Mỹ L có trách nhiệm trả cho bà Đinh Thị T số tiền vốn 36.000.000đồng và lãi suất tính từ ngày 20/8/2019 đến ngày 20/12/2020 là 5.760.000đồng. Tổng cộng vốn và lãi là 41.760.000đồng.

    Kể từ ngày có đơn yêu cầu thi hành án của người được thi hành án cho đến khi thi hành án xong, tất cả các khoản tiền phải trả cho người được thi hành án, hàng tháng bên phải thi hành án còn phải chịu khoản tiền lãi của số tiền còn phải thi hành án theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật Dân sự năm 2015.

    2. Về án phí dân sự sơ thẩm:

    + Ông H, bà L phải chịu án phí dân sự sơ thẩm là 2.088.000đồng.

    + Hoàn cho bà T số tiền tạm ứng án phí đã nộp 1.017.000đồng theo biên lai thu số 0010304 ngày 03/7/2020 của cơ quan Chi cục Thi hành án dân sự huyện Tam Bình.

    Trường hợp bản án được thi hành theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án dân sự, người phải thi hành án dân sự có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các điều 6, 7, 7a, 7b và 9 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật thi hành án dân sự.

    Án xử công khai, báo cho đương sự được quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Riêng các đương sự vắng mặt tại phiên tòa, hạn kháng cáo 15 ngày được tính kể từ ngày bản án được giao hoặc được niêm yết

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Biện pháp bảo đảm cầm cố tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quy định pháp luật về các loại giấy tờ đất đai cần thiết để xin giấy phép xây dựng năm 2022

    Quy định pháp luật về các loại giấy tờ đất đai cần thiết để xin giấy phép xây dựng năm 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bổ sung 2020)

    Nghị định 53/2017/NĐ-CP Quy định các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    2. Giấy phép xây dựng là gì?

    Theo khoản 17, 18, 19 Điều 3 Luật Xây dựng 2014:

    • Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, di dời công trình.
    • Giấy phép xây dựng có thời hạn là giấy phép xây dựng cấp cho xây dựng công trình, nhà ở riêng lẻ được sử dụng trong thời hạn nhất định theo kế hoạch thực hiện quy hoạch xây dựng.
    • Giấy phép xây dựng theo giai đoạn là giấy phép xây dựng cấp cho từng phần của công trình hoặc từng công trình của dự án khi thiết kế xây dựng của công trình hoặc của dự án chưa được thực hiện xong.

    Căn cứ theo Khoản 3 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 quy định về giấy phép xây dựng gồm:

    • Giấy phép xây dựng mới;
    • Giấy phép sửa chữa, cải tạo;
    • Giấy phép di dời công trình;
    • Giấy phép xây dựng có thời hạn.

    3. Các loại giấy tờ đất đai để cấp giấy phép xây dựng

    giấy tờ đất đai
Căn cứ Điều 3 Nghị định 53/2017/NĐ-CP quy định về các loại giấy tờ hợp pháp về đất đai để cấp giấy phép xây dựng như sau:

    (1) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ)

    (2) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng)

    (3) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở

    (4) Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở;

    Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng;

    Các giấy chứng nhận khác về quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng đã được cấp theo quy định của pháp luật về đất đai, pháp luật về nhà ở, pháp luật về xây dựng qua các thời kỳ.

    (5) Các loại giấy tờ đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận gồm:

    Các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013; Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP; Khoản 16 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP:

    a) Những giấy tờ về quyền được sử dụng đất trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 do cơ quan có thẩm quyền cấp trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    b) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong Sổ đăng ký ruộng đất, Sổ địa chính trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    c) Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất; giấy tờ giao nhà tình nghĩa, nhà tình thương gắn liền với đất;

    d) Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15 tháng 10 năm 1993;

    đ) Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; giấy tờ mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật;

    e) Giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;

    g) Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ.

    Các giấy tờ khác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 của Luật Đất đai có tên người sử dụng đất, bao gồm:

    1. Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980.

    2. Một trong các giấy tờ được lập trong quá trình thực hiện đăng ký ruộng đất theo Chỉ thị số 299-TTg ngày 10 tháng 11 năm 1980 của Thủ tướng Chính phủ về công tác đo đạc, phân hạng và đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước do cơ quan nhà nước đang quản lý, bao gồm:

    a) Biên bản xét duyệt của Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã xác định người đang sử dụng đất là hợp pháp;

    b) Bản tổng hợp các trường hợp sử dụng đất hợp pháp do Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Hội đồng đăng ký ruộng đất cấp xã hoặc cơ quan quản lý đất đai cấp huyện, cấp tỉnh lập;

    c) Đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất đối với trường hợp không có giấy tờ quy định tại điểm a và điểm b khoản này.

    Trường hợp trong đơn xin đăng ký quyền sử dụng ruộng đất có sự khác nhau giữa thời điểm làm đơn và thời điểm xác nhận thì thời điểm xác lập đơn được tính theo thời điểm sớm nhất ghi trong đơn;

    d) Giấy tờ về việc chứng nhận đã đăng ký quyền sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh cấp cho người sử dụng đất;

    đ) Giấy tờ về việc kê khai đăng ký nhà cửa được Ủy ban nhân dân cấp xã, cấp huyện hoặc cấp tỉnh xác nhận mà trong đó có ghi diện tích đất có nhà ở;

    e) Giấy tờ của đơn vị quốc phòng giao đất cho cán bộ, chiến sỹ làm nhà ở trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo Chỉ thị số 282/CT-QP ngày 11 tháng 7 năm 1991 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng mà việc giao đất đó phù hợp với quy hoạch sử dụng đất làm nhà ở của cán bộ, chiến sỹ trong quy hoạch đất quốc phòng đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

    3. Dự án hoặc danh sách hoặc văn bản về việc di dân đi xây dựng khu kinh tế mới, di dân tái định cư được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    4. Giấy tờ của nông trường, lâm trường quốc doanh về việc giao đất cho người lao động trong nông trường, lâm trường để làm nhà ở (nếu có).

    5. Giấy tờ có nội dung về quyền sở hữu nhà ở, công trình; về việc xây dựng, sửa chữa nhà ở, công trình được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý nhà nước về nhà ở, xây dựng chứng nhận hoặc cho phép.

    6. Giấy tờ tạm giao đất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh; Đơn đề nghị được sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp xã, hợp tác xã nông nghiệp phê duyệt, chấp thuận trước ngày 01 tháng 7 năm 1980 hoặc được Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh phê duyệt, chấp thuận.

    7. Giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc giao đất cho cơ quan, tổ chức để bố trí đất cho cán bộ, công nhân viên tự làm nhà ở hoặc xây dựng nhà ở để phân (cấp) cho cán bộ, công nhân viên bằng vốn không thuộc ngân sách nhà nước hoặc do cán bộ, công nhân viên tự đóng góp xây dựng. Trường hợp xây dựng nhà ở bằng vốn ngân sách nhà nước thì phải bàn giao quỹ nhà ở đó cho cơ quan quản lý nhà ở của địa phương để quản lý, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

    8. Bản sao giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và các giấy tờ quy định tại các Khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành cấp huyện, cấp tỉnh đối với trường hợp bản gốc giấy tờ này đã bị thất lạc và cơ quan nhà nước không còn lưu giữ hồ sơ quản lý việc cấp loại giấy tờ đó.

    9. Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm cung cấp sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 quy định tại khoản 1 Điều này đang được lưu trữ tại cơ quan mình cho Ủy ban nhân dân cấp xã và người sử dụng đất để phục vụ cho việc đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    (6) Giấy tờ về đất đai đối với trường hợp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất từ sau ngày 01/7/2004 nhưng không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo 01 trong 04 loại giấy tờ sau:

    – Quyết định giao đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    – Quyết định cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và hợp đồng thuê đất kèm theo (nếu có);

    – Giấy tờ về trúng đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất;

    – Quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    (7) Báo cáo rà soát, kê khai hiện trạng sử dụng đất đối với trường hợp tổ chức, cơ sở tôn giáo đang sử dụng mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được UBND cấp tỉnh nơi có đất kiểm tra và quyết định xử lý theo quy định tại Điều 28 Nghị định 43/2014/NĐ-CP;

    (8) Giấy tờ về việc xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng để thực hiện xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo hoặc di dời các công trình di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 27 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

    (9) Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc văn bản chấp thuận về địa điểm xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với công trình xây dựng biển quảng cáo, trạm viễn thông, cột ăng-ten tại khu vực không thuộc nhóm đất có mục đích sử dụng để xây dựng và không được chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

    (10) Hợp đồng thuê đất được giao kết giữa chủ đầu tư xây dựng công trình và người quản lý, sử dụng công trình giao thông hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về giao thông đối với công trình được phép xây dựng trong phạm vi đất dành cho giao thông theo quy định của pháp luật.

    (11) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với trường hợp người sử dụng đất đã có giấy tờ theo trường hợp (1), (2), (3), (4), (5) nhưng đề nghị được cấp giấy phép xây dựng sử dụng vào mục đích khác với mục đích sử dụng đất đã được ghi trên giấy tờ đó.

    (12) Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, theo đề nghị của cơ quan cấp giấy phép xây dựng để xác định diện tích các loại đất đối với trường hợp người sử dụng đất có một trong các loại giấy tờ (1), (2), (3), (4), (5) nhưng trên các giấy tờ đó không ghi rõ diện tích các loại đất để làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

    4. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng

    Căn cứ khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 quy định về cấp giấy phép xây dựng như sau:

    – Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;

    – Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị – xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;

    – Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020;

    – Công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

    Nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng, không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình, phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy, nổ và bảo vệ môi trường;

    – Công trình quảng cáo không thuộc đối tượng phải cấp giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về quảng cáo;

    Công trình hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động theo quy định của Chính phủ;

    – Công trình xây dựng nằm trên địa bàn hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên, công trình xây dựng theo tuyến ngoài đô thị phù hợp với quy hoạch xây dựng hoặc quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    – Công trình xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thông báo kết quả thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở đủ điều kiện phê duyệt thiết kế xây dựng và đáp ứng các điều kiện về cấp giấy phép xây dựng theo Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020;

    – Nhà ở riêng lẻ có quy mô dưới 07 tầng thuộc dự án đầu tư xây dựng khu đô thị, dự án đầu tư xây dựng nhà ở có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

    – Công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở nông thôn có quy mô dưới 07 tầng và thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; công trình xây dựng cấp IV, nhà ở riêng lẻ ở miền núi, hải đảo thuộc khu vực không có quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng khu chức năng;

    Trừ công trình, nhà ở riêng lẻ được xây dựng trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa;

    – Chủ đầu tư xây dựng công trình quy định tại điểm b, e, g, h và i khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020, trừ nhà ở riêng lẻ quy định tại điểm i khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 sửa đổi 2020 có trách nhiệm gửi thông báo thời điểm khởi công xây dựng, hồ sơ thiết kế xây dựng theo quy định đến cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng tại địa phương để quản lý.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy định pháp luật về các loại giấy tờ đất đai cần thiết để xin giấy phép xây dựng năm 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Đất công ích theo quy định pháp luật hiện hành 2022

    Đất công ích theo quy định pháp luật hiện hành 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    2. Đất công ích là gì?

    đất công íchTheo quy định của Luật đất đai, đất được chia thành 3 nhóm chính: đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và nhóm đất chưa sử dụng.

    Vậy đất công ích là gì và được phân vào nhóm nào?

    Đất công ích nằm trong quỹ đất nông nghiệp, thường là đất trồng cây lâu năm, cây hàng năm hoặc đất nuôi trồng thủy sản được sử dụng phục vụ nhu cầu công ích của địa phương.

    Đất công ích thực chất là 5% quỹ đất do hợp tác xã hoặc của hộ gia đình trích ra để phục vụ mục đích phát triển kinh tế – xã hội và lợi ích cộng đồng (tổ chức sự kiện xã hội, văn hóa) theo địa phương.

    Khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 quy định:

    1. Căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.”

    Bên cạnh quỹ đất do địa phương lập và quản lý thì đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

    3. Mục đích sử dụng đất công ích

    Căn cứ khoản 2 Điều 132 Luật Đất đai 2013, quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích sau:

    • Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Với mục đích xây dựng công trình công cộng nhằm phục vụ cho các mục đích vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn cũng như có sân chơi, hay các công trình văn hóa, hội thi thể thao, văn nghệ do địa phương tổ chức, hay đó là các chợ, trạm y tế, trường học hay các nghĩa trang của các xóm, thôn mà đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

    • Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này. Đối với các trường hợp thu hồi để làm các công việc theo khoản a Điều này thì nhà nước phải bồi thường cho người có đất đang sử dụng một mức bồi thường hợp lý theo quy định về chính sách bồi thường đất đai.
    • Sử dụng vào mục đích công ích như là việc xây dựng các ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà tình thương. Ngoài nhằm phục vụ cho các nhu cầu như tại khoản a Điều này thì đất công ích còn nhằm phục vụ cho những hộ gia đình, cá nhân đủ điều kiện được cấp, hỗ trợ xây dựng những ngôi nhà tình thương, nhà tình nghĩa đảm bảo đời sống, sự quan tâm của Nhà nước đối với những hộ gia đình chính sách này cũng như đúng theo chính sách của Nhà nước.

    Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.

    Theo đó đối với quỹ đất của xã, phường mà không có nhu cầu sử dụng vào các mục đích tại khoản 2 Điều này đã nêu ở trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường sẽ xem xét để tổ chức đấu thầu cho các hộ gia đình, cá nhân tại địa phương có nhu cầu thuê cần một quỹ đất nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, hay phục vụ mục đích nuôi trồng thủy sản theo kế hoạch của xã, phường đã lập. Thời hạn thuê cho mỗi đợt cho các hộ gia đình, cá nhân thuê là không quá 05 năm trên một lần thuê đất.

    Tiền thu được từ việc cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích phải nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý và đối với số tiền thu được từ việc cho thuê đất này thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ chỉ được dùng và sử dụng cho nhu cầu công ích của xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.

    Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    Câu hỏi: Tôi biết ở địa phương có thửa đất thuộc quỹ đất công ích đang bỏ hoang chưa sử dụng. Nay tôi có nhu cầu thuê đám đất này để chăn nuôi. Xin hỏi luật sư: Hộ gia đình, cá nhân thuê đất công ích có được không? Tôi xin cảm ơn!

    Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật PT. Nội dung câu hỏi của bạn Chúng tôi xin tư vấn như sau:

    Theo khoản 1 Điều 132 Luật Đất đai 2013 thì căn cứ vào quỹ đất, đặc điểm và nhu cầu của địa phương, mỗi xã, phường, thị trấn được lập quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích không quá 5% tổng diện tích đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản để phục vụ cho các nhu cầu công ích của địa phương.

    Bên cạnh đó, đất nông nghiệp do tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trả lại hoặc tặng cho quyền sử dụng cho Nhà nước, đất khai hoang, đất nông nghiệp thu hồi là nguồn để hình thành hoặc bổ sung cho quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.

    Đối với những nơi đã để lại quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích vượt quá 5% thì diện tích ngoài mức 5% được sử dụng để xây dựng hoặc bồi thường khi sử dụng đất khác để xây dựng các công trình công cộng của địa phương; giao cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản tại địa phương chưa được giao đất hoặc thiếu đất sản xuất.

    Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn để sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều 132, bao gồm:

    – Xây dựng các công trình công cộng của xã, phường, thị trấn bao gồm công trình văn hóa, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí công cộng, y tế, giáo dục, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và các công trình công cộng khác theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

    – Bồi thường cho người có đất được sử dụng để xây dựng các công trình công cộng quy định tại điểm a khoản này

    – Xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương

    Bạn biết có diện tích đất thuộc quỹ đất công ích vẫn bỏ hoang thì bạn có thể thuê đất này để sản xuất nông nghiệp căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 132: “Đối với diện tích đất chưa sử dụng vào các mục đích quy định tại khoản 2 Điều này thì Ủy ban nhân dân cấp xã cho hộ gia đình, cá nhân tại địa phương thuê để sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản theo hình thức đấu giá để cho thuê. Thời hạn sử dụng đất đối với mỗi lần thuê không quá 05 năm.”

    Khoản 4 Điều 132 và Khoản 3 Điều 59 Luật Đất đai 2013 quy định về thẩm quyền quản lý quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn như sau:

    “Quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất quản lý, sử dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.”

    “Ủy ban nhân dân cấp xã cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích của xã, phường, thị trấn.”

    Như vậy, nếu muốn sử dụng phần đất này bạn phải làm việc với Ủy ban nhân dân xã nơi có đất để được giải quyết.

    Theo điểm đ khoản 1 Điều 118 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước cho thuê đất theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất trong trường hợp cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Do đó, bạn phải tuân theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

    4. Đất công ích có được cấp Sổ đỏ không?

    Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận như sau:

    “1. Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai.

    2. Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

    3. Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

    4. Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

    5. Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    …”.

    Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Nghị định này, người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn không được cấp Giấy chứng nhận.

    5. Bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 76 Luật Đất đai 2013, khi thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn thì người quản lý, sử dụng đất không được bồi thường về đất.

    Mặc dù không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại (nếu có).

    Chi phí đầu tư vào đất còn lại

    Khoản 2 Điều 3 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau:

    Chi phí đầu tư vào đất còn lại là các chi phí mà người sử dụng đất đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất nhưng đến thời điểm cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thu hồi đất còn chưa thu hồi hết. Chi phí đầu tư vào đất còn lại gồm toàn bộ hoặc một phần của các khoản chi phí sau:

    – Chi phí san lấp mặt bằng;

    – Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

    – Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

    – Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất.

    Điều kiện xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại

    – Có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất, gồm:

    + Văn bản, hợp đồng thuê, khoán san lấp mặt bằng, tôn tạo đất đối với đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê, cải tạo đất, chống xói mòn, chống xâm thực, xây dựng, gia cố nền đất làm mặt bằng sản xuất.

    + Văn bản, thanh lý hợp đồng; hóa đơn, chứng từ thanh toán đối với từng khoản chi phí đã đầu tư vào đất.

    + Văn bản, hợp đồng khác có liên quan đến việc đầu tư vào đất được xác lập tại thời điểm đầu tư.

    Trường hợp chi phí đầu tư vào đất còn lại không có hồ sơ, chứng từ chứng minh thì UBND căn cứ tình hình thực tế tại địa phương quy định việc xác định chi phí đầu tư vào đất còn lại.

    – Chi phí đầu tư vào đất không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước.

    – Chi phí đầu tư vào đất còn lại được tính phải phù hợp với giá thị trường tại thời điểm có quyết định thu hồi đất và được xác định theo công thức sau:

    P=((P1+P2+P3+P4)/T1)xT2

    Trong đó:

    P: Chi phí đầu tư vào đất còn lại;

    P1: Chi phí san lấp mặt bằng;

    P2: Chi phí cải tạo làm tăng độ màu mỡ của đất, thau chua rửa mặn, chống xói mòn, xâm thực đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp;

    P3: Chi phí gia cố khả năng chịu lực chống rung, sụt lún đất đối với đất làm mặt bằng sản xuất kinh doanh;

    P4: Chi phí khác có liên quan đã đầu tư vào đất phù hợp với mục đích sử dụng đất;

    T1: Thời hạn sử dụng đất;

    T2: Thời hạn sử dụng đất còn lại.

    Đối với trường hợp thời điểm đầu tư vào đất sau thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất thì thời hạn sử dụng đất (T1) được tính từ thời điểm đầu tư vào đất.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Đất công ích theo quy định pháp luật hiện hành 2022.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Sổ mục kê là gì? Giá trị pháp lý của sổ mục kê (2022)

    Sổ mục kê là gì? Giá trị pháp lý của sổ mục kê (2022)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về bản đồ địa chính

    Thông tư 02/2015/TT-BTNMT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP và Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ

    2. Sổ mục kê là gì?

    Trước ngày 18/12/1980, các địa phương trong cả nước đã có sổ mục kê để ghi thông tin thửa đất nhưng không thống nhất. Vì lẽ đó, ngày 05/11/1981, Tổng cục Quản lý ruộng đất ban hành Quyết định 56/ĐKTK quy định thủ tục đăng ký thống kê ruộng đất trong cả nước và từ đó thống nhất sử dụng mẫu sổ mục kê.

    Mặc dù sổ mục kê đất đai được sử dụng rất sớm nhưng chỉ khi Luật Đất đai 2003 được ban hành mới giải thích rõ sổ mục kê là gì, cụ thể tại khoản 15 Điều 4 Luật Đất đai 2003 nêu rõ:

    Sổ mục kê đất đai là sổ được lập cho từng đơn vị xã, phường, thị trấn để ghi các thửa đất và các thông tin về thửa đất đó.

    Sau này Luật Đất đai năm 2013 đã bãi bỏ quy định về định nghĩa sổ mục kê nhưng thay vào đó, khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính đã có quy định về chức năng của sổ mục kê, cụ thể:

    Sổ mục kê đất đai được lập để liệt kê các thửa đất và đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất theo kết quả đo vẽ lập, chỉnh lý bản đồ địa chính, trích đo địa chính thửa đất trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã”.

    Như vậy có thể hiểu Sổ mục kê là kết quả của việc điều tra, đo đạc địa chính, để tổng hợp các thông tin thuộc tính của thửa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất gồm có số hiệu tờ bản đồ, số hiệu thửa đất, diện tích, loại đất, tên người sử dụng đất và người được giao quản lý đất để phục vụ yêu cầu về việc quản lý đất đai.

    Về bản chất pháp lý, trước khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành thì Sổ mục kê đất đai chỉ là một bộ phận trong hồ sơ địa chính.

    Tuy nhiên, khi Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành, Sổ mục kê được lập từ trước ngày 18/12/1980 lại được coi là một trong các loại giấy tờ khác về đất theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 làm căn cứ để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

    3. Ý nghĩa của sổ mục kê trong quản lý đất đai

    yêu cầu thi hành án dân sựThứ nhất, sổ mục kê giúp Nhà nước thực hiện quản lý đất đai hiệu quả.Sổ mục kê giúp nhà nước có thể nắm được đầy đủ ruộng đất và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của luật đất đai;

    Theo đó, thông qua sổ mục kê, Nhà nước có thể nắm rõ đầy đủ và chi tiết về các thông tin thửa đất trong từng đơn vị xã, phường, thị trấn, để từ đó thực hiện việc quản lý chung, thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định của pháp luật.

    Thứ hai, là cơ sở để người đang sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo đó, trường hợp chủ thể có tên trong sổ mục kê có quyền yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đã kê khai trong sổ mục kê.

    Như vậy có thể thấy, sổ mục kê không chỉ có vai trò quan trọng đối với Nhà nước trong việc quản lý đất đai mà còn có ý nghĩa đối với người sử dụng đất, là cơ sở để xác định người sử dụng đất có được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay không, để từ đó thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    4. Nội dung của sổ mục kê

    Căn cứ khoản 2 Điều 20 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT, sổ mục kê đất đai gồm các nội dung sau:

    – Số thứ tự tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính.

    – Số thứ tự thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất.

    – Tên người sử dụng, quản lý đất.

    – Mã đối tượng sử dụng, đối tượng quản lý đất; diện tích.

    – Loại đất (gồm loại đất theo hiện trạng, loại đất theo giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất).

    Khác với trước đây, sổ mục kê hiện nay được lập dưới dạng số, lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai và có in ra để phục vụ việc khai thác thông tin đất đai.

    5. Sổ mục kê có phải giấy tờ về quyền sử dụng đất?

    Việc xác định sổ mục kê có phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không rất quan trọng, vì được sử dụng làm căn cứ trong nhiều trường hợp khác nhau trong quá trình quản lý, sử dụng đất.

    Sổ mục kê đất đai có phải là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất hay không được các văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo giai đoạn khác nhau, cụ thể:

    – Trước ngày 01/7/2014:

    Tại Công văn 1568/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/4/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường nêu rõ:

    “Sổ mục kê đất cũng không được coi là một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 của Luật đất đai.”.

    Tại Công văn này giải thích về việc sổ mục kê không được coi là giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật Đất đai 2003 (nếu có giấy tờ này sẽ được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất) vì những thửa đất chưa cấp Giấy chứng nhận thì thông tin thửa đất đó thể hiện theo kết quả điều tra, đo đạc hiện trạng đang sử dụng mà chưa có giá trị pháp lý về quyền sử dụng đất.

    – Từ ngày 01/7/2014 đến nay:

    Sổ mục kê đất lập trước ngày 18/12/1980 là một trong những loại giấy tờ về quyền sử dụng đất; khi có loại sổ này thì hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định sẽ được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất (theo khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP)

    Căn cứ khoản 1 Điều 100 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ổn định mà có sổ mục kê lập trước ngày 18/12/1980 thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất.

    Đồng thời, trường hợp hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất có sổ mục kê được lập trước ngày 18/12/1980 nhưng sổ ghi tên người khác nhưng đến trước ngày 01/7/2014 vẫn chưa thực hiện thủ tục chuyển quyền theo quy định thì được cấp Giấy chứng nhận và không phải nộp tiền sử dụng đất nếu đủ điều kiện sau:

    + Có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất có chữ ký của các bên có liên quan.

    + Đất đó không có tranh chấp.

    – Là căn cứ để xác định sử dụng ổn định khi cấp Giấy chứng nhận.

    Sổ mục kê được lập qua các thời kỳ là căn cứ để xác định hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định khi cấp Giấy chứng nhận với điều kiện sổ mục kê có ghi thông tin về thời gian (theo khoản 2 Điều 21 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

    6. Quy định về việc lập sổ mục kê

    Theo quy định tại Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, việc lập sổ mục kê đất đai phải được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền (cơ quan tài nguyên môi trường) sau khi đã tiến hành đo đạc, thu thập, chỉnh lý thông tin địa chính. Việc lập sổ mục kê được thự hiện như sau:

    – Sổ mục kê đất đai được lập dưới dạng số, được lưu giữ trong cơ sở dữ liệu đất đai và được in cùng với bản đồ địa chính để lưu trữ.

    – Sổ mục kê cũng được được sao để sử dụng đối với nơi chưa có điều kiện khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu đất đai.

    – Việc lập sổ mục kê đất đai được thực hiện sau khi hoàn thành việc biên tập mảnh bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính.

    – Nội dung, hình thức của mẫu sổ mục kê đất đai được quy định tại phụ lục số 15 đính kèm theo Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT:

    HƯỚNG DẪN GHI SỔ MỤC KÊ ĐẤT ĐAI

    1. Cách ghi nội dung sổ mục kê đất đai (thực hiện trên sổ mục kê đất đai dạng số)

    1.1. Cột Tờ bản đồ số: ghi số thứ tự của tờ bản đồ địa chính, mảnh trích đo địa chính trong phạm vi đơn vị hành chính cấp xã.

    1.2. Cột Thửa đất số: ghi số thứ tự của thửa đất, đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất từ số 1 đến hết theo từng tờ bản đồ địa chính, từng mảnh trích đo địa chính.

    1.3. Cột Tên người sử dụng, quản lý đất: ghi “Ông (hoặc Bà)”, sau đó ghi họ và tên người đối với cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; ghi “Hộ ông (hoặc Hộ bà)”, sau đó ghi họ và tên chủ hộ đối với hộ gia đình; ghi tên tổ chức theo giấy tờ về việc thành lập, công nhận hoặc đăng ký kinh doanh, đầu tư; ghi tên thường gọi đối với cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư.

    Trường hợp có nhiều người sử dụng đất cùng sử dụng chung thửa đất (kể cả trường hợp hai vợ chồng, trừ đất có nhà chung cư) thì ghi lần lượt tên của từng người sử dụng chung vào các dòng dưới kế tiếp.

    1.4. Cột Đối tượng sử dụng, quản lý đất: ghi loại đối tượng sử dụng đất loại đối tượng quản lý đất bằng mã (ký hiệu) theo quy định về thống kê, kiểm kê đất đai của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    1.5. Cột Diện tích (cột 5 và cột 7): ghi diện tích của thửa đất theo đơn vị mét vuông (m2) làm tròn đến một (01) chữ số thập phân; trường hợp thửa đất do nhiều người sử dụng nhưng xác định được diện tích sử dụng riêng của mỗi người thì ghi diện tích sử dụng riêng đó vào dòng tương ứng với tên người sử dụng đất đã ghi ở cột Tên người sử dụng, quản lý.

    Trường hợp đất ở và đất nông nghiệp (vườn, ao) trong cùng một thửa thì ghi diện tích vào dòng dưới kế tiếp theo từng loại đất và ghi loại đất tương ứng vào cột Loại đất.

    Diện tích thửa đất được đo vẽ theo hiện trạng sử dụng thì ghi vào cột 5; diện tích thửa đất ghi trên Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất (là Giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất hoặc giấy tờ pháp lý khác về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và Điều 18 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP) được ghi vào cột 7.

    1.6. Cột Loại đất: ghi loại đất theo hiện trạng sử dụng bằng mã quy định điểm 13, mục III của Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư quy định về bản đồ địa chính vào cột 6; ghi loại đất theo Giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất bằng mã theo quy định tại Thông tư quy định về hồ sơ địa chính vào cột 8.

    Trường hợp thửa đất sử dụng vào nhiều mục đích thì ghi lần lượt từng mục đích, mỗi mục đích ghi một dòng; trường hợp xác định được mục đích chính thì ghi thêm mã “-C” tiếp theo mã của mục đích chính; mục đích phụ được ghi thêm mã “-P” tiếp theo mã của mục đích phụ. Thửa đất thuộc khu dân cư nông thôn được đánh thêm dấu sao “*” vào góc trên bên phải của mã loại đất tại cột 8.

    1.7. Cột Ghi chú: ghi chú thích trong các trường hợp sau:

    – Trường hợp thửa đất có nhiều người cùng sử dụng thì ghi “Đồng sử dụng đất”;

    – Trường hợp thửa đất sử dụng tài liệu đo đạc không phải là bản đồ địa chính thì ghi tên của loại bản đồ, sơ đồ sử dụng;

    – Trường hợp thửa đất có biến động thi ghi chú nội dung biến động theo quy định tại Mục 2 của hướng dẫn này.

    2. Cách chỉnh lý sổ mục kê đất đai

    2.1. Trường hợp thửa đất có thay đổi tên người sử dụng, quản lý; thay đổi loại đối tượng sử dụng, quản lý; thay đổi loại đất mà không tạo thành thửa đất mới (mang số thửa mới) thì xóa nội dung thay đổi và ghi lại nội dung mới (sau khi thay đổi) vào cột tương ứng theo quy định tại Mục 1 của hướng dẫn này. Tại cột Ghi chú ghi chú thích nội dung có thay đổi.

    Ví dụ: “thửa đất số 15 nhận chuyển nhượng của ông Nguyễn Văn A”; “thửa đất số 16 chuyển mục đích sử dụng từ CLN”.

    2.2. Trường hợp tách thửa thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi thửa đất cũ. Tại cột Ghi chú ghi “Tách thành các thửa số…”. Các thửa mới tách được ghi tiếp theo vào các dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó.

    2.3. Trường hợp chỉnh lý hợp thửa đất thì gạch ngang bằng màu đỏ vào toàn bộ dòng ghi các thửa đất cũ; ghi “Hợp thửa:”. Tại cột Ghi chú ghi “Hợp thành thửa đất số…”. Thửa đất mới hợp thành được ghi vào dòng cuối của phần sổ mục kê đất đai dành cho tờ bản đồ có thửa đất đó.

    (Mẫu các trang nội dung sổ mục kê đất đai)

    Trang số ……

    Tờ bản đồ số

    Thửa đất số

    Tên người sử dụng, quản lý đất

    Mã đối tượng sử dụng, quản lý đất

    Hiện trạng sử dụng đất

    Giấy tờ pháp lý về QSDĐ

    Ghi chú

    Diện tích (m2)

    Loại đất

    Diện tích (m2)

    Loại đất

    (1)

    (2)

    (3)

    (4)

    (5)

    (6)

    (7)

    (8)

    (9)

    —   —

    7. Phân biệt sổ mục kê đất đai và sổ địa chính

    Thực tế, trong hồ sơ địa chính có khá nhiều loại giấy tờ cùng với hình thức thể hiện các loại hồ sơ cũng có chút tương tự. Chưa kể các thông tin về thửa đất cũng được lặp lại, ghi nhận tại các hồ sơ đó nên đôi khi gây nhầm lẫn. Hai trong các loại giấy tờ hay gây hiểu nhầm cho người dân là Sổ mục kê và Sổ địa chính.

    Sổ địa chính, theo quy định tại Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT, sổ địa chính được lập nhằm ghi nhận kết quả đăng ký, làm cơ sở để xác định tình trạng pháp lý và giám sát, bảo hộ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai. Nội dung được ghi trong sổ địa chính bao gồm các dữ liệu sau:

    – Số hiệu thửa đất, địa chỉ, diện tích của thửa đất hoặc đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất;

    – Người sử dụng đất hoặc người được Nhà nước giao quản lý đất;

    – Quyền sử dụng đất hoặc quyền quản lý thửa đất;

    – Các tài sản gắn liền với đất (gồm cả dữ liệu về chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất nếu có);

    – Tình trạng pháp lý về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất, quyền quản lý đất;

    – Các biến động trong quá trình sử dụng đất, sở hữu tài sản gắn liền với đất (nếu có).

    Từ các nội dung trên, Sổ mục kê và Sổ địa chính có thể được phân biệt thông qua các tiêu chí sau:

    – Tên gọi và mẫu sổ: Tên gọi và biểu mẫu của hai loại tài liệu này đều được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định và ban hành với tên gọi và biểu mẫu khác nhau nên người lập hoặc người xem chỉ cần căn cứ vào tên gọi ghi trong biểu mẫu để xác định loại sổ mình cần lập hoặc đang xem;

    – Xét về mục đích tạo lập sổ mục kê dùng để tổng hợp các thông tin của thừa đất và các đối tượng chiếm đất không tạo thành thừa đất  và sổ địa chính mục đích chính dùng để ghi nhận kết quả đăng ký đất đai – làm cơ sở để xác nhận tình trạng pháp lý của thửa đất để bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất cũng như xác định nghĩa vụ của họ đối với Nhà nước trong việc sử dụng đất đai. Về cơ bản mục đích của hai loại sổ này khác nhau nên điều này có thể làm căn cứ để phân biệt chúng.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Sổ mục kê là gì? Giá trị pháp lý của sổ mục kê (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!