Danh mục: Kiến thức pháp luật

  • Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai thực hiện như thế nào? (2023)

    Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai thực hiện như thế nào? (2023)

    Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Nguyên tắc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai là gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ làm rõ các vấn đề trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Thông tư 60/2015/TT-BTNMT Quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai

    2. Điểu tra, đánh giá đất đai bao gồm những nội dung gì theo quy định của Luật đất đai?

    Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Đất đai 2013 quy định về nội dung hoạt động kiểm tra, đánh giá đất đai như sau:

    Điều 32. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai

    …2. Điều tra, đánh giá đất đai bao gồm các nội dung sau đây:

    a) Lấy mẫu, phân tích, thống kê số liệu quan trắc đất đai;

    b) Xây dựng bản đồ về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;

    c) Xây dựng báo cáo đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai, thoái hóa đất, ô nhiễm đất, phân hạng đất nông nghiệp, giá đất;

    d) Xây dựng báo cáo thống kê, kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo về giá đất và biến động giá đất.

    Căn cứ khoản 3 Điều 9 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về xác định nội dung của việc điều tra, đánh giá như sau:

    Điều 9. Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai

    …3. Xác định nội dung điều tra, đánh giá đất đai, gồm:

    a) Xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai;

    b) Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp.

    Việc xác định điều tra, đánh giá đất đai bao gồm việc xây dựng báo cáo điều tra, đánh giá đất đai; Xây dựng bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai, bản đồ đất bị ô nhiễm, bản đồ phân hạng đất nông nghiệp. Và sau đó sẽ thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá theo khoản 2 Điều 32 Luật Đất đai 2013.

    3. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng nào theo quy định của Luật đất đai?

    kết quả điều traCăn cứ vào Điều 1; Điều 2 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về đối tượng áp dụng cho việc điều tra, đánh giá đất đai như sau:

    Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

    1. Thông tư này quy định chi tiết kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai theo quy định của Luật Đất đai, bao gồm:

    a) Kỹ thuật điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai;

    b) Kỹ thuật điều tra, đánh giá ô nhiễm đất;

    c) Kỹ thuật điều tra, phân hạng đất nông nghiệp;

    d) Kỹ thuật quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    2. Kỹ thuật điều tra, đánh giá thoái hóa đất; thống kê kiểm kê đất đai; điều tra thống kê giá đất; theo dõi biến động giá đất thực hiện theo Thông tư khác của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    3. Điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề thực hiện theo quy định kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai lần tiếp theo.

    4. Đối tượng áp dụng gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

    Điều 2. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai

    1. Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất; tiềm năng đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất là toàn bộ diện tích tự nhiên (trừ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất quốc phòng, an ninh và núi đá không có rừng cây).

    2. Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

    3. Đối tượng điều tra, phân hạng đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.

    4. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất cụ thể được xác định theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền.

    Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được áp dụng cho những đối tượng sau đây:

    – Đối tượng áp dụng về hoạt động đánh giá, điều tra đất đai bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc điều tra, đánh giá đất đai có sử dụng vốn ngân sách nhà nước.

    – Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai:

    + Đối tượng điều tra, đánh giá chất lượng đất; tiềm năng đất đai; quan trắc, giám sát tài nguyên đất là toàn bộ diện tích tự nhiên (trừ đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng; đất quốc phòng, an ninh và núi đá không có rừng cây).

    + Đối tượng điều tra, đánh giá ô nhiễm đất là các loại đất thuộc khu vực có nguồn gây ô nhiễm trên địa bàn tỉnh.

    +  Đối tượng điều tra, phân hạng đất nông nghiệp là toàn bộ diện tích nhóm đất nông nghiệp trừ đất nông nghiệp khác.

    + Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề là một hoặc nhiều loại đất cụ thể được xác định theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ của cơ quan có thẩm quyền

    4. Hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện dựa trên nguyên tắc gì?

    Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT thì hoạt động điều tra, đánh giá đất đai được thực hiện dựa trên nguyên tắc sau: Số liệu kết quả điều tra, đánh giá đất đai được thống kê từ diện tích các khoanh đất; Khi thực hiện các hoạt động điều tra, đánh giá đất đai trong cùng một kỳ (lần đầu hoặc lần tiếp theo), các sản phẩm phải được kế thừa, đảm bảo không lặp lại nội dung công việc trên một địa bàn.

    5. Công tác điều tra, đánh giá đất đai bao gồm những vấn đề gì?

    Theo quy định tại Điều 11 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án gồm các nội dung sau:

    – Xác định sự cần thiết của dự án, gồm:

    + Xác định những căn cứ pháp lý và cơ sở xây dựng dự án;

    + Xác định thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư, đơn vị lập dự án, đơn vị thực hiện dự án, đơn vị phối hợp thực hiện dự án.

    – Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án, gồm:

    + Đánh giá thực trạng các tư liệu, những công việc đã làm có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai;

    + Đánh giá mức độ sử dụng các tư liệu đã có cho dự án.

    – Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án, gồm:

    + Xác định nội dung của từng bước công việc thực hiện;

    + Xác định những phương pháp, giải pháp kỹ thuật – công nghệ để thực hiện;

    + Xác định sản phẩm của dự án và thời gian hoàn thành.

    – Lập dự toán kinh phí dự án, gồm:

    + Xác định căn cứ lập dự toán kinh phí;

    + Xác định tổng dự toán kinh phí của dự án;

    + Xác định dự toán chi tiết cho từng hạng mục công việc của dự án.

    – Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án, gồm:

    + Công tác tổ chức và chỉ đạo thực hiện dự án;

    + Xây dựng tiến độ chung và tiến độ thực hiện từng nội dung công việc;

    + Dự kiến tiến độ cấp phát kinh phí để thực hiện các công việc của dự án.

    – Tổng hợp, xây dựng dự án.

    – Trình duyệt dự án.

    Như vậy, để chuẩn bị cho công tác điều tra, đánh giá đất đai thì một trong nhưng hoạt động chuẩn bị quan trọng đó là vấn đề lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án thể hiện qua các nội dung: Xác định sự cần thiết của dự án; Đánh giá khái quát về hiện trạng tư liệu có liên quan đến dự án; Xác định nội dung, phương pháp thực hiện và sản phẩm của dự án; Lập dự toán kinh phí dự án; Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện dự án; Tổng hợp, xây dựng dự án; Trình duyệt dự án.

    6. Cần thu thập các tài liệu gì để phục vụ cho việc điều tra, đánh giá đất đai theo Luật đất đai?

    Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT thì thần thu thập các tài liệu sau đây để phục vụ cho việc điều tra, đánh giá đất đai:

    -Thu thập các tài liệu, số liệu, bản đồ có liên quan đến việc lập dự án điều tra, đánh giá đất đai.

    -Thu thập các chương trình, dự án, đề tài đã nghiên cứu trước đây có liên quan đến điều tra, đánh giá đất đai.

    -Đánh giá chất lượng, tính thời sự và độ tin cậy của các tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập.

    -Lựa chọn những tài liệu đã thu thập phục vụ lập dự án.

    7. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai là khi nào?

    Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định như sau:

    Điều 10. Thời điểm báo cáo, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai

    1. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0.

    Đối với kết quả điều tra, đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015.

    Đối với kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020.

    2. Thời điểm nộp báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất trước ngày 15 tháng 3 hàng năm, bắt đầu từ năm 2020, trừ những năm thực hiện công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

    3. Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề được thực hiện theo yêu cầu của dự án nhiệm vụ.

    4. Kết quả điều tra, đánh giá đất đai được công bố công khai chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt.

    Như vậy theo quy định trên thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai như sau:

    – Thời điểm nộp báo cáo kết quả điều tra đánh giá đất đai trước ngày 15 tháng 3 các năm có số cuối là số 5 và số 0.

    – Đối với kết quả điều tra đánh giá thoái hóa đất lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2015.

    – Đối với kết quả điều tra đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai, ô nhiễm đất và phân hạng đất nông nghiệp lần đầu nộp báo cáo trước ngày 15 tháng 3 năm 2020.

    uỷ quyền quản lý nhà ở thuộc sở hữu chung8. Công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai

    Tài liệu công bố kết quả điều tra đánh giá đất đai gồm những giấy tờ gì?

    Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định tài liệu công bố kết quả điều tra đánh giá đất đai gồm những giấy tờ sau:

    – Quyết định phê duyệt kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    – Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá về chất lượng đất, tiềm năng đất đai; điều tra, đánh giá thoái hóa đất, ô nhiễm đất; điều tra, phân hạng đất nông nghiệp; báo cáo kết quả quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    – Bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai; thoái hóa đất, ô nhiễm đất; phân hạng đất nông nghiệp.

    Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai?

    Căn cứ tại Điều 7 Thông tư 35/2014/TT-BTNMT quy định trách nhiệm thực hiện, công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai như sau:

    -Tổng cục Quản lý đất đai có trách nhiệm:

    + Xây dựng kế hoạch thực hiện điều tra, đánh giá đất đai trên phạm vi cả nước.

    + Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng.

    + Xây dựng và duy trì hệ thống quan trắc giám sát tài nguyên đất theo mô hình thống nhất, tổ chức thực hiện việc quan trắc giám sát tài nguyên đất.

    + Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước về đất đai.

    + Đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai của cấp tỉnh.

    + Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai của cả nước, cấp vùng; kết quả điều tra, đánh giá đất đai theo chuyên đề và công bố kết quả trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    – Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm:

    + Phê duyệt kế hoạch thực hiện, kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    + Báo cáo kết quả điều tra, đánh giá đất đai về Bộ Tài nguyên và Môi trường.

    – Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

    + Xây dựng kế hoạch điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương.

    + Triển khai thực hiện điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương.

    + Tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt kế hoạch thực hiện; kết quả điều tra, đánh giá đất đai tại địa phương và công bố trên cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều tra, đánh giá đất đai gồm những nội dung gì? Việc công bố kết quả điều tra, đánh giá đất đai thực hiện như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã gây ra (2023)

    Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã gây ra (2023)

    Những năm gần đây, các sự việc cây xanh đổ ngã gây tai nạn thương tâm thường xuyên xảy ra. Mưa bão khiến cây bật gốc, khiến người dân gặp nạn, ông trời lại là người bị đổ lỗi. Vậy khi có thiệt hại xảy ra do cây xanh đổ ngã, trách nhiệm thuộc về ai?

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Nghị định 64/2010/NĐ-CP Về quản lý cây xanh đô thị

    2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã

    Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:

    Một là, có thiệt hại xảy ra.

    Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.

    Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

    Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

    Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

    Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

    Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

    Tuy nhiên, nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã

    bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây raViệc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm hiểm cao độ gây ra phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    (1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    (2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;

    (3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

    (4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

    (5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

    4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do cây xanh bên đường đổ ngã

    Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau:

    Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

    Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

    Đây là hai loại chủ thể mới được bổ sung vào Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015. Như đã phân tích ở trên, đây là sự thay đổi phù hợp với thực tể và phù họp với lẽ công bằng. Tuy nhiên, liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, có một số vấn đề như sau:

    Một là, chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản” tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù, Bộ luật dân sự không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

    Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc sử dụng cả cụm từ “người chiếm hữu” và cụm từ “người được giao quản lý” để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không cần thiết và thể hiện sự lặp đi lặp lại các thuật ngữ có cùng nội dung.

    Hai là, người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồm cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, Bộ luật dân sự không có quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra.

    Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường họp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu.

    Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

    Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, giải thích sự kiện bất khả kháng như sau:

    Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

    1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

    Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

    Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

    Như vậy, khi bị thiệt hại do cây xanh gãy đổ bên đường thì có thể yêu cầu Công ty quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại căn cứ quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015;

    Tuy nhiên, trong trường hợp dù thiệt hại có xảy ra nhưng người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015;

    Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem Công ty quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…). Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.

    Căn cứ Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định:

    Điều 11. Quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị

    1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

    3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

    4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.

    Như vậy, trách nhiệm của Công ty quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

    cây xanh đổ ngãHồ sơ khởi kiện

    Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm:

    – Đơn khởi kiện;

    – CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);

    – CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);

    – Tài liệu chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm;

    – Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế;

    – Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

    Thủ tục khởi kiện

    Vì đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án dân sự cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể là trụ sở hoặc nơi cư trú của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh, nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn nào khác.

    Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

    Nộp trực tiếp tại Tòa án;

    Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

    Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

    Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

    Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

    Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã gây ra (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân trong quý 1 năm 2023 là khi nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    Thuế có những ý nghĩa và đóng góp vai trò quan trọng đối với nhiều lĩnh vực cụ thể của đời sống xã hội. Chúng ta thường nhắc đến thuế thư một như một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước mà rất ít ai hiểu tường tận về nó. Có nhiều vấn đề xoay quanh lĩnh vực thế và chúng ta có thể kể đến hồ sơ khai thuế.

    1.        Hồ sơ khai thuế là gì?

    Hồ sơ khai thuế được hiểu cơ bản chính là tờ khai thuế và các chứng từ, tài liệu liên quan được sử dụng nhằm làm căn cứ để từ đó có thể xác định nghĩa vụ thuế của các chủ thể là những người nộp thuế với ngân sách nhà nước do người nộp thuế lập và gửi đến cơ quan quản lý thuế bằng phương thức điện tử hoặc giấy.

    Các chủ thể là những người nộp thuế phải khai tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục (nếu có) theo đúng mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ các nội dung trong tờ khai thuế, bảng kê, phụ lục; nộp đầy đủ các chứng từ, tài liệu quy định trong hồ sơ khai thuế với cơ quan quản lý thuế.

    Đối với một số loại giấy tờ trong hồ sơ khai thuế mà Bộ Tài chính không ban hành mẫu nhưng pháp luật có liên quan có quy định mẫu thì thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Cụ thể ta có thể kể đến như hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng theo tháng, theo quý, hồ sơ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng, theo quý…..

    1. Ý nghĩa của việc quy định về hồ sơ khai thuế:

    Hồ sơ khai thuế và hồ sơ khai bổ sung trên thực tế chính là căn cứ để các chủ thể là những người nộp thuế tự tính số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế phải nộp bổ sung, tiền chậm nộp (nếu có) và nộp tiền vào ngân sách nhà nước theo quy định . Cơ quan quản lý thuế thực hiện ấn định thuế theo quy định trong trường hợp phát hiện các chủ thể là người nộp thuế khai không đầy đủ, không chính xác về căn cứ tính thuế, số tiền thuế phải nộp trong hồ sơ khai thuế.

    Cơ quan quản lý thuế căn cứ hồ sơ khai thuế của các chủ thể là người nộp thuế, thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và các thông tin quản lý thuế để tính số tiền thuế phải nộp và thông báo số tiền thuế phải nộp cho người nộp thuế theo quy định.

    Cơ quan thuế căn cứ vào hồ sơ khai thuế của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán và các thông tin quản lý thuế để nhằm mục đích từ đó có thể xác định mức thuế khoán theo quy định.

    3.        Các loại hồ sơ khai thuế:

    Hồ sơ khai thuế cũng sẽ tương ứng với từng loại thuế, người nộp thuế, phù hợp vơi phương pháp tính thuế, kỳ tính thuế (tháng, quý, năm, từng lần phát sinh hoặc quyết toán).

    Trường hợp cùng một loại thuế mà chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh thì thực hiện khai chung trên một hồ sơ khai thuế, trừ các trường hợp cụ thể được nêu như sau:

    – Chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, lợi nhuận sau thuế riêng cho hoạt động xổ số kiến thiết, xổ số điện toán.

    – Chủ thể là người nộp thuế có nhiều hoạt động kinh doanh trong đó có hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.

    – Chủ thể là người nộp thuế có khoản thu hộ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho hoạt động thu hộ.

    – Chủ thể là người nộp thuế đang hoạt động có dự án đầu tư thuộc diện được hoàn thuế giá trị gia tăng thì phải lập hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng riêng cho từng dự án đầu tư; đồng thời phải bù trừ số thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho từng dự án đầu tư với số thuế giá trị gia tăng phải nộp (nếu có) của hoạt động, kinh doanh đang thực hiện cùng kỳ tính thuế.

    – Chủ thể là người nộp thuế được giao quản lý hợp đồng hợp tác kinh doanh với tổ chức nhưng không thành lập pháp nhân riêng thì thực hiện khai thuế riêng đối với hợp đồng hợp tác kinh doanh theo thỏa thuận tại hợp đồng hợp tác kinh doanh.

    Các loại hồ sơ khai thuế cơ bản theo một số tiêu chí nhất định ( theo kỳ kê khai) cụ thể đó chính là:

    – Hồ sơ khai thuế đôi với loại thuế khai và nộp theo tháng là tờ khai thuế tháng.

    – Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai và nộp theo quý là tờ khai thuế quý.

    – Hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo nám bao gồm:

    + Hồ sơ khai thuế năm gồm tờ khai thuế nám và các tài liệu khác có liên quan đến xác định số tiền thuế cần phải nộp.

    + Hồ sơ khai quyết toán thuế khi kết thúc năm gồm tờ khai quyết toán thuế năm, báo cáo tài chính năm, tờ khai giao dịch liên kết; các tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

    – Hồ sơ khai thuế đốì với loại thuế khai và nộp theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế bao gồm:

    + Tờ khai thuế.

    + Hóa đơn, hợp đồng và chứng từ khác có liên quan đến nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.

    – Đốì với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì hồ sơ hải quan theo quy định của Luật Hải quan được sử dụng làm hồ sơ khai thuế.

    – Hồ sơ khai thuế đối với trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, tổ chức lại doanh nghiệp bao gồm:

    + Tờ khai quyết toán thuế.

    + Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chấm dứt hợp đồng hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.

    + Tài liệu khác có liên quan đến quyết toán thuế.

    – Báo cáo lợi nhuận liên quốc gia trong trường hợp người nộp thuế là công ty mẹ tốì cao của tập đoàn tại Việt Nam có phát sinh giao dịch liên kết xuyên biên giới và có mức doanh thu hợp nhất toàn cầu vượt mức quy định hoặc người nộp thuế có công ty mẹ tôi cao tại nước ngoài mà công ty mẹ tối cao có nghĩa vụ lập báo cáo lợi nhuận liên quốc gia theo quy định của nước sở tại.

    Các nội dung được nêu cụ thể bên trên đây là một cách tổng quát nhất được sử dụng nhằm mục đích để từ đó có thể phân loại về hồ sơ khai thuế, các loại hồ sơ khai thuế.

    Các chủ thể có thể tìm hiểu thêm về quy định loại thuế khai theo tháng, khai theo quý, khai theo nám, khai theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế, khai quyết toán thuế; khai các khoản phải nộp về phí, lệ phí do cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài thực hiện thu; kê khai, cung cấp, trao đổi, sử dụng thông tin đối với báo cáo lợi nhuận liên quốc gia; tiêu chí xác định người nộp thuế để khai thuế theo quý.

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    4.        Trường hợp không phải nộp hồ sơ khai thuế:

    – Các chủ thể là những người nộp thuế chỉ có hoạt động, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế đối với từng loại thuế.

    Ví dụ: doanh nghiệp A chỉ bán các sản phẩm là giống vật nuôi và đảm bảo các tiêu chuẩn theo quy định của nhà nước cùng không phải nộp hồ sơ kê khai thuế giá trị gia tăng.

    – Cá nhân có thu nhập được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân và số thuế phải nộp của hộ gia đình, cá nhân thuộc đối tượng nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp có số tiền thuế phải nộp hằng năm từ 50.000 đồng trở xuống;

    cá nhân có số tiền thuế phát sinh phải nộp hằng năm sau quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công từ 50.000 đồng trở xuống trừ cá nhân nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản; chuyển nhượng bất động sản.

    – Doanh nghiệp chế xuất chỉ có hoạt động xuất khẩu thì không phải nộp hồ sơ khai thuế giá trị gia tăng.

    – Các chủ thể là những người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh theo quy định ( người nộp thuế nộp thông báo tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh)

    – Các chủ thể là những người nộp thuế nộp hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế, trừ trường hợp chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng, tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định.

     

    5.        Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng là khi nào?

    Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

    a) Chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo tháng;

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

    Thời hạn nộp thuế

    1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

    Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

    Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.

    Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.

    1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    Như vậy, trong Quý I năm 2023, thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân kê khai theo tháng được cụ thể như sau:

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 12/2022: Thời hạn kê khai thuế là ngày 27/01/2023 (được dời do lịch nghỉ Tết Âm lịch)

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 01/2023: Thời hạn kê khai thuế là ngày 20/02/2023

    – Đối với kỳ tính thuế Tháng 02/2023: Thời hạn kê khai thuế là ngày 20/03/2023

    Lưu ý: Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    6.        Thời hạn nộp tờ khai, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho quý 4 năm 2022 là khi nào?

    Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế khai theo tháng, theo quý được quy định như sau:

    b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế đối với trường hợp khai và nộp theo quý.

    Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 và khoản 2 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019 quy định như sau:

    Thời hạn nộp thuế

    1. Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Trường hợp khai bổ sung hồ sơ khai thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót.

    Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp thì tạm nộp theo quý, thời hạn nộp thuế chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

    Đối với dầu thô, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo lần xuất bán dầu thô là 35 ngày kể từ ngày xuất bán đối với dầu thô bán nội địa hoặc kể từ ngày thông quan hàng hóa theo quy định của pháp luật về hải quan đối với dầu thô xuất khẩu.

    Đối với khí thiên nhiên, thời hạn nộp thuế tài nguyên, thuế thu nhập doanh nghiệp theo tháng.

    1. Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    Như vậy, thời hạn nộp tờ khai thuế, nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân cho quý 4 năm 2022 là:

    – Đối với thuế giá trị gia tăng khai thuế theo quý thì thời hạn là chậm nhất là ngày 31/01/2023.

    – Đối với thuế thu nhập cá nhân khai theo quý thì thời hạn là chậm nhất là ngày 31/01/2023.

    Lưu ý: Trường hợp cơ quan thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

    7.        Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm 2022 là khi nào?

    Căn cứ khoản 2 Điều 44 Luật Quản lý Thuế 2019 có quy định như sau:

    Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế

    1. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:

    a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

    b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;

    c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.

    Theo đó, thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế trong năm 2022 là chậm nhất vào ngày 31/3/2023. Trừ trường hợp hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân do cá nhân trực tiếp quyết toán thuế thì chậm nhất là ngày 30/4/2022.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực thuế hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

     

  • Bảo lĩnh trong tố tụng hình sự là gì? (2023)

    Bảo lĩnh trong tố tụng hình sự là gì? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP Quy định về phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự

    2. Bảo lĩnh là gì?

    bảo lĩnhBảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được quy định tại Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:

    1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

    2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

    Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

    Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh.

    3. Bị can, bị cáo được bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ:

    a) Có mặt theo giấy triệu tập, trừ trường hợp vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan;

    b) Không bỏ trốn hoặc tiếp tục phạm tội;

    c) Không mua chuộc, cưỡng ép, xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật; không tiêu hủy, giả mạo chứng cứ, tài liệu, đồ vật của vụ án, tẩu tán tài sản liên quan đến vụ án; không đe dọa, khống chế, trả thù người làm chứng, bị hại, người tố giác tội phạm và người thân thích của những người này.

    Trường hợp bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản này thì bị tạm giam.

    4. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra quyết định bảo lĩnh. Quyết định của những người quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành.

    5. Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

    6. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

    Điều kiện áp dụng

    Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của của bị can, bị cáo. Trong thực tế, biện pháp này thường được áp dụng đối với bị can, bị cáo có nhân thân tốt, phạm tội lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng, có nơi cư trú rõ ràng, thái độ thành khẩn khai báo hoặc bị can, bị cáo phạm tội có tính chất nguy hiểm cao nhưng bị ốm đau, bệnh tật nặng…

    Thẩm quyền áp dụng

    – Theo khoản 4 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì những người sau có thẩm quyền ra quyết định bảo lĩnh

    Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án. Cụ thể Thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra hình sự Công an nhân dân, Quân đội nhân dân các cấp; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp khi tiến hành tố tụng; thẩm phán chủ tọa phiên tòa; Hội đồng xét xử có quyền quyết định cho bảo lĩnh.

    – Theo quy định tại khoản 2 Điều 121 của Bộ luật Tố tụng hình sự thì cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

    Đối với cá nhân là người thân thích của bị can, bị cáo có thể nhận bảo lĩnh cho họ. Vì thực tế cho thấy chỉ phần lớn những người thân thích của bị can, bị cáo mới có thể hiểu rõ và quản lý, giám sát được họ và những người này có khả năng cao hơn cho việc bảo đảm bị can, bị cáo sẽ không tiếp tục phạm tội, không bỏ trốn và có mặt đầy đủ khi có giấy triệu tập của cơ quan tiến hành tố tụng; không vi phạm pháp luật khác trong thời gian được bảo lĩnh.

    Người thân thích gồm những đối tượng đã được quy đinh tại Điều 4 của Bộ luật Tố tụng hình sự.

    Tuy nhiên đối với cá nhân phải là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, có tư cách, phẩm chất tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh và phải có ít nhất 02 người. Cá nhân phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập. Riêng đối với cơ quan, tổ chức phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

    Ngoài ra Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh để bị can, bị cáo vi phạm nghĩa vụ đã cam đoan thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị phạt tiền theo quy định của pháp luật.

    Thời hạn áp dụng

    Theo quy định tại khoản 5 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn áp dụng biện pháp bảo lĩnh như sau

    Thời hạn bảo lĩnh không được quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn bảo lĩnh đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt tù.

    3. Áp dụng biện pháp bảo lĩnh

    Những trường hợp áp dụng biện pháp bảo lĩnh được quy định tại Điều 21 Thông tư liên tịch 04/2018/TTLT-VKSNDTC-BCA-BQP, cụ thể như sau:

    1. Trường hợp Cơ quan điều tra quyết định cho bị can được bảo lĩnh thì ngay sau khi ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh, Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo chứng cứ, tài liệu gửi Viện kiểm sát cùng cấp đề nghị xét phê chuẩn.

    2. Hồ sơ đề nghị xét phê chuẩn quyết định về việc bảo lĩnh gồm:

    – Văn bản đề nghị xét phê chuẩn và quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh;

    – Giấy cam đoan có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh đối với trường hợp cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh cho bị can;

    – Giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền địa phương nơi người nhận bảo lĩnh cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người nhận bảo lĩnh làm việc, học tập đối với trường hợp cá nhân nhận bảo lĩnh cho bị can (phải có giấy cam đoan của ít nhất 02 người bảo lĩnh);

    – Giấy cam đoan thực hiện các nghĩa vụ của bị can được bảo lĩnh theo các nội dung quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự;

    – Chứng cứ, tài liệu về hành vi phạm tội, nhân thân của bị can để xác định tính chất, mức độ hành vi của bị can không cần thiết phải áp dụng biện pháp tạm giam.

    3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát cùng cấp phải ra quyết định phê chuẩn hoặc không phê chuẩn hoặc có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra bổ sung chứng cứ, tài liệu để xét phê chuẩn quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh.

    4. Khi có căn cứ xác định bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan quy định tại khoản 3 Điều 121 Bộ luật Tố tụng hình sự, thì Cơ quan điều tra có văn bản nêu rõ lý do, kèm theo các tài liệu xác định vi phạm của bị can và đề nghị Viện kiểm sát hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh. Cơ quan điều tra phải ra lệnh bắt bị can để tạm giam và có văn bản đề nghị Viện kiểm sát phê chuẩn; thời hạn tạm giam trong trường hợp này không được quá thời hạn điều tra vụ án.

    5. Trường hợp Viện kiểm sát có căn cứ xác định bị can vi phạm nghĩa vụ cam đoan thì có văn bản yêu cầu Cơ quan điều tra thực hiện các thủ tục hủy bỏ biện pháp bảo lĩnh và áp dụng biện pháp tạm giam theo quy định tại khoản 4 Điều này.

    6. Trường hợp đã kết thúc điều tra chuyển sang giai đoạn truy tố, Viện kiểm sát thấy cần thiết tiếp tục áp dụng biện pháp bảo lĩnh đối với bị can thì Viện kiểm sát ra quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh. Thời hạn bảo lĩnh không quá thời hạn quyết định việc truy tố, tính từ ngày kế tiếp của ngày cuối cùng ghi trong quyết định áp dụng biện pháp bảo lĩnh của Cơ quan điều tra.

    4. Bảo lãnh là gì? Bảo lãnh và bảo lĩnh có gì khác nhau?

    Trong đời sống thường ngày, hai từ bảo lãnh và bảo lĩnh thường bị nhiều người nhầm lẫn, hiểu sai.

    Bảo lãnh được quy định tại khoản 1 Điều 335 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    Theo quy định trên, có thể thấy, bảo lãnh và bảo lĩnh là hai chế định hoàn toàn khác nhau. Trong đó, bảo lãnh là một biện pháp đảm bảo được dùng trong quan hệ pháp luật dân sự , còn bảo lĩnh là một biện pháp ngăn chặn được dùng trong tố tụng hình sự.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bảo lĩnh trong tố tụng hình sự là gì? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng như thế nào? (2023)

    Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng như thế nào? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Đất đai 2013

    2. Có được thế chấp quyền sử dụng đất cho ngân hàng?

    vay vốn ngân hàngKhoản 1 Điều 317 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định: Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Theo đó, thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là việc chủ sử dụng đất hợp pháp dùng quyền tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ.

    Như vậy, thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là hình thức vay tiền mặt từ ngân hàng để phục vụ cho các mục đích mua sắm, đầu tư, xây dựng, học tập, du lịch, khám chữa bệnh…. trong đó sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất làm tài sản thế chấp để được duyệt hồ sơ vay. Ngân hàng sẽ tiến hành trả lại cho khách hàng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và xóa khoản vay thế chấp đất khi khách hàng hoàn trả khoản vay đúng hạn. Nếu bên đi vay không có khả năng trả nợ thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý theo thỏa thuận.

    Căn cứ Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất như sau:

    – Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    – Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    + Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

    + Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

    – Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    + Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    + Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    + Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    + Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Như vậy căn cứ khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 thì thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất.

    3. Thủ tục vay thế chấp sổ đỏ ngân hàng?

    Khi nào có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng?

    Căn cứ Điều 168 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

    Điều 168. Thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận. Đối với trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp thì người sử dụng đất được thực hiện quyền sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất; trường hợp nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất được thực hiện quyền khi có Giấy chứng nhận hoặc đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

    Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện các quyền.

    2. Thời điểm người thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở để bán hoặc cho thuê; chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời chuyển nhượng toàn bộ dự án đối với dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê sau khi có Giấy chứng nhận và có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 194 của Luật này.

    Theo đó, thời điểm để có thể mang quyền sử dụng đất thế chấp vay vốn ngân hàng, theo quy định tại Điều 168 Luật Đất đai 2013 là khi người sử dụng đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nếu người sử dụng đất chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước thì phải thực hiện xong nghĩa vụ tài chính trước khi thực hiện việc thế chấp.

    Điều kiện để được thế chấp quyền sử dụng đất?

    Căn cứ Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

    Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:

    a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;

    b) Đất không có tranh chấp;

    c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;

    d) Trong thời hạn sử dụng đất.

    Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.

    2. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”

    Như vậy, ngoài điều kiện phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như đã nêu ở trên, để thế chấp quyền sử dụng đất vay vốn ngân hàng, Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định người sử dụng đất phải có thêm các điều kiện khác gồm: đất đai không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án và phải còn thời hạn sử dụng đất (thế chấp trong hời hạn sử dụng đất)

    Quy trình vay vốn thế chấp quyền sử dụng đất

    Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu vay vốn

    Chuyên viên quan hệ khách hàng tại Ngân hàng sẽ tiếp nhận yêu cầu vay vốn của khách hàng, đồng thời kiểm tra xem các hồ sơ vay đã đủ hay chưa và hướng dẫn khách hàng bổ sung đầy đủ.

    Bước 2: Thẩm định giá trị tài sản đảm bảo

    Tài sản đảm bảo (thửa đất thế chấp) sẽ được khảo sát để xác định giá trị thực của tài sản. Hạn mức của gói vay sẽ được căn cứ vào giá trị của tài sản. Quá trình định giá tài sản đảm bảo có thể được thực hiện bởi bộ phận thẩm định của ngân hàng hoặc nhờ sự hỗ trợ của bên thứ ba.

    Bước 3: Thực hiện thủ tục vay thế chấp

    Sau khi đã thỏa thuận được các điều khoản liên quan về thời hạn vay, lãi suất, hạn mức cho phép,… khách hàng chuẩn bị đầy đủ hồ sơ vay thế chấp để hoàn tất thủ tục vay vốn ngân hàng thế chấp quyền sử dụng đất. Toàn bộ quá trình này sẽ được chứng kiến và xác nhận bởi các cá nhân có thẩm quyền.

    Bước 4: Đăng ký giao dịch đảm bảo

    Để sử dụng quyền sử dụng đất làm tài sản đảm bảo hợp lệ, ngân hàng cần đăng ký thế chấp tài sản. Hợp đồng thế chấp tài sản khi được công chứng sẽ gửi về cơ quan cơ quan có thẩm quyền để đăng ký thế chấp. Thủ tục đăng ký giao dịch đảm bảo thường có kết quả từ 3-7 ngày làm việc kể từ lúc nộp hồ sơ.

    Sau khi có kết quả đăng ký thế chấp tài sản, khoản vay sẽ được giải ngân theo thỏa thuận. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được dùng để thế chấp sẽ được kèm theo trang in bổ sung, trên đó thể hiện Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đang được dùng để thế chấp cho gói vay tại ngân hàng.

    4. Có thể thế chấp nhiều thửa đất trong cùng một hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được không?

    Pháp luật hiện hành không giới hạn một hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất chỉ được ghi nhận một thửa đất. Do đó, trong một hợp đồng thế chấp có thể chứa đựng nhiều thửa đất khác nhau (nếu giữa bên nhận thế chấp và bên thế chấp cùng đồng thuận sử dụng nhiều mảnh đất để đảm bảo thế chấp cho một/ một số giao dịch cụ thể).

    5. Thế chấp nhiều thửa đất trong cùng một hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất thì có phải công chứng không?

    Tại khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 quy định về quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất:

    1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    2. Nhóm người sử dụng đất mà có chung quyền sử dụng đất thì có các quyền và nghĩa vụ như sau:

    a) Nhóm người sử dụng đất gồm hộ gia đình, cá nhân thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

    Trường hợp trong nhóm người sử dụng đất có thành viên là tổ chức kinh tế thì có quyền và nghĩa vụ như quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế theo quy định của Luật này;

    b) Trường hợp nhóm người sử dụng đất mà quyền sử dụng đất phân chia được theo phần cho từng thành viên trong nhóm, nếu từng thành viên của nhóm muốn thực hiện quyền đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì phải thực hiện thủ tục tách thửa theo quy định, làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và được thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định của Luật này.

    Trường hợp quyền sử dụng đất của nhóm người sử dụng đất không phân chia được theo phần thì ủy quyền cho người đại diện để thực hiện quyền và nghĩa vụ của nhóm người sử dụng đất.

    3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:

    a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này;

    b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;

    c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;

    d) Việc công chứng thực hiện tại các tổ chức hành nghề công chứng, việc chứng thực thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Như vậy, thế chấp nhiều thửa đất trong cùng một hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất về bản chất vẫn là hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải công chứng theo đúng quy định pháp luật.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thế chấp quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Điều kiện để được phép tham gia chơi hụi? Nếu chơi hụi không trả đầy đủ tiền lãi thì chủ hụi chịu trách nhiệm gì? (2023)

    Điều kiện để được phép tham gia chơi hụi? Nếu chơi hụi không trả đầy đủ tiền lãi thì chủ hụi chịu trách nhiệm gì? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Nghị định 19/2019/NĐ-CP Về họ, hụi, biêu, phường

    Bộ luật Hình sự 2015

    2. Việc tham gia chơi hụi được pháp luật quy định như thế nào?

    chơi hụiTại Điều 471 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc tham gia chơi hụi như sau:

    Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

    1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.

    2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.

    3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.

    4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

    Đây là một hình thức giao dịch về tài sản theo thỏa thuận của một nhóm người tập hợp lại cùng định ra một số lượng người cụ thể, thời gian, số tiền hoặc một loại tài sản khác, đồng thời thỏa thuận hình thức góp, lĩnh tiền hụi cụ thể của các thành viên.

    Bản chất của hụi chính là một hình thức cho vay tài sản giữa những người tham gia hụi với nhau.

    3. Điều kiện để được phép làm thành viên tham gia chơi hụi là gì?

    Quy định tại Điều 5 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về điều kiện tham gia chơi hụi như sau:

    Điều 5. Điều kiện làm thành viên

    1. Thành viên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên và không thuộc trường hợp mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định tại Bộ luật dân sự.

    Người từ đủ mười lăm tuổi đến dưới mười tám tuổi nếu có tài sản riêng có thể là thành viên của dây họ, trường hợp sử dụng tài sản riêng là bất động sản, động sản phải đăng ký để tham gia dây họ thì phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

    2. Điều kiện khác theo thỏa thuận của những người tham gia dây họ.

    Như vậy, cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự hoặc do thỏa thuận của những người tham gia chơi hụi.

    4. Để chơi hụi có hợp pháp thì phải tuân thủ mức lãi suất như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về mức lãi suất như sau:

    Điều 468. Lãi suất

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    Theo đó trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn nêu trên.

    Đồng thời tại Điều 21 Nghị định 19/2019/NĐ-CP có quy định cụ thể về lãi suất trong chơi hụi có lãi như sau:

    Điều 21. Lãi suất trong họ có lãi

    1. Lãi suất trong họ có lãi do các thành viên của dây họ thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ nhưng không vượt quá 20%/năm của tổng giá trị các phần họ phải góp trừ đi giá trị các phần họ đã góp trên thời gian còn lại của dây họ. Trường hợp mức lãi suất giới hạn nói trên được điều chỉnh bởi cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật dân sự thì áp dụng mức lãi suất giới hạn được điều chỉnh đó.

    2. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận hoặc do từng thành viên đưa ra để được lĩnh họ tại mỗi kỳ mở họ vượt quá lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    5. Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao tiền hụi được quy định thế nào?

    Tại Điều 22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về mức lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao tiền hụi như sau:

    Điều 22. Lãi suất trong trường hợp chậm góp, chậm giao phần họ

    1. Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ, thành viên chưa lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Lãi suất phát sinh do chậm góp hoặc chậm giao phần họ được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm trả trên thời gian chậm trả.

    2. Trường hợp đến kỳ mở họ mà thành viên đã lĩnh họ không góp phần họ hoặc góp phần họ không đầy đủ thì phải trả lãi như sau:

    a) Trường hợp họ không có lãi, lãi suất được xác định theo thỏa thuận nhưng không được vượt quá mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp họ trên thời gian chậm góp, nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50%/năm mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều 21 của Nghị định này của số tiền chậm góp trên thời gian chậm góp.

    b) Trường hợp họ có lãi, lãi suất được xác định theo mức quy định tại khoản 5 Điều 466 của Bộ luật dân sự đối với họ có lãi.

    6. Nếu chơi hụi không trả đầy đủ tiền lãi thì chủ hụi chịu trách nhiệm gì?

    Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 23. Trách nhiệm của chủ họ do không giao hoặc giao không đầy đủ các phần họ cho thành viên được lĩnh họ

    Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao các phần họ cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:

    1. Thực hiện đúng nghĩa vụ quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 18 của Nghị định này.

    2. Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh họ theo quy định tại khoản 1 Điều 22 của Nghị định này.

    3. Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự.

    4. Bồi thường thiệt hại (nếu có).

    Vì vậy, trong trường hợp này ngoài việc chủ hụi phải trả lại số tiền mà hai chị đã đóng hụi, chủ hụi còn phải trả lãi đối với số tiền chậm giao; chịu phạt vi phạm trong trường hợp có thỏa thuận phạt vi phạm và phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho chị và bạn của mình.

    Ngoài ra chủ hụi cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 35 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, c

    hưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Theo quy định trên, nếu chủ hụi có dấu hiệu trốn tránh trách nhiệm trả lại số tiền mà các thành viên đã tham gia chơi hụi và số tiền lĩnh hụi.

    Chủ hụi bỏ trốn thì ngoài khởi kiện ra Tòa, thành viên có thể trình báo đến cơ quan công an cấp huyện và cung cấp chứng cứ cũng như quá trình tham gia chơi hụi.

    Nếu có đủ dấu hiệu theo quy định trên thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc này còn phải tùy thuộc vào quá trình điều tra của cơ quan điều tra.

    7. Chứng cứ để chứng minh việc chơi hụi bị giật có thể thu thập từ các nguồn nào?

    Và tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ như sau: Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

    Bên cạnh đó Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 cũng quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    – Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

    – Vật chứng.

    – Lời khai của đương sự.

    – Lời khai của người làm chứng.

    – Kết luận giám định.

    – Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

    – Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

    – Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

    – Văn bản công chứng, chứng thực.

    – Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Các văn bản, sổ sách nào trong khi chơi hụi mà chủ hụi nên có để tiện trong việc làm chứng cứ sau này?

    Điều 8 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định về nội dung văn bản thỏa thuận về dây hụi:

    – Văn bản thoả thuận về dây hụi có những nội dung chủ yếu sau đây:

    + Họ, tên, số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hụi chiếu; ngày, tháng, năm sinh; nơi cư trú của chủ hụi (nơi chủ hụi thường xuyên sinh sống hoặc nơi đang sinh sống nếu không xác định được nơi thường xuyên sinh sống);

    + Số lượng thành viên, hụi, tên, số chứng minh nhân dân hụiặc số căn cước công dân hụiặc số hụi chiếu, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của từng thành viên;

    + Phần hụi;

    + Thời gian diễn ra dây hụi, kỳ mở hụi;

    + Thể thức góp hụi, lĩnh hụi.

    – Ngoài các nội dung được quy định tại khoản 1 Điều này, văn bản thỏa thuận về dây hụi có thể có những nội dung sau đây:

    + Mức hưởng hoa hồng của chủ hụi trong hụi hưởng hoa hồng;

    + Lãi suất trong hụi có lãi;

    + Trách nhiệm ký quỹ hoặc biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác của chủ hụi;

    + Việc chuyển giao phần hụi;

    + Gia nhập, rút khỏi, chấm dứt dây hụi;

    + Trách nhiệm do vi phạm nghĩa vụ

    + Nội dung khác theo thỏa thuận.

    Và Điều 12 Nghị định 19/2019/NĐ-CP quy định:

    – Chủ họ phải lập và giữ sổ hụi, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ hụi. Trường hợp dây hụi không có chủ họ thì các thành viên chơi hụi thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ hụi.

    – Sổ hụi có các nội dung sau đây:

    + Các nội dung của thỏa thuận về dây hụi quy định tại khoản 1 Điều 8 của Nghị định này;

    + Ngày góp phần hụi, số tiền đã góp hụi của từng thành viên;

    + Ngày lĩnh hụi, số tiền đã lĩnh hụi của thành viên lĩnh hụi;

    + Chữ ký hoặc điểm chỉ của thành viên chơi hụi khi góp hụi và lĩnh hụi;

    + Các nội dung khác liên quan đến hoạt động của dây hụi.

    Căn cứ theo quy định trên, chủ hụi nên có văn bản thỏa thuận về dây hụi và sổ hụi để tiện trong việc làm chứng cứ sau này.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều kiện để được phép tham gia chơi hụi? Nếu chơi hụi không trả đầy đủ tiền lãi thì chủ hụi chịu trách nhiệm gì? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Tố giác tội phạm: Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền và thủ tục giải quyết (2023)

    Tố giác tội phạm: Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền và thủ tục giải quyết (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

    Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN & PTNT – VKSNDTC Quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    Thông tư số 61/2017/TT-BCA Quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự

    2. Tố giác tội phạm là gì?

    Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền. Tố giác tội phạm, kiến nghị khởi tố vừa là quyền, vừa là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân nhằm góp phần giữ gìn an ninh trật tự xã hội, phòng ngừa vi phạm pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm. Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố sai sự thật thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    3. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác tội phạm

    Theo khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm bao gồm: 

    – Cơ quan điều tra; 

    – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra; 

    – Viện kiểm sát các cấp; 

    – Các cơ quan, tổ chức quy định tại điểm b khoản 2 Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; 

    – Tòa án các cấp; 

    – Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

    Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định như sau:

    – Các cơ quan điều tra; cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, trừ Đội an ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

    – Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác về tội phạm hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng sau 15 ngày kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm nhận văn bản yêu cầu mà không được khắc phục.

    4. Quy định về việc tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

    Căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN & PTNT – VKSNDTC về việc tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

    – Cơ quan điều tra phải trực ban hình sự 24/24 giờ, Viện kiểm sát các cấp phải trực nghiệp vụ 24/24 giờ để tiếp nhận đầy đủ mọi tố giác về tội phạm, phân loại và chuyển ngay cho các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác về tội phạm. Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.

    – Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác về tội phạm qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình.

    Căn cứ theo Điều 8 Thông tư liên tịch 01/2017/TTLT – BCA – BQP – BTC – BNN & PTNT – VKSNDTC về phân loại tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

    – Cơ quan điều tra; Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (trừ Đội An ninh ở Công an cấp huyện) sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm phải tiến hành phân loại trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

    – Viện kiểm sát sau khi tiếp nhận tố giác về tội phạm phải chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

    – Đội An ninh ở Công an cấp huyện khi tiếp nhận tố giác về tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển tố giác về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

    – Công an phường, thị trấn, Đồn Công an khi tiếp nhận tố giác về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển tố giác về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận.

    – Công an xã, Trạm Công an khi tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu, thông báo và chuyển tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi tiếp nhận tố giác về tội phạm. Đối với các xã ở vùng rừng núi xa xôi, hẻo lánh, hải đảo, điều kiện đi lại khó khăn thì thời hạn chuyển tố giác, tin báo về tội phạm không quá 48 giờ kể từ khi tiếp nhận.

    – Trường hợp khẩn cấp, cấp bách, cần ngăn chặn ngay tội phạm, thu thập chứng cứ, bảo vệ hiện trường thì Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải báo ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền bằng hình thức liên lạc nhanh nhất và thực hiện các biện pháp giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật.

    – Tòa án, cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác về tội phạm có trách nhiệm chuyển và thông báo ngay tin đã nhận được cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại và hình thức khác nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

    – Trường hợp tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền thì giải quyết theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch. Nếu có căn cứ xác định tố giác về tội phạm không thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan mình thì chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn không quá 24 giờ kể từ khi có căn cứ xác định. Trong trường hợp không thể chuyển ngay thì phải thông báo bằng các hình thức liên lạc nhanh nhất cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền biết.

    5. Trình tự, thủ tục giải quyết tố giác tội phạm

    Trường hợp cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc thì cán bộ tiếp nhận phải lập Biên bản tiếp nhận (theo mẫu số 09, ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự), có chữ ký hoặc điểm chỉ của người tố giác, báo tin và hướng dẫn họ viết đơn trình báo (có thể ghi âm, ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận khi thấy cần thiết).

    Trường hợp người tố giác, báo tin từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì vẫn phải tiến hành tiếp nhận theo trình tự, thủ tục và ghi rõ lý do từ chối vào biên bản.

    Trường hợp cá nhân, đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến gửi tố giác về tội phạm bằng văn bản thì cán bộ tiếp nhận phải viết Giấy biên nhận (02 bản) theo mẫu số 196 (ban hành kèm theo Thông tư số 61/2017/TT-BCA), một bản kèm theo tố giác về tội phạm, một bản giao cho người gửi tố giác về tội phạm.

    Trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm qua điện thoại thì cán bộ tiếp nhận phải ghi chép vào sổ tiếp nhận đầy đủ các thông tin sau:

    – Thời gian tiếp nhận thông tin, họ tên cán bộ tiếp nhận; họ tên, địa chỉ, số điện thoại, số chứng minh nhân dân (hoặc căn cước công dân), ngày, tháng, năm, đơn vị cấp của người tố giác, báo tin;

    – Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc;

    – Tóm tắt nội dung, diễn biến vụ việc;

    – Các thông tin khác có liên quan (nếu có);

    – Lý do người tố giác, báo tin biết được vụ việc đó, những ai cùng biết vụ việc đó;

    Trường hợp người tố giác từ chối cung cấp thông tin cá nhân thì cán bộ tiếp nhận vẫn phải tiến hành tiếp nhận và ghi rõ lý do từ chối. Sau đó cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

    Trường hợp tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh qua phương tiện thông tin đại chúng, qua hòm thư điện tử, báo nói, báo hình

    – Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng thì cán bộ được phân công phải tiếp nhận bằng cách sao chụp, ghi chép hoặc in bài viết ra giấy báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý; Đối với thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm phản ánh trên báo nói, báo hình thì cán bộ tiếp nhận viết thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

    – Tiếp nhận thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm qua hòm thư điện tử thì cán bộ tiếp nhận có trách nhiệm in thư ra giấy hoặc viết nội dung đó thành văn bản báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý.

    Trường hợp tiếp nhận đơn, thư có nội dung liên quan đến tội phạm được gửi qua đường bưu điện, giao liên, thì ngay sau khi tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận phải tiến hành phân loại và báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý hoặc chuyển đến bộ phận, đơn vị có chức năng tiếp nhận, phân loại, xử lý tố giác, về tội phạm để tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định tại Thông tư này.

    Trường hợp người dưới 18 tuổi, người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác về tội phạm

    – Đối với trường hợp người dưới 18 tuổi trực tiếp đến tố giác về tội phạm thì cán bộ tiếp nhận phải lập biên bản tiếp nhận theo quy định đã nêu ở trên. Trong quá trình làm việc cán bộ tiếp nhận cần chú ý khai thác thông tin về nhân thân, lai lịch, người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 18 tuổi và liên lạc mời họ nhanh chóng đến trụ sở làm việc để giám hộ.

    Trong trường hợp người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp không đến kịp thì mời người chứng kiến hoặc ghi âm, ghi hình có âm thanh (việc ghi âm, ghi hình được ghi rõ vào biên bản và bảo quản theo quy định). Đồng thời khi lấy lời khai cần chú ý đến thái độ, biểu hiện tâm lý của họ để kịp thời có những tác động tích cực nhằm đảm bảo hiệu quả, sau đó báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để xử lý;

    – Đối với người nước ngoài, người dân tộc ít người trực tiếp đến tố giác tin về tội phạm không nói, viết được ngôn ngữ tiếng Việt thì cán bộ tiếp nhận, căn cứ vào khả năng ngôn ngữ của mình để tiếp nhận hoặc kịp thời báo cáo lãnh đạo, chỉ huy để ra phương án xử lý.

    – Đối với đơn, thư hoặc các hình thức văn bản khác, không ghi rõ tên tuổi, địa chỉ, không có chữ ký trực tiếp hoặc điểm chỉ của người tố giác hoặc của người gửi đơn, thư nhưng có nội dung rõ ràng về người có hành vi vi phạm pháp luật, có tài liệu, chứng cứ cụ thể về hành vi vi phạm pháp luật và có cơ sở để kiểm tra, xác minh, thì cán bộ tiếp nhận vẫn tiến hành tiếp nhận, phân loại, xử lý theo quy định.

    – Tất cả các trường hợp tiếp nhận tố giác về tội phạm, cán bộ tiếp nhận phải ghi vào sổ tiếp nhận nguồn tin về tội phạm theo mẫu số 278 (ban hành theo Thông tư số 61/2017), và phải có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ đồ vật, tài liệu có liên quan không để hư hỏng thất lạc, không làm thay đổi hình thức, nội dung văn bản tố giác về tội phạm; đóng dấu đến, ghi rõ số, ngày, tháng, năm tiếp nhận và nhập vào phần mềm cơ sở dữ liệu (nếu có) để quản lý, theo dõi.

    Sau khi hoàn thiện thủ tục tiếp nhận thì đơn vị tiếp nhận, cán bộ tiếp nhận tiến hành phân loại, xử lý theo trình tự, thủ tục quy định.

    6. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

    Căn cứ theo quy định tại Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm được quy định như sau:

    Thứ nhất, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

    – Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

    – Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

    – Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Thứ hai, Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

    Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

    Chậm nhất là 05 ngày trước khi hết thời hạn kiểm tra, xác minh quy định tại Khoản 2 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh.

    Như vậy thời gian tối đa giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm tối đa không quá 4 tháng.

    7. Gửi đơn trình báo công an nhưng không được giải quyết, xử lý thế nào?

    Căn cứ theo Điều 145 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được quy định như sau:

    Thứ nhất, Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Thứ hai, Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

    – Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

    – Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

    Thứ ba, Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố:

    – Cơ quan điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình;

    – Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình;

    – Viện kiểm sát giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố trong trường hợp phát hiện Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong hoạt động kiểm tra, xác minh tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố hoặc có dấu hiệu bỏ lọt tội phạm mà Viện kiểm sát đã yêu cầu bằng văn bản nhưng không được khắc phục.

    Thứ tư, Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Theo như quy định trên, mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

    Đồng thời, trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành các hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra các quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự hoặc quyết định tạm đình chỉ vụ việc.

    Việc cơ quan công an không có thông báo gì cho bạn về đơn trình báo mất trộm tài sản là không phù hợp với quy định của pháp luật. Nếu vụ việc của bạn đã quá thời hạn giải quyết cho phép theo luật định mà bạn chưa nhận được thông báo từ phía cơ quan công an thì bạn có thể gửi đơn khiếu nại đến các cấp cao hơn.

    khiếu nại quyết địnhTrình tự thủ tục khiếu nại được thực hiện theo các bước sau:

    Bước 1: Tiếp nhận đơn

    Tổ chức, cá nhân khiếu nại gửi đơn và các tài liệu liên quan (nếu có) đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Bước 2: Thụ lý đơn

    Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý để giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu biết; trường hợp không thụ lý để giải quyết thì thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại và nêu rõ lý do.

    Bước 3: Xác minh vụ việc khiếu nại

    Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền căn cứ vào vào nội dung, tính chất của việc khiếu nại tiến hành xác minh, kết luận nội dung khiếu nại.

    Bước 4: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Tố giác tội phạm: Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền và thủ tục giải quyết (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Khiếu nại quyết định bồi thường không thoả đáng khi thu hồi đất (2023)

    Khiếu nại quyết định bồi thường không thoả đáng khi thu hồi đất (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Luật Khiếu nại 2011

    2. Khi không đồng ý với mức bồi thường thu hồi đất trong quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thì người dân có quyền khiếu nại quyết định đó không?

    Các khoản được bồi thường khi bị Nhà nước thu hồi đất

    • Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất
    • Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp; thu hồi đất ở kết hợp kinh doanh dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân mà phải di chuyển chỗ ở;
    • Hỗ trợ tái định cư đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở.
    • Cơ sở pháp lý: Điều 83 Luật Đất đai 2013

    Giá bồi thường khi thu hồi đất theo quy định pháp luật

    • Việc bồi thường được thực hiện bằng việc giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất thu hồi, nếu không có đất để bồi thường thì được đền bù bằng tiền theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất.
    • Giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
    • Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
    • Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định.
    • Cơ sở pháp lý: Điều 74, 114 Luật Đất đai 2013

    Theo quy định tại Điều 204 Luật Đất đai 2013 về giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai như sau:

    Điều 204. Giải quyết khiếu nại, khiếu kiện về đất đai

    1. Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

    Theo đó, người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    Do đó, khi không đồng ý với mức bồi thường thu hồi đất trong quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh thì người dân có quyền khiếu nại quyết định đó.

    3. Trình tự khiếu nại quyết định thu hồi đất được quy định thế nào?

    Theo khoản 1 Điều 7 Luật Khiếu nại 2011 quy định về trình tự khiếu nại như sau:

    Điều 7. Trình tự khiếu nại

    1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    2. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ (sau đây gọi chung là Bộ trưởng) thì người khiếu nại khiếu nại đến Bộ trưởng hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    3. Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Bộ trưởng quản lý ngành, lĩnh vực hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai của Bộ trưởng hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.

    Theo quy định trên, nếu bạn không đồng ý với mức bồi thường của Nhà nước khi bị thu hồi đất thì cần khiếu nại theo trình tự, thủ tục nêu trên hoặc khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền.

    Thời hiệu khiếu nại quyết định bồi thường về đất

    • Thời hiệu khiếu nại là 90 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định bồi thường đất không thỏa đáng.
    • Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
    • Cơ sở pháp lý: Điều 9 Luật Khiếu nại 2011

    Hồ sơ khiếu nại

    • Đơn khiếu nại theo Mẫu số 01 Phụ lục kèm theo Nghị định 124/2020/NĐ-CP
    • Tài liệu, chứng cứ kèm theo để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.
    • Trường hợp vì lý do khách quan mà người khiếu nại không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khiếu nại thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khiếu nại bị xâm phạm.

    Thủ tục nộp đơn khiếu nại

    Bước 1: Nộp đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp;

    Bước 2: Tiếp nhận đơn khiếu nại;

    Bước 3: Thụ lý giải quyết khiếu nại;

    Bước 4: Xác minh nội dung khiếu nại;

    Bước 5: Tổ chức đối thoại (nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau);

    Bước 6: Ra quyết định giải quyết khiếu nại.

    Phương thức nộp đơn khiếu nại

    Cách 1: Nộp trực tiếp

    Cách 2: Thông qua dịch vụ bưu chính

    Quyền khiếu nại lần hai khi không đồng ý với giải quyết khiếu nại lần đầu

    Cơ sở pháp lý: Điều 33, 36, 37 Luật Khiếu nại 2011

    – Khiếu nại lần hai khi: Người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại lần đầu không được giải quyết. Người khiếu nại phải gửi đơn kèm theo quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, các tài liệu có liên quan cho người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.

    – Người khiếu nại khiếu nại lần hai đến thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu theo Điều 18, 20, 21, 23 Luật Khiếu nại 2011.

    – Thời hiệu khiếu nại: 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn: không quá 45 ngày.

    – Giải quyết khiếu nại: Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình người giải quyết khiếu nại lần hai phải thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải nêu rõ lý do.

    – Thời hạn giải quyết khiếu nại lần 2: Không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý, nếu vụ việc phức tạp thì không quá 60 ngày. Nếu vùng sâu vùng xa: không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý, nếu vụ việc phức tạp thì không quá 70 ngày.

    4. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh thì người dân có quyền khiếu nại quyết định này không?

    Theo Điều 26 Luật Đất đai 2013 quy định về bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất như sau:

    Điều 26. Bảo đảm của Nhà nước đối với người sử dụng đất

    1. Bảo hộ quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người sử dụng đất.

    2. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

    3. Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì người sử dụng đất được Nhà nước bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của pháp luật.

    4. Có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không có đất sản xuất do quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế được đào tạo nghề, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm.

    5. Nhà nước không thừa nhận việc đòi lại đất đã được giao theo quy định của Nhà nước cho người khác sử dụng trong quá trình thực hiện chính sách đất đai của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Như vậy, dù gia đình anh không đồng ý phương án bồi thường thì Nhà nước vẫn có thể thu hồi đất nếu thuộc trường hợp thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng.

    Việc khiếu nại, khởi kiện chỉ xử lý vấn đề mức bồi thường chứ không có quy định nào hoãn việc thu hồi trong khi khiếu nại, khởi kiện.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Khiếu nại quyết định bồi thường không thoả đáng khi thu hồi đất (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Chuyển tiền nhầm tài khoản có đòi lại được không? (2023)

    Chuyển tiền nhầm tài khoản có đòi lại được không? (2023)

    Chuyển tiền nhầm tài khoản, trường hợp éo le không ai muốn mình gặp phải. Bởi lẽ, dù người chuyển nhầm tiền có tra được thông tin người nhận số tiền đó nhưng nhiều trường hợp vẫn không thể lấy lại tiền.

    Lý do chuyển khoản nhầm nhiều nhất chủ yếu đến từ việc bạn:

    – Ghi sai tên người nhận hoặc sai số tài khoản ngân hàng. Tỷ lệ người mắc phải trường hợp này là nhiều nhất, vì số tài khoản ngân hàng thường khá dài và khó nhớ. Lúc này nhân viên ngân hàng cũng không kiểm tra kỹ để hỏi lại khách hàng nên đã chuyển khoản nhầm.

    – Chuyển khoản qua cây ATM hoặc APP: Với trường hợp này bạn ghi sai số tài khoản ngân hàng sau đó nhấn gửi mà không kiểm tra kỹ.

    Vậy chuyển khoản nhầm có thể đòi lại được không? Nếu người nhận chuyển khoản nhầm không trả lại tiền có thể bị xử lý như thế nào? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật Hình sự 2015

    Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

    Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

    Thông tư 37/2016/TT-NHNN Quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia

    2. Quyền đòi lại tiền của người chuyển tiền nhầm tài khoản được quy định thế nào?

    Căn cứ Điều 166 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền đòi lại tài sản như sau:

    Điều 166. Quyền đòi lại tài sản

    1. Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

    2. Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.”

    Theo Điều 159 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền khác đối với tài sản như sau:

    Điều 159. Quyền khác đối với tài sản

    1. Quyền khác đối với tài sản là quyền của chủ thể trực tiếp nắm giữ, chi phối tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác.

    2. Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

    a) Quyền đối với bất động sản liền kề;

    b) Quyền hưởng dụng;

    c) Quyền bề mặt.”

    Theo quy định trên, chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

    Tuy nhiên, chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó.

    Như vậy, chủ tài khoản có quyền đòi lại số tiền chuyển khoản nhầm từ người được chuyển khoản nhầm (chiểm hữu tiền không có căn cứ pháp luật).

    3. Cách lấy lại tiền khi chuyển nhầm tài khoản?

    Nếu gặp trường hợp trên bạn đừng lo lắng bởi vì Ngân hàng Nhà nước và Luật đã quy định rõ ràng về quy trinh xử lý các trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản người khác cụ thể tại  các điều 32, 33, 34 Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về việc quản lý, vận hành và sử dụng hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng quốc gia. Khách hàng làm theo hướng dẫn dưới đây để có thể lấy lại số tiền nhanh nhất:

    Trường hợp bạn chuyển tiền nhầm cùng một ngân hàng thì bước đầu tiên bạn liên hệ ngay với ngân hàng và thông báo cho họ biết sự cố của bạn việc chuyển nhầm tiền. Khách hàng có thể đến trực tiếp chi nhánh ngân hàng của mình để làm giấy đề nghị hỗ trợ xem xét, rà soát giao dịch chuyển nhầm theo quy định

    – Sau đó cung cấp thông tin giao dịch chuyển tiền nhầm cho ngân hàng và cung cấp các giấy tờ như: Chứng minh thư nhân dân, thẻ ngân hàng, chứng từ như hóa đơn chuyển tiền, thời gian chuyển tiền, số tài khoản và nội dung chuyển tiền để ngân hàng rà soát, kiểm tra lại giao dịch của khách hàng

    – Sau khi hiểu được tình hình của khách hàng, ngân hàng sẽ tiến hành thực hiện các phương án theo quy định của pháp luật bằng cách dựa vào những thông tin khách hàng cung cấp để kiểm tra và rà soát giao dịch

    – Ngân hàng sẽ tiến hành xử lý trường hợp của bạn bằng cách báo cho chủ số tài khoản nhận nhầm tiền đó biết về việc bạn chuyển tiền nhầm, tiếp theo đó ngân hàng có thể tiến hành phong tỏa tài khoản của chủ tài khoản bị chuyển nhầm và chuyển trả lại số tiền đó nếu như trong tài khoản của người đó còn tiền trên cơ sở lệnh yêu cầu hờn trả lệnh Thanh toán.

    Trường hợp tài khoản người đó không đủ tiền do người đó đã rút với mục đích nào đó thì ngân hàng nơi bạn chuyển tiền nhầm đó sẽ yêu cầu người nhận tiền này nộp tiền vào tài khoản để thực hiện lệnh yêu cầu hoàn trả lệnh thanh toán, chuyển lại tiền cho Ngân hàng nơi bạn chuyển tiền đi.

    Thậm chí có nhiều trường hợp bên chủ tài khoản nhận nhầm tiền của bạn không còn đủ tiền để thanh toán lại cho ngân hàng hoặc trường hợp không thể liên lạc được có thể thực hiện theo hướng sau đây

    + Sau khi biết được thông tin của người nhận số tiền nhầm đó, bạn thử liên hệ thương lượng và thuyết phục họ trả lại số tiền đã bị chuyển nhầm đó.Hoặc có thể liên lạc với địa phương hay thông báo qua ngân hàng khi không thể liên lạc được với họ

    + Nếu tiến hành liên lạc được nhưng thương lượng không thành thì chủ tài khoản chuyển nhầm có thể tình báo với cơ quan công an hoặc khởi kiện ra tòa hoặc có thể dùng cả hai cách này. Tuy nhiên những cách này đều mất rất nhiều thời gian, chi phí, thậm chí kết quả sẽ không được như bạn mong muốn. Nên bạn hãy cân nhắc kỹ lưỡng những cách này

    Trường hợp bạn chuyển nhầm tiền khách ngân hàng thì ngân hàng của bạn sẽ liên lạc với ngân hàng bên chủ tài khoản nhận nhầm tiền kia để yêu cầu hỗ trợ với chủ tài khoản và thực hiện các bước như trên để giúp khách hàng nhận lại tiền.

    Nhiều người hỏi mất bao lâu thì lấy lại được tiền chuyển nhầm thì cũng tùy vào việc liên hệ, kết nối với người nhận chuyển nhầm mà thời gian bạn lấy tiền chuyển nhầm nhanh hay chậm.

    Với các trường hợp chuyển tiền nhầm vào tài khoản mà người nhận thiện chí chuyển tiền lại thì sẽ mất khoản 5 đến 7 ngày chủ tài khoản có thể nhận lại tiền của mình, ngược lại nếu chủ tài khoản không thiện trí trả mà cố tình chiếm đoạt thì chủ tài khoản chuyển nhầm buộc phải đưa vụ việc ra giải quyết tại tòa án ước tính phải mất vài tháng để có thể nhận lại tiền.

    Với các trường hợp chuyển sai tên, sai số tài khoản thì cũng mất khoảng 7 ngày làm việc để ngân hàng rà soát giao dịch và chuyển trả lại tiền cho chủ tài khoản.

    4. Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với người không trả tiền chuyển khoản nhầm được quy định thế nào?

    Theo điểm đ khoản 2 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

    c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

    Theo đó, người không trả tiền chuyển khoản nhầm có thể bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng về hành vi chiếm giữ tài sản của người khác.

    Đồng thời còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tương ứng đối với hành vi vi phạm của mình như các quy định nêu trên.

    5. Người không trả tiền chuyển khoản nhầm có phạm tội không?

    Căn cứ Điều 176 Bộ luật Hình sự 2015, điểm b khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, được bổ sung bởi điểm d khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội chiếm giữ trái phép tài sản như sau:

    Điều 176. Tội chiếm giữ trái phép tài sản

    1. Người nào cố tình không trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc không giao nộp cho cơ quan có trách nhiệm tài sản trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc dưới 10.000.000 đồng nhưng tài sản là di vật, cổ vật bị giao nhầm hoặc do mình tìm được, bắt được, sau khi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc cơ quan có trách nhiệm yêu cầu được nhận lại tài sản đó theo quy định của pháp luật, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội chiếm giữ tài sản trị giá 200.000.000 đồng trở lên hoặc bảo vật quốc gia, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.”

    Như vậy, nếu người không trả tiền chuyển khoản nhầm có giá trị sẽ phạm tội nếu tiền chuyển khoản nhầm đó trên 10 triệu đồng.

    Cụ thể, nếu người chiếm đoạt tiền chuyển khoản nhầm có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    Nếu số tiền chiếm đoạt trị giá 200.000.000 đồng trở lên thì người này sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Chuyển tiền nhầm tài khoản có đòi lại được không? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Hành vi trộm cây cảnh bị xử lý như thế nào? (2023)

    Hành vi trộm cây cảnh bị xử lý như thế nào? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

    2. Hành vi trộm cây cảnh bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?

    hành vi trộm cây cảnhTheo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    “Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác

    1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;

    đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

    2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của cá nhân, tổ chức, trừ trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều 21 Nghị định này;

    b) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    c) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    d) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    đ) Sử dụng, mua, bán, thế chấp, cầm cố trái phép hoặc chiếm giữ tài sản của người khác;

    e) Cưỡng đoạt tài sản nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;

    b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.

    4. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d và đ khoản 2 Điều này;

    b) Buộc trả lại tài sản do chiếm giữ trái phép đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm đ và e khoản 2 Điều này;

    c) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.”

    Căn cứ quy định trên phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Như vậy, vào dịp Tết Âm lịch người có hành vi xâm nhập vào nhà vườn trồng hoa kiểng, cây cảnh của người khác để trộm cắp hoa kiểng có thế bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

    Ngoài ra, người có hành vi vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bao gồm:

    – Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm;

    – Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính.

    Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP thì mức phạt quy định nêu trên được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    3. Người có hành vi trộm cắp cây cảnh có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?

    Theo điểm a khoản 4 Điều 173 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

    Điều 173. Tội trộm cắp tài sản

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

    đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

    Căn cứ quy định trên thì người có hành vi trộm cắp hoa kiểng, cây cảnh có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên vào dịp Tết Âm lịch thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

    4. Cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên?

    Theo điểm d khoản 1 Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định như sau:

    “Điều 9. Phân loại tội phạm

    1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:

    d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.”

    Theo điểm d khoản 1 Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 quy định thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là 20 năm.

    Căn cứ các quy định trên thì thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội trộm cắp tài sản có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên là trong 20 năm.

    Lưu ý:

    – Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.

    – Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Những người nào có quyền kháng cáo quyết định hình sự sơ thẩm? Thời hạn gửi đơn kháng cáo là bao lâu? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!