Danh mục: Kiến thức pháp luật

  • Đất liền kề; đất vườn là gì? Khi nào được phép chuyển lên đất thổ cư? 2023

    Đất liền kề; đất vườn là gì? Khi nào được phép chuyển lên đất thổ cư? 2023

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 43/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai

    2. Đất liền kề là gì?

    đất liền kề

    Hiện nay pháp luật nói chung và pháp luật đất đai nói riêng không quy định hay giải thích thế nào là đất liền kề. Đồng thời trên thực tế “đất liền kề” cũng không được quan niệm thống nhất như một số loại đất khác như đất thổ cư (đất ở), đất xen kẹt,…

    Mặc dù vậy, căn cứ vào thực tiễn và thuật ngữ “đất liền kề” có thể hiểu theo nghĩa phổ biến nhất như sau:

    Đất liền kề là diện tích đất tiếp giáp với đất thổ cư trong thửa đất có nhiều loại đất khác nhau.

    Về mặt pháp lý đất liền kề không có ranh giới cụ thể, đồng thời đất liền thường là đất phi nông nghiệp không phải là đất ở và các loại đất nông nghiệp khác như đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm,… tiếp giáp với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất.

    3. Khi nào đất liền kề được chuyển thành đất thổ cư?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Đất đai 2013 về Chuyển mục đích sử dụng đất:

    Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

    b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

    c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

    e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

    g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

    2. Khi chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người sử dụng đất phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; chế độ sử dụng đất, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được áp dụng theo loại đất sau khi được chuyển mục đích sử dụng.

    Theo đó, Điểm d và điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:

    “1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    ….

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

    e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.”.

    Như vậy, tất cả các loại đất muốn chuyển sang đất ở phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Nói cách khác, đối với hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thì chỉ khi nào có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của  cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) thì mới được phép chuyển sang đất ở (mới được xây dựng nhà ở…).

    Ngoài ra, cơ quan nhà nước thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cũng không tự ý ra quyết định cho phép chuyển mục đích sang đất ở mà phải dựa trên những căn cứ nhất định.

    Căn cứ cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được nêu rõ tại Điều 52 Luật Đất đai 2013 như sau:

    “Điều 52. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

    1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

    2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.”.

    Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất sau khi nhận được đơn và thửa đất xin chuyển thuộc khu vực được phép chuyển (khu vực này quy định trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm).

    Nói cách khác, Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở sang đất ở khi đủ 02 điều kiện sau:

    – Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện cho phép chuyển sang đất ở (kế hoạch sử dụng đất hàng năm được công khai nên người dân có thể tự mình kiểm tra hoặc hỏi ý kiến của công chức địa chính xã, phường, thị trấn).

    – Có đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất.

    4. Hồ sơ, thủ tục chuyển sang đất thổ cư

    Do đa số người dân không hiểu rõ về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất hàng năm nên nếu có nhu cầu thì chuẩn bị hồ sơ và thực hiện theo thủ tục sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ với các giấy tờ như sau:

    – Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    – Giấy chứng nhận đã cấp (Sổ đỏ, Sổ hồng).

    Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơ

    Cách 1: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa để chuyển cho Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất.

    Cách 2: Nơi chưa tổ chức bộ phận một cửa thì nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    Bước 3: Giải quyết yêu cầu

    Trong giai đoạn này Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện nhiệm vụ theo quy định và phối hợp với địa chính xã, phường, thị trấn để thẩm định nhu cầu sử dụng đất trên thực địa.

    Giai đoạn này thì người dân cần lưu ý nghĩa vụ quan trọng nhất là nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của cơ quan thuế.

    Bước 4: Trả kết quả

    Thời gian giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày làm việc đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn.

    Thời gian trên không tính thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất.

    5. Đất vườn là gì?

    Đất vườn là loại đất rất phổ biến trên thực tế do hộ gia đình, cá nhân sử dụng. Tuy nhiên, không phải cứ sử dụng phổ biến là sẽ biết rõ đất vườn là gì và khi nào được phép chuyển lên đất thổ cư.

    * Đất vườn trên thực tiễn

    Mặc dù pháp luật đất đai hiện nay không quy định hay giải thích thế nào là đất vườn nhưng căn cứ vào thực tiễn sử dụng đất có thể hiểu đất vườn là đất sử dụng để làm vườn.

    Trên diện tích đất làm vườn thường trồng cây hàng năm như trồng màu, rau, đậu,… cây lâu năm như các loại cây ăn quả (mít, bưởi, chuối, cam,…), cây cảnh hoặc trồng xen cây hàng năm và cây lâu năm.

    * Đất vườn theo văn bản pháp luật

    Luật Đất đai hiện nay không giải thích thế nào là đất vườn, thay vào đó Điều 10 Luật Đất đai 2013 phân loại đất đai thành 03 nhóm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng.

    Điều 10. Phân loại đất

    Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

    1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;

    b) Đất trồng cây lâu năm;

    c) Đất rừng sản xuất;

    d) Đất rừng phòng hộ;

    đ) Đất rừng đặc dụng;

    e) Đất nuôi trồng thủy sản;

    g) Đất làm muối;

    h) Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

    2. Nhóm đất phi nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

    a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;

    b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;

    c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;

    d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;

    đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm;

    e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;

    g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;

    h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;

    i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;

    k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;

    3. Nhóm đất chưa sử dụng gồm các loại đất chưa xác định mục đích sử dụng.

    Mặc dù không giải thích thế nào là đất vườn nhưng tại Điều 103 Luật Đất đai 2013 có quy định cách xác định phần diện tích đất vườn, ao trong cùng thửa đất ở (thửa đất có nhiều mục đích sử dụng, gồm có đất ở, đất vườn, ao).

    Tuy Luật Đất đai hiện hành không quy định hay giải thích thế nào là đất vườn nhưng trước đây có một số văn bản có đề cập loại đất này, cụ thể:

    Ngày 12/10/1999, Tổng cục Địa chính ra Quyết định 507/1999/QĐ-TCĐC ban hành hệ thống biểu mẫu thống kê đất đai phục vụ công tác kiểm kê đất đai năm 2000, trong đó quy định:

    “Đất vườn tạp là diện tích đất vườn gắn liền với đất ở thuộc khuôn viên của mỗi hộ gia đình trong các khu dân cư trồng xen kẽ giữa các loại cây hàng năm với cây lâu năm hoặc giữa các cây lâu năm mà không thể tách riêng để tính diện tích cho từng loại.”.

    Ngoài ra, tại Phụ lục mục đích sử dụng đất và ký hiệu quy ước ban hành kèm theo Thông tư 1990/2001/TT-TCĐC ngày 30/11/2001 quy định loại đất làm vườn thuộc nhóm đất nông nghiệp, ký hiệu là “Vườn”.

    Như vậy, dưới góc độ pháp lý, đất vườn là đất trồng cây hàng năm hoặc lâu năm trong một thửa đất riêng (tạo thành một thửa riêng là đất nông nghiệp) hoặc nằm trong cùng thửa đất với đất ở.

    Từ những phân tích theo căn cứ thực tiễn sử dụng đất và quy định của pháp luật đất đai có thể hiểu đất vườn như sau:

    Đất vườn là loại đất được sử dụng trồng cây hàng năm, cây lâu năm hoặc trồng xen kẽ cây hàng năm với cây lâu năm trong cùng thửa đất hoặc xen kẽ với phần diện tích đất ở trong cùng thửa đất ở. 

    6. Đất vườn có thời hạn bao nhiêu năm?

    Từ cách hiểu đất vườn ở trên cho thấy loại đất này thuộc nhóm đất nông nghiệp, trừ trường hợp phần diện tích đất ở hoặc đất phi nông nghiệp khác nhưng được người sử dụng đất sử dụng làm sân vườn.

    Vì đất vườn là đất nông nghiệp nên thời hạn sử dụng được xác định theo khoản 1 và khoản 2 Điều 126 Luật Đất đai 2013, cụ thể như sau:

    – Đất vườn được Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có thời hạn sử dụng là 50 năm.

    Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn là 50 năm mà không phải làm thủ tục gia hạn.

    – Nhà nước cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất nông nghiệp (đất vườn) có thời hạn sử dụng đất không quá 50 năm.

    Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.

    Như vậy, đất vườn có thời hạn sử dụng là 50 năm nếu là đất được Nhà nước giao hoặc công nhận quyền sử dụng đất (đất sử dụng từ đời này qua đời khác, đất do khai hoang), khi hết hạn thì được tiếp tục sử dụng hoặc không quá 50 năm đối với đất được Nhà nước cho thuê.

    7. Có được xây nhà trên đất vườn không?

    đất thổ cưCâu trả lời đối với câu hỏi trên là không vì một trong những nguyên tắc sử dụng đất là phải sử dụng đất đúng mục đích. Nội dung này được nêu rõ tại khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 như sau:

    “Điều 6. Nguyên tắc sử dụng đất

    1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.”.

    Điều đó có nghĩa là chỉ được xây dựng nhà ở trên đất ở (hay còn gọi là đất thổ cư), nếu xây dựng nhà ở trên các loại đất khác sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và buộc phải tháo dỡ nhà ở đó.

    8. Khi nào được phép chuyển đất vườn thành đất thổ cư?

    Điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

    “…

    d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.”.

    Như vậy, muốn chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất ở phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền và chỉ được chuyển nếu có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

    Riêng đối với hộ gia đình, cá nhân chỉ được chuyển sang đất ở nếu có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư? Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2023 là bao nhiêu?

    Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư? Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2023 là bao nhiêu?

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2013

    Nghị định 45/2014/NĐ-CP Quy định về thu tiền sử dụng đất

    Nghị định 91/2019/NĐ-CP Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai

    Nghị định 126/2020/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế

    2. Khi nào được đất nông nghiệp thành đất thổ cư?

    đất thổ cưĐất nông nghiệp bị bỏ hoang hoặc không đủ điều kiện để canh tác, sử dụng theo đúng mục đích khá phổ biến. Vậy, trong trường hợp đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư hay không?

    Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở) phải được phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương).

    Mặc dù Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân nhưng không phải “toàn quyền” quyết định mà phải căn cứ vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất (sẽ thẩm định sau khi nhận hồ sơ).

    Tóm lại, người dân chỉ được chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư khi có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (quyết định có dấu đỏ) cho dù đất nông nghiệp đó bị “bỏ hoang” hoặc không đủ điều kiện canh tác hoặc canh tác không hiệu quả như thiếu nước, không màu mỡ,…

    3. 4 bước để chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định

    Để được chuyển sang đất thổ cư thì hộ gia đình, cá nhân cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ, gồm các giấy tờ như sau:

    – Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất theo Mẫu số 01.

    – Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ hồng, Sổ đỏ đã cấp).

    Bước 2. Nộp hồ sơ

    Cách 1: Địa phương đã thành lập bộ phận một cửa để tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính thì hộ gia đình, cá nhân nộp tại bộ phận một cửa cấp huyện.

    Cách 2: Địa phương chưa thành lập bộ phận một cửa thì hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường.

    Bước 3: Xử lý, giải quyết yêu cầu

    Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những nhiệm vụ sau:

    – Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích.

    – Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định (nếu được chuyển mục đích sử dụng đất thì người dân sẽ nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước – trong đó nêu rõ số tiền và hạn nộp).

    – Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng.

    – Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

    Bước 4: Trả kết quả

    – Phòng Tài nguyên và Môi trường trao quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi hộ gia đình, cá nhân nộp tiền theo thông báo của cơ quan thuế (xuất trình biên lai đã nộp tiền khi nhận quyết định).

    – Thời gian thực hiện thủ tục: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất); không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn.

    4. Mức phạt khi “bỏ hoang đất” đất nông nghiệp

    Căn cứ theo Khoản 1 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định người sử dụng đất có hành vi không sử dụng đất trồng cây hàng năm trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục mà không thuộc trường hợp bất khả kháng thì bị xử phạt vi phạm hành chính (phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả).

    Hình thức và mức phạt được quy định như sau:

    TT Diện tích đất “bỏ hoang” Mức phạt tiền
    1 Dưới 0,5 héc ta Từ 500.000 đồng – 01 triệu đồng
    2 Từ 0,5 đến dưới 03 héc ta Từ 01 – 03 triệu đồng
    3 Từ 03 đến dưới 10 héc ta Từ 03 – 05 triệu đồng
    4 Từ 10 héc ta trở lên Từ 05 – 10 triệu đồng
    Mức phạt trên đây áp dụng đối với cá nhân, mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có cùng một hành vi vi phạm hành chính (mức phạt tối đa là 20 triệu đồng).

    Bên cạnh việc bị phạt tiền thì người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

    “Buộc sử dụng đất theo mục đích được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp đã bị xử phạt mà không đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai.”.

    Theo đó, ngoài việc bị phạt tiền thì người vi phạm buộc phải đưa đất vào sử dụng theo quy định, nếu không đưa đất vào sử dụng sẽ bị thu hồi.

    5. Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2023 là bao nhiêu?

    Nếu biết được việc chuyển đất nông nghiệp sang đất ở mất bao nhiêu tiền sẽ giúp người dân chủ động hơn về kinh phí, đồng thời cũng tránh tình trạng chậm nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

    Khi nhận được thông báo nộp tiền vào ngân sách nhà nước của cơ quan thuế người dân có trách nhiệm nộp đúng số tiền và đúng hạn theo thông báo; nếu cần đối chiếu với thông báo nộp tiền, người dân có thể tự mình thực hiện theo cách tính dưới đây:

    6. Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư

    * Tiền sử dụng đất

    Tiền sử dụng đất là khoản tiền nhiều nhất khi chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư (đất ở).

    Trường hợp 1: Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở (đất ở và đất nông nghiệp xen lẫn với nhau trong cùng thửa đất)

    Điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định:

    “Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở theo quy định tại Khoản 6 Điều 103 Luật Đất đai sang làm đất ở; chuyển từ đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở t

    hì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.”

    Như vậy, 02 trường hợp sau sẽ nộp tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích:

    – Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở sang làm đất ở.

    – Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao gắn liền nhà ở nhưng người sử dụng đất tách ra để chuyển quyền hoặc do đơn vị đo đạc khi đo vẽ bản đồ địa chính từ trước ngày 01/7/2004 đã tự đo đạc tách thành các thửa riêng sang đất ở.

    Tóm lại, nếu thuộc trường hợp trên thì tiền sử dụng đất tính theo công thức sau:

    Tiền sử dụng đất phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

    Trường hợp 2: Chuyển từ đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở (xem trong phần nguồn gốc sử dụng đất tại trang 2 của Giấy chứng nhận sẽ biết khi nào là đất nông nghiệp được nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất).

    Điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP quy định như sau:

    “Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền”.

    Theo đó, tiền sử dụng đất trong trường hợp này được tính theo công thức sau:

    Tiền sử dụng đất phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

    Để tính được số tiền sử dụng đất phải nộp cần theo 03 bước sau:

    Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

    – Để xác định cần biết vị trí thửa đất: Tên đường, vị trí thửa đất gồm vị trí 1, 2, 3, 4 hay vị trí còn lại (vị trí 1, 2, 3,… xác định theo chiều sâu của thửa đất so với mặt tiền – càng lùi sâu giá càng thấp).

    – Xác định giá đất trong bảng giá đất (xem tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh ban hành).

    Bước 2: Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp (xác định như bước 1).

    Bước 3: Lấy tiền sử dụng đất theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp

    Mặc dù có công thức như vậy nhưng để tính tiền sử dụng đất cho 01 thửa đất cụ thể khá phức tạp, để dễ hiểu hơn bạn đọc hãy xem qua ví dụ sau:

    Ông A có 01 thửa đất trồng cây hàng năm khác với diện tích là 1000m2, vì con ông A lập gia đình và có nhu cầu ở riêng nhưng không có đất ở nên ông A muốn chuyển 100m2 đất trồng cây hàng năm khác sang đất ở. Tiền sử dụng đất được tính như sau:

    Bước 1: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất ở

    Thửa đất của ông A thuộc vị trí 1 (vị trí tiếp giáp đường) có giá đất ở trong bảng giá đất là: 01 triệu đồng/m2.

    Bước 2: Xác định tiền sử dụng đất theo giá đất nông nghiệp

    Cũng vị trí đó giá đất nông nghiệp theo bảng giá đất là 250.000 đồng/m2.

    Bước 3: Tiền sử dụng đất phải nộp của 01m2 là 750.000 đồng (01 triệu đồng – 250.000 đồng).

    Tổng tiền sử dụng đất mà ông A phải nộp khi xin chuyển 100m2 sang đất ở là 75 triệu đồng.

    Lưu ý: Riêng đối với đất có nguồn gốc từ nhận chuyển nhượng hợp pháp thì căn cứ vào nguồn gốc đất đó để thu tiền sử dụng đất, cụ thể:

    – Đất có nguồn gốc là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thuộc khu dân cư không được công nhận là đất ở thì thu tiền sử dụng đất bằng 50% chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

    – Đất nhận chuyển nhượng có nguồn gốc là đất nông nghiệp được giao trong hạn mức sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân thì thu tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp.

    * Lệ phí cấp Giấy chứng nhận

    – Đối tượng áp dụng: Nộp lệ phí trước bạ khi được cấp Giấy chứng nhận mới.

    – Mức nộp: Từ 100.000 đồng trở xuống/lần cấp.

    * Lệ phí trước bạ

    – Đối tượng phải nộp: Đa số các trường hợp không phải nộp, chỉ áp dụng đối với trường hợp cấp Giấy chứng nhận mà được miễn lệ phí trước bạ, sau đó được chuyển mục đích sử dụng đất mà thuộc diện phải nộp lệ phí.

    – Cách tính lệ phí trước bạ:

    Lệ phí trước bạ = (Giá đất tại bảng giá đất x Diện tích) x 0.5%

    * Phí thẩm định hồ sơ

    Phí thẩm định hồ sơ do Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định nên:

    – Không phải tỉnh thành nào cũng thu loại phí này.

    – Nếu có thu thì mức thu giữa các tỉnh thành là không giống nhau.

    7. Thời hạn nộp các khoản tiền vào ngân sách

    Căn cứ khoản 4 và khoản 8 Điều 18 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, thời hạn nộp tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ như sau:

    * Tiền sử dụng đất

    – Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất theo thông báo.

    – Chậm nhất là 90 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo nộp tiền sử dụng đất, người sử dụng đất phải nộp 50% tiền sử dụng đất còn lại theo thông báo.

    * Lệ phí trước bạ: Thời hạn nộp lệ phí trước bạ chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày ban hành thông báo, trừ trường hợp người nộp thuế được ghi nợ lệ phí trước bạ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Đất nông nghiệp bỏ hoang có được chuyển thành đất thổ cư? Chi phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư 2023 là bao nhiêu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm? (2023)

    Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Hình sự 2015

    2. Định nghĩa:

    trách nhiệm hình sự của đồng phạmCăn cứ theo quy định tại Điều 17 Bộ luật Hình sự 2015 về Đồng phạm:

    Điều 17. Đồng phạm

    1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

    2. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

    3. Người đồng phạm bao gồm người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức.

    Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

    Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

    Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

    Người giúp sức là người tạo điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

    4. Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành.

    Như vậy, đồng phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự là trường hợp hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm. Đồng phạm có thể là người chủ mưu, người cầm đầu, người chỉ huy và người thực hiện tội phạm. Để xác định trách nhiệm trong đồng phạm cần căn cứ vào nhiều yếu tố trong đó có những nguyên tắc chung để xác định.

    3. Thế nào được coi là đồng phạm trong một vụ án?

    Để đáp ứng được điều kiện đồng phạm trong vụ án, cần phải đáp ứng được các điều kiện như sau:

    * Thứ nhất, căn cứ vào mặt khách quan của tội phạm bao gồm: Căn cứ vào số lượng người tham gia trong vụ án và căn cứ vào tính liên kết về hành vi cùng thực hiện một tội phạm, căn cứ vào hậu quả do vụ án đồng phạm gây ra.

    – Trước hết, căn cứ vào số lượng người trong vụ án đồng phạm: theo đó, tại Điều 20 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định trong vụ án đồng phạm có từ 2 người trở lên, những người này đều phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.

    Trường hợp một người thỏa mãn điều kiện còn những người còn lại không thỏa mãn điều kiện về đổ tuổi hoặc về năng lực trách nhiệm hình sự hoặc không thỏa mãn cả hai thì không được coi là đồng phạm.

    Người nào trực tiếp thực hiện hành vi khách quan được mô tả trong cấu thành tội phạm cụ thể thì người đó còn phải có đặc điểm riêng của chủ thể trong cấu thành tội phạm đó.

    Những người này cùng thực hiện một tội phạm, biểu hiện là cùng thực hiện hành vi khách quan hoặc cùng tham gia thực hiện hành vi khách quan.

    – Những người trong vụ án đồng phạm phải cùng nhau thực hiện một tội phạm hoặc góp phần thực hiện tội phạm. Theo đó, hành vi của người đồng phạm này sẽ phải liên kết chặt chẽ với hành vi của người đồng phạm kia.

    Tất cả các hành vi đó đều hướng về cùng một tội phạm, tạo điều kiện, hỗ trợ cho nhau để thực hiện tội phạm thuận lợi hơn hết hành vi phạm tội có mối quan hệ nhân quả với hậu quả chung xảy ra. Hành vi của mỗi người trong vụ án đều là nguyên nhân gây ra hậu quả chung ấy, mặc dù có người trực tiếp, người gián tiếp gây ra hậu quả tác hại. Đây là đặc điểm về quan hệ nhân quả trong vụ án đồng phạm.

    * Thứ hai căn cứ về mặt chủ quan, một vụ án  được coi là có đồng phạm khi những người tham gia có sự cố ý tham gia thực hiện tội phạm. Tất cả những người đồng phạm đều thấy rõ hành vi của toàn bộ những người trong vụ án đều nguy hiểm cho xã hội. Họ đều thấy trước hành vi của mình và hành vi của người đồng phạm khác trong vụ án đồng phạm là nguy hiểm, thấy trước hành vi của tất cả những người đồng phạm đều là nguyên nhân dẫn đến hậu quả tác hại.

    Bên cạnh đó, họ cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức để mặc cho hậu quả chung xảy ra dẫn đến nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp chỉ biết mình có hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội mà không biết người khác cũng có hành vi như vậy với mình thì chưa thỏa mãn dấu hiệu lỗi cố ý trong đồng phạm và do vậy sẽ không có đồng phạm trong vụ án đó.

    Mặt chủ quan của tội phạm thể hiện trên hai mặt lý trí và ý chí của người phạm tội. Chính vì lẽ đó, về lý chí của người thực hiện, họ phải biết được rằng hành vi của họ đang nguy hiểm cho xã hội; họ nhận thức được người khác cũng đang thực hiện hành vi nguy hiểm giống mình và họ biết được hậu quả xảy ra khi thực hiện hành vi đó như thế nào.

    Còn về ý chí, đòi hỏi những người đồng phạm cùng mong muốn có hoạt động phạm tội chung và cùng mong muốn có hoạt động phạm tội chung có để cho hậu quả xảy ra. Điều đó đã phản ảnh mong muốn và nguyện vọng của những người thực hiện tội phạm đối với hành vi của những người đồng phạm khác và đối với hậu quả chung nguy hiểm cho xã hội của tội phạm.

    Ngược lại, nếu chứng minh được rằng mình không mong muốn hậu quả chung xảy ra từ hành vi thực hiện thì không phải là đồng phạm.

     4. Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm được hiểu như thế nào?

    Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý. Là trách nhiệm của người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong pháp luật hình sự bằng một hậu quả bất lợi do Tòa án áp dụng tùy thuộc vào tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi mà người đó thực hiện.

    Trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cũng là hậu quả pháp lý bất lợi đối với những người đồng phạm khi họ cùng thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Tương ứng với vai trò, tính chất, mức độ tham gia khi thực hiện tội phạm.

    Việc xác định trách nhiệm hình sự cho người đồng phạm phải dựa trên hành vi cụ thể của mỗi người do trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân, mỗi cá nhân sẽ có những mức độ trách nhiệm hình sự khác nhau.

    Chính vì vậy, khi xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm cần phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, cụ thể tại mục 3 dưới đây.

    5. Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm:

    – Nguyên tắc chịu trách nhiệm chung:

    + Thực hiện tội phạm dưới hình thức đồng phạm là một thể thống nhất; hậu quả, tác hại của tội phạm là kết quả chung của hành vi của những người đồng phạm. Những người đồng phạm phải chịu trách nhiệm hình sự chung về tội phạm mà họ cùng tham gia thực hiện với người thực hành về cùng một tội danh, cùng một điều luật và trong phạm vi chế tài mà điều luật đó quy định.

    + Những người đồng phạm cùng phải chịu những tình tiết tăng nặng (nếu có) được quy định trong Điều 51 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).

    + Những nguyên tắc chung về truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định hình phạt, thời hiệu đối với loại tội mà những người đồng phạm đã thực hiện được áp dụng chung cho những người đồng phạm.

    Theo đó, mọi đồng phạm đều bị áp dụng nguyên tắc chung về toàn bộ tội phạm đã xảy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và nguyên tắc xác định hình phạt. Nguyên tắc này có được do tính chất liên kết hành vi cùng thực hiện một tội phạm, hành vi của mỗi người đồng phạm đều là nguyên nhân gây ra hậu quả tác hại.

    Chính vì lẽ đó mà Bộ luật Hình sự đã quy định chung là tất cả những người đồng phạm đều bị truy tố, xét xử về một tội phạm mà họ thực hiện, đều bị áp dụng hình phạt của tội phạm mà tất cả những người đồng phạm cùng thực hiện.

    Nguyên tắc chịu trách nhiệm độc lập:

    + Những người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người đồng phạm khác.

    + Những tình tiết táng nặng, giảm nhẹ hoặc miễn trách nhiệm hình sự chỉ áp dụng đối với người có những tình tiết đó.

    + Việc miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt đối với người đồng phạm này không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.

    + Hành vi của người xúi giục, người giúp sức, người tổ chức chưa dẫn đến việc thực hiện tội phạm vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

    + Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội của một trong những người đồng phạm không loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khác.

    Trong đồng phạm, mỗi người phải chịu trách nhiệm chung về cùng tội phạm mà họ cùng thực hiện nhưng Bộ luật Hình sự quy định thêm rằng mỗi người đồng phạm lại đều phải chịu trách nhiệm hình sự độc lập đối với hành vi phạm tội của mình.

    Bởi lẽ, trách nhiệm hình sự là trách nhiệm cá nhân nên việc xác định trách nhiệm hình sự cho mỗi người đồng phạm vẫn phải dựa trên cơ sở hành vi cụ thể của mỗi người. Điều này thể hiện ở chỗ, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đến đâu thì áp dụng trách nhiệm đến đó. Người đồng phạm này không phải chịu trách nhiệm hình sự về sự vượt quá của người đồng phạm khác.

    Trên thực tế, hành vi vượt quá thường được hiểu là hành vi của người thực hành.

    Nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự của đồng phạm này cũng đã được nhắc đến tại Điều 58 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017 như sau:

    Điều 58. Quyết định hình phạt trong trường hợp đồng phạm.

    Khi quyết định hình phạt đối với những người đồng phạm, Tòa án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

    Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặc loại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối với người đó.

    Nguyên tắc cá thể hóa:

    Mặc dù cùng thực hiện một tội phạm nhưng tính chất và mức độ tham gia của những người đồng phạm khác nhau. Vì vậy, khi quyết định hình phạt, ta phải xem xét tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm.

    Chúng ta cùng phân tích về tính chất, mức độ tham gia của từng người đồng phạm:

    – Đánh giá đồng phạm cần xem xét tính chất của đồng phạm. Theo đó không phải cứ nhiều người tham gia là đồng phạm, mà nhiều người tham gia đó phải cố ý cùng thực hiện một tội phạm, nếu có nhiều người phạm tội nhưng không cùng thực hiện một tội phạm thì không gọi là đồng phạm.

    Giữa những người phạm tội đó có sự bàn bạc, thống nhất trước khi thực hiện tội phạm hoặc có sự tiếp nhận về mặt ý chí giữa những người phạm tội. Như vậy, căn cứ vào tính chất đồng phạm có thể phân chia thành đồng phạm có sự bàn bạc, thống nhất ý chí và đồng phạm không bàn bạc, thống nhất ý chí.

    – Đánh giá về tính chất của hành vi phạm tội:

    + Cần xem xét, cân nhắc lỗi, mục đích, động cơ của người phạm tội; phương tiện phạm tội; thủ đoạn phạm tội; thời gian và địa điểm phạm tội; khách thể xâm hại…

    + Cần xem xét. cân nhắc hậu quả do hành vi phạm tội gây ra bao gồm hậu quả thiệt hại xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản và hậu quả phi vật chất.

    – Ngoài ra, cần phải đánh giá vào mức độ tham gia của từng đồng phạm. Đánh giá xem có tham gia có tích cực hay không? Nếu tham gia tích cực nhưng vì điều kiện khách quan mà việc tham gia của họ không gây ra hậu quả của tội phạm và khi xem xét quyết định hình phạt thì có cần thiết phải cá thể hóa so với hành vi của những người khác hay không.

    Bên cạnh đó, khi đánh giá mức độ tham gia của từng người cần xem xét xem trong mối quan hệ với hậu quả của tội phạm để xác định cho chính xác, hoặc so sánh với hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác.

    – Cuối cùng, cần căn cứ thêm vào các loại tội phạm mà đồng phạm thực hiện tập trung vào các nhóm tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; nhóm tội xâm phạm chế độ sở hữu, đây là những nhóm tội có thể dễ dàng xác định được tính chất, mức độ tham gia của người phạm tội căn cứ vào hành vi phạm tội.

    Bộ luật Hình sự đưa ra chính sách hình phạt là nghiêm trị sẽ kết hợp với khoan hồng, điều này có nghĩa là trong đồng phạm có người sẽ được nghiêm trị chặt chẽ có người sẽ được khoan hồng nhưng cũng sẽ phải căn cứ vào mức độ tham gia, tính chất phạm tội…

    Thông thường pháp luật sẽ khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩn khai báo, tố giác người đồng phạm hay lập công chuộc tội. Chính sách này được thể hiện rõ nét trong đường lối xét xử các vụ đồng phạm các tội đặc biệt nguy hiểm xâm phạm an ninh quốc gia.Bởi vì trong các vụ án này, bên cạnh những tên cầm đầu, chủ mưu, những tên hoạt động đắc lực có ý thức phạm tội sâu sắc còn có một số khá đông đã phạm tội do bị lừa phỉnh, ép buộc.

    Chính sách nghiêm trị kết hợp với khoan hồng cũng được thể hiện rõ nét trong các vụ đồng phạm các tội phạm khác nếu trong các vụ đồng phạm đó có sự phân hóa rõ rệt hai loại người, một bên là những tên cầm đầu, thuộc phần tử xấu có máu mặt và một bên là những người nhất thời, túng quẫn hoặc bị đe dọa thực hiện hành vi phạm pháp.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Những nguyên tắc xác định trách nhiệm hình sự trong đồng phạm? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ, quyền hạn gì? 2023

    Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ, quyền hạn gì? 2023

    Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng và cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu có nhiệm vụ, quyền hạn gì? 2023

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    thuộc bộ

    A. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì? Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng không?

    1. Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng có phải là cơ quan thi hành án hình sự không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

    Điều 3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

    1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng là Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.
    2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, gồm:

    a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng;

    b) Cơ quan giúp việc là Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự;

    c) Cán bộ thi hành án hình sự.

    3. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng sử dụng codấu với tên gọi: “Bộ Quốc phòng – Cơ quan quản lý thi hành án hình sự”.

    Như vậy, Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng là cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng chứ không phải cơ quan thi hành án hình sự Bộ Quốc phòng.

    2. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn gì?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành án hình sự 2019 về Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

    Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

    1. Giúp Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    a) Tổ chức thi hành pháp luật về thi hành án hình sự;

    b) Chỉ đạo nghiệp vụ, hướng dẫn việc áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật về thi hành án hình sự trong quân đội;

    c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự trong quân đội.

    2. Kiểm tra công tác thi hành án hình sự trong quân đội.

    3. Quyết định đưa người chấp hành án phạt tù đến nơi chấp hành án.

    4. Trực tiếp quản lý trại giam thuộc Bộ Quốc phòng.

    5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo.

    6. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.

    7. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này và nhiệm vụ, quyền hạn do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao.

    Bên cạnh đó tại Điều 4 Thông tư 183/2019/TT-BQP quy định như sau:

    Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng

    1. Thực hiện theo quy định tại Điều 13 Luật Thi hành án hình sự.
    2. Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ của lực lượng được giao nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

    Bên cạnh 07 nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng còn có nhiệm vụ, quyền hạn trong việc hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ của lực lượng được giao nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp trong Quân đội theo quy định của pháp luật.

    3. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc Phòng được miễn nhiệm trong các trường hợp nào?

    Căn cứ vào Điều 9 Thông tư 183/2019/TT-BQP về miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng như sau:

    Điều 9. Miễn nhiệm, cách chức Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu

    1. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộBộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấquân khu được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

    a) Đương nhiên được miễn nhiệm khi được điều động làm công tác kháhoặc thôi phục vụ tại ngũ;

    b) Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác xét thấkhông thể hoàn thành nhiệm vụ.

    2. Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộBộ Quốc phòng, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự cấquân khu bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòán quân sự hoặc bị kỷ luật bằng một trong các hình thức giáng chức, cách chứgiáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân.

    Như vậy, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng được miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:

    + Đương nhiên được miễn nhiệm khi được điều động làm công tác khác hoặc thôi phục vụ tại ngũ;

    + Vì lý do sức khỏe, hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác xét thấy không thể hoàn thành nhiệm vụ.

    + Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng bị cách chức khi bị kết tội bằng bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự hoặc bị kỷ luật bằng một trong các hình thức giáng chức, cách chức giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân.

    B. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu gồm những cơ quan nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu là gì?

    1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu gồm những cơ quan nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Thông tư 183/2019/TT-BQP về cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu như sau:

    Điều 5. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu

    1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, gồm:

    a) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu là Phòng Điều tra hình sự quân khu;

    b) Cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3 là Phòng Điều tra hình sự Quân đoàn 3;

    c) Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội là Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.

    2. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu, gồm:

    a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng;

    b) Cán bộ thi hành án hình sự.

    3. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu sử dụng con dấu với tên gọi: “Quân khu (Quân đoàn) – Cơ quan thi hành án hình sự”; Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự sử dụng con dấu với tên gọi: “Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng – Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội”.

    Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu bao gồm:

    – Cơ quan thi hành án hình sự quân khu là Phòng Điều tra hình sự quân khu;

    – Cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3 là Phòng Điều tra hình sự Quân đoàn 3;

    – Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội là Phòng Quản lý giam giữ và Thi hành án hình sự thuộc Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.

    2. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu là gì?

    Căn cứ vào Điều 15 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu như sau:

    Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu

    1. Giúp Tư lệnh quân khu quản lý, chỉ đạo công tác thi hành án hình sự trên địa bàn quân khu và tương đương:

    a) Chỉ đạo nghiệp vụ và kiểm tra công tác thi hành án hình sự;

    b) Quản lý trại giam thuộc quân khu;

    c) Tổng kết công tác thi hành án hình sự và thực hiện thống kê, báo cáo theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

    2. Tiếp nhận bảnán, quyết định của Tòa án,quyết định thi hành án; hoàn chỉnh hồ sơ, lập danh sách người chấp hành án phạt tù để báo cáo, đề nghị cơ quan, người có thẩm quyền quyết định; lập hồ sơ thi hành án đối với pháp nhân thương mại.

    3. Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, giảm thời hạn chấp hành án phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với phạm nhân và rút ngắn thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo, người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, giảm thời hạn chấp hành án phạt cải tạo không giam giữ, buộc người được hưởng án treo vi phạm nghĩa vụ phải chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện vi phạm nghĩa vụ và buộc người đó phải chấp hành phần hình phạt tù còn lại chưa chấp hành, trưng cầu giám định pháp y tâm thần theo quy định của pháp luật.

    4. Áp giải thi hành án đối với người bị kết án phạt tù đang được tại ngoại, được hoãn, tạm đình chỉ, người bị Tòa án buộc chấp hành hình phạt tù của bản án đã cho hưởng án treo, người bị Tòa án hủy quyết định tha tù trước thời hạn có điều kiện.

    5. Tham gia thi hành án tử hình; quản lý số phạm nhân phục vụ việc tạm giữ, tạm giam theo quy định của Luật này.

    6. Ra quyết định truy nã và tổ chức truy bắt người chấp hành án bỏ trốn.

    7. Quyết định trích xuất hoặc thực hiện lệnh trích xuất theo yêu cầu của cơ quan, người có thẩm quyền.

    8. Tổ chức thi hành hình phạt, biện pháp tư pháp đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Luật này.

    9. Cấp giấy chứng nhận chấp hành xong hình phạt, giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp tư pháp theo thẩm quyền.

    10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án hình sự theo quy định của Luật này và Luật Tố cáo.

    11. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.

    Ngoài 11 nhiệm vụ và quyền hạn nêu trên thì anh có thể tham khảo thêm tại Điều 6 Thông tư 183/2019/TT-BQP có quy định như sau:

    Điều 6. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu

    1. Cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 Luật Thi hành án hình sự. Phạm vi nhiệm vụ giữa các cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được phân định như sau:

    a) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu tổ chức thi hành quyết định thi hành án hình sự của Tòa án quân sự trên địa bàn quân khu; tiếp nhận, quản lý hồ sơ và tổ chức thi hành đối với những trường hợp do cơ quan thi hành án hình sự khác chuyển đến theo quy định, trừ trường hợp thuộc nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3;

    b) Cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3 tổ chức thi hành quyết địnthi hành án của Tòa án quân sự về thi hành án tử hình, thi hành án phạt tù khi người bị kết án đang bị giam giữ tại trại tạm giam quân đoàn; quản lý người được tha tù trước thời hạn có điều kiện, thi hành án phạt tù đi với người bị kết án đang tại ngoại, thi hành án treo, án phạt cải tạo không giam giữ khi người bkết án đang làm việc hoặc được giao cho các cơ quan, đơn vị thuộc quân đoàquản lý;

    c) Cơ quan thi hành án hình sự Thủ đô Hà Nội tổ chức thi hành quyết địnthi hành án hình sự của Tòa án quân sự trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, trừ trườnhợp thuộc nhiệm vụ của cơ quan thi hành án hình sự Quân đoàn 3.

    2. Quản lý, chỉ đạo, kiểm tra nghiệp vụ đối với lực lượng được giao nhiệm vụ hỗ trợ tư pháp thuộc quyền trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

    Như vậy, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 15 Luật Thi hành án Hình sự 2019. Phạm vi nhiệm vụ giữa các cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu được phân định như Điều 6 Thông tư 183/2019/TT-BQP nêu trên.

    3. Hiện nay có các cơ quan thi hành án hình sự nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Thi hành án Hình sự 2019 về hệ thống tổ chức thi hành án hình sự như sau:

    Điều 11. Hệ thống tổ chức thi hành án hình sự

    1. Cơ quan quản lý thi hành án hình sự bao gồm:

    a) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an;

    b) Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

    2. Cơ quan thi hành án hình sự bao gồm:

    a) Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);

    b) Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);

    c) Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);

    d) Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).

    3. Cơ quan được giao một số nhiệm vụ thi hành án hình sự bao gồm:

    a) Trại tạm giam thuộc Bộ Công an, trại tạm giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại tạm giam thuộc Công an cấp tỉnh, trại tạm giam cấp quân khu (sau đây gọi là trại tạm giam);

    b) Ủy ban nhân dân cấp xã;

    c) Đơn vị quân đội cấp trung đoàn và tương đương (sau đây gọi là đơn vị quân đội).

    4. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết tổ chức bộ máy của cơ quan quản lý thi hành án hình sự, cơ quan thi hành án hình sự.

    Như vậy, hiện tại có các cơ quan thi hành án hình sự như sau:

    + Trại giam thuộc Bộ Công an, trại giam thuộc Bộ Quốc phòng, trại giam thuộc quân khu (sau đây gọi là trại giam);

    + Cơ quan thi hành án hình sự Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh);

    + Cơ quan thi hành án hình sự Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện);

    + Cơ quan thi hành án hình sự quân khu và tương đương (sau đây gọi là cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu).

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một trong hai bên ra nước ngoài định cư được thực hiện như thế nào?

    Câu hỏi: Luật sư cho tôi hỏi, tôi kết hôn vào năm 2015, và hiện tại tôi có ý định muốn ly hôn. Tuy nhiên, chồng của tôi hiện tại đã qua Pháp định cư. Vậy trong trường hợp này tôi phải thực hiện thủ tục ly hôn như thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Theo quy định pháp luật ly hôn theo yêu cầu của một bên được hiểu như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về ly hôn theo yêu cầu của một bên như sau:

    Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

    1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứvề việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
    2. Trong trường hợpvợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
    3. Trong trường hợpcó yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

    Theo đó, khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 1 Điều 56 nêu trên.

    Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có các căn cứ được quy định tại khoản 3 Điều 56 nêu trên.

    2. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    Nếu người vợ/chồng biết rõ địa chỉ hiện tại của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 227 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:

    Điều 227. Sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa; nếu có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.

    Tòa án phải thông báo cho đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về việc hoãn phiên tòa.

    1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    a) Nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Nguyên đơn có quyền khởi kiện lại theo quy định của pháp luật;

    b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    c) Bị đơn có yêu cầu phản tố vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu phản tố và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu phản tố, trừ trường hợp bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Bị đơn có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu phản tố đó theo quy định của pháp luật;

    d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó theo quy định của pháp luật;

    đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.

    Trong đó, điểm b khoản 2 Điều 227 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt tại phiên tòa, trừ trường hợp họ có đơn đề nghị xét xử vắng mặt; nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Tòa án có thể hoãn phiên tòa, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì xử lý như sau:

    1. b) Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;

    Nếu triệu tập hợp lệ 2 lần mà chồng/vợ tại nước ngoài vẫn không có mặt thì Tòa án có thể xử vắng mặt người chồng/vợ tại nước ngoài theo điểm b khoản 2 Điều 227 nêu trên.

    Như vậy, trong trường hợp bạn xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn ở nước ngoài thì bạn thực hiện trình tự, thủ tục ly hôn như quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.

    Đồng thời, bạn cần cung cấp thông tin địa chỉ của người chồng/vợ để Tòa án thực hiện việc triệu tập để giải quyết vụ việc. Trong trường hợp Tòa án đã triệu tập 2 lần mà chồng bạn không có mặt thì Tòa án có thể xét xử vắng mặt chồng bạn.

    tục ly

    3. Trình tự, thủ tục ly hôn trong trường hợp một bên ra nước ngoài định cư khi không xác định được địa chỉ cụ thể của họ?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 381 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú như sau:

    Điều 381. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
    2. Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

    Theo đó, pháp luật quy định người vợ/chồng có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt theo quy định từ Điều 381 đến 386 Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

    Điều 381. Đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú khi người đó biệt tích 06 tháng liền trở lên, đồng thời có thể yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
    2. Kèm theo đơn yêu cầu Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh là người bị yêu cầu biệt tích 06 tháng liền trở lên; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt thì phải cung cấp tài liệu, chứng cứ về tình hình tài sản của người đó, việc quản lý tài sản hiện có và danh sách những người thân thích của người đó.

    Điều 382. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án ra quyết định đình chỉ xét đơn yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, nếu người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu.

    Điều 383. Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người vắng mặt đó tại nơi cư trú và được chấp nhận thì trong quyết định, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.

    Điều 384. Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú phải có các nội dung chính sau đây:

    1. Ngày, tháng, năm ra thông báo.
    2. Tên Tòa án ra thông báo.
    3. Số và ngày, tháng, năm của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú.
    4. Tên, địa chỉ của người yêu cầu Tòa án thông báo.
    5. Họ, tên và ngày, tháng, năm sinh hoặc tuổi của người cần tìm kiếm và địa chỉ cư trú của người đó trước khi biệt tích.
    6. Địa chỉ liên hệ của cơ quan, tổ chức, cá nhân nếu người cần tìm kiếm biết được thông báo hoặc người khác có được tin tức về người cần tìm kiếm.

    Điều 385. Công bố thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú, thông báo này phải được đăng trên một trong các báo hàng ngày của trung ương trong ba số liên tiếp, Cổng thông tin điện tử của Tòa án, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (nếu có) và phát sóng trên Đài phát thanh hoặc Đài truyền hình của trung ương ba lần trong 03 ngày liên tiếp.
    2. Chi phí cho việc đăng, phát thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú do người yêu cầu chịu.

    Điều 386. Hiệu lực của quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú

    Quyết định thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 383 của Bộ luật này đương nhiên hết hiệu lực trong trường hợp người cần tìm kiếm trở về.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 về tuyên bố mất tích như sau:

    Điều 68. Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    1. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
    2. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Theo đó, nếu sau khi Tòa án đã thông báo tìm kiếm người vắng mặt mà vẫn không tìm được người chồng/vợ tại nước ngoài và trong vòng 2 năm không có tin tức của người chồng/vợ tại nước ngoài thì người vợ/chồng tại Việt Nam có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố người chồng/vợ tại nước ngoài theo Điều 68 nêu trên và yêu cầu được ly hôn để tòa án giải quyết.

    Như vậy, thủ tục ly hôn trong trường hợp bạn không xác định được địa chỉ cụ thể của chồng bạn tại nước ngoài thì bạn có thể yêu cầu Tòa án thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm người vắng mặt.

    Khi người đó đã mất tích 02 năm mà không hề có tin tức dù đã áp dụng hết các biện pháp tìm kiếm nhưng không được thì Tòa án ra quyết định tuyên bố người đó mất tích.

    Lúc này bạn xin ly hôn thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn cho bạn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Không rọ mõm chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Ban quản lý chung cư có phải chịu trách nhiệm liên đới và bồi thường thiệt hại hay không? 2023

    Không rọ mõm chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Ban quản lý chung cư có phải chịu trách nhiệm liên đới và bồi thường thiệt hại hay không? 2023

    Không rọ mõm chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Ban quản lý chung cư có phải chịu trách nhiệm liên đới  bồi thường thiệt hại hay không? 2023

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    không rọ mõm chó

    1. Ở nhà chung cư thì có bị nghiêm cấm việc nuôi chó, mèo hay không?

    Căn cứ Điều 35 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định về những hành vi bị cấm khi ở nhà chung cư như sau:

    Các hành vi nghiêm cấm trong quản lý, sử dụng nhà chung cư

    1. Sử dụng kinh phí quản lý vận hành, kinh phí bảo trì phần sở hữu chung không đúng quy định của Luật Nhà ở, Nghị định này và Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.
    2. Gây thấm, dột; gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật hoặc xả rác thải, nước thải, khí thải, chất độc hại không đúng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường hoặc không đúng nội quy quản lý, sử dụng nhà chung cư.
    3. Chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư.
    4. Sơn, trang trí mặt ngoài căn hộ, nhà chung cư không đúng quy định về thiết kế, kiến trúc.
    5. Tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần sở hữu chung, sử dụng chung của nhà chung cư; tự ý chuyển đổi công năng, mục đích sử dụng phần diện tích không phải để ở trong nhà chung cư có mục đích hỗn hợp so với thiết kế đã được phê duyệt hoặc đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
    6. Cấm kinh doanh các ngành nghề, hàng hóa sau đây trong phần diện tích dùng để kinh doanh của nhà chung cư:

    a) Vật liệu gây cháy nổ và các ngành nghề gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của người sử dụng nhà chung cư theo quy định của pháp luật phòng cháy, chữa cháy;

    b) Kinh doanh vũ trường; sửa chữa xe có động cơ; giết mổ gia súc; các hoạt động kinh doanh dịch vụ gây ô nhiễm khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.

    Trường hợp kinh doanh dịch vụ nhà hàng, karaoke, quán bar thì phải bảo đảm cách âm, tuân thủ yêu cầu về phòng, chống cháy nổ, có nơi thoát hiểm và chấp hành các điều kiện kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

    1. Thực hiện các hành vi nghiêm cấm khác liên quan đến quản lý, sử dụng nhà chung cư quy định tại Điều 6 của Luật Nhà ở.

    Theo đó, pháp luật quy định là cấm người sử dụng chăn, thả gia súc, gia cầm trong khu vực nhà chung cư. Nhưng chó, mèo không phải là gia súc, gia cầm nên việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư không vi phạm quy định pháp luật.

    Tuy nhiên đối với những người đang ở, sử dụng nhà chung cư cần phải tuân thủ các quy định chung được đặt ra tại Hội nghị nhà chung cư.

    Trong trường hợp quy định tại hội nghị đưa ra nghiêm cấm về việc nuôi cho mèo trong nhà chung cư thì người sử dụng cần phải tuân thủ.

    2. Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính hay không?

    Căn cứ Điều 7 Nghị định 90/2017/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 04/2020/NĐ-CP) thì hành vi vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

    “Điều 7. Vi phạm về phòng bệnh động vật trên cạn

    1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi không thực hiện việc phòng bệnh bằng vắc xin hoặc các biện pháp phòng bệnh bắt buộc khác cho động vật.
    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không tiêm phòng vắc xin phòng bệnh Dại cho động vật bắt buộc phải tiêm phòng;

    b) Không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.

    3. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi không thực hiện cách ly, chăm sóc, chữa bệnh cho động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, trừ trường hợp cấm chữa bệnh hoặc phải giết mổ, tiêu hủy bắt buộc.

    4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Không thực hiện việc giám sát dịch bệnh động vật tại cơ sở theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y;

    b) Không theo dõi, ghi chép quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, chống dịch bệnh động vật.

    5. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mua bán, tẩy xóa, sửa chữa Giấy chứng nhận tiêm phòng cho động vật.

    6. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành việc lấy mẫu giám sát định kỳ đối với một số bệnh truyền lây giữa động vật và người; gia súc giống, gia cầm giống và bò sữa theo quy định.

    7. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Giết mổ, mua bán động vật mắc bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh, động vật chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc Danh mục bệnh động vật phải công bố dịch;

    b) Chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, ấp nở trứng gia cầm hoặc kinh doanh gia súc, gia cầm tại địa điểm không theo quy hoạch hoặc không được cơ quan có thẩm quyền cho phép.

    8. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu Giấy chứng nhận tiêm phòng đối với hành vi mua bán quy định tại khoản 5 Điều này.

    1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    c) Buộc nộp lại Giấy chứng nhận tiêm phòng bị tẩy xóa, sửa chữa quy định tại khoản 5 Điều này;”

    Từ quy định trên thì trường hợp không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư thì người nuôi có bị xử phạt vi phạm hành chính từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

    Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

    1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Như đã nói nếu quy định chung cư có quy định về việc nuôi hoặc rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong khu vực nhà chung cư thì người nuôi cần phải tuân thủ thực hiện.

    Trường hợp người nuôi không rọ mõm khi dắt chó đi dạo mà để cho chó của mình cắn người thì phải chịu bồi thường thiệt hại do súc vật của mình gây ra cho người khác theo quy định nêu trên.

    Nếu trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác (cắn người) thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại.

    3. Không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để chó cắn người thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Trong trường hợp chủ sở hữu không rọ mõm cho chó khi dắt đi dạo trong nhà chung cư để xảy ra tình huống ngoài ý muốn dẫn đến chó cắn chết người thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người.

    Theo Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội vô ý làm chết người như sau:

    Tội vô ý làm chết người

    1. Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
    2. Phạm tội làm chết 02 người trở lên, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

    Theo đó, người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

    Trường hợp có đến 02 người chết trở lên thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.

     

    4. Chó của cư dân cắn người thì ban quản lý chung cư có phải chịu trách nhiệm liên đới hay không?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 104 Luật Nhà ở 2014 như sau:

    Quyền và trách nhiệm của Ban quản trị nhà chung cư

    1. Đối với nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư có quyền và trách nhiệm sau đây:

    a) Đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư;

    b) Quản lý, sử dụng kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định của Luật này và quyết định của Hội nghị nhà chung cư; báo cáo Hội nghị nhà chung cư việc thu, chi khoản kinh phí này;

    c) Đề nghị Hội nghị nhà chung cư thông qua mức giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư;

    d) Ký hợp đồng cung cấp dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư với chủ đầu tư hoặc đơn vị có chức năng, năng lực quản lý vận hành nhà chung cư sau khi đã được Hội nghị nhà chung cư lựa chọn theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 102 của Luật này.

    Trường hợp nhà chung cư không yêu cầu phải có đơn vị quản lý vận hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 105 của Luật này và được Hội nghị nhà chung cư giao cho Ban quản trị thực hiện quản lý vận hành thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện việc thu, chi kinh phí quản lý vận hành theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

    đ) Ký kết hợp đồng với đơn vị có năng lực bảo trì nhà ở theo quy định của pháp luật về xây dựng để bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư và giám sát hoạt động bảo trì. Việc bảo trì phần sở hữu chung có thể do đơn vị đang quản lý vận hành nhà chung cư hoặc đơn vị khác có năng lực bảo trì theo quy định của pháp luật về xây dựng thực hiện;

    e) Thu thập, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của người sử dụng nhà chung cư về việc quản lý, sử dụng và cung cấp các dịch vụ nhà chung cư để phối hợp với cơ quan chức năng, tổ chức, cá nhân có liên quan xem xét, giải quyết;

    g) Phối hợp với chính quyền địa phương, tổ dân phố trong việc xây dựng nếp sống văn minh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội trong nhà chung cư;

    h) Thực hiện đúng quy chế hoạt động của Ban quản trị nhà chung cư đã được Hội nghị nhà chung cư thông qua, không được tự bãi miễn hoặc bổ sung thành viên Ban quản trị nhà chung cư;

    i) Được hưởng thù lao trách nhiệm và các chi phí hợp lý khác theo quyết định của Hội nghị nhà chung cư;

    k) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư khi thực hiện quyền và trách nhiệm không đúng với quy định tại khoản này;

    l) Thực hiện các công việc khác do Hội nghị nhà chung cư giao mà không trái với quy định pháp luật.2. Đối với nhà chung cư có một chủ sở hữu thì Ban quản trị nhà chung cư thực hiện quyền và trách nhiệm quy định tại các điểm a, e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này.

    Bên cạnh đó tại Điều 603 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra như sau:

    Bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra

    1. Chủ sở hữu súc vật phải bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra cho người khác. Người chiếm hữu, sử dụng súc vật phải bồi thường thiệt hại trong thời gian chiếm hữu, sử dụng súc vật, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
    2. Trường hợp người thứ ba hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì người thứ ba phải bồi thường thiệt hại; nếu người thứ ba và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    3. Trường hợp súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật gây thiệt hại thì người chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật phải bồi thường; khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng súc vật có lỗi trong việc để súc vật bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
    4. Trường hợp súc vật thả rông theo tập quán mà gây thiệt hại thì chủ sở hữu súc vật đó phải bồi thường theo tập quán nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội.

    Theo đó, về trách nhiệm của Ban quản trị toàn nhà chung cư là phải đôn đốc, nhắc nhở các chủ sở hữu, người sử dụng nhà chung cư trong việc thực hiện nội quy, quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư.

    Bên cạnh đó, thì nếu trường hợp Ban quản trị chung cư hoàn toàn có lỗi làm cho súc vật gây thiệt hại cho người khác thì lúc này Ban quản trị chung cư mới bồi thường thiệt hại.

    Nếu Ban quản trị chung cư và chủ sở hữu cùng có lỗi thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Như vậy, nếu như Ban quản trị chung cư đã làm đúng trách nhiệm của mình, không mắc lỗi để gây ra thiệt hại thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

    5. Chó của cư dân cắn người thì họ có phải bồi thường thiệt hại hay không?

    Theo khoản 1 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

    1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

    Bên cạnh đó, tại khoản 4 Điều 66 Luật Chăn nuôi 2018 có quy định:

    Chủ nuôi chó, mèo phải thực hiện các yêu cầu sau đây:

    1. Trường hợp chó, mèo tấn công, gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Như có đề cập ở trên về quy định bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra nếu chó của cư dân cắn người (mà không do lỗi của người khác, người thứ ba,… ) thì trong trường hợp này người chủ chó sẽ có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định.

     Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô, xe máy; lỗi quay đầu xe với ô tô, lỗi nồng độ cồn mới nhất năm 2023

    Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô, xe máy; lỗi quay đầu xe với ô tô, lỗi nồng độ cồn mới nhất năm 2023

    Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô, xe máy; lỗi quay đầu xe với ô tô, lỗi nồng độ cồn mới nhất năm 2023

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    A. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ năm 2023 với ô tô, xe máy

    Luật sư cho tôi hỏi, mức phạt lỗi chạy quá tốc độ đối với ô tô, xe máy năm 2023 là bao nhiêu? Lỗi chạy quá tốc độ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe bao lâu?

    Điều khiển ô tô, xe máy chạy quá tốc độ quy định là hành vi bị nghiêm cấm tại khoản 11 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định.

    Cụ thể theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) thì mức phạt đối với hành vi điều khiển xe cơ giới giao thông chạy quá tốc độ được quy định như sau:


    1. Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với ô tô

    – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm i Khoản 5 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi tại điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng (Điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP);

    – Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h (Điểm a Khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h (Điểm c Khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    2.  Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với với mô tô, xe gắn máy

    – Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h (Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

    – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi tại điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)).

    – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h (Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 đến 04 tháng (Điểm c Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    3.     Mức phạt lỗi chạy quá tốc độ với máy kéo, xe máy chuyên dùng

    – Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 5km/h đến 10km/h (Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10km/h đến 20km/h (Điểm a Khoản 4 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng (Điểm a Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    – Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20km/h (Điểm b Khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 02 tháng đến 04 tháng (Điểm b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP).

    B. Mức phạt lỗi quay đầu xe với ô tô, xe máy năm 2023

    Sau đây là tổng hợp mức phạt lỗi quay đầu xe với ô tô, xe máy khi tham gia giao thông theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    1. Mức phạt lỗi quay đầu xe năm 2023 với ô tô

    – Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với hành vi:

    + Quay đầu xe trái quy định trong khu dân cư; (Điểm i khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    + Quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, ngầm, gầm cầu vượt, trừ trường hợp tổ chức giao thông tại những khu vực này có bố trí nơi quay đầu xe. (Điểm k khoản 2 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    – Phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

    Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; quay đầu xe tại nơi đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất, nơi có biển báo hiệu có nội dung cấm quay đầu đối với loại phương tiện đang điều khiển. (Điểm k khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    – Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi:

    + Quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông. (Điểm đ khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    + Quay đầu xe trong hầm đường bộ. (Điểm i khoản 4 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

    Ngoài ra, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

    – Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi:

    + Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông. (Điểm a khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP

    + Quay đầu xe trên đường cao tốc. (Điểm d khoản 7 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm d khoản 3 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

    Ngoài ra, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng

    2. Mức phạt lỗi quay đầu xe năm 2023 với xe máy

    – Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với hành vi:

    Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe, trừ hành vi quay đầu xe trong hầm đường bộ; (điểm p khoản 1 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    – Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi:

    Quay đầu xe trong hầm đường bộ (điểm d khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm g khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

    – Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Quay đầu xe không đúng quy định gây tai nạn giao thông (điểm b khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    Ngoài ra, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 02 tháng đến 04 tháng.

    3. Những nơi không được quay đầu xe

    Tại khoản 3, 4 Điều 15 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định:

    Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhau và nơi có biển báo cho phép quay đầu xe.

    Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.

    C. Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2023

    1. Mức phạt nồng độ cồn mới nhất năm 2023

    Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

    Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe máy

    Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 6)
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 7 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 6)
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm e Khoản 8 Điều 6) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm g Khoản 10 Điều 6)

    Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với ô tô

    Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm e Khoản 11 Điều 5)
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm c Khoản 8 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm g Khoản 11 Điều 5)
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. (Điểm a Khoản 10 Điều 5) Tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm h Khoản 11 Điều 5)

    Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với xe đạp

    Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 80 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng. (Điểm q Khoản 1 Điều 8)
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 300 ngàn đồng đến 400 ngàn đồng. (Điểm e Khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng. (Điểm c Khoản 4 Điều 8)

    Mức phạt nồng độ cồn năm 2023 với máy kéo, xe máy chuyên dùng

    Nồng độ cồn Mức tiền Phạt bổ sung
    Chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. (Điểm c Khoản 6 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 10 tháng đến 12 tháng. (Điểm d Khoản 10 Điều 7)
    Vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng. (Điểm b Khoản 7 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 16 tháng đến 18 tháng. (Điểm đ Khoản 10 Điều 7)
    Vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng. (Điểm a Khoản 9 Điều 7) Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 22 tháng đến 24 tháng. (Điểm e Khoản 10 Điều 7)

    2. Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?

    Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.

    Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.

    Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.

    Lưu ý: Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

     Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hành chính hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Khi nào một người bị tuyên bố mất tích theo Bộ luật Dân sự 2015?

    Khi nào một người bị tuyên bố mất tích theo Bộ luật Dân sự 2015?

    Khi nào một người bị tuyên bố mất tích theo Bộ luật Dân sự 2015?

    Luật sư cho tôi hỏi, theo quy định hiện hành, khi nào một người bị tuyên bố mất tích? Sau khi tuyên bố mất tích, tài sản của người đó quản lý thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Khi nào một người bị tuyên bố mất tích?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 về Tuyên bố mất tích:

    Điều 68. Tuyên bố mất tích

    1. Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.

    Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định đ   ược ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.

    1. Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
    2. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Theo đó, pháp luật quy định Tòa án tuyên bố một người mất tích khi có các điều kiện sau:

    Điều kiện về thời gian biệt tích: Cá nhân đã biệt tích hai năm liền trở lên và không có một tin tức nào về người đó còn sống hay đã chết. Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Thời hạn 02 năm này phải có tính liên tục, không bị ngắt quãng, gián đoạn.

    Có nghĩa là nếu một người vắng mặt tại nơi cư trú khoảng 1 năm sau đó có một tin tức rằng người đó vẫn sống tại một nơi khác rồi sau đó lại biệt tích 1 năm nữa thì không thể tính cộng hai khoảng thời gian đó lại thành 2 năm được.

    Về cách tính thời hạn như sau: Trước tiên, thời hạn 2 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó. Việc xác định thời hạn này được tính trên cơ sở người có quyền, lợi ích liên quan hoặc những người thân thích của người biệt tích nhớ rõ và có bằng chứng chứng minh đúng ngày tháng năm có tin tức của người biệt tích. Khi không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức.

    Nếu không xác định được tháng thì sẽ tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng. Những người có quyền và lợi ích liên quan có phải đưa ra các bằng chứng tùy theo từng trường hợp cụ thể để chứng minh rằng vào những thời điểm nói trên (ngày có tin tức cuối cùng, tháng, năm…) có chứng cớ xác định rằng có tin tức của người biệt tích vào thời điểm đó, và đó là thời điểm để xác định thời hạn của người biệt tích.

    Các bằng chứng có thể là các loại giấy tờ, văn bản, thư từ hoặc người làm chứng. Trên cơ sở đó, Tòa án mới xem xét và xác định tính xác thực của các bằng chứng để xác định thời hạn cho từng trường hợp cụ thể và thực hiện các thủ tục cần thiết để tuyên bố một người bị mất tích.

    Điều kiện có đơn yêu cầu tuyên bố cá nhân mất tích: Người có quyền, lợi ích liên quan có đơn yêu cầu gửi đến Toà án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu tuyên bô cá nhân đó bị mất tích. Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan này, Toà án sẽ xem xét và ra tuyên bố phù hợp.

    Người có quyền và lợi ích liên quan có thể là những chủ thể có liên quan đến các lợi ích vật chất, điển hình là tài sản đối với cá nhân mất tích hoặc liên quan đến nhân thân (đặc biệt trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng).

    Sau khi đáp ứng được thời gian biệt tích luật định, người có quyền, lợi ích liên quan mới có quyền gửi đơn yêu cầu đến toà án có thẩm quyền và đương nhiên phải có các bằng chứng chứng minh thời gian biệt tích này.

    Điều kiện về thông báo tìm kiếm thông tin: Trên cơ sở đơn yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan tuyên bố một cá nhân mất tích, Toà án có thẩm quyền tiến hành thủ tục tìm kiếm thông tin. Thủ tục này nhằm mục đích đảm bảo cá nhân đó thực sự bị biệt tích và không có ai có thông tin xác thực về nơi cá nhân này đang sinh sống.

    Đồng thời, quy trình tìm kiếm thông tin cũng giúp chính cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích có điều kiện nắm bắt được nhu cầu của các chủ thể có quyền, lợi ích liên quan tìm kiếm mình. Pháp luật hiện hành quy định, việc tìm kiếm thông tin cá nhân đang được yêu cầu tuyên bố mất tích này phải được đăng trên các kênh thông tin quốc gia trong ba số liên tiếp.

    Điều kiện có tuyên bcủa Toà án về cá nhân mất tích: Khi thoả mãn các điều kiện nêu trên, Toà án xem xét và ra quyết định tuyên bố cá nhân được yêu cầu có mất tích hay không.

    Nếu Toà án ra quyết định tuyên bố cá nhân đó mất tích thì lúc đó, cá nhân mới chính thức trở thành người bị tuyên bố mất tích và dẫn đến một số hậu quả pháp lý nhất định như về quản lý tài sản, quan hệ hôn nhân hoặc tư cách chủ thể. Trường hợp nếu đã có quyết định trước đó của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sau quyết định đó.

    2. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

    Căn cứ theo quy định tại Điều 69 Bộ luật Dân sự 2015 về Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích:

    Điều 69. Quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích

    Người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 của Bộ luật này tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 của Bộ luật này.

    Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

    Theo đó, pháp luật quy định người đang quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú quy định tại Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 tiếp tục quản lý tài sản của người đó khi người đó bị Tòa án tuyên bố mất tích và có các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 66 và Điều 67 Bộ luật Dân sự 2015.

    Trong đó, Điều 65 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:

    Điều 65. Quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án giao tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú cho người sau đây quản lý:

    a) Đối với tài sản đã được người vắng mặt ủy quyền quản lý thì người được ủy quyền tiếp tục quản lý;

    b) Đối với tài sản chung thì do chủ sở hữu chung còn lại quản lý;

    c) Đối với tài sản do vợ hoặc chồng đang quản lý thì vợ hoặc chồng tiếp tục quản lý; nếu vợ hoặc chồng chết hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì con thành niên hoặc cha, mẹ của người vắng mặt quản lý.

    2. Trường hợp không có những người được quy định tại khoản 1 Điều này thì Tòa án chỉ định một người trong số những người thân thích của người vắng mặt tại nơi cư trú quản lý tài sản; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

     

    Điều 66 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

    Điều 66. Nghĩa vụ của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Giữ gìn, bảo quản tài sản của người vắng mặt như tài sản của chính mình.
    2. Bán ngay tài sản là hoa màu, sản phẩm khác có nguy cơ bị hư hỏng.
    3. Thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt bằng tài sản của người đó theo quyết định của Tòa án.
    4. Giao lại tài sản cho người vắng mặt khi người này trở về và phải thông báo cho Tòa án biết; nếu có lỗi trong việc quản lý tài sản mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

     

    Điều 66 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về NQuyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú:

    Điều 67. Quyền của người quản lý tài sản của người vắng mặt tại nơi cư trú

    1. Quản lý tài sản của người vắng mặt.
    2. Trích một phần tài sản của người vắng mặt để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nghĩa vụ thanh toán nợ đến hạn, nghĩa vụ tài chính khác của người vắng mặt.
    3. Được thanh toán các chi phí cần thiết trong việc quản lý tài sản của người vắng mặt.

    Trường hợp Tòa án giải quyết cho vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích ly hôn thì tài sản của người mất tích được giao cho con thành niên hoặc cha, mẹ của người mất tích quản lý; nếu không có những người này thì giao cho người thân thích của người mất tích quản lý; nếu không có người thân thích thì Tòa án chỉ định người khác quản lý tài sản.

    bị tuyên bố mất tích

    3. Trường hợp hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích

    Trường hợp hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích quy định tại Điều 70 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:

    – Khi người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống thì theo yêu cầu của người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất tích đối với người đó.

    – Người bị tuyên bố mất tích trở về được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý.

    – Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích đã được ly hôn thì dù người bị tuyên bố mất tích trở về hoặc có tin tức xác thực là người đó còn sống, quyết định cho ly hôn vẫn có hiệu lực pháp luật.

    – Quyết định của Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    4.  Khi nào một người bị tuyên bố là đã chết

    Căn cứ theo quy định tại Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015, người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:

    – Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    – Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    – Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    – Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015.

    Căn cứ vào các trường hợp quy định nêu trên, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.

    Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

     

  • Ai được phép sử dụng còng số 8? Mua bán, tàng trữ, sử dụng còng số 8 trái phép có thể bị xử lý như thế nào? (2023)

    Ai được phép sử dụng còng số 8? Mua bán, tàng trữ, sử dụng còng số 8 trái phép có thể bị xử lý như thế nào? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017

    Bộ luật Hình sự 2015

    Luật sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2017

    Nghị định 144/2021/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình

    Thông tư 17/2018/TT-BCA Quy định về trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ

    2. Ai được phép sử dụng còng số 8?

    Căn cứ theo khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    11. Công cụ hỗ trợ là phương tiện, động vật nghiệp vụ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy; bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp, bao gồm:

    a) Súng bắn điện, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, laze, lưới; súng phóng dây mồi; súng bắn đạn nhựa, nổ, cao su, hơi cay, pháo hiệu, hiệu lệnh, đánh dấu và đạn sử dụng cho các loại súng này;

    b) Phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;

    c) Lựu đạn khói, lựu đạn cay, quả nổ;

    d) Dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại; khóa số tám, bàn chông, dây đinh gai; áo giáp; găng tay điện, găng tay bắt dao; lá chắn, mũ chống đạn; thiết bị áp chế bằng âm thanh;

    đ) Động vật nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội;

    e) Công cụ hỗ trợ có tính năng, tác dụng tương tự là phương tiện được chế tạo, sản xuất không theo tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế của nhà sản xuất hợp pháp, có tính năng, tác dụng tương tự như công cụ hỗ trợ quy định tại các điểm a, b, c và d khoản này.

    Theo đó còng số 8 (khóa số tám) là một trong những công cụ hỗ trợ.

    Và theo khoản 1 Điều 7 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 thì người được giao sử dụng còng số 8 phải đáp ứng các điều kiện sau:

    – Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

    – Có phẩm chất đạo đức tốt, đủ sức khỏe phù hợp với công việc được giao;

    – Không đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã được xóa án tích trong trường hợp bị kết tội theo bản án, quyết định của Tòa án;

    – Đã qua đào tạo, huấn luyện và được cấp giấy chứng nhận về sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.

    Theo Điều 55 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 và khoản 1 Điều 3 Thông tư 17/2018/TT-BCA quy định các đối tượng được trang bị còng số 8 bao gồm:

    – Quân đội nhân dân;

    – Dân quân tự vệ;

    – Cảnh sát biển;

    – Công an nhân dân;

    + Đơn vị nghiệp vụ thuộc Bộ Công an;

    + Trại giam, trại tạm giam;

    + Học viện, trường Công an nhân dân; Trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ Công an nhân dân làm công tác đào tạo, huấn luyện;

    + Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp tỉnh);

    + Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;

    + Công an xã, phường, thị trấn.

    – Cơ yếu;

    – Cơ quan điều tra của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;

    – Cơ quan thi hành án dân sự;

    – Kiểm lâm, lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách, Kiểm ngư, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành thủy sản;

    – Hải quan cửa khẩu, lực lượng chuyên trách chống buôn lậu của Hải quan;

    – Đội kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường;

    – An ninh hàng không, lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành giao thông vận tải;

    –  Lực lượng bảo vệ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp; doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo vệ;

    – Ban Bảo vệ dân phố;

    – Câu lạc bộ, cơ sở đào tạo, huấn luyện thể thao có giấy phép hoạt động;

    – Cơ sở cai nghiện ma túy;

    – Các đối tượng khác có nhu cầu trang bị công cụ hỗ trợ thì căn cứ vào tính chất, yêu cầu, nhiệm vụ, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định.

    3. Trường hợp nào được sử dụng còng số 8?

    Căn cứ theo khoản 1 Điều 61 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017 có quy định còng số 8 chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:

    – Ngăn chặn, giải tán biểu tình bất hợp pháp, bạo loạn, gây rối trật tự công cộng xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội;

    – Ngăn chặn người đang có hành vi đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người thi hành công vụ hoặc người khác;

    – Ngăn chặn, giải tán việc gây rối, chống phá, không phục tùng mệnh lệnh của người thi hành công vụ, làm mất an ninh, an toàn trại giam, trại tạm giam, nhà tạm giữ, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện ma túy;

    – Phòng vệ chính đáng, tình thế cấp thiết theo quy định của pháp luật.

    4. Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

    còng số 8Người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép tùy theo tích chất, mức độ nghiêm trọng của hành vi mà bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Về xử phạt vi phạm hành chính

    Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

    Điều 11. Vi phạm quy định về quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ, pháo và đồ chơi nguy hiểm bị cấm

    4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Chế tạo, trang bị, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; chi tiết, cụm chi tiết vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phụ kiện nổ;

    7. Hình thức xử phạt bổ sung:

    a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm d và đ khoản 1; các điểm a, b, c, e và g khoản 2; các điểm a, c, d, đ, e, h, i và k khoản 3; các điểm a, b, c, d, đ, e, h và i khoản 4 và khoản 5 Điều này;

    8. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, đ, e và k khoản 3; các điểm a, c, d, e và i khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều này;

    Theo đó người có hành vi sử dụng còng số 8 trái phép sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, ngoài ra còn người vi phạm sẽ bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

    Lưu ý: Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Khi sử dụng còng số 8 trái phép có dấu hiệu tội phạm thì người có hành vi vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015 (Được sửa đổi bởi khoản 108 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) như sau:

    Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Làm chết người;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    b) Làm chết 02 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    5. Mua bán còng số 8 có phạm luật? Tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép bị phạt thế nào?

    Theo Điều 3 Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ 2017, còng số 8 là một trong những loại công cụ hỗ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm pháp luật chống trả, trốn chạy.

    Cũng theo Luật này, tại khoản 2 Điều 5 quy định, việc nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sửa chữa, sử dụng trái phép hoặc chiếm đoạt công cụ hỗ trợ là các hành vi bị cấm.

    Vì vậy mọi hành vi mua, bán còng số 8 đều bị coi là trái pháp luật và có thể bị phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy mức độ vi phạm.

    Tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép bị phạt thế nào?

    Mức phạt hành chính

    Như đã nêu, còng số 8 là một trong những loại công cụ hỗ trợ chỉ được sử dụng khi bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định. Theo đó, căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP, người có hành vi tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép có thể bị phạt hành chính như sau:

    – Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng khi mang theo trong người hoặc tàng trữ, cất giấu công cụ hỗ trợ nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác (theo khoản 4 Điều 7);

    – Phạt tiền từ 02 – 05 triệu đồng nếu che giấu, giúp người khác hoặc không tố giác hành vi chế tạo, sản xuất, mang, mua, bán, sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép hoặc hủy hoại công cụ hỗ trợ (theo khoản 2 Điều 11);

    – Phạt tiền từ 05 – 10 triệu đồng nếu trao đổi, cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố công cụ hỗ trợ (theo khoản 3 Điều 11).

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    Người có hành vi sử dụng trái phép còng số 8 có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ quy định tại Điều 306 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017:

    Điều 306. Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ

    1. Người nào chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao, vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự như súng săn, vũ khí thể thao hoặc công cụ hỗ trợ nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Vật phạm pháp có số lượng lớn;

    c) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

    d) Làm chết người;

    đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    h) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

    a) Vật phạm pháp có số lượng rất lớn hoặc đặc biệt lớn;

    b) Làm chết 02 người trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

    d) Gây thiệt hại về tài sản 500.000.000 đồng trở lên.

    4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm.

    Như vậy, nếu đã bị phạt hành chính hoặc đã bị xử lý hình sự về tội phạm trên (chưa được xóa án tích mà tái phạm) người sử dụng, tàng trữ, mua bán còng số 8 trái phép có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 306 với mức phạt tù lên đến 07 năm.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Ai được phép sử dụng còng số 8? Mua bán, tàng trữ, sử dụng còng số 8 trái phép có thể bị xử lý như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thi hành án phạt trục xuất hình sự được quy định như thế nào? (2023)

    Thi hành án phạt trục xuất hình sự được quy định như thế nào? (2023)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Thi hành án hình sự 2019

    2. Thi hành án phạt trục xuất hình sự được hiểu thế nào?

    thi hành án phạt trục xuấtTheo Điều 3 Luật Thi hành án hình sự 2019 có quy định như sau:

    Điều 3. Giải thích từ ngữ

    Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    10. Thi hành án phạt quản chế là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và Nhân dân địa phương theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    11. Thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    12. Thi hành án phạt tước một số quyền công dân là việc cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật này tước một hoặc một số quyền công dân của người chấp hành án theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    Theo đó thì thi hành án phạt trục xuất là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này buộc người chấp hành án phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

    3. Hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có các giấy tờ, tài liệu gì?

    Căn cứ theo Điều 120 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định về hồ sơ thi hành án phạt trục xuất gồm có:

    (1) Bản sao bản án có hiệu lực pháp luật; quyết định thi hành án phạt trục xuất hoặc bản sao quyết định thi hành án phạt tù trong trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung;

    (2) Bản sao hộ chiếu hoặc bản sao giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu của người chấp hành án;

    (3) Giấy tờ chứng nhận đã chấp hành xong hình phạt, nghĩa vụ khác;

    (4) Tài liệu khác có liên quan.

    4. Quyết định thi hành án phạt trục xuất được quy định như thế nào?

    Căn cứ vào Điều 118 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

    Điều 118. Quyết định thi hành án phạt trục xuất

    1. Trường hợp trục xuất là hình phạt chính hoặc là hình phạt bổ sung trong trường hợp hình phạt chính là phạt tiền thì Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án. Quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.

    2. Trường hợp trục xuất là hình phạt bổ sung thì quyết định thi hành án phải ghi đầy đủ hình phạt chính và hình phạt bổ sung, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Theo như quy định trên thì nếu hình phạt trục xuất là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung thì Tòa án xét xử sơ thẩm phải ra quyết định thi hành án phạt trục xuất.

    Trong quyết định phải ghi rõ họ, tên, chức vụ người ra quyết định; bản án được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người chấp hành án; hình phạt bổ sung; tên cơ quan có nhiệm vụ thi hành.

    Quyết định thi hành án phạt trục xuất được gửi cho những cơ quan nào?

    Căn cứ vào Điều 119 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định như sau:

    Điều 119. Thông báo thi hành án phạt trục xuất

    1. Trường hợp ra quyết định thi hành án phạt trục xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này, Tòa án phải gửi ngay quyết định cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

    Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải tống đạt quyết định thi hành án cho người chấp hành án và thông báo ngay cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.

    Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì phải gửi quyết định này cho trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi đang tạm giam người đó để tống đạt cho người chấp hành án.

    2. Trường hợp phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất theo quy định tại khoản 2 Điều 118 của Luật này thì 02 tháng trước khi hết thời hạn chấp hành án phạt tù, Giám thị trại giam phải thông báo bằng văn bản cho phạm nhân đó và cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh nơi trại giam đóng.

    Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo cho Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.

    Theo đó, quyết định thi hành án phạt trục xuất sẽ được Tòa án xét xử sơ thẩm gửi đến cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh và Viện kiểm sát cùng cấp, Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.

    5. Ai sẽ chịu chi phí thi hành án phạt trục xuất?

    Căn cứ vào Điều 124 Luật Thi hành án Hình sự 2019 quy định như sau:

    Điều 124. Chi phí trục xuất

    Người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam;

    trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước;

    trường hợp đã yêu cầu mà cơ quan, tổ chức đó vẫn chưa giải quyết được kinh phí nhưng vì lý do an ninh quốc gia cần phải trục xuất ngay thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh báo cáo cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an quyết định việc sử dụng ngân sách nhà nước chi trả vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển cho người chấp hành án phạt trục xuất.

    Như vậy, người chấp hành án phạt trục xuất phải chịu chi phí vé máy bay, ô tô, tàu hỏa, tàu biển để rời khỏi lãnh thổ Việt Nam;

    trường hợp người chấp hành án phạt trục xuất không có khả năng tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phối hợp với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh yêu cầu cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam giải quyết kinh phí đưa người chấp hành án phạt trục xuất về nước;

    6. Người chấp hành án phạt trục xuất lưu trú tại đâu trong thời gian chờ xuất cảnh?

    Căn cứ theo Điều 121 Luật Thi hành án Hình sự 2019 có quy định trong thời gian chờ xuất cảnh, người chấp hành án phải lưu trú tại nơi được cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh chỉ định.

    Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú của Bộ Công an nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Không có nơi thường trú, tạm trú;

    – Nhập cảnh trái phép hoặc phạm tội nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

    – Tự ý rời khỏi nơi lưu trú được chỉ định hoặc không chấp hành các biện pháp quản lý, giám sát của cơ quan có thẩm quyền;

    – Có hành vi vi phạm pháp luật hoặc có căn cứ cho rằng người đó có thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong thời gian chờ xuất cảnh;

    – Có hành vi bỏ trốn, chuẩn bị bỏ trốn hoặc hành vi khác gây khó khăn cho việc thi hành án phạt trục xuất;

    – Mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện hành;

    – Tự nguyện xin vào cơ sở lưu trú.

    * Về thủ tục đưa người chấp hành án phạt trục xuất vào cơ sở lưu trú được thực hiện như sau:

    – Trường hợp người chấp hành án đang tại ngoại thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải áp giải người chấp hành án đến cơ sở lưu trú;

    – Trường hợp người chấp hành án đang bị tạm giam thì sau khi nhận được quyết định thi hành án, trại tạm giam, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện nơi tạm giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú;

    – Khi phạm nhân có hình phạt bổ sung là trục xuất chấp hành xong án phạt tù thì trại giam phải giao người chấp hành án cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh để áp giải vào cơ sở lưu trú.

    * Một số lưu ý:

    Trường hợp người chấp hành án chết trong thời gian chờ xuất cảnh thì cơ sở lưu trú hoặc nơi lưu trú được chỉ định phải báo ngay cho cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền để xác định nguyên nhân chết.

    Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng fax cho Tòa án đã ra quyết định thi hành án phạt trục xuất, Bộ Ngoại giao Việt Nam, cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự của nước mà người đó mang quốc tịch hoặc cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế mà người đó làm việc, cơ quan, tổ chức đã bảo lãnh người đó vào Việt Nam.

    Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cho phép, cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức mai táng.

    Trường hợp thân nhân hoặc đại diện hợp pháp của người chết đề nghị được nhận tử thi, tro cốt về mai táng và tự chịu chi phí thì cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh xem xét, giải quyết.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thi hành án phạt trục xuất hình sự được quy định như thế nào? (2023)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!