Danh mục: Kiến thức pháp luật

  • Làm thế nào để xác định người mất đã gửi tiết kiệm, cách rút tiền?

    Làm thế nào để xác định người mất đã gửi tiết kiệm, cách rút tiền?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật dân sự năm 2015

    Nghị định số 101/2012/NĐ-CP

    Thông tư số 23/2014/TT-NHNN

    Gửi tiết kiệm ngân hàng là gì?

    Gửi tiết kiệm ngân hàng là một hình thức đầu tư phổ biến và được đánh giá là an toàn và ít rủi ro nhất. Mục đích chính của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là tiết kiệm khi chưa muốn đầu tư vào công việc gì, thế nhưng lại được ngân hàng ưu đãi với với lãi suất cao và có sinh lời.

    Trong trường hợp người có sổ tiết kiệm gửi Ngân hàng nhưng đột ngột qua đời và người thân không biết đến sổ tiết kiệm đó thì số tiền này cũng sẽ không đương nhiên bị mất. Trong trường hợp này các đồng thừa kế của người chết có thể trực tiếp đến các Ngân hàng nhờ xác minh xem người đó có mở sổ tiết kiệm tại các Ngân hàng đó không.

    Làm thế nào để rút tiền từ sổ tiết kiệm của người thân đã mất?

    Việc xác minh thực hiện bằng cách người được hưởng thừa kế gửi giấy chứng tử của người chết, giấy tờ tùy thân (để chứng minh quan hệ thừa kế) và kèm theo đơn yêu cầu nhờ phối hợp kiểm tra, xác minh đến từng ngân hàng nơi mà người chết có thể đã mở sổ tiết kiệm. Sau khi xác minh nếu người chết có sổ tiết kiệm gửi tại Ngân hàng thì các đồng thừa kế của người chết làm thủ khai nhận, phân chia di sản thừa kế theo quy định của pháp luật.

    Về quyền thừa kế, di sản thừa kế và thủ tục nhận thừa kế, Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định như sau: Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản (Điều 105).

    Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác (Điều 612).

    Người thừa kế theo pháp luật (Điều 651): “Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây: Hàng thừa kế thứ nhất gồm Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau…” .

    Để được nhận thừa kế sổ tiết kiệm thì những người thừa kế phải thực hiện các bước khai nhận di sản (nếu là thừa kế theo di chúc) hoặc phân chia di sản thừa kế (nếu là thừa kế theo pháp luật) tại Văn phòng công chứng. Người thừa kế chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau: Phiếu yêu cầu công chứng; Giấy chứng tử của người chết để lại sổ tiết kiệm; Sổ tiết kiệm; Di chúc (nếu có di chúc); Bản tường trình về quan hệ nhân thân; Giấy tờ tùy thân để chứng minh quan hệ thừa kế (như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; Hộ chiếu; Sổ hộ khẩu; Giấy khai sinh; Đăng ký kết hôn…).

    Sau khi nộp hồ sơ, trình bày nội dung sự việc, công chứng viên sẽ giải thích quyền, nghĩa vụ của những người thừa kế và niêm yết thông báo khai nhận/thỏa thuận phân chia thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày. Sau thời gian trên nếu không có ý kiến khiếu nại, tố cáo gì thì Văn phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản về thừa kế.

    Sau khi đã làm xong văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế/văn bản khai nhận di sản thừa kế (đã được công chứng) những người thừa kế mang theo sổ tiết kiệm, giấy tờ tùy thân cùng văn bản về thừa kế đến ngân hàng nơi người chết gửi sổ tiết kiệm để được rút tiền và nhận tiền. Các đồng thừa kế có thể cùng nhau đến ngân hàng nhận tiền hoặc ủy quyền cho một người trong số những đồng thừa kế để đại diện đến Ngân hàng nhận tiền. Việc ủy quyền được lập và xác thực tại các cơ quan có thẩm quyền.

    Trong trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản chung của hai hoặc nhiều người thì khi người đứng tên trong sổ tiết kiệm chết, người còn lại phải chứng minh được số tiền trong sổ tiết kiệm là tài sản chung và cùng các đồng thừa kế của người chết đến ngân hàng để kê khai nhận tiền trong sổ tiết kiệm. Nếu sổ tiết kiệm là tài sản chung của vợ/chồng trong thời kỳ hôn nhân thì sổ đó sẽ được chia làm 2 phần bằng nhau. Các đồng thừa kế của người chết sẽ được nhận đối với phần của người chết để lại.

    Làm thế nào để rút tiền từ tài khoản ngân hàng của người thân đã mất?

    Đối với tiền trong tài khoản ngân hàng, người thừa kế có thể liên hệ với ngân hàng nơi mở tài khoản, đề nghị họ kiểm tra xem người nhà của mình có mở tài khoản ở đây không. Nếu có, xin cung cấp thông tin về số tài khoản, chi nhánh mở tài khoản.

    Sau khi có thông tin từ ngân hàng, có thể liên hệ văn phòng công chứng để làm thủ tục khai nhận di sản đối với toàn bộ số tiền đang có trong tài khoản.

    Theo Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định chủ tài khoản thanh toán được ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán của mình. Việc ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán phải bằng văn bản và được thực hiện theo quy định của pháp luật về ủy quyền.

    Để ủy quyền trong sử dụng tài khoản thanh toán, chủ tài khoản phải gửi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán nơi mở tài khoản văn bản ủy quyền kèm bản đăng ký mẫu chữ ký và bản sao giấy chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn của người được ủy quyền (trường hợp bản sao không có chứng thực thì phải xuất trình bản chính để đối chiếu).

    Chủ tài khoản thanh toán có các quyền:… Ủy quyền cho người khác sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 4 Thông tư này; các quyền khác theo quy định của pháp luật hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán không trái với quy định của pháp luật hiện hành (Khoản 1 Điều 5).

    Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định về việc đóng tài khoản thanh toán và việc xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán.

    Việc đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;…

    Xử lý số dư khi đóng tài khoản thanh toán: Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế hợp pháp trong trường hợp chủ tài khoản là cá nhân chết,… (Điều 13).

    Thông tư số 23/2014/TT-NHNN ngày 19/8/2014 hướng dẫn việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (đã được sửa đổi, bổ sung) quy định như sau:

    Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện đóng tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau: Chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, bị mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;…

    Số dư còn lại sau khi đóng tài khoản thanh toán được xử lý như sau: Chi trả theo yêu cầu của chủ tài khoản; người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản trong trường hợp chủ tài khoản là người chưa đủ 15 tuổi, người hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc người được thừa kế, đại diện thừa kế trong trường hợp chủ tài khoản thanh toán của cá nhân bị chết, bị tuyên bố là đã chết, mất tích;… (Điều 18).

    Căn cứ các quy định trên, người được thừa kế hợp pháp được quyền thừa kế di sản của người đã chết. Thủ tục nhận thừa kế di sản của người đã chết được thực hiện theo quy định tại Bộ luật Dân sự, Luật Công chứng và các quy định khác của pháp luật về việc nhận thừa kế.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Làm thế nào để xác định người mất đã gửi tiết kiệm, cách rút tiền?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Làm thế nào để xác định người mất đã gửi tiết kiệm, cách rút tiền?

  • Đất chưa có sổ đỏ, khi ly hôn phân chia thế nào?

    Đất chưa có sổ đỏ, khi ly hôn phân chia thế nào?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2024

    Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Đất chưa có sổ đỏ khi ly hôn có được chia không?

    Sổ đỏ là từ mà người dân thường dùng để gọi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất dựa theo màu sắc của Giấy chứng nhận.

    Theo đó, khoản 21 Điều 3 Luật Đất đai 2024 quy định về Giấy chứng nhận như sau:

    Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất.

    Tài sản gắn liền với đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

    Giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của các luật có liên quan được thực hiện theo quy định của Luật này có giá trị pháp lý tương đương như Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất tại Luật này.

    Tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định tài sản chung của vợ chồng như sau:

    Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

    Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

    Theo các quy định nêu trên, sổ đỏ là giấy tờ xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Do đó, trường hợp đất chưa có sổ đỏ sẽ dẫn đến việc giải quyết thủ tục phân chia quyền sử dụng đất trở nên phức tạp và khó khăn do không có giấy tờ xác nhận về quyền sử dụng đất.

    Tuy nhiên, nếu thuộc trường hợp nhà, đất đã đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp và tài sản này được xác định là tài sản chung của vợ chồng thì khi có yêu cầu phân chia, tòa án có thẩm quyền vẫn thụ lý, giải quyết.

    Như vậy, đất chưa có sổ đỏ nhưng khi ly hôn vẫn có thể được tòa án phân chia khi người có yêu cầu chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ chứng minh đất đó là tài sản chung của vợ chồng và đất này đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ.

    Điều kiện yêu cầu phân chia đất chưa có sổ đỏ thế nào?

    Để yêu cầu phân chia đất chưa có sổ đỏ cần thỏa mãn các điều kiện sau:

    – Có yêu cầu chia tài sản tại tòa án thông qua đơn khởi kiện/đơn ly hôn đơn phương/đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

    – Có giấy tờ, tài liệu chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung.

    – Tại thời điểm giải quyết ly hôn, chia tài sản, nhà đất yêu cầu chia phải thỏa mãn các điều kiện để được cấp giấy chứng nhận theo quy định của Luật Đất đai, Luật Nhà ở (điều kiện về quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn…).

    Cách giải quyết khi ly hôn mà đất chưa được cấp sổ

    Chia tài sản khi ly hôn

    Trường hợp nhà, đất đã đủ điều kiện cấp sổ đỏ nhưng chưa được cấp và tài sản này được xác định là tài sản chung vợ chồng thì khi có yêu cầu phân chia, tòa án có thẩm quyền vẫn thụ lý, giải quyết.

    Để yêu cầu phân chia đất chưa có sổ đỏ cần thỏa mãn các điều kiện sau:

    – Yêu cầu chia tài sản: Phải có đơn khởi kiện, đơn ly hôn đơn phương hoặc đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có phân chia tài sản.

    – Giấy tờ chứng minh tài sản chung: Cần các tài liệu như hợp đồng mua bán, giấy chuyển nhượng, biên lai thuế hoặc các giấy tờ tương tự để chứng minh quyền sử dụng đất là tài sản chung.

    – Đủ điều kiện cấp Sổ đỏ: Tại thời điểm giải quyết, nhà đất cần đáp ứng các điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo Luật Đất đai và Luật Nhà ở, bao gồm các điều kiện về quy hoạch, sử dụng đất, và các quy định khác về quản lý.

    Như vậy, đất chưa có sổ đỏ thì khi ly hôn vẫn có thể được tòa án phân chia khi người có yêu cầu chuẩn bị các tài liệu, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng và đất này đủ điều kiện để được cấp sổ đỏ.

    Chia tài sản sau ly hôn

    Hai vợ chồng có thể lập biên bản thỏa thuận sau khi được cấp sổ hồng thì mới phân chia tài sản. Sau đó tiến hành thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ở phiên tòa ly hôn lần này chỉ yêu cầu tòa án giải quyết về vấn đề liên quan đến nhân thân.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Đất chưa có sổ đỏ, khi ly hôn phân chia thế nào?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Đất chưa có sổ đỏ, khi ly hôn phân chia thế nào?

  • Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự năm 2015

    Luật Nhà ở 2023

    Khi kết thúc hợp đồng bên cho thuê có phải trả lại chi phí đã bỏ ra cho họ không?

    Trước tiên, về bản chất thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai bên, vì là quan hệ dân sự nên pháp luật ưu tiên sự thỏa thuận của các bên, do đó chúng ta cần xem xét sự thỏa thuận trước.

    Trong trường hợp phạm vi hợp đồng hai bên không có thỏa thuận về vấn đề này thì giải quyết dựa trên quy định của luật.

    Về việc sửa chữa nhà ở cho thuê:

    Theo Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ, bên cho thuê phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của nhà thuê trừ các hư hỏng nhỏ mà theo tập quán việc sửa chữa thuộc về bên thuê.

    Tuy nhiên, nếu bên thuê làm mất hoặc hư hỏng đồ đạc và nhà thuê thì phải bảo dưỡng, sửa chữa hoặc thậm chí phải bồi thường. Bên thuê chỉ không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn tự nhiên trong quá trình sử dụng nhà thuê.

    Đặc biệt, căn cứ khoản 3 Điều 477 Bộ luật Dân sự 2015, nếu bên cho thuê đã được bên thuê thông báo về việc hư hỏng tài sản hoặc nhà thuê nhưng không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê có quyền tự sửa chữa nhà thuê với chi phí hợp lý.

    Trong trường hợp này, bên thuê phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa. Như vậy, nghĩa vụ sửa chữa nhà cho thuê thuộc về bên cho thuê nếu nhà thuê bị hư hỏng trừ những hư hỏng nhỏ hoặc do người thuê làm hỏng.

    Về việc cải tạo nhà ở đang cho thuê:

    Luật Nhà ở năm 2023 cũng có điều chỉnh vấn đề này. Cụ thể, tại Điều  Luật này, bên cho thuê nhà có quyền cải tạo nhà thuê nếu được bên thuê nhà đồng ý trừ trường hợp khẩn cấp hoặc bất khả kháng.

    Bên cho thuê nhà ở được quyền điều chỉnh giá thuê hợp lý sau khi kết thúc việc cải tạo nếu thời gian cho thuê còn lại từ một phần ba thời hạn của hợp đồng thuê nhà trở xuống; trường hợp bên thuê nhà ở không đồng ý với việc điều chỉnh giá thuê thì có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

    Trường hợp bên thuê nhà ở phải chuyển chỗ ở để thực hiện việc bảo trì hoặc cải tạo nhà ở thì các bên thỏa thuận về chỗ ở tạm và tiền thuê nhà ở trong thời gian bảo trì, cải tạo; trường hợp bên thuê nhà ở tự lo chỗ ở và đã trả trước tiền thuê nhà ở cho cả thời gian bảo trì hoặc cải tạo thì bên cho thuê nhà ở phải thanh toán lại số tiền này cho bên thuê nhà ở. Thời gian bảo trì hoặc cải tạo không tính vào thời hạn của hợp đồng thuê nhà ở. Bên thuê nhà ở được tiếp tục thuê nhà ở sau khi kết thúc việc bảo trì, cải tạo nhà ở.

    Bên thuê nhà ở có quyền yêu cầu bên cho thuê nhà ở bảo trì nhà ở, trừ trường hợp nhà ở bị hư hỏng do bên thuê gây ra; trường hợp bên cho thuê không bảo trì nhà ở thì bên thuê được quyền bảo trì nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên cho thuê biết trước ít nhất 15 ngày. Văn bản thông báo phải ghi rõ mức độ bảo trì và kinh phí thực hiện. Bên cho thuê nhà ở phải thanh toán kinh phí bảo trì cho bên thuê nhà ở hoặc trừ dần vào tiền thuê nhà ở.

    Cải tạo, sửa chữa trái luật có được tự chấm dứt thuê nhà?

    Khoản 1 Điều 172 Luật Nhà ở năm 2023 khẳng định, trong thời gian thuê nhà theo hợp đồng thuê nhà, các bên không được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà. Bên cho thuê cũng không được tự ý thu hồi nhà đang cho thuê trừ trường hợp sau đây:

    – Bên cho thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà: Bên thuê tự ý đục phá, cơi nới, cải tạo, phá dỡ nhà ở đang thuê hoặc khi chưa hết hạn mà bên cho thuê cải tạo nhà ở, điều chỉnh giá thuê và không thỏa thuận được giá thuê mới.

    – Bên thuê được đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu bên cho thuê không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng.

    Tuy nhiên, dù đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà thì các bên đều phải báo cho bên còn lại trước ít nhất 30 ngày trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Nếu không thực hiện quy định này và gây thiệt hại thì có thể phải bồi thường theo thiệt hại thực tế mà bên kia phải chịu hoặc theo thỏa thuận.

    Căn cứ quy định này, có thể thấy, nếu các bên vi phạm quy định về cải tạo, sửa chữa, bảo trì nhà thuê thì bên còn lại có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà nhưng phải báo trước ít nhất 30 ngày hoặc theo thời gian đã thỏa thuận trước đó.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Bên cho thuê có phải hoàn trả chi phí bên thuê đã bỏ ra để sửa chữa, cải tạo lại nhà?

  • Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép?

    Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Đất đai 2024

    Nghị định 102/2024/NĐ-CP

    Cưỡng chế thu hồi đất trái phép là gì?

    Khi có quyết định thu hồi đất mà người sử dụng đất không chấp hành thì cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi đất. Việc cưỡng chế thu hồi đất phải tuân thủ theo đúng quy định của Luật Đất đai và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 89 Luật Đất đai 2024:

    Theo đó, việc cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau đây:

    – Quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành mà người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã nơi có đất thu hồi và cơ quan có chức năng quản lý đất đai hoặc đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã vận động, thuyết phục;

    – Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;

    – Quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;

    – Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành.

    Trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định cưỡng chế thì Ủy ban nhân dân cấp xã lập biên bản.

    Do đó, Nhà nước chỉ được quyền tổ chức cưỡng chế thu hồi đất khi có đủ 04 điều kiện trên. Như vậy, nếu việc cưỡng chế thu hồi đất không thực hiện theo đúng quy định pháp luật về các nội dung nêu trên thì được xác định là cưỡng chế thu hồi đất trái luật.

    Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép?

    Khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 237 Luật Đất đai 2024 về Giải quyết khiếu nại, khởi kiện về quản lý đất đai như sau:

    1. Người sử dụng đất, người có quyền và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại, khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai.

    2. Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại. Trình tự, thủ tục khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

    3. Việc thu thập, bảo quản, sử dụng và lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại về quản lý đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

    Như vậy, trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại.

    Theo Điều 89 Luật Đất đai 2024, Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, do đó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại cưỡng chế thu hồi đất lần đầu. Quy trình khiếu nại như sau:

    Bước 1. Gửi đơn và tiếp nhận đơn khiếu nại

    Người khiếu nại gửi đơn và các tài liệu có liên quan tới Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    Bước 2. Thụ lý đơn

    – Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, người có thẩm quyền thụ lý giải quyết và thông báo về việc thụ lý giải quyết. Trường hợp không thụ lý để giải quyết thì nêu rõ lý do.

    Bước 3. Xác minh nội dung khiếu nại

    Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm sau:

    – Kiểm tra lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình quản lý trực tiếp, nếu khiếu nại đúng thì ra quyết định giải quyết khiếu nại ngay;

    – Trường hợp chưa có cơ sở kết luận nội dung khiếu nại thì tự mình tiến hành xác minh hoặc giao cho người có trách nhiệm xác minh xác minh nội dung khiếu nại, kiến nghị giải quyết khiếu nại.

    Bước 4. Tổ chức đối thoại

    – Trong quá trình giải quyết khiếu nại, người giải quyết khiếu nại lần đầu tổ chức đối thoại nếu yêu cầu của người khiếu nại và kết quả xác minh nội dung khiếu nại còn khác nhau.

    – Việc đối thoại phải được lập thành biên bản, kết quả đối thoại là một trong các căn cứ để giải quyết khiếu nại.

    Bước 5. Ra quyết định giải quyết khiếu nại

    – Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại và gửi kết quả giải quyết khiếu nại trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định giải quyết khiếu nại.

    Khởi kiện cưỡng chế thu hồi đất

    Do chủ thể có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là Chủ tịch UBND cấp huyện nên căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 32 Luật Tố tụng hành chính 2015 sửa đổi, bổ sung 2019 thì sẽ do Tòa án cấp tỉnh giải quyết theo thủ tục sơ thẩm. Trình tự, thủ tục khởi kiện như sau:

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm

    – Đơn khởi kiện;

    – Các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện;

    – Bản chính quyết định hành chính hoặc chứng cứ chứng minh về hành vi hành chính bị khiếu kiện và tất cả các quyết định có liên quan;

    – Bản chính Quyết định giải quyết khiếu nại hoặc chứng cứ chứng minh việc đã khiếu nại (nếu có);

    – Giấy ủy quyền (nếu người khởi kiện cử người đại diện);

    – Bản sao hộ khẩu, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân;

    – Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ bản chính, bản sao);

    Người khởi kiện phải nộp 02 bộ hồ sơ khởi kiện để Tòa án thông báo việc khiếu kiện cho người bị kiện.

    Bước 2. Gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền

    Bước 3. Tòa án nhận đơn và xem xét đơn khởi kiện

    Bước 4. Thông báo kết quả xử lý đơn cho người khởi kiện

    Bước 5. Thông báo thụ lý vụ án cho người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và Viện kiểm sát cùng cấp.

    Bước 6. Chuẩn bị xét xử

    Bước 7. Mở phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm (nếu có)

    Việc thu hồi đất có được tiếp tục thực hiện trong thời gian giải quyết khiếu nại?

    Cụ thể, tại Điều 40 Nghị định 102/2024/NĐ-CP, trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất.

    Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành, hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).

    Đối với trường hợp việc thu hồi đất có liên quan đến quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác trong việc sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền vẫn tiến hành kiểm đếm bắt buộc, cưỡng chế thực hiện kiểm đếm bắt buộc, thu hồi đất, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất theo quy định mà không phải chờ cho đến khi giải quyết xong quyền và nghĩa vụ liên quan đến việc sử dụng đất giữa người có đất thu hồi và tổ chức, cá nhân đó theo quy định của pháp luật có liên quan.

    Căn cứ theo quy định nêu trên, trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại chưa có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì vẫn tiếp tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 17 Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, có 14 trường hợp Nhà nước chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra, trong đó có trường hợp gây thiệt hại do thu hồi đất.

    Vì vậy, trường hợp cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Người dân cần làm gì khi bị cưỡng chế thu hồi đất trái phép?

  • Cha mẹ chồng mất thì con dâu có được hưởng di sản thừa kế không?

    Cha mẹ chồng mất thì con dâu có được hưởng di sản thừa kế không?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Con dâu có thuộc hàng thừa kế theo pháp luật khi chia di sản của cha mẹ chồng không?

    Người thừa kế là người thừa hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người được thừa kế theo pháp luật chỉ có thể là cá nhân và phải là người có quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng đối với người để lại di sản. Người được thừa kế theo di chúc có thể là cá nhân, tổ chức hoặc Nhà nước. Tuy nhiên, người được thừa kế là cá nhân phải là người còn sống tại thời điểm mở thừa kế, tổ chức còn tồn tại tại thời điểm mở thừa kế.

    Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế như sau:

    Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

    Theo quy định này thì con dâu không thuộc bất kỳ hàng thừa kế theo pháp luật nào của cha mẹ chồng.

    Trường hợp con dâu được hưởng di sản thừa kế từ bố mẹ chồng

    Hiện nay, việc thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật. Như đã phân tích ở trên, con dâu không thuộc đối tượng thừa kế theo pháp luật, do đó con dâu chỉ có thể được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    Trường hợp 01: Hưởng thừa kế từ bố mẹ chồng theo di chúc

    Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Do đó có thể hiểu rằng, nếu trong quá trình chung sống, quan hệ giữa con dâu và bố mẹ chồng hòa thuận, yêu thương, chăm sóc lẫn nhau, khi bố, mẹ chồng chết có di chúc để lại tài sản thừa kế cho con dâu thì con dâu được hưởng phần thừa kế đó.  Cụ thể, theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền của người lập di chúc như sau:

    Người lập di chúc có quyền sau đây:

    1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

    2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

    3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

    4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

    5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

    Chiếu theo quy định này, nếu cha mẹ chồng chết có để lại di chúc và trong di chúc có đề cập về việc con dâu được hưởng thừa kế thì con dâu có thể được hưởng phần di sản do cha mẹ chồng để lại.

    Tuy nhiên, để được hưởng thừa kế hợp pháp thì người đó cần đáp ứng các điều kiện sau:

    – Di chúc hợp pháp theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015;

    – Con dâu không thuộc trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 và từ chối nhận di sản theo Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015.

    Trường hợp 02: Hưởng thừa kế gián tiếp khi chồng mất

    Theo như phân tích ở đầu bài viết thì trong trường hợp di sản thừa kế của cha mẹ chồng được chia theo pháp luật thì con dâu không được hưởng thừa kế từ cha mẹ chồng do không thuộc hàng thừa kế theo quy định của luật. Tuy nhiên, sau khi cha mẹ chồng chết mà không để lại di chúc thì người con trai sẽ được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật. Nếu sau đó người con chưa được nhận di sản mà chết thì phần di sản thừa kế mà người này được hưởng từ cha mẹ sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất của người này gồm: vợ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi, con đẻ. Bởi vậy, khi người chồng chết sau khi bố mẹ chồng chết thì người con dâu có quyền được hưởng thừa kế từ phần của chồng hưởng từ cha mẹ chồng.

    Trong trường hợp này, khi người chồng chết người vợ có thể được hưởng phần di sản từ khối di sản của cha mẹ chồng khi đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

    – Cha mẹ chồng chết trước người chồng và có để lại thừa kế cho con trai của họ (thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo pháp luật);

    – Người chồng không thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế từ cha, mẹ chồng.

    – Hôn nhân giữa người vợ và người chồng là hôn nhân hợp pháp và người vợ không thuộc trường hợp không được hưởng thừa kế từ chồng.

    Khi đó, người vợ sẽ có thể được hưởng phần di sản có nguồn gốc từ khối di sản của cha mẹ chồng từ người chồng theo hàng thừa kế thứ nhất (quy định về thừa kế theo pháp luật tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015) hoặc thừa kế theo di chúc.

    Thời điểm người vợ được quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là bao lâu?

    Thời hiệu thừa kế được quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

    1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

    a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

    b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

    2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Theo quy định trên thì người vợ được quyền yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cha mẹ chồng mất thì con dâu có được hưởng thừa kế không?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Cha mẹ chồng mất thì con dâu có được hưởng thừa kế không?

  • Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

    Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Nghị định 74/2024/NĐ-CP

    Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP

    Nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn

    Theo  định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

    2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

    Theo đó, cha/mẹ không thực hiện việc nuôi con khi ly hôn sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Trừ trường hợp người trực tiếp nuôi con tự nguyện không yêu cầu bên còn lại cấp dưỡng nuôi con và họ có đầy đủ khả năng, điều kiện nuôi dưỡng con. Tuy nhiên cũng cần lưu ý rằng, việc cấp dưỡng chỉ đặt ra với trường hợp khi ly hôn mà con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

    Tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là bao nhiêu?

    Tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 mức cấp dưỡng được quy định như sau:

    1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Theo đó, tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn do hai bên tự thỏa thuận hoặc do Tòa án quyết định.

    Trường hợp do hai bên thỏa thuận:

    Hai bên cha mẹ có thể thỏa thuận với nhau về số tiền cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn. Việc thỏa thuận này phải căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người thực hiện cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của con để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của con.

    Trường hợp Tòa án xác định:

    Trong trường hợp hai bên không thể thỏa thuận được thì các bên yêu cầu Tòa án xác định mức cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

    Ngoài ra, tại Điều 7 Nghị quyết 01/2024/NQ-HĐTP, mức cấp dưỡng sẽ do các bên thỏa thuận gồm toàn bộ chi phí cho việc nuôi dưỡng, học tập của con. Nếu không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết định. Mức tối thiểu do Tòa án quy định sẽ không thấp hơn một nửa tháng lương tối thiểu vùng nơi người cấp dưỡng đang cư trú mỗi tháng với mỗi người con.

    Trong đó, mức lương tối thiểu vùng đang được quy định tại Nghị định 74/2024/NĐ-CP. Do đó, mức cấp dưỡng tối thiểu của các vùng như sau:

    Vùng

    Mức lương tối thiểu tháng

    (Đơn vị: đồng/tháng)

    Mức cấp dưỡng tối thiểu không thấp hơn

    (Đơn vị: đồng/tháng)

    Vùng I

    4.960.000

    2.480.000

    Vùng II

    4.410.000

    2.205.000

    Vùng III

    3.860.000

    1.930.000

    Vùng IV

    3.450.000

    1.725.000

    Đặc biệt, khoản 2 Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình khẳng định:

    Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

    Do đó, pháp luật không có quy định giới hạn mức cấp dưỡng là bao nhiêu mà hoàn toàn dựa vào thỏa thuận của các bên hoặc dựa vào thu nhập, điều kiện, nhu cầu của các bên. Hiện nay, thông thường Tòa án sẽ ấn định mức cấp dưỡng là khoảng 15-30% mức thu nhập của người cấp dưỡng.

    Cấp dưỡng nuôi con theo phương thức nào?

    Theo quy định tại điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Phương thức cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn thực hiện ra sao  cũng do vợ chồng thỏa thuận.

    Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án xem xét điều kiện của người có nghĩa vụ cấp dưỡng để quyết định phương thức cấp dưỡng nuôi con cho phù hợp. Trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì các bên thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng và tạm ngừng cấp dưỡng.

    Cha, mẹ sau ly hôn phải cấp dưỡng cho con tới năm bao nhiêu tuổi?

    Căn cứ theo Điều 118 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

    – Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình;

    – Người được cấp dưỡng được nhận làm con nuôi;

    – Người cấp dưỡng đã trực tiếp nuôi dưỡng người được cấp dưỡng;

    – Người cấp dưỡng hoặc người được cấp dưỡng chết;

    – Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn;

    – Trường hợp khác theo quy định của luật.

    Như vậy, sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải cấp dưỡng nuôi con đến khi con đủ mười tám tuổi trở lên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn

  • Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

    Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Hợp đồng đặt cọc vô hiệu trong những trường hợp nào?

    Căn cứ theo Điều 328 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về việc đặt cọc trong hợp đồng dân sự như sau:

    1. Đặt cọc là việc một bên (bên đặt cọc) giao cho bên kia (bên nhận đặt cọc) một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (gọi chung là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

    2. Trường hợp hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc; nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Theo đó, việc đặt cọc được hiểu là việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy, việc đặt cọc có phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa các bên, do đó, có thể hiểu hợp đồng đặt cọc là một dạng của hợp đồng dân sự.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 và Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015, hợp đồng vô hiệu được hiểu như sau:

    Điều 407. Hợp đồng vô hiệu

    1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.

    Điều 408. Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

    1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.

    2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.

    3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

    Theo quy định trên thì hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (quy định tại Điều 123 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do giả tạo (quy định tại Điều 124 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện (quy định tại Điều 125 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do bị nhầm lẫn (quy định tại Điều 126 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (quy định tại Điều 128 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (quy định tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015).

    – Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được (quy định tại Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015).

    Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu được quy định ra sao?

    Tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

    1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

    2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

    Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

    3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

    4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

    Theo đó, bên nhận đặt cọc đã lừa dối về diện tích phòng cho thuê, do đó bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu (theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Dân sự 2015). Và trong trường hợp này, sau khi tòa án tuyên bố hợp đồng vô hiệu các bên có nghĩa vụ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, điều này đồng nghĩa với việc bên nhận đặt cọc sẽ phải hoàn trả lại số tiền đặt cọc đã nhận từ bạn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu trong những trường hợp nào? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng đặt cọc vô hiệu?

  • Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

    Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Luật Hôn nhân và gia đình 2014

    Quy định về giành quyền nuôi con khi ly hôn 

    Dưới góc độ pháp lý, Điều 81 Luật Hôn nhân và Gia đình quy định 2014 về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Như vậy, vợ và chồng có quyền thỏa thuận với nhau về việc nuôi con, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn.

    Tuy nhiên, con dưới 36 tháng tuổi được ưu tiên hơn cho người mẹ nuôi nếu người mẹ có đủ điều kiện chăm nom, chăm sóc và giáo dục con cái. Việc pháp luật quy định như vậy vì lúc này độ tuổi đứa trẻ còn quá nhỏ và nếu đứa trẻ người mẹ chăm sóc sẽ tốt hơn cho sự phát triển của đứa trẻ đó.

    Con trên 07 tuổi phải hỏi ý kiến, nguyện vọng của con vì lúc này trẻ bắt đầu có nhận thức về việc muốn ở với cha hay mẹ khi cha mẹ không còn sống chung với nhau.

    Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành quyền nuôi con?

    Như phân tích ở trên, việc giành quyền nuôi con khi không thỏa thuận được sẽ do Tòa án ấn định. Tuy nhiên, pháp luật không quy định cụ thể các điều kiện cũng như căn cứ để ấn định giao con cho cha hay mẹ. Do đó, trên thực tế, các bên thường sẽ chứng minh những vấn đề sau đây:

    Có thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất cho con

    Đây có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng khi cha, mẹ muốn giành quyền nuôi con khi ly hôn. Bởi khi có một cuộc sống đảm bảo, có điều kiện về chất như có thu nhập ổn định thông qua việc công việc ổn định, lương cao, thu nhập ổn định, có sổ tiết kiệm…Những yếu tố về vật chất này đủ để đảm bảo trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con đầy đủ và cho con được học hành trong môi trường giáo dục tốt nhất.

    Có thời gian, giành nhiều tình cảm quan tâm, yêu thương con

    Ngoài vật chất, yếu tố tinh thần của con cũng là một trong những vấn đề quan trọng. Theo đó, khi bản thân có thời gian chăm sóc con, bên cạnh con, yêu thương, tôn trọng ý kiến của con, không phân biệt đối xử với con… thì sẽ có phần “thắng” trong việc giành quyền nuôi con. Những bằng chứng trong trường hợp này có thể về thời gian làm việc của người muốn giành quyền nuôi con,…

    Chứng minh có nhiều điều kiện khác tốt cho con hơn đối phương

    Ngoài yếu tố về vật chất và tinh thần, nhiều khi đương sự cũng cần phải chứng minh các điều kiện khác như có thể tạo môi trường, không gian tốt nhất cho con phát triển…

    Chứng minh đối phương không đáp ứng điều kiện nuôi con trực tiếp

    Những vấn đề cần chứng minh trong trường hợp này có thể kể đến:

    – Trong thời gian đang chung sống, đối phương không quan tâm đến con, hay đánh đập, bạo lực với con về tinh thần và thể xác, ngăn cản, không tạo điều kiện cho con được phát triển năng khiếu… ảnh hưởng sâu sắc đến việc phát triển toàn diện của con.

    – Chứng cứ chứng minh nguyên nhân ly hôn là do lỗi của đối phương ví dụ như ngoại tình, bạo lực gia đình…Qua đó, khẳng định, đối phương là một tấm gương không tốt với con, nếu để con sống chung với đối phương sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành nhân cách của con.

    Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không phải cứ liệt kê ra những điều kiện, yếu tố như trên là được mà cha, mẹ cần phải có bằng chứng cụ thể, rõ ràng, đầy đủ sức thuyết phục để Tòa án xem xét, quyết định người trực tiếp nuôi con.

    Cha, mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con?

    Trong thực tế, nhiều người đã giành được quyền nuôi con nhưng trong quá trình sống chung với con, nhiều quyền lợi của con không được bảo đảm. Theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 84 Luật Hôn nhân về căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm:

    2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

    a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

    b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

    Như vậy, có thể thấy, không phải mọi trường hợp, sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định mà trong quá trình sống chung với con, nếu có các căn cứ nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể thay đổi. Thậm chí, có trường hợp cả cha và cả mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn.  

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Cách giành quyền nuôi con khi ly hôn

     

  • Vay tiền không trả nợ rồi trốn, liệu có bị khởi tố?

    Vay tiền không trả nợ rồi trốn, liệu có bị khởi tố?

    Công ty Luật TNHH PT chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Bộ Luật Hình sự 2015

    Bộ luật dân sự 2015

    Quy định của pháp luật về việc vay tiền

    Theo Điều 463 BLDS 2015 quy định về Hợp đồng vay tiền như sau:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Đồng thời, Điều 466 BLDS 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên cho vay, bên vay có nghĩa vụ trả đủ tiền khi đến hạn, trong trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì bên vay có nghĩa vụ phải trả đủ lãi. Trường hợp đến hạn trả nợ mà bên vay không trả nợ được thì hai bên có thể thỏa thuận, về việc gia hạn khoản vay cũng như là số tiền chậm trả, hay lãi suất quá hạn.

    Như vậy, người vay tiền có nghĩa vụ phải trả nợ đúng hạn cho bên cho vay khi đến thời hạn do các bên thỏa thuận trong hợp đồng vay. Quan hệ vay tiền có thể được xác lập bằng cách lập thành văn bản, lời nói hoặc bằng hành vi.

    Dấu hiệu của hành vi trốn nợ là gì?

    Vay tiền là giao dịch dân sự phổ biến diễn ra trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, không ít trường hợp xảy ra tình trạng người có nghĩa vụ trả tiền đã có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình.

    Hành vi trốn nợ là một bên chủ thể thực hiện hành vi vay tiền của tổ chức, cá nhân khác nhưng đã gặp một số yếu tố tác động tới tình hình tài chính của bên chủ thể đi vay (như làm ăn thua lỗ, phá sản hoặc do người vay cố tình không trả) khiến cho bên có nghĩa vụ trả nợ mất khả năng thanh toán hoặc trốn tránh thực hiện nghĩa vụ trả nợ với bên cho vay.

    Trách nhiệm pháp lý đối với hành vi trốn nợ là gì?

    Trường hợp giải quyết tranh chấp dân sự:

    Bên vay không trả nợ do không có khả năng chi trả, không có dấu hiệu bỏ trốn hay dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản thì đây sẽ là tranh chấp thuộc lĩnh vực dân sự. Cụ thể là tranh chấp giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự theo khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Để đòi lại được tiền, bên cho vay có thể khởi kiện tại Tòa án dân sự để yêu cầu Tòa án buộc bên vay phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự:

    Sau khi được vay (có được tài sản) thì người vay nảy sinh ý thức chiếm đoạt tài sản. Điều này có thể biểu hiện qua việc: bên vay có khả năng trả nợ nhưng cố tình không trả, dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    Đối với người thực hiện hành vi như trên có thể bị xử lý về “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017. Tùy thuộc vào giá trị tài sản, các tình tiết tăng nặng mà người phạm tội trên có thể bị phạt tù lên đến 20 năm.

    Tùy vào tính chất, mức độ hành vi của người vay tiền rồi bỏ trốn để có hình thức xử lý phù hợp theo pháp luật dân sự hay pháp luật hình sự đối với người có hành vi vi phạm.

    Hướng giải quyết khi người vay tiền bỏ trốn

    Đối với trường hợp người vay tiền bỏ trốn, chúng ta có thể thực hiện một trong các cách sau đây:

    Tố cáo ra cơ quan công an

    Trước khi tố cáo ra cơ quan công an, người cho vay cần xác định các yếu tố sau:

    Thứ nhất, xác định mục đích và hành vi của người vay tiền. Trường hợp người vay tiền có hành vi gian dối ngay từ khi thực hiện giao dịch hoặc có hành vi tẩu tán tài sản, bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản hoặc sử dụng khoản tiền vay không đúng mục đích vay dẫn đến không có khả năng trả thì hành vi của người đó có dấu hiệu của tội phạm (Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản).

    Thứ hai, phân biệt hành vi bỏ trốn và đi khỏi nơi cư trú. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để xác định người vay có bị xử lý hình sự hay không. Đi khỏi nơi cư trú là hành vi thông thường của việc thay đổi nơi cư trú, còn bỏ trốn là thay đổi nơi cư trú có mục đích, có lý do nhằm trốn tránh sự tìm kiếm của chủ nợ, nhằm làm cho chủ nợ không thể tố cáo, khởi kiện để đòi nợ… thì hành vi này mới nguy hiểm cho xã hội và bị xử lý hình sự theo quy định tại Điều 172 BLHS. Nếu người vay tiền không bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản mà đi khỏi nơi cư trú với mục đích khác (như đi làm ăn, đi chữa bệnh, bị uy hiếp mà phải lánh đi để bảo toàn tính mạng…) và vẫn liên hệ với người cho vay, cơ quan công an nơi cư trú, gia đình, người thân vẫn liên lạc được với người vay tiền đó thì chưa đủ căn cứ để xử lý hình sự theo quy định.

    Như vậy, cần có đủ căn cứ người vay “bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tài sản” thì người cho vay mới có thể tố cáo ra Cơ quan công an cùng với các bằng chứng chứng minh để đề nghị điều tra, xử lý hành vi của người vay.

    Theo Điều 28 BLTTHS quy định thì việc giải quyết vấn đề dân sự trong vụ án hình sự được tiến hành cùng với việc giải quyết vụ án hình sự. Nếu cơ quan điều tra xử lý người vay bằng biện pháp hình sự thì quá trình giải quyết vụ án sẽ giải quyết đồng thời việc bồi thường cho những người bị hại do hành vi phạm tội đó gây ra.

    Khởi kiện ra Tòa án

    Như đã phân tích ở trên, trường hợp người vay tiền không có dấu hiệu của tội phạm thì việc vay tiền chỉ được xem là giao dịch dân sự. Việc không trả được nợ đúng hạn có thể là do làm ăn thua lỗ hoặc do các tác động khách quan khác…, người cho vay có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu buộc trả lại tiền (cả tiền gốc và lãi nếu có thỏa thuận). Đây là giao dịch vay tài sản không có tài sản bảo đảm nên sau khi bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án tuyên buộc bên vay phải trả tiền cho người vay thì những tài sản của người vay (nếu có) sẽ được cơ quan thi hành án dân sự kê biên, phát mại để trả cho những người bị hại.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến Vay tiền, không trả nợ rồi trốn liệu có bị khởi tố?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Vay tiền, không trả nợ rồi trốn liệu có bị khởi tố?

  • Khung hình phạt tội trốn thuế được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

    Dựa vào các quy định hiện hành của pháp luật Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

    Căn cứ pháp lý

    Bộ Luật Hình sự 2015 

    Trốn thuế là gì?

    Trốn thuế được hiểu là hành vi của cá nhân, tổ chức thực hiện các phương thức trái pháp luật nhằm giảm số tiền thuế phải nộp theo quy định hoặc trốn tránh nghĩa vụ đóng thuế.

    Theo khoản 1 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), các hành vi được xem là trốn thuế như sau:

    – Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế hoặc hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định của pháp luật;

    – Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

    – Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;

    – Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp để hạch toán hàng hóa, nguyên liệu đầu vào trong hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế làm giảm số tiền thuế phải nộp hoặc làm tăng số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm hoặc tăng số tiền thuế được khấu trừ, số tiền thuế được hoàn;

    – Sử dụng chứng từ, tài liệu không hợp pháp khác để xác định sai số tiền thuế phải nộp, số tiền thuế được hoàn;

    – Khai sai với thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu mà không khai bổ sung hồ sơ khai thuế sau khi hàng hóa đã được thông quan, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

    – Cố ý không kê khai hoặc khai sai về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

    – Câu kết với người gửi hàng để nhập khẩu hàng hóa, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 188 và Điều 189 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017);

    – Sử dụng hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế, miễn thuế, xét miễn thuế không đúng mục đích quy định mà không khai báo việc chuyển đổi mục đích sử dụng với cơ quan quản lý thuế.

    Khung hình phạt tội trốn thuế theo Bộ luật Hình sự

    Tội trốn thuế được quy định tại Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức hình phạt như sau:

    Đối với cá nhân

    * Khung 1

    Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm nếu:

    Người nào thực hiện một trong các hành vi tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

    Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196, 202, 250, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    * Khung 2

    Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

    – Có tổ chức;

    –  Số tiền trốn thuế từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

    –  Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

    –  Phạm tội 02 lần trở lên;

    –  Tái phạm nguy hiểm.

    * Khung 3

    Phạm tội trốn thuế với số tiền 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 4.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm

    * Hình phạt bổ sung

    Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Đối với pháp nhân thương mại

    Pháp nhân thương mại phạm tội trốn thuế thì bị phạt như sau:

    – Thực hiện một trong các hành vi quy định tại mục 1 mà trốn thuế với số tiền từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án về tội này.

    Hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 188, 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195 và 196 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

    – Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d và đ khoản 2 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

    – Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;

    – Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 Điều 200 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017), thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;

    – Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến Khung hình phạt tội trốn thuế được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự?

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

    Khung hình phạt tội trốn thuế được quy định như thế nào theo Bộ luật Hình sự?