Danh mục: Nợ xấu và xử lý nợ

  • Điều kiện xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và cách xử lý (2022)

    Điều kiện xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và cách xử lý (2022)

    Quy định về trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi như thế nào? Xử lý tài chính đối với các khoản nợ phải thu khó đòi ra sao?

    1. Căn cứ pháp lý

    Thông tư 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp;

    Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp tại doanh nghiệp.

    2. Điều kiện trích lập dự phòng đối với các khoản nợ khó đòi

    Căn cứ tại khoản 1 điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định:

    cho vay tiền không có giấy tờTrường hợp 1: Đối với các khoản nợ phải thu đã quá kì hạn thanh toán

    – Khoản nợ được xác định là khó đòi phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của bên nợ (khách hàng) về số tiền còn nợ, bao gồm:

    + Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ.

    + Bảng kê công nợ.

    + Biên bản đối chiếu công nợ hoặc Văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ, hoặc văn bản đòi nợ.

    + Biên bản thanh lý hợp đồng.

    + Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

    – Các khoản nợ khó đòi nếu không đòi được thì sẽ được xử lý theo quy định và được coi là khoản tổn thất mà phía công ty bạn phải chịu.

    – Căn cứ và mức trích lập dự phòng:

    Theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính quy định chế độ về mức trích lập dự phòng như sau:

    Thời gian Tỉ lệ trích lập
    Từ 6 tháng- 1 năm 30%
    Từ 1-2 năm 50%
    Từ 2-3 năm 70%
    Từ trên 3 năm 100%

    Ngoài ra, đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa:

    Thời gian Tỉ lệ trích lập
    Từ 3 tháng- 6 tháng 30%
    Từ 6 tháng- 9 tháng 50%
    Từ 9 tháng- 12 tháng 70%
    Từ trên 12 tháng 100%

    Trường hợp 2: Đối với các khoản nợ phải thu nhưng chưa đến kì hạn thanh toán.

    Khi tổ chức kinh tế lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết,…Trong trường hợp này, doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, sau đó tổng hợp lại vào Bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

    3. Nguyên tắc trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi:

    Căn cứ vào Thông tư 48/2019/TT-BTC quy định:

    Khi lập Báo cáo tài chính

    Doanh nghiệp xác định các khoản nợ phải thu khó đòi và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn có bản chất tương tự có khả năng không đòi được để trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi.

    Điều kiện, căn cứ trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu khó đòi:

    Khi các khoản nợ phải thu đã quá kỳ hạn thanh toán ghi trong hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ, bản cam kết hợp đồng hoặc cam kết nợ, Doanh nghiệp đã đòi nhiều lần nhưng vẫn chưa thu được. Việc xác định thời gian quá hạn của khoản nợ phải thu được xác định là khó đòi phải trích lập dự phòng được căn cứ vào thời gian trả nợ gốc theo hợp đồng mua, bán ban đầu, không tính đến việc gia hạn nợ giữa các bên.

    Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng khách nợ đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể, mất tích, bỏ trốn.

    —> Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi.

    * Điều kiện, căn cứ:

    – Khoản nợ được xác định là khó đòi phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của bên nợ (khách hàng) về số tiền còn nợ.

    – Mức trích lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi thực hiện theo quy định hiện hành.

    – Các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.

    Việc trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng phải thu khó đòi được thực hiện ở thời điểm lập Báo cáo tài chính

    – Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này lớn hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch lớn hơn được ghi tăng dự phòng và ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp.

    – Trường hợp khoản dự phòng phải thu khó đòi phải lập ở cuối kỳ kế toán này nhỏ hơn số dư khoản dự phòng phải thu khó đòi đang ghi trên sổ kế toán thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn nhập ghi giảm dự phòng và ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

    Đối với những khoản phải thu khó đòi kéo dài trong nhiều năm doanh nghiệp đã cố gắng dùng mọi biện pháp để thu nợ nhưng vẫn không thu được nợ và xác định khách nợ thực sự không có khả năng thanh toán

    Trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể phải làm các thủ tục như:

    – Bán nợ cho Công ty mua, bán nợ.

    – Xoá những khoản nợ phải thu khó đòi trên sổ kế toán.

    Việc xoá các khoản nợ phải thu khó đòi phải thực hiện theo quy định của pháp luật và điều lệ doanh nghiệp. Số nợ này được theo dõi trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp và trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính. Nếu sau khi đã xoá nợ, doanh nghiệp lại đòi được nợ đã xử lý thì số nợ thu được sẽ hạch toán vào tài khoản 711 “Thu nhập khác”.

    4. Quy định về xử lý tài chính đối với các khoản nợ phải thu khó đòi

    Xử lý tài chính

    – Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).

    – Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

    – Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

    Thẩm quyền xử lý nợ

    Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc, Giám đốc hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Điều kiện xác định và cách xử lý các khoản nợ phải thu khó đòi (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ (2022)

    Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ (2022)

    Công nợ là gì? Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ? Không có hợp đồng mua bán có khởi kiện đòi công nợ được không? Bài viết này sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Luật Thương mại 2005

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    2. Công nợ là gì?

    Công nợ là khi một doanh nghiệp thực hiện các nghiệp vụ mua bán hàng hóa, dịch vụ hoặc thanh toán cho các nhân tổ chức mà số tiền còn lại nợ đến kì sau.

    Công nợ phải thu từ khách hàng là khi một tổ chức doanh nghiệp đã xuất hàng hóa thành phẩm cho khách hàng đã có hóa đơn chứng từ kê khai thuế. Tuy nhiên khách hàng vẫn chưa thanh toán hoặc việc thanh toán mới thực hiện được một phần.

    Phân loại công nợ

    Công nợ được chia thành hai loại đó là công nợ phải thu và công nợ phải trả:

    • Công nợ phải thu

    Công nợ phải thu bao gồm: tiền bán sản phẩm, hàng hóa, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhưng chưa thu được tiền, hay các khoản đầu tư tài chính.

    • Công nợ phải trả

    Công nợ phải trả bao gồm:  tiền trả cho nhà cung cấp về vật tư, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu, hàng hóa, dịch vụ…mà doanh nghiệp chưa thanh toán tiền.

    • Ngoài ra trong doanh nghiệp còn có các khoản công nợ khác như các khoản phải thu hộ nội bộ, khoản TẠM ỨNG, tiền bồi thường, khoản phải trả cho công nhân viên, các loại thuế phải nộp cho nhà nước…

    3. Quy trình thu hồi công nợ

    Bước 1. Xác định khoản phải thu tối thiểu của mỗi khách hàng.

    Bước 2. Phân loại khách nợ: Dựa vào tính chất khách hàng nợ để chia thành hai nhóm: quan trọng và có thể chấm dứt hợp tác.

    Bước 3. Chọn người thu hồi nợ.

    Bước 4. Nhắc nhở khách hàng thanh toán trước khi đáo hạn: Trước khoản 10 ngày đến hạn thanh toán nợ nên có biện pháp nhắc nhở khách hàng trả nợ qua điện thoại hoặc Email. Đối với một số trường hợp khách đặc biệt nên sắp xếp một cuộc hẹn để trao đổi trước.

    Bước 5. Đàm phán với khách nợ

    Bước 6. Khởi kiện đến toà án để đòi nợ.

    4. Các biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ

    Trường hợp khách hàng không thanh toán công nợ theo hợp đồng, tức là khách hàng đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên doanh nghiệp có thể áp dụng các chế tài thương mại theo quy định của Luật Thương mại 2005. Quy định như sau:

    – Áp dụng chế tài buộc thực hiện đúng Hợp đồng

    Buộc thực hiện đúng Hợp đồng được quy định ở Điều 297 Luật Thương mại 2005, bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán được quyền yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng, nghĩa là phải thanh toán đầy đủ tiền theo quy định của Hợp đồng.

    Doanh nghiệp có thể gia hạn thêm một thời gian hợp lý để khách hàng khắc phục vi phạm nghĩa vụ thanh toán. Thời gian ngắn hay dài phụ thuộc vào hai bên thỏa thuận.

    – Áp dụng chế tài phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

    Doanh nghiệp chỉ được áp dụng chế tài phạt vi phạm khi: Có vi phạm xảy ra; Hai bên có thỏa thuận phạt vi phạm trong Hợp đồng;

    Doanh nghiệp được áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại nếu: Có hành vi vi phạm xảy ra; Có thiệt hại xảy ra; Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra

    Vì vậy, doanh nghiệp muốn xử lý việc khách hàng không thanh toán tiền bằng chế tài phạt vi phạm thì khi ký hợp đồng hai bên phải thỏa thuận điều khoản phạt vi phạm trong hợp đồng. Còn nếu muốn bồi thường thiệt hại thì nhất thiết phải chứng minh được thiệt hại xuất phát từ việc chậm thanh toán tiền của khách hàng.

    Ngoài ra, Doanh nghiệp có quyền yêu cầu tiền lãi suất chậm do chậm thanh toán theo quy định của Điều 306 Luật Thương mại 2005. Khách hàng phải trả tiền lãi trên số tiền chậm trả đó theo lãi suất nợ quá hạn trung bình trên thị trường tại thời điểm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

    – Hủy bỏ hợp đồng

    Doanh nghiệp được áp dụng chế tài hợp đồng nếu:

    + Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên thỏa thuận là điều kiện để hủy bỏ hợp đồng. Nếu hợp đồng có thỏa thuận bên mua vi phạm nghĩa vụ thanh toán là điều kiện để hủy bỏ Hợp đồng thì khi khách hàng không thanh toán tiền doanh nghiệp có quyền hủy bỏ hợp đồng

    + Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ Hợp đồng. Theo quy định của Luật Thương mại, “ vi phạm cơ bản nghĩa là vi phạm làm cho bên kia mất đi quyền lợi mà họ mong đợi từ Hợp đồng”. Đối với doanh nghiệp điều mà họ mong đợi nhất từ hợp đồng là nhận được khoản thanh toán. Do đó việc bên mua không thanh toán tiền có thể xem như là hành vi vi phạm cơ bản.

    Vì vậy trong trường hợp này, doanh nghiệp hoàn toàn có thể áp dụng chế tài hủy bỏ Hợp đồng để xử lý vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

    Doanh nghiệp có thể áp dụng chế tài hủy bỏ hợp đồng một phần đối với phần hàng mà khách hàng chưa thanh toán. Hợp đồng sẽ không có hiệu lực đối với phần hợp đồng vi phạm và các phần còn lại vẫn có hiệu lực.

    – Giải quyết tranh chấp

    Trong trường hợp đã áp dụng các chế tài thương mại nhưng khách hàng vẫn không thực hiện nghĩa vụ thanh toán thì doanh nghiệp có quyền được KHỞI KIỆN ra cơ quan giải quyết tranh chấp.

    Thời hiệu khởi kiện giải quyết tranh chấp thương mại là 2 năm kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp của một bên bị xâm hại.

    Doanh nghiệp có thể áp dụng các phương thức giải quyết tranh chấp như sau: Thương lượng, hòa giải; Giải quyết tranh chấp bằng Tòa án hoặc Trọng tài

    5. Không có hợp đồng mua bán có khởi kiện đòi công nợ được không?

    Căn cứ quy định tại Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 thì:

    Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.

    Đồng thời, theo quy định tại Điều 440 Bộ luật này thì:

    – Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền theo thời hạn, địa điểm và mức tiền được quy định trong hợp đồng.

    – Trường hợp các bên chỉ có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản thì thời hạn thanh toán tiền cũng được xác định tương ứng với thời hạn giao tài sản. Nếu các bên không có thỏa thuận về thời hạn giao tài sản và thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải thanh toán tiền tại thời điểm nhận tài sản.

    – Trường hợp bên mua không thực hiện đúng nghĩa vụ trả tiền thì phải trả lãi trên số tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này.

    Theo quy định này, trong trường hợp hai bên có phát sinh giao dịch mua bán nhưng bên mua không thực hiện nghĩa vụ trả tiền là đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán.

    Do vậy, bên bán có quyền khởi khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định tại Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

    Lưu ý:

    Khi nộp hồ sơ khởi kiện, công ty khởi kiện cần nộp kèm theo các chứng cứ chứng minh cho giao dịch mua bán của hai bên như hóa đơn, chứng từ chứng minh việc giao hàng,…mặc dù không có hợp đồng mua bán nhưng có các tài liệu, giấy tờ khác chứng minh cho hoạt động mua bán của hai bên thì vẫn có thể làm cơ sở để giải quyết đòi quyền lợi.

    Trường hợp hai bên đã xuất đầy đủ hóa đơn GTGT và có xác nhận nợ thì sẽ có cơ sở hơn trong vấn đề giải quyết công nợ. Trường hợp hai bên chỉ giao hàng mà không có xuất hóa đơn, chưa xác nhận công nợ thì việc giải quyết thu hồi nợ sẽ gặp rất nhiều khó khăn.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Biện pháp xử lý khi khách hàng không thanh toán công nợ (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi lại được không? (2022)

    Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi lại được không? (2022)

    Cho vay tiền giữa các cá nhân với nhau là giao dịch dân sự rất phổ biến. Khi cho vay tiền hoặc tài sản, vì tin tưởng bạn bè, người thân,… hoặc lý do nào khác, nhiều người vẫn có thể dễ dàng cho nhau vay một khoản tiền mà không cần giấy tờ ghi nợ, chỉ thông qua nói chuyện, tin nhắn hay gọi điện thoại,…

    Do đó, khi có tranh chấp xảy ra, rất nhiều người băn khoăn về việc có đòi lại được tiền khi cho vay không có giấy tờ chứng minh.

    Bài viết này sẽ phân tích các khía cạnh pháp lý liên quan đến vấn đề “Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi lại được không?”

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    2. Điều kiện để pháp luật công nhận và bảo vệ thỏa thuận vay tiền

    Vay tiền chính là một loại hình của hợp đồng vay tài sản. Điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Hợp đồng vay tài sản như sau:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

    Có thể thấy, hiện nay pháp luật không quy định bắt buộc hình thức của hợp đồng vay tài sản phải thể hiện bằng văn bản. Hợp đồng vay tiền, tài sản được công nhận ở các hình thức quy định tại khoản 1 Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015:

    Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể. Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản”.

    Nếu cho vay tiền không có giấy tờ nhưng được thể hiện qua lời nói, hành vi hay tin nhắn, email… thì pháp luật vẫn công nhận và bảo vệ.

    Cũng cần lưu ý, đối với hợp đồng vay tài sản thì hình thức của giao dịch dân sự không phải điều kiện có hiệu lực của giao dịch.

    Tuy nhiên, để giao dịch có hiệu lực thì thỏa thuận vay nợ phải đáp ứng các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015:

    – Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập

    – Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện

    – Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    3. Cho vay tiền không có giấy tờ thì đòi lại được không?

    Nếu thoả thuận vay tài sản đáp ứng các điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự thì kể từ thời điểm giao dịch có hiệu lực, nghĩa vụ trả nợ đã phát sinh đối với bên vay:

    – Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    – Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    – Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    – Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    – Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    + Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    + Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    Các phương án giải quyết khi cho vay tiền không có giấy tờ mà bên vay không thực hiện nghĩa vụ trả tiền bao gồm:

    3.1. Khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự

    Khi bên vay tiền không hoàn trả số tiền cho vay khi đến hạn, bên cho vay nên thỏa thuận với bên vay về việc kéo dài thời hạn trả nợ. Trong trường hợp không thể thoả thuận, bên vay cố tình không trả nợ, bên cho vay có thể khởi kiện ra Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự dù không có giấy tờ vay.

    Theo khoản 3 Điều 150 Bộ luật Dân sự: “Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.

    Theo đó, nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì phải trong thời hạn được phép khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Nếu hết thời hạn đó thì sẽ mất quyền khởi kiện. Về thời hiệu khởi kiện nếu có tranh chấp hợp đồng, Điều 429 Bộ luật này quy định là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu cần biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.

    Toà án có thẩm quyền

    Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

    Đồng thời, theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật này, Tòa án nhân dân nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

    Căn cứ các quy định trên, người cho vay nếu muốn khởi kiện đòi nợ thì có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người vay cư trú hoặc làm việc.

    Hồ sơ cần chuẩn bị:

    – Đơn khởi kiện.

    – Bản sao chứng thực Giấy tờ tùy thân như Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, hộ chiếu…

    – Các tài liệu, chứng cứ chứng minh việc cho vay.

    3.2. Tố giác bên vay nợ về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    Nếu bên vay có hành vi trốn tránh nghĩa vụ trả nợ nhằm chiếm đoạt tài sản thì bên cho vay có thể tố giác đến cơ quan công an về Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 175 Bộ Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017).

    Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng

    hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ,

    thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    g) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

    4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Các dấu hiệu của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
    Chủ thể của tội phạm

    Có năng lực chịu trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi từ 16 tuổi trở lên.

    Khách thể của tội phạm

    Khách thể của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản cũng tương tự như các tội có tính chất chiếm đoạt khác, nhưng tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản không xâm phạm đến quan hệ nhân thân mà chỉ xâm phạm đến quan hệ sở hữu

    Đây cũng là một điểm khác với các tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, đặc điểm này được thể hiện trong cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nhà làm luật không quy định thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ là tình tiết định khung hình phạt.

    Vì vậy, nếu sau khi đã chiếm đoạt được tài sản, người phạm tội bị đuổi bắt mà có hành vi chống trả để tẩu thoát, gây chết người hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

    Mặt chủ quan của tội phạm

    Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được thực hiện do cố ý.

    Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản. Mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Tuy nhiên, ngoài mục đích chiếm đoạt, người phạm tội còn có thể có những mục đích khác cùng với mục đích chiếm đoạt hoặc chấp nhận mục đích chiếm đoạt của người đồng phạm khác thì người phạm tội cũng  bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Mặt khách quan của tội phạm

    Hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được cấu thành khi thuộc một trong các trường hợp sau:

    (i) Giá trị của tài sản chiếm đoạt của người khác từ 4.000.000 đồng trở lên; ‘

    (ii) Giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội về xâm phạm sở hữu khác: tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, tội cưỡng đoạt tài sản, tội cướp giật tài sản, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản, tội trộm cắp, tội sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản

    nhưng chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    (iii) Tài sản bị chiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của chính người bị hại hoặc gia đình họ.

    Những hành vi khách quan cần có những điểm đáng lưu ý sau:

    (i) Người phạm tội có được tài sản một cách hợp pháp thông qua các hợp đồng vay, mượn thuê tài sản của người khác hoặc bằng hình thức khác. Sau khi có được tài sản người phạm tội mới dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

    (ii) Nếu người phạm tội không dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì cũng bị coi là lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.

    Đối với trường hợp cho vay đáp ứng các dấu hiệu trên, trước tiên, bên cho vay cần gửi đơn tố cáo hành vi vi phạm. Sau khi gửi đơn, quyền và nghĩa vụ của bên cho vay là cung cấp mọi thông tin đúng sự thật cho cơ quan điều tra nếu cơ quan điều tra quyết định khởi tố vụ án theo đơn tố giác nếu có đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm. Sau khi xử lí về hình sự, tòa án sẽ giải quyết yêu cầu về mặt dân sự cho bên cho vay.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cho vay tiền không có giấy tờ có đòi lại được không.

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Khai tử dịch vụ “đòi nợ thuê”, làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật? (2022)

    Khai tử dịch vụ “đòi nợ thuê”, làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật? (2022)

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Đầu tư 2020

    Nghị định 98/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

    2. Kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê bị xử lý như thế nào?

    đòi nợ thuêTrước đây, kinh doanh dịch vụ đòi nợ là một trong các ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nêu tại phụ lục 4 tại Luật Đầu tư sửa đổi năm 2016, nhiều người đã sử dụng dịch vụ này để đòi nợ từ các con nợ chây ỳ. Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2021, theo quy định của Luật Đầu tư số 61/2020/QH 14, dịch vụ này là một trong những dịch vụ bị pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

    Hiện nay, các ngành nghề quy định tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014, sửa đổi năm 2016 bị cấm đầu tư kinh doanh gồm:

    – Kinh doanh các chất ma túy;

    – Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật;

    – Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên;

    – Kinh doanh mại dâm;

    – Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người;

    – Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người.

    – Kinh doanh pháo nổ.

    Luật này sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Như vậy, dịch vụ đòi nợ sẽ chính thức bị “khai tử” từ ngày này. Tuy nhiên, khoản 5 Điều 77 Luật này cũng nêu rõ:

    Hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    Từ quy định này có thể thấy, các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ đã ký sẽ được tiếp tục thực hiện đến ngày 01/01/2021. Trong thời gian từ bây giờ đến 01/01/2021, các bên tham gia hợp đồng phải thanh lý theo quy định.

    Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, nếu kinh doanh dịch vụ thuộc danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì sẽ bị phạt tiền từ 60 – 80 triệu đồng. Đồng thời, người vi phạm buộc phải nộp lại số lợi bất chính có được do thực hiện hành vi này.

    Như phân tích ở trên, dịch vụ đòi nợ thuê là một trong những ngành nghề, dịch vụ bị cấm kinh doanh từ ngày 01/01/2021. Do đó, từ 2021, nếu ai còn kinh doanh “đòi nợ thuê” sẽ bị phạt nặng đến 80 triệu đồng với cá nhân và 160 triệu đồng với tổ chức bởi mức phạt với tổ chức vi phạm gấp đôi cá nhân vi phạm.

    3. Các biện pháp thu hồi nợ không sử dụng dịch vụ đòi nợ thuê

    Vay tiền, vay tài sản là một trong những giao dịch dân sự phổ biến. Và hiện nay, không có yêu cầu bắt buộc nào với hình thức của việc vay tài sản. Do đó, giao dịch vay – cho vay có thể được thể hiện thông qua hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

    Đồng thời, Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ:

    Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định

    Theo đó, trả nợ là một trong những nghĩa vụ bắt buộc phải thực hiện của người đi vay trong hợp đồng vay:

    – Nếu vay tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn;

    – Nếu vay không có lãi thì khi đến hạn, bên vay không trả nợ hoặc không trả đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả lãi tương ứng thời gian chậm trả trừ trường hợp có thỏa thuận;

    – Nếu vay có lãi mà đến hạn không trả hoặc trả không đủ thì phải trả lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận, đồng thời còn phải trả lãi chậm trả.

    Như vậy, dù vay có lãi hay không có lãi thì khi đến hạn, người đi vay cũng phải hoàn trả lại tài sản đã vay trước đó. Nếu không, người cho vay có thể thực hiện một trong các biện pháp sau đây mà không cần phải sử dụng đến dịch vụ đòi nợ:

    3.1. Khởi kiện ra Tòa án

    Bởi vay tiền là giao dịch dân sự nên khi một trong hai bên không thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận thì cá nhân, tổ chức có quyền khởi kiện ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình (theo Điều 186 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015).

    Theo đó, khi bên vay nợ không trả nợ đồng nghĩa là không thực hiện nghĩa vụ của mình, làm ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người cho vay. Do đó, người này có thể làm đơn khởi kiện đòi nợ gửi đến Tòa án để yêu cầu trả tiền và trả thêm một khoản tiền lãi (nếu có).

    Thủ tục gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như sau:

    Bước 1: Viết đơn khởi kiện và chuẩn bị hồ sơ

    Đơn khởi kiện đòi nợ phải có đầy đủ các nội dung như: Ngày, tháng, năm làm đơn; tên Tòa án nhận đơn; tên, nơi cư trú, làm việc của người cho vay, người đi vay; nội dung đòi nợ…

    Khi đó, người cho vay phải chuẩn bị các giấy tờ:

    – Đơn khởi kiện;

    – Bản sao hợp đồng vay, giấy vay… (nếu có);

    – Bản sao chứng minh nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân…

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    Có thể nộp hồ sơ đến Tòa thông qua một trong ba cách: Nộp trực tiếp, gửi theo đường bưu điện, gửi trực tuyến đến Tòa án cấp huyện người vay tiền sinh sống, làm việc.

    Bước 3: Tòa án thụ lý và giải quyết

    Sau khi nhận đơn khởi kiện, nếu thuộc thẩm quyền giải quyết của mình, Tòa án sẽ yêu cầu người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ là việc xem xét và đưa ra xét xử sơ thẩm …

    Chú ý: Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tiền là 03 năm (theo Điều 429 Bộ luật Dân sự năm 2015).

    3.2. Tố cáo đến cơ quan công an có thẩm quyền

    tự thú đượcKhi nhận thấy hành vi vay tiền của người đi vay có dấu hiệu của tội phạm như có hành vi gian dối để vay tiền sau đó bỏ trốn… nhằm chiếm đoạt tài sản… thì người cho vay có thể làm đơn tố cáo đến cơ quan công an về một trong các tội sau đây:

    – Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự hiện hành): Tội này có khung hình phạt cao nhất là tù chung thân;

    – Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự): Tội này có khung hình phạt cao nhất là 20 năm tù…

    Nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm thì cá nhân hoàn toàn có thể tố giác, tin báo bằng lời nói hoặc văn bản.

    Trong đó, theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 28/2020 của Bộ Công an, công an xã, phường, thị trấn phân loại và xử lý tố giác, tin báo về tội phạm. Riêng Công an xã chưa được bố trí lực lượng chính quy chỉ tiến hành lấy lời khai của người bị tố giác trong trường hợp vụ việc đơn giản, rõ ràng hoặc trong trường hợp cần thiết, cấp bách.

    Ngoài ra, theo quy định tại Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự, về thẩm quyền điều tra thì Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Nếu tội phạm thực hiện tại nhiều nơi khác nhau hoặc không xác định được nơi xảy ra tội phạm thì Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt có thẩm quyền điều tra.

    Về phân cấp thẩm quyền điều tra, Điều 163 nêu trên nêu rõ:

    a) Cơ quan điều tra cấp huyện, Cơ quan điều tra quân sự khu vực điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, Tòa án quân sự khu vực;

    b) Cơ quan điều tra cấp tỉnh điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp tỉnh hoặc những vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp điều tra…

    Như vậy, nếu muốn đòi nợ thì người cho vay có thể tố giác đến công an xã, phường, thị trấn và tùy vào thẩm quyền điều tra, công an cấp xã sẽ chuyển hồ sơ đến cơ quan điều tra có thẩm quyền.

    Lưu ý: Nếu cố ý tố giác, báo tin sai sự thật về tội phạm thì tùy tính chất, mức độ sẽ bị kỷ luật, phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Điều 144 Bộ luật Tố tụng hình sự).

    Đặc biệt, mọi tố giác, tin báo về tội phạm đều được tiếp nhận đầy đủ và giải quyết kịp thời.

    Như vậy, từ 2021, khi dịch vụ đòi nợ thuê chính thức bị “khai tử”, tùy vào tính chất, mức độ hành vi không trả nợ của người đi vay mà người cho vay lựa chọn hình thức phù hợp bằng một trong hai cách nêu trên để đòi nợ.

    Để có căn cứ thu hồi nợ, các cá nhân, doanh nghiệp cần chú ý một số nguyên tắc khi cho vay tiền:

    – Khi cho vay phải lập hợp đồng vay tiền và nên công chứng, chứng thực.

    – Cho vay với lãi suất đúng quy định, không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay.

    – Đòi nợ đúng luật. Không dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, không uy hiếp tinh thần, không bắt giữ người vay trái pháp luật …

    – Doanh nghiệp nếu cho vay không được dùng tiền mặt. Doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán bằng séc, ủy nhiệm chi – chuyển tiền và các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Khai tử dịch vụ “đòi nợ thuê”, làm thế nào để đòi nợ đúng pháp luật? (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp 2022

    Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp 2022

    Giải thể doanh nghiệp là gì? Xử lý nợ khi giải thể là gì? Quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp? Bài viết sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý trên.

    1. Căn cứ pháp lý

    Luật Doanh nghiệp 2020

    2. Giải thể doanh nghiệp là gì?

    xử lý nợ khi giải thểHiện nay, pháp luật doanh nghiệp chưa có định nghĩa cụ thể về thế nào là giải thể doanh nghiệp.

    Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ “giải thể” được giải nghĩa là “không còn tồn tại, làm cho không còn tồn tại như một tổ chức, các thành phần, thành viên phân tán đi”. Theo cách hiểu này, giải thể là chấm dứt sự tồn tại của một tổ chức.

    Từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp) định nghĩa: Giải thể doanh nghiệp “là thủ tục chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp với tư cách là một chủ thể kinh doanh bằng cách thanh lý tài sản của doanh nghiệp để trả nợ cho các chủ nợ”.

    Giải thể trước hết là hoạt động do doanh nghiệp tiến hành vói các công việc chính là thanh lý tài sản và thanh toán nợ, tiến tới châm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp để rút khỏi thị trường. Nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức, cá nhân có liên quan khi doanh nghiệp giải thể, pháp luật quy định điều kiện, thủ tục tiến hành giải thể, bảo đảm cho việc doanh nghiệp chỉ chấm dứt tồn tại và rút khỏi thị trường khi hoàn thành các nghĩa vụ đã tạo lập trong quá trình hoạt động.

    Như vậy, có thể hiểu: Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trong điều kiện doanh nghiệp có khả năng thanh toán hoặc bảo đảm thanh toán các nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp.

    3. Đặc điểm pháp lý của giải thể doanh nghiệp

    – Về bản chất: Giải thể doanh nghiệp là một quá trình với những hoạt động nhằm chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, để doanh nghiệp rút khỏi thị trường. Đây là quá trình diễn ra với các hoạt động: hoạt động kinh tế (thanh lý tài sản, thanh toán nợ) và hoạt động pháp lý (thủ tục hành chính để “xóa tên” doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh).

    – Về lý do giải thể: Lý do giải thể khá đa dạng, có thể xuất phát từ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp hoặc ý chí tự nguyện của chủ doanh nghiệp.

    Đa phần, doanh nghiệp giải thể khi chủ đầu tư không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng chưa đến mức độ mất khả năng thanh toán nợ đến hạn. Bên cạnh đó, lý do vi phạm pháp luật của doanh nghiệp cùng với việc bị áp dụng chế tài đính chỉ hoạt động và rút giấy phép sẽ dẫn đến trường hợp giải thể bắt buộc, ví dụ như trường họp khai man hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, kinh doanh trái phép, số lượng thành viên giảm dưới mức tối thiểu mà không xử lý, khắc phục trong thời gian luật định…

    – Về điều kiện giải thể: Doanh nghiệp chỉ thực hiện thủ tục giải thể để rút khỏi thị trường khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, thực hiện xong các nghĩa vụ tài sản. Nếu mất khả năng thanh toán khoản nợ đến hạn, doanh nghiệp thuộc trường hợp áp dụng pháp luật phá sản để chấm dứt hoạt động. Như vậy, có thể nói, khả năng thanh toán của doanh nghiệp là yếu tố quyết định việc doanh nghiệp rút khỏi thị trường thông qua thủ tục giải thể hay phá sản.

    – Chủ thể quyết định việc giải thể: Chủ sở hữu doanh nghiệp là người quyết định việc giải thể doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh không có thẩm quyền đồng ý hay phản đối việc giải thể mà chỉ xem xét tính hợp lệ của hô sơ giải thể và khi không có khiếu nại về việc giải thể thì sẽ quyết định cập nhật tình trạng “đã giải thể” của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (trước đây gọi là chấp thuận hồ sơ giải thể và xóa tên doanh nghiệp trong Sổ đăng ký kinh doanh).

    Đối với các trường hợp giải thể bắt buộc, chủ sở hữu doanh nghiệp buộc phải quyết định giải thể doanh nghiệp trên cơ sở quyết định đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền hay quyết định của Tòa án. Trong trường hợp này, mặc dù không trực tiếp ra quyết định giải thể nhưng về bản chất, có thể coi cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ thể quyết định giải thể doanh nghiệp, vì chủ sở hữu doanh nghiệp ra quyết định giải thể mà không xuất phát từ tự do ý chí của mình.

    4. Xử lý nợ khi giải thể là gì?

    Xử lý công việc biến đổi, tiếp nhận thông tin, đưa ra quyết định, con người sự vật,… và làm cho nó thay đổi theo hướng tích cực, khác lúc thu thập ban đầu với nhiều mục đích khác nhau.

    Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp có thể được hiểu là việc tiếp nhận, tổng hợp thông tin về các khoản nợ và quyết định đưa ra phương án trả nợ cho các bên chủ nợ theo thứ tự ưu tiên được pháp luật quy định.

    5. Quy định pháp luật về nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp

    Khi giải thể doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp có nghĩa vụ xử lý công nợ cho các bên liên quan bao gồm bạn hàng, đối tác, người lao động trong doanh nghiệp và các cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định của pháp luật.

    Khoản 2 Điều 207 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định rõ nghĩa vụ thanh toán nợ khi giải thể doanh nghiệp như sau:

    Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

    Như vậy nghĩa vụ trả hết tất cả các khoản nợ là một nghĩa vụ bắt buộc đối với doanh nghiệp trước khi giải thể để đảm bảo trách nhiệm đối với công ty và các chủ nợ, tránh trường hợp giải thể nhằm mục đích trốn nợ của các doanh nghiệp thua lỗ và không có khả năng chi trả các khoản nợ do mình gây ra.

    6. Thứ tự thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp khi giải thể

    Căn cứ vào Khoản 5 Điều 208 Luật Doanh nghiệp 2020, các khoản nợ của doanh nghiệp được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    Thứ nhất, các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

    Thứ hai, nợ thuế.

    Thứ ba, các khoản nợ khác.

    Cuối cùng, sau khi đã thanh toán chi phí giải thể doanh nghiệp và các khoản nợ, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.

    7. Trách nhiệm trả nợ cho doanh nghiệp khi giải thể

    Việc xác định trách nhiệm thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp, cụ thể:

    – Đối với công ty cổ phần thì khi giải thể doanh nghiệp thì các khoản nợ sẽ được các cổ đông thực hiện trả nhưng chỉ trong giới hạn vốn góp vào doanh nghiệp, căn cứ tại điểm c Khoản 1 Điều 111 Luật doanh nghiệp 2020: “Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp”.

    – Đối với doanh nghiệp tư nhân thì chủ sở hữu doanh nghiệp trực tiếp tiến hành thanh toán khoản nợ khi giải thể công ty, căn cứ theo Khoản 1 Điều 188 Luật doanh nghiệp 2020: “Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp”.

    – Đối với công ty hợp danh thì thành viên hợp danh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, căn cứ vào điểm b Khoản 1 Điều 177 Luật doanh nghiệp 2020: “Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty”.

    – Đối với công ty TNHH một thành viên thì chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty, căn cứ vào khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020: “Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

    – Đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên thì các thành viên công ty TNHH hai thành viên trở lên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, dựa vào khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020:

    Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.”.

    Ngoài ra đối với doanh nghiệp có hai thành viên trở lên hoặc tổ chức là chủ sở hữu đối với công ty TNHH một thành viên, thì người quản lý có liên quan và doanh nghiệp giải thể do bị thu hồi giấy đăng ký doanh nghiệp quy định tại Điều 207 Luật doanh nghiệp 2020 cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.

    Sau khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, các hành vi sau đây bị cấm theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020:

    – Cất giấu, tẩu tán tài sản;

    – Từ bỏ hoặc giảm bớt quyền đòi nợ;

    – Chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp;

    – Ký kết hợp đồng mới, trừ trường hợp để thực hiện giải thể doanh nghiệp;

    – Cầm cố, thế chấp, tặng cho, cho thuê tài sản;

    – Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;

    – Huy động vốn dưới mọi hình thức.

    Người quản lý, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường khi thực hiện các hành vi trên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Xử lý nợ khi giải thể doanh nghiệp 2022

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thủ tục thi hành án thu hồi nợ 2022

    Thủ tục thi hành án thu hồi nợ 2022

    1. Căn cứ pháp lý

    Bộ luật Dân sự 2015

    Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Luật Thi hành án dân sự 2008, sửa đổi, bổ sung 2014

    2. Thi hành án thu hồi nợ là gì?

    Đứng trước một khoản nợ, chủ nợ sẽ có nhiều phương thức khác nhau để thu hồi, xử lý nó. Tuy nhiên, việc sử dụng các công cụ pháp lý để thu hồi nợ như khởi kiện tại Tòa án, Trọng tài thương mại hay Hòa giải thương mại luôn được khuyến khích vì tính chính thống, hợp pháp và phù hợp với thông lệ của quốc tế.

    Hầu hết, sau khi sử dụng các công cụ pháp lý kể trên để thu hồi nợ thì chủ nợ sẽ nhận được một trong các văn bản pháp lý sau: Bản án, Quyết định được ban hành bởi Tòa án hay Phán quyết được ban hành bởi Hội đồng Trọng tài hay một Thỏa thuận hòa giải được lập bởi Hòa giải viên.

    Theo đó, khi các văn bản pháp lý này đã có hiệu lực pháp luật thì chủ nợ sẽ được quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho thi hành án. Trường hợp, đối tượng nợ thực hiện và hoàn thành nghĩa vụ trả nợ thì việc thu hồi nợ xem như kết thúc. Ngược lại, việc thu hồi nợ sẽ bước sang một giai đoạn mới đó là giai đoạn thi hành án dân sự.

    Sau khi có bản án và quyết định có hiệu lực của Tòa án, doanh nghiệp và đối tượng nợ có quyền thỏa thuận với nhau về việc thi hành án hoặc yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án.

    3. Trường hợp các bên thỏa thuận thi hành án

    Theo quy định pháp luật, việc thỏa thuận thi hành án phải được lập thành văn bản, nêu rõ thời gian, địa điểm, nội dung thỏa thuận, có chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận và xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành việc thỏa thuận hoặc của Chấp hành viên được giao giải quyết việc thi hành án (trong trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ban hành quyết định thi hành án). Kết quả thi hành án theo thoả thuận được công nhận.

    4. Trường hợp yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án

    Trường hợp các bên không tự nguyện thực hiện theo đúng nội dung đã thỏa thuận thì cơ quan thi hành án dân sự căn cứ nội dung bản án, quyết định, đơn yêu cầu thi hành án và kết quả đã thi hành theo thỏa thuận (nếu có) để ra quyết định thi hành án.

    Trường hợp yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề sau:

    – Về thời hiệu yêu cầu thi hành án: Trong thời hạn 5 năm kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Thời gian có trở ngại khách quan hoặc xảy ra sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án.

    – Về nghĩa vụ xác minh điều kiện thi hành án: Khi yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành án, doanh nghiệp có quyền tự mình hoặc ủy quyền cho người khác xác minh điều kiện kinh tế, hiện trạng tài sản và các thông tin khác về khả năng thi hành án của đối tượng nợ. Kết quả xác minh được công nhận và làm căn cứ để tổ chức việc thi hành án, trừ trường hợp Chấp hành viên thấy cần thiết phải xác minh lại.

    – Trường hợp thi hành án theo đơn yêu cầu, doanh nghiệp đã áp dụng các biện pháp cần thiết để xác minh điều kiện thi hành án của đối tượng nợ nhưng vẫn không có kết quả, doanh nghiệp được quyền yêu cầu Chấp hành viên xác minh điều kiện thi hành án.

    Việc xác minh điều kiện thi hành án tại các cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân nắm giữ thông tin tài sản của đối tượng nợ được coi là không có kết quả khi doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền chứng minh đã trực tiếp hoặc yêu cầu bằng văn bản, tuy nhiên đã quá thời hạn 1 tháng kể từ ngày yêu cầu nhưng không nhận được văn bản trả lời của họ mà không có lý do chính đáng.

    – Về việc áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án: Nhằm ngăn chặn việc đối tượng nợ có khả năng tẩu tán, hủy hoại tài sản hoặc trốn tránh việc thi hành án, doanh nghiệp có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng các biện pháp bảo đảm thi hành án như: phong tỏa tài khoản; tạm giữ tài sản, giấy tờ; tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản của đối tượng nợ.

    Căn cứ vào nội dung bản án, quyết định; tính chất, mức độ, nghĩa vụ thi hành án; điều kiện thi hành án của đối tượng nợ; Chấp hành viên sẽ lựa chọn và quyết định việc áp dụng một hoặc một số biện pháp bảo đảm thi hành án thích hợp.

    Lưu ý, trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo yêu cầu không đúng và gây thiệt hại cho người bị áp dụng hoặc cho người thứ ba thì doanh nghiệp phải bồi thường các thiệt hại này.

    – Về cưỡng chế thi hành án: Trường hợp đối tượng nợ có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện thi hành án, cơ quan thi hành án dân sự sẽ áp dụng các biện pháp như khấu trừ tiền trong tài khoản; kê biên, xử lý tài sản của đối tượng nợ;… để cưỡng chế thi hành án theo quy định pháp luật.

    – Về phí thi hành án: Doanh nghiệp được thi hành án có nghĩa vụ nộp phí thi hành án. Mức phí thi hành án là 3% trên số tiền hoặc giá trị tài sản thực nhận nhưng tối đa không vượt quá 200 triệu đồng trên 1 đơn yêu cầu thi hành án.

    Thủ tục thi hành án thu hồi nợ

    Bước 1: Ra quyết định thi hành án

    Theo quy định tại khoản 1 điều 36 luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014, chủ thể có thẩm quyền ra quyết định thi hành án là Thủ trưởng cơ quan thi hành án.

    Có hai trường hợp ra quyết định thi hành án là chủ động ra quyết định thi hành án và ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu.

    Thủ trưởng cơ quan thi hành án chủ động ra quyết định thi hành án trong các trường hợp sau:

    – Hình phạt tiền, truy thu tiền, tài sản thu lợi bất chính, án phí, lệ phí Tòa án;

    – Trả lại tiền, tài sản cho đương sự;

    – Tịch thu sung quỹ nhà nước, tịch thu tiêu hủy vật chứng, tài sản; các khoản thu khác cho Nhà nước;

    – Thu hồi quyền sử dụng đất và tài sản khác thuộc diện sung quỹ nhà nước;

    – Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    – Quyết định của Tòa án giải quyết phá sản.

    Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được bản án, quyết định 4 trường hợp đầu tiên, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thi hành án.

    Đối với quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải ra ngay quyết định thi hành án.

    Đối với quyết định giải quyết phá sản thì phải ra quyết định thi hành án trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định.

    Ngoài các trường hợp trên thì Thủ trưởng cơ quan Thi hành án chỉ ra quyết định thi hành án khi có yêu cầu

    Bước 2: Gửi quyết định thi hành án

    Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, các quyết định về thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.

    Quyết định cưỡng chế thi hành án phải được gửi cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp xã) nơi tổ chức cưỡng chế thi hành án hoặc cơ quan, tổ chức có liên quan đến việc thực hiện quyết định cưỡng chế thi hành án.

    Bước 3:  Thông báo về việc thi hành án

    Quyết định về thi hành án, giấy báo, giấy triệu tập và văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải thông báo cho đương sự, người có quyền, nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền, nghĩa vụ theo nội dung của văn bản đó.

    Thời hạn thông báo thi hành án là 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra văn bản, trừ trường hợp cần ngăn chặn đương sự tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn tránh việc thi hành án.

    Các hình thức thông báo về việc thi hành án được quy định tại khoản 3 Điều 39 luật Thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung 2014 bao gồm:

    – Thông báo trực tiếp hoặc qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật;

    – Niêm yết công khai;

    – Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.

    Bước 4: Xác minh điều kiện thi hành án

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hết thời hạn tự nguyện thi hành án, mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì Chấp hành viên tiến hành xác minh.

    Trường hợp thi hành quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì phải tiến hành xác minh ngay.

    Bước 5: Cưỡng chế thi hành án

    Biện pháp cưỡng chế thi hành án được áp dụng khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án người phải thi hành án có điều kiện để thi hành án mà không tự nguyện thi hành án.

    Thời hạn tự nguyện thi hành án được quy định tại khoản 1 điều 45 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014:

    Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được quyết định thi hành án hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án.

    Thủ tục cưỡng chế thi hành án dân sự được thực hiện theo quy định của Luật thi hành án.

    Khi kết thúc thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành cưỡng chế thi hành án.

    Bước 6: Thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án

    Số tiền thi hành án, sau khi trừ các chi phí thi hành án và khoản tiền để người thi hành án, có thể thuê nhà trong thời hạn 01 năm (nếu nhà ở duy nhất là tài sản thi hành án), được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    – Tiền cấp dưỡng; tiền lương, tiền công lao động, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp mất sức lao động; tiền bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, tổn thất về tinh thần;

    – Án phí;

    – Các khoản phải thi hành án khác theo bản án, quyết định.

    – Trường hợp có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán tiền thi hành án được thực hiện như sau:

    – Việc thanh toán được thực hiện theo thứ tự quy định trên.

    – Trường hợp trong cùng một hàng ưu tiên có nhiều người được thi hành án thì việc thanh toán được thực hiện theo tỷ lệ số tiền mà họ được thi hành án;

    – Số tiền thi hành án thu theo quyết định cưỡng chế thi hành án nào thì thanh toán cho những người được thi hành án đã có đơn yêu cầu tính đến thời điểm có quyết định cưỡng chế đó.

    – Số tiền còn lại được thanh toán cho những người được thi hành án theo các quyết định thi hành án khác tính đến thời điểm thanh toán.

    – Số tiền còn lại được trả cho người phải thi hành án.

    – Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án.

    Thứ tự thanh toán tiền thi hành án về phá sản được thực hiện theo quy định của pháp luật về phá sản

    Bước 7: Kết thúc thi hành án

    Theo quy định tại điều 52 Luật thi hành án dân sự 2008 sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì việc thi hành án đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau:

    – Có xác nhận của cơ quan thi hành án dân sự về việc đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình.

    – Có quyết định đình chỉ thi hành án.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thủ tục thi hành án thu hồi nợ 2022

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng 2022

    Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng 2022

    1. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    xử lý tài sảnCăn cứ Điều 299 Bộ luật Dân sư năm 2015 quy định:

    “Điều 299. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

    1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

    3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”

    2. Các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp

    Nguyên tắc chung – Theo quy định tại khoản 1, Điều 303, các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây: (1) Bán đấu giá tài sản; (2) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản; (3)Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm; (4) Phương thức khác.

    Như vậy điều luật này cũng quy định khả năng các bên có thể thỏa thuận về các phương thức xử lý tài sản bảo đảm khác, ngoài ba phương thức đã được liệt kê.

    Chẳng hạn, các bên có thể thỏa thuận về việc đưa tài sản bảo đảm vào khai thác hay cho thuê và số tiền thu được từ việc khai thác hay cho thuê sẽ được sử dụng vào việc thanh toán nghĩa vụ được bảo đảm.

    2.1. Bán đấu giá tài sản

    Trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm thì tài sản sẽ được bán đấu giá (khoản 2, Điều 303).

    Cũng cần lưu ý trong một số trường hợp pháp luật có thể ấn định phương thức xử lý tài sản bảo đảm. Chẳng hạn, theo quy định tại khoản 2, Điều 149, Luật nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014, việc xử lý tài sản thế chấp là dự án đầu tư xây dựng nhà ở chỉ có thể được thực hiện thông qua việc chuyển nhượng dự án cho một bên đủ điều kiện làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

    Bán đấu giá tài sản – Điều dễ nhận thấy là nhà làm luật đã chính thức công nhận việc bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm về việc bán đấu giá tài sản để xử lý tài sản bảo đảm.

    Như vậy, phương thức bán đấu giá tài sản có thể được sử dụng để xử lý tài sản bảo đảm trong ba trường hợp chính, đó là (i) nếu các bên có thỏa thuận sử dụng phương thức xử lý bảo đảm này, (ii) bán tài sản đã kê biên là động sản có giá trị từ 2.000.000 đồng và bất động sản (Điều 101, Luật thi hành án dân sự), (iii) trong trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm (khoản 2, Điều 303, Bộ luật dân sự 2015).

    Việc bán đấu giá tài sản bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về bản đấu giá tài sản. Hiện nay, khuôn khổ pháp lý về bán đấu giá tài sản được điều chỉnh chủ yếu bởi Nghị định số 62/2017/NĐ-CP.

    2.2. Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản

    Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản – Điều 195, Bộ luật dân sự 2015 quy định “người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật”. Điểm b, khoản 1, Điều 303 đã mở ra một ngoại lệ cho bên nhận bảo đảm là người không phải chủ sở hữu của tài sản bảo đảm – được tự bán tài sản bảo đảm.

    Như vậy, để ngân hàng được tự mình bán tài sản cầm cố hay thế chấp, chỉ cần các bên có thỏa thuận về phương thức xử lý bảo đảm này, mà không cần có ủy quyền của bên bảo đảm cho ngân hàng vì mục đích này. Đây là một quy định mới và được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn cho ngân hàng trong việc xử lý bảo đảm.

    Bộ luật dân sự 2015 không đề cập thời điểm mà các bên có thể thỏa thuận về việc ngân hàng tự bán tài sản bảo đảm. Có thể hiểu, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc vào thời điểm xử lý tài sản bảo đảm.

    2.3. Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ

    Một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được quy định tại khoản 1, Điều 303 là “bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm”.

    Không biết vô tình hay hữu ý mà ở đây người làm luật chỉ cho phép các bên thỏa thuận sử dụng phương thức này nếu nghĩa vụ được bảo đảm ở đây chính là nghĩa vụ của bên bảo đảm.

    Nói cách khác, phương thức xử lý bảo đảm theo thỏa thuận này không áp dụng cho trường hợp một bên thế chấp hay cầm cố tài sản của mình để bảo đảm cho một bên khác vay vốn tại ngân hàng. Trong trường hợp này, các bên cần quy định các phương thức xử lý bảo đảm khác.

    3. Quy trình thu hồi tài sản bảo đảm

    3.1. Thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm

    Trước khi xử lý tài sản bảo đảm, bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử lý tài sản bảo đảm cho bên bảo đảm và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Đối với tài sản bảo đảm có nguy cơ bị hư hỏng dẫn đến bị giảm sút giá trị hoặc mất toàn bộ giá trị thì bên nhận bảo đảm có quyền xử lý ngay, đồng thời phải thông báo cho bên bảo đảm và các bên nhận bảo đảm khác về việc xử lý tài sản đó.

    Trường hợp bên nhận bảo đảm không thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm theo quy định mà gây thiệt hại thì phải bồi thường cho bên bảo đảm, các bên cùng nhận bảo đảm khác.

    Văn bản thông báo về việc xử lý tài sản bảo đảm có nội dung chủ yếu như sau:

    • Lý do xử lý tài sản.
    • Nghĩa vụ được bảo đảm.
    • Mô tả tài sản.
    • Phương thức, thời gian, địa điểm xử lý tài sản bảo đảm.

    3.2. Giao tài sản bảo đảm để xử lý

    Người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tải sản bảo đảm tại Điều 299 BLDS 2015.

    Trường hợp người đang giữ tài sản không giao tài sản thì bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

    3.3. Xử lý tài sản bảo đảm

    Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản sau đây:

    • Bán đấu giá tài sản;
    • Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
    • Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
    • Phương thức khác.

    Trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm theo quy định tại khoản 1 Điều này thì tài sản được bán đấu giá, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    3.4. Thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm

    Điều 307 BLDS 2015 quy định về việc thanh toán số tiền có được từ việc xử lý tài sản bảo đảm như sau:

    • Số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp được thanh toán theo thứ tự ưu tiên quy định tại Điều 308 của Bộ luật này.
    • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì số tiền chênh lệch phải được trả cho bên bảo đảm.
    • Trường hợp số tiền có được từ việc xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản, thu giữ và xử lý tài sản cầm cố, thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận bổ sung tài sản bảo đảm. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ được bảo đảm phải thực hiện phần nghĩa vụ chưa được thanh toán.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ của ngân hàng 2022

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Các hình thức thu hồi nợ xấu năm 2022

    Các hình thức thu hồi nợ xấu năm 2022

    Hiện nay, có thể thấy hai hình thức thu hồi nợ phổ biến bao gồm: Thu hồi nợ bằng “pháp lý” và thu hồi nợ qua “thương lượng”.

    1. Thu hồi nợ bằng pháp lý

    Thu hồi nợ bằng pháp lý: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng việc thực hiện theo các quy định của pháp luật. Căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng hoặc thỏa thuận khác đã ký kết giữa các bên để buộc khách nợ thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Cách thu hồi nợ bằng phương pháp pháp lý bao gồm: Khởi kiện hoặc Tố giác thông qua thủ tục tố tụng tại Tòa án theo quy định tại Bộ luật Tố tụng Dân sự và các văn bản pháp luật liên quan hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng để buộc khách nợ phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ.

    Ưu điểm:

    –  Đây là giải pháp được áp dụng hiệu quả, đảm bảo đúng quy định pháp luật, giúp thu hồi được các khoản nợ khó đòi, giải quyết các khoản nợ phức tạp.

    –  Người phụ trách thu hồi nợ bằng pháp lý thường là các Luật sư hoặc Chuyên viên có đủ kiến thức về pháp lý.

    Họ vận dụng kiến thức và kinh nghiệm pháp luật để thực hiện các công việc thu hồi nợ như: xác minh tài sản; xem xét tính pháp lý của hồ sơ;… cũng như có khả năng vận động các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phối hợp trong hoạt động thu hồi nợ.

    –  Đây là biện pháp sẽ được áp dụng khi nỗ lực thương lượng, thuyết phục không thành, khách nợ cố tình lẩn tránh hoặc có kế hoạch thanh toán nhưng thanh toán chậm và kéo dài.

    Đối với các trường hợp khách nợ cố tình tẩu tán tài sản thì phương pháp thu hồi nợ bằng pháp lý là phương pháp tối ưu, đem lại nhiều hiệu quả nhất.

    –  Thu hồi nợ bằng pháp lý còn được dùng để gây áp lực lên khách nợ bằng việc yêu cầu cơ quan chức năng áp dụng biện pháp hạn chế một số quyền dân sự của khách nợ, tác động đến tâm lý để thu hồi nợ nhanh chóng.

    (Ví dụ: cấm xuất cảnh đối với khách nợ,…).

    Do đó, thu hồi nợ bằng pháp lý là một giải pháp nên được ưu tiên áp dụng để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho doanh nghiệp.

    2. Thu hồi nợ qua thương lượng

    Thu hồi nợ qua thương lượng: là hình thức thu hồi các khoản nợ bằng kỹ năng thông qua việc tác động tới khách nợ về mặt tình cảm, tâm lý, đồng thời vẫn đảm bảo mối quan hệ tốt đẹp đối với khách hàng.

    Các giai đoạn thu hồi nợ qua thương lượng gồm:

    *  Thứ nhất, chuẩn bị đàm phán

    Giai đoạn này bao gồm: nghiên cứu hồ sơ, đánh giá hồ sơ, tìm hiểu về khách nợ, đặt ra mục tiêu và các quy trình đàm phán.

    *  Thứ hai, tiếp xúc với khách nợ

    Bao gồm: gọi điện, email, đặt lịch hẹn làm việc trực tiếp với khách nợ.

    Đa số các trường hợp, quá trình tiếp xúc trực tiếp khách nợ thường kéo dài. Do đó, mỗi quá trình thương lượng với khách nợ đều rất quan trọng, người phụ trách thu hồi nợ cần có kỹ năng thương lượng, hiểu rõ ở mỗi quá trình cần phải làm gì. Cụ thể:

    –  Thương lượng thông qua việc tác động vào tình cảm, tâm lý:

    +  Địa điểm gặp gỡ: nên để khách nợ lựa chọn địa điểm trước. Bởi lẽ, trong giai đoạn đầu của quá trình thương lượng cần bảo mật thông tin cho khách nợ cũng như giữ thể diện, uy tín cho khách nợ. Đây là vấn đề tế nhị, đôi khi khách nợ không muốn để người thân, đồng nghiệp, bạn bè… biết điều này;

    +  Thái độ của người thu hồi nợ cần cởi mở, nhẹ nhàng, đánh vào tình cảm và sự tự trọng của khách nợ. Tuyệt đối không nên nhắc đến pháp luật, không có thái độ đe dọa khách nợ;

    –  Thương lượng bằng cách tác động bên thứ ba:

    Việc tác động hướng đến thể diện và uy tín một cách gián tiếp cũng là một hình thức khá hiệu quả, thông qua bên thứ ba.

    Bên thứ ba ở đây có thể là những người có uy tín đối với khách nợ, người có ảnh hưởng trong việc làm ăn với khách nợ.

    (Ví dụ: đối tác làm ăn, đồng nghiệp, hoặc người thân trong gia đình).

    –  Thương lượng bằng cách gây sức ép:

    Biện pháp này thường áp dụng trong trường hợp khách nợ không chịu hợp tác và cố tình không trả nợ. Bằng cách gây sức ép lên uy tín của khách nợ thông qua hình thức truyền thông, mạng xã hội,…

    khước từ*  Lưu ý, tuyệt đối không được áp dụng các biện pháp sau:

    +  Đe dọa, dùng vũ lực để thu tài sản của khách nợ. Thuê người dùng bạo lực (xã hội đen) để dằn mặt khách nợ;

    +  Đánh đập, chửi bới, xúc phạm danh dự nhân phẩm của khách nợ;

    +  Tụ tập đám đông la ó, hò hét, cản trở hoạt động kinh doanh, cản trở giao thông gây thiệt hại cho người khác.

    Các doanh nghiệp có thể tự mình thu hồi công nợ hoặc quyết định sử dụng dịch vụ thu hồi nợ từ các công ty luật.

    Nếu doanh nghiệp tự mình thu hồi công nợ thì cần chuẩn bị hồ sơ thu hồi nợ và phải lường trước được các phản ứng của khách nợ để có phương hướng giải quyết.

    Với nhu cầu thu hồi các khoản nợ mau chóng, dứt điểm và hiệu quả, nhiều doanh nghiệp tìm đến đơn vị thu hồi nợ chuyên nghiệp và uy tín để hỗ trợ.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Các hình thức thu hồi nợ xấu năm 2022

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào? (2022)

    Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào? (2022)

    1. Nợ xấu là gì?

    Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng. Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

    Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống của Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

    2. Xác định nợ xấu thế nào?

    Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN, sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 09/2014/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

    Các chỉ tiêu phản ánh nợ xấu

    Để hình thành chỉ tiêu “Nợ xấu”, chúng ta phải tiến hành phân loại nợ của Ngân hàng thương mại thành các nhóm sau:

    Nhóm 1 (Nợ đã đủ tiêu chuẩn) 

    – Các khoản nợ trong hạn và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn;

    – Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

    Nhóm 2 (Nợ cần chú ý)

    – Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày;

    – Các khoản nợ điều chỉnh kì hạn trả nợ lần đầu.

    Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn)

    – Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày; 

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu;

    – Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

    Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ)

    – Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

    Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn)

    – Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

    – Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn;

    – Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lí.

    “Nợ xấu” là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. 

    Tỉ lệ nợ xấu = (Nợ xấu/Tổng dư nợ) x 100%.

    Tỉ lệ “nợ xấu” cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu, chính vì vậy, tỉ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. 

    3. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu

    Có khá nhiều nguyên nhân, bao gồm cả chủ quan và khách hàng có thể khiến người vay rơi vào tình trạng nợ xấu. Cụ thể:

    – Do sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán các giao dịch, mua sắm nhưng không kiểm soát được chi tiêu nên dẫn tới tình trạng mất khả năng thanh toán, không đủ năng lực tài chính để trả nợ cho ngân hàng theo đúng kỳ hạn đã quy định

    – Do mua hàng hóa theo hình thức trả góp nhưng đến kỳ hạn không thanh toán được đầy đủ tiền theo như cam kết khi vay

    – Do chính bản thân người vay chây lì, không chịu thanh toán cho ngân hàng, tổ chức tài chính khoản vay của mình đầy đủ, đúng hạn nên bị quá hạn, chuyển thành nợ xấu ngân hàng

    – Liên tục vài tháng chậm thanh toán

    – Các khoản vay có tài sản thế chấp do không có khả năng thanh toán hoặc không thanh toán nên tài sản bị gán nợ

    – Phát sinh khoản nợ với các cá nhân, doanh nghiệp khác nên bị kiện ra tòa

    – Người vay vô tình hoặc cố tình quên thanh toán các khoản phí phạt vì nguyên nhân thanh toán quá hạn, khiến cho các khoản phí phạt không thanh toán chuyển thành nợ quá hạn

    4. Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng gì không?

    Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

    Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng là CIC trong thời hạn từ 03 – 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

    Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

    5. Nợ xấu cá nhân được xóa khi nào?

    – Đối với các khoản vay dưới 10 triệu: Ngân hàng Nhà nước đã ngừng cung cấp lịch sử tín dụng các khoản vay quá hạn dưới 10 triệu đồng đã tất toán. Do vậy nếu có khoản vay dưới 10 triệu đồng đã tất toán, khách hàng không cần lo ngại về lịch sử nợ xấu tín dụng của mình.

    – Đối với các khoản vay trên 10 triệu: Tất cả các thông tin về lịch sử tín dụng sẽ được cập nhật định kỳ hàng tháng. Sau 12 tháng kể từ ngày trả hết nợ xấu lịch sử tín dụng của người vay sẽ đủ điều kiện đáp ứng tiêu chí cho vay của ngân hàng.

    6. Làm cách nào để phòng tránh nợ xấu?

    nợ xấuĐể tránh xảy ra tình trạng nợ xấu gây khó khăn cho việc vay vốn sau này, bạn đọc có thể tham khảo các phương pháp sau:

    – Trước khi quyết định vay vốn, người vay nên tự đánh giá lại năng lực trả nợ của bản thân ở mức độ nào, đồng thời lên kế hoạch cụ thể cho lộ trình thanh toán tiền vay để tránh gặp phải những biến cố bất ngờ có thể xảy ra.

    – Sử dụng tiền vốn vay được một cách hợp lý để giúp cho việc thanh toán nợ được nhanh chóng.

    – Có ý thức về thời gian phải thanh toán nợ, trả nợ đúng hạn theo quy định

    – Trong trường hợp bất khả kháng vì một lý do nào đó mà không thể trả nợ cho ngân hàng theo đúng cam kết thì hãy sớm liên hệ ngay với nhân viên ngân hàng để trao đổi và tìm ra phương án trả nợ tối ưu nhất.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Nợ xấu là gì? Phát sinh nợ xấu có ảnh hưởng như thế nào? (2022)

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!

  • Thu hồi nợ 2022: Thủ tục khởi kiện tại Toà án để thu hồi nợ

    Thu hồi nợ 2022: Thủ tục khởi kiện tại Toà án để thu hồi nợ

    Khởi kiện ra tòa để đòi nợ là một trong các vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay. cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Trong trường hợp cho vay nợ đã quá hạn, nhưng bên vay vẫn không chịu trả, cá nhân hoặc tổ chức muốn thu hồi nợ bằng cách khởi kiện lên Tòa án. Tuy nhiên, cách đòi nợ theo hướng này lại tốn thời gian thực hiện và khá nhiều thủ tục, hồ sơ rắc rối. Luật sư sẽ phân tích và giải đáp những vấn đề liên quan đến thủ tục khởi kiện ra tòa để thu hồi nợ.

    1. Điều kiện được khởi kiện thu hồi nợ tại Toà án 

    Thứ nhất là tranh chấp vay nợ còn trong thời hiệu khởi kiện

    Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015: Thời hiệu khởi kiện là 02 năm, kể từ ngày cá nhân, cơ quan, tổ chức biết được quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. Hậu quả pháp lý của việc khởi kiện đòi nợ khi hết thời hiệu đó là:

    – Tòa án đình chỉ giải quyết vụ án do hết thời hiệu.

    – Tòa án trả lại đơn khởi kiện đòi nợ do yêu cầu phản tố của bị đơn về việc hết thời hiệu khởi kiện

    Trước đây khi hết thời hiệu khởi kiện thì theo Bộ luật tố tụng dân sự 2005 bạn vẫn được quyền nộp đơn lên Tòa án để kiện đòi tài sản và vẫn được Tòa án thụ lý giải quyết. Tuy nhiên theo Bộ luật TTDS mới thì không còn như thế. Tòa án vẫn tiếp nhận hồ sơ khởi kiện đòi nợ của bạn nhưng có xem xét giải quyết hay trả hồ sơ còn dựa vào đơn giải trình lý do khởi kiện quá hạn mà bạn nộp lên.

    Thứ hai là việc nộp hồ sơ khởi kiện thu hồi nợ đúng thẩm quyền của Tòa án

    Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án cấp Huyện nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết nếu đương sự không ở nước ngoài, tài sản tranh chấp không ở nước ngoài và không cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài. Nếu đương sự ở nước ngoài hoặc tài sản tranh chấp ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan ở nước ngoài thì đương sự phải yêu cầu Tòa án cấp Tỉnh nơi bị đơn cư trú, làm việc để khởi kiện.

     Thứ ba là hồ sơ khởi kiện thu hồi nợ phải đúng và đầy đủ

    Hồ sơ khởi kiện đòi nợ bao gồm:

    • Đơn khởi kiện đòi nợ theo mẫu.
    • Giấy tờ vay nợ và các tài liệu khác.
    • Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn
    • Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện
    • Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

    2. Thủ tục khởi kiện ra Toà để thu hồi nợ

    Bước 1: Bị đơn chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để khởi kiện ra tòa đòi nợ

    Hồ sơ bao gồm:

    – Đơn khởi kiện đòi nợ theo quy định;

    – Giấy tờ vay nợ cá nhân, hợp đồng vay và các tài liệu khác có liên quan;

    – Giấy xác nhận của cơ quan nhà nước về địa chỉ cư trú, làm việc của bị đơn;

    – Chứng minh nhân dân và Hộ khẩu của người khởi kiện;

    – Giấy tờ chứng minh vụ việc vẫn còn thời hiệu khởi kiện (nếu có).

    Bước 2: Nộp đơn khởi kiện tại Toà án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn trú cư trú.

    Bước 3: Tòa án thụ lý hồ sơ khởi kiện

    Sau khi nhận hồ sơ khởi kiện nếu vụ việc thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện theo quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự thì Tòa án trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện cho người khởi kiện. Nếu vụ việc không thuộc trường hợp trả lại đơn khởi kiện nhưng Đơn khởi kiện chưa đúng mẫu quy định hoặc không đủ các nội dung quy định thì Tòa án thông báo cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo thời hạn ấn định.

    Nếu vụ việc đủ điều kiện khởi kiện và đơn khởi kiện đã làm đúng theo quy định thì Tòa án cho người khởi kiện nộp tạm ứng án phí trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

    Thời hạn giải quyết tranh chấp vay nợ thường như sau:

    Thời hạn hòa giải và chuẩn bị xét xử là từ 2-3 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án

    Thời hạn mở phiên tòa: Trong thời hạn tối đa 02 tháng, kể từ ngày đưa vụ án ra xét xử.

    Thời hạn hoãn phiên toà: không quá 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định hoãn phiên tòa.

    Như vậy căn cứ vào quy định định khung về thời hạn giải quyết của Tòa án mà bạn cần đưa ra các căn cứ phù hợp để tránh trường hợp bị bên vay tiền trí hoãn ngày diễn ra phiên tòa. Ngoài ra bạn hãy làm đơn xin tổ chức phiên tòa sớm và thực hiện việc ủy quyền, xin vắng mặt nếu ngày được triệu tập bạn không thể đến Tòa án để được Tòa án xem xét giải quyết nhanh.

    3. Án phí phải nộp khi khởi kiện thu hồi nợ

    Án phí dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm.

    1

    Đi với tranh chp về dân sự, hôn nhân và gia đình có giá ngạch

     

    a

    Từ 6.000.000 đng trở xuống

    300.000 đng

    b

    Từ trên 6.000.000 đng đến 400.000.000 đng 5% giá trị tài sản có tranh chấp

    c

    Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000. 000 đồng + 4% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

    d

    Từ trên 800.000.000 đng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đng + 3% của phn giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng

    đ

    Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sn có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

    e

    Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

    2

    Đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch  

    a

    Từ 60.000.000 đồng trở xuống

    3.000.000 đồng

    b

    Từ trên 60.000.000 đng đến 400.000.000 đng 5% của giá trị tranh chp

    c

    Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng 20.000.000 đồng + 4% ca phn giá trị tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng

    d

    Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng 36.000.000 đng 3% ca phần giá trị tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng

    đ

    Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng 72.000.000 đng 2% của phn giá trị tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng

    e

    Từ trên 4.000.000.000 đồng 112.000.000 đồng + 0,1% ca phn giá trị tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng

    – Mức tạm ứng án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự có giá ngạch bằng 50% mức án phí dân sự sơ thm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chp do đương sự yêu cu gii quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn mức án phí dân sự sơ thm trong vụ án dân sự không có giá ngạch.

    Lưu ý: Đối với vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động vụ án hành chính được giải quyết theo thủ tục rút gọn thì mức tạm ứng án phí bng 50% mức tạm ứng án phí quy định trên.

    Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thu hồi nợ 2022: Thủ tục khởi kiện tại Toà án để thu hồi nợ

    Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

    CÔNG TY LUẬT PT

    Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

    Xin trân trọng cảm ơn!