Khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế bỏ sót người thừa kế
Ông bà ngoại tôi mất trước năm 1975 có để lại 1 lô đất 200m2 nhưng không có di chúc. Sau đó cậu tôi chuyển lô đất sang quyền sở hữu của cậu nên má tôi và các dì có gửi đơn kiện về việc này. Do thời hiệu khởi kiện đã hết nên Tòa án hướng dẫn gia đình yêu cầu cơ quan quản lý thu hồi sổ đỏ của cậu và mọi người ký vào biên bản xác nhận tài sản chung của ông bà để lại.
Mọi việc đã xong nhưng khi chia tài sản chung thì cậu tôi không hợp tác. Nay má tôi và các dì nộp đơn yêu cầu tòa án can thiệp. Việc làm này của má tôi và các dì có đúng không?
Ông ngoại tôi có 1 con riêng đã mất (nhưng người mất vẫn còn con) nhưng khi nộp đơn chia tài sản thì má tôi không nhắc đến người con riêng này.
Vậy luật sư cho tôi hỏi, má tôi có bị truy tố về tội bỏ sót người thừa kế không? Giấy tờ nào có thể chứng minh người đã mất là con ngoài giá thú của ông ngoại tôi. Tôi xin cảm ơn.
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
1. Về việc khởi kiện yêu cầu phân chia di sản thừa kế
- Quy định về phân chia di sản thừa kế theo pháp luật:
Căn cứ theo quy định tại Điều 660 Bộ luật Dân sự năm 2015 về phân chia di sản theo pháp luật như sau:
“Điều 660. Phân chia di sản theo pháp luật
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.”
Theo đó, những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế theo pháp luật bằng hiện vật. Nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật. Nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
- Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp:
“Điều 4. Quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
- Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.”
Theo đó, pháp luật quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Toà án có thẩm quyền để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
Do đó, nếu những người thừa kế không thể thỏa thuận để chia di sản thừa kế do ông bà bạn để lại thì mẹ và các dì có quyền gửi đơn yêu cầu tóa án có thẩm quyền giải quyết việc phận chia theo quy định của pháp luật.
Tranh chấp thừa kế thuộc một trong những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án theo quy định tại khoản 5 Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 về Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.
- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.
- Tranh chấp về thừa kế tài sản.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.
- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.
- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.
- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.
- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
Thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế:
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời hiệu thừa kế như sau:
“Điều 623. Thời hiệu thừa kế
1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.
2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.”
Theo đó, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật này.
“1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:
a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;
b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.”
Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.
2. Về việc bỏ sót người thừa kế
Hiện nay, hành vi che giấu người thừa kế không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, căn cứ theo Điều 687 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:
“Điều 687. Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng
- Các bên được thỏa thuận lựa chọn pháp luật áp dụng cho việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp không có thỏa thuận thì pháp luật của nước nơi phát sinh hậu quả của sự kiện gây thiệt hại được áp dụng.
- Trường hợp bên gây thiệt hại và bên bị thiệt hại có nơi cư trú, đối với cá nhân hoặc nơi thành lập, đối với pháp nhân tại cùng một nước thì pháp luật của nước đó được áp dụng.”
Theo đó, pháp luật cũng quy định trong trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Giấy tờ chứng minh người đã mất là con của ông bạn
Để xác định quan hệ cha con của ông bạn với người con ngoài giá thú thì có thể căn cứ vào giấy khai sinh của người con đó.
Giấy xác nhận quan hê với người đã mất là gì?
Giấy xác nhận quan hệ hay còn gọi là giấy xác nhận nhân thân là loại giấy tờ chứng minh nhân thân cần thiết cho những cá nhân bị thất lạc giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, thẻ thẻ căn cước công dân, giấy phép lái xe, hộ chiếu hoặc các giấy tờ xác định danh tính khác.
Để xác nhận một người là đã chết hay xác nhận mối quan hệ nhân thân với người đã mất, cá nhân cần xem xét tùy từng trường hợp để gửi đơn tới Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cuối cùng người chết cư trú hay Ủy ban nhân dân cấp xã hiện tại mình đang cư trú. Việc gửi tới đúng cơ quan sẽ giúp việc xác nhận được tiến hành nhanh chóng và đảm bảo.
Thủ tục xin cấp giấy xác nhận quan hệ với người đã mất
- Hồ sơ xin xác nhận quan hệ với người đã mất:
– Chứng minh thư nhân dân/ thẻ căn cước công dân của người làm đơn;
– Sổ hộ khẩu;
– Giấy chứng từ, hoặc giấy xác nhận đã chết, giấy báo tử, các văn bản, giấy tờ khác có liên quan thể hiện, chứng minh quan hệ giữa người làm đơn và người đã chết,…
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và xử lý đơn xác nhận là ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn.
Thời gian giải quyết thủ tục là 5 – 7 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Nội dung mẫu giấy xác nhận quan hệ với người đã mất:
+ Quốc hiệu – tiêu ngữ
+ Có dán ảnh 4cm x 6cm và có đóng dấu giáp lai của cơ quan công an có thẩm quyền.
+ Thông tin cơ quan có thẩm quyền xác nhận nhân thân cho người có yêu cầu.
+ Họ và tên người khai (người xin xác nhận nhân thân) theo giấy khai sinh.
+ Ngày tháng năm sinh của người có yêu cầu xin xác nhận nhân thân theo giấy khai sinh.
+ Nguyên quán của người xin xác nhận nhân thân
+ Thông tin địa chỉ hộ khẩu thường trú của cá nhân xin xác nhận.
+ Nơi ở hiện tại của người xin xác nhận
+ Họ và tên của cha và mẹ của người xin xác nhận
+ Lý do ngắn gọn vì sao làm đơn xin xác nhận nhân thân
+ Phần xác nhận của cơ quan công an (phải có chữ ký, đóng dấu của người có thẩm quyền)
Trong trường hợp, giấy khai sinh không ghi tên người cha thì phải xuất trình các giấy tờ khác để chứng minh quan hệ cha con, nghĩa vụ chứng minh thuộc về người yêu cầu chia thừa kế để đảm bảo quyền lợi cho người con đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888181120