Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Nội dung đơn đề nghị xem xét bản án phúc thẩm của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 328 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 328. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;

c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

2. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.”

Theo đó nội dung đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:

– Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;

– Tên, địa chỉ của người đề nghị;

– Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;

– Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;

– Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

Ai có thẩm quyền kháng nghị bản án phúc thẩm theo thủ tục giám đốc thẩm?

Căn cứ quy định tại Điều 331 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm như sau:

“Điều 331. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.”

Như vậy theo quy định trên bạn có thể gửi đơn đến:

– Chánh án tòa án nhân dân tối cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao: 2 người này có quyền kháng nghị tất cả các bản án trong lãnh thổ Việt Nam.

– Chánh án tòa án nhân dân cấp cao, viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cấp cao: 2 người này có quyền kháng nghị tất cả các bản án trong phạm vi lãnh thổ mình quản lý (Tòa cấp cao miền Nam, miền Trung, miền Bắc …)

Bạn có thể nộp đơn cho cả 4 người nêu trên (Viện, Tòa tối cao, Viện, Tòa cấp cao) để tăng khả năng được kháng nghị (Vì nộp đơn đề nghị là quyền của bạn, nhưng việc có chấp nhận đề nghị đó hay không là một việc khác).

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 334 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm như sau:

“Điều 334. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;

b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.”

Như vậy theo quy định trên thời người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Khi không đồng ý với bản án phúc thẩm ai có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm? Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là trong thời gian bao lâu?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120