Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014

Anh Hòa và chị Yến vốn là bạn cùng học chung thời phổ thông với nhau. Theo ý nguyện của gia đình họ đã trở thành vợ chồng sau một lễ cưới với đủ các nghi thức truyền thống được tiến hành vào ngày 20/3/1986.

Cuộc sống chung của anh Hòa và chị Yến sau khi cưới rất hòa thuận, hạnh phúc. Do yêu cầu công việc nên đến tháng 6/1995 anh Hòa chuyển đến sinh sống tại một nơi rất xa nhà. Tại đây, anh phát sinh tình cảm với một chị đồng nghiệp là Dung.

Tháng 10/1996, khi phát hiện ra mình đang mang thai, chị Dung gây sức ép để anh Hòa kết hôn với mình. Ngày 30/10/1996, anh Hòa và chị Dung kết hôn với nhau tại ủy ban nhân dân xã nơi cư trú của chị Dung và được cơ quan nhà nước cấp Giấy chứng nhận kết hôn.

Tháng 12/2015, khi chị Yến phát hiện ra mối quan hệ giữa anh Hòa và chị Dung, chị không thể tha thứ sự lừa dối của anh Hòa đối với mình. Tháng 01/2016, chị Yến làm đơn yêu cầu Tòa án giải quyết cho chị được ly hôn với anh Hòa. Đồng thời chị Yến cũng làm đơn yêu cầu Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật của anh Hòa và chị Dung.

Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật sẽ xử lý như thế nào đối với trường hợp này?

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:

  • Khoản 4, Điều 2, Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP;
  • Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình 2014;
  • Khoản 1, Điều 51, Luật Hôn nhân gia đình 2014;
  • Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014;
  • Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

 

  1. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP về Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật:

Điều 2. Căn cứ hủy việc kết hôn trái pháp luật

Khi giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tòa án phải căn cứ vào điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình để xem xét, quyết định xử lý việc kết hôn trái pháp luật và lưu ý một số điểm như sau:

  1. “Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

a) Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

b) Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Ví dụ: Chị B sinh ngày 10-01-1997, đến ngày 08-01-2015 chị B đăng ký kết hôn với anh A tại Ủy ban nhân dân xã X. Tại thời điểm đăng ký kết hôn chị B chưa đủ 18 tuổi (ngày chị B đủ 18 tuổi là ngày 10-01-2015), như vậy, theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 thì chị B đã đủ tuổi kết hôn, tuy nhiên vì ngày chị B đăng ký kết hôn Luật hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực (ngày 01-01-2015) nên chị B đã vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

  1. “Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyn quyết định”quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ.
  2. “Lừa dối kết hôn”quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.
  3. “Người đang có vợ hoặc có chồngquy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

b) Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

c) Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

5.Việc xác định thời điểm “cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hônquy định tại khoản 2 Điều 11 của Luật hôn nhân và gia đình phải căn cứ vào các quy định của pháp luật. Tòa án yêu cầu đương sự xác định và cung cấp các tài liệu, chứng cứ để xác định thời điểm cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình.

Ví dụ 1: Trường hợp kết hôn khi một bên bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn là vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình. Tuy nhiên, nếu sau khi bị cưỡng ép kết hôn hoặc bị lừa dối kết hôn mà bên bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn đã biết nhưng đã thông cảm, tiếp tục chung sống hòa thuận thì thời điểm đủ điều kiện kết hôn là thời điểm đương sự biết mình bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn nhưng vẫn tiếp tục sống chung như vợ chồng.

Ví dụ 2: Ngày 15-01-2005, chị B kết hôn với anh A. Đến ngày 15-01-2010, chị B lại kết hôn với anh C. Ngày 25-01-2012, Tòa án có quyết định tuyên bố anh A chết. Ngày 12-6-2015, Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị B và anh C.

Tại phiên họp, chị B và anh đều yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân thì chị B và anh phải cung cấp Quyết định của Tòa án tuyên bố anh A đã chết để xác định thời điểm chị B và anh đủ điều kiện kết hôn. Trong trường hợp này, thời điểm chị B và anh có đủ điều kiện kết hôn là thời điểm mà Tòa án xác định anh A chết được ghi trong quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.

Theo đó, Khoản 4 Điều này quy định “Người đang có vợ hoặc có chồng” quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

– Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết;

– Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Theo đó, do anh Hòa và chị Yến kết hôn năm 1986 mặc dù chỉ tổ chức lễ cưới theo phương thức truyền thống và chưa đăng ký kết hôn nhưng vẫn được xem là kết hôn hợp pháp. Theo đó, ông Hòa và chị Yến hiện tại được xem là người đang có vợ, chồng.

 

  1. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 51, Luật Hôn nhân gia đình 2014 về Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.”

Theo đó, chị Yến có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn của chị với anh Hòa.

Hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật

  1. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Điều 53, Luật Hôn nhân gia đình 2014 Tòa án sẽ thụ lý giải quyết yêu cầu của chị Yến theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

“Điều 53. Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn

  1. Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  2. Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Tòa án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.”

Trường hợp anh Hòa cũng đồng ý ly hôn với chị Yến, anh Hòa và chị Yến thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác (các bên không có tranh chấp) thì vụ việc được giải quyết theo thủ tục giải quyết việc thuận tình ly hôn. Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo Điều 55, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về Thuận tình ly hôn. Cụ thể:

“Điều 55. Thuận tình ly hôn
Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.”

 

  1. Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5, Điều 397 Luật Tố tụng dân sự 2015 về Hòa giải và công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn

“5. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do Bộ luật này quy định.”

Theo đó, trong trường hợp anh Hòa không đồng ý ly hôn với chị Yến hoặc anh Hòa và chị Yến không thỏa thuận được với nhau về việc chia tài sản chung của vợ chồng và thực hiện các nghĩa vụ tài sản khác thì Tòa án thụ lý vụ án ly hôn và giải quyết theo quy định.

Căn cứ theo quy định tại Điểm d, Khoản 2, Điều 5 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

……d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”

Và theo Điểm d, Khoản 1, Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Điều kiện kết hôn:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

….d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”

Theo đó, bởi vì chị Yến và anh Hòa đang là vợ chồng hợp pháp (dù không đăng ký kết hôn) nên việc anh Hòa kết hôn với chị Dung là việc kết hôn trái pháp luật do khi kết hôn với chị Dung anh Hòa là người đang có vợ.

 

  1. Những người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật

Căn cứ tại Điểm a, Khoản 2, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Những người có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

“2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;”

 

  1. Kết luận:

Theo đó, bởi vì chị Yến đang là vợ của anh Hòa nên có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật của anh Hòa và chị Dung. Nếu đủ căn cứ Tòa án có thẩm quyền sẽ ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Như vậy, Tòa án sẽ thụ ý vụ việc ra Bản án ly hôn giải quyết việc ly hôn của anh Hòa và chị Yến, đồng thời hủy bỏ việc kết hôn trái pháp luật của anh Hòa và chị Dung.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân và gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120