Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma túy: Hình thức, nguyên tắc và những lưu ý (2023)

Luật sư cho tôi hỏi, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý phải tuân thủ những nguyên tắc nào? Việc hợp tác được thực hiện thông qua hình thức nào? Vấn đề nào khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý mà các cơ quan, tổ chức Việt Nam được thực hiện?

1. Căn cứ pháp lý

Nghị định 05/2003/NĐ-CP Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý

2. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành những hoạt động nào khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý?

phòng chống ma tuýCăn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2003/NĐ-CP về những hoạt động các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành như sau:

Điều 4. Trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và của nước có liên quan, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình được tiến hành các hoạt động sau:

1. Thiết lập mạng lưới sĩ quan liên lạc về phòng, chống ma tuý tại các nước để phối hợp hoạt động và đảm bảo thông tin nhanh, chính xác.

2. Thoả thuận với cơ quan hữu quan của nước khác thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hoá có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma tuý.

Theo đó, khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý thì các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành những hoạt động được quy định tại Điều 4 nêu trên như: Thiết lập mạng lưới sĩ quan liên lạc về phòng, chống ma tuý tại các nước để phối hợp hoạt động và đảm bảo thông tin nhanh, chính xác;…

3. Vấn đề nào khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý mà các cơ quan, tổ chức Việt Nam được thực hiện?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 05/2003/NĐ-CP quy định về các vấn đề cơ quan, tổ chức của Việt Nam được thực hiện như sau:

Điều 5. Trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và của nước có liên quan, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện hợp tác quốc tế về các vấn đề sau:

1. Tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống ma tuý.

2. Xoá bỏ, thay thế việc trồng cây có chứa chất ma tuý.

3. Tổ chức cai nghiện ma tuý và quản lý người đã cai nghiện ma tuý; nghiên cứu, triển khai ứng dụng các bài thuốc, các phương pháp cai nghiện ma tuý và phục hồi chức năng cho người nghiện ma tuý.

4. Tổ chức phòng, chống việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác và trong các cơ quan, tổ chức.

5. Kiểm soát và quản lý chặt chẽ chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, tiền chất sử dụng trong lĩnh vực y tế, sản xuất công nghiệp, nghiên cứu khoa học, phân tích kiểm nghiệm và hỗ trợ trang bị, phương tiện, điều kiện để phục vụ công tác kiểm soát, quản lý các chất này.

6. Thực hiện các biện pháp giảm tác hại của ma tuý đối với sức khoẻ cộng đồng, trong đó có phòng ngừa lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh truyền nhiễm khác qua tiêm, chích ma tuý.

7. Xây dựng xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị không có tội phạm về ma tuý và người nghiện ma tuý.

8. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phòng, chống ma tuý và trang bị phương tiện phòng, chống ma tuý.

9. Xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý.

10. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, trao đổi kinh nghiệm về phòng, chống ma tuý.

Theo đó, pháp luật quy định khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý thì các cơ quan, tổ chức Việt Nam được thực hiện những vấn đề được quy định tại Điều 5 nêu trên.

Trong đó có vấn đề tổ chức phòng, chống việc mua bán, sử dụng trái phép chất ma tuý, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác và trong các cơ quan, tổ chức.

4. Chính phủ có những trách nhiệm gì khi thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 05/2003/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Chính phủ trong việc thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý như sau:

Điều 7.

Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý, có trách nhiệm:

a) Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý;

b) Quyết định chủ trương, chính sách, phương hướng, chương trình tổng thể hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý;

c) Chỉ đạo việc ký kết và thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với các nước về phòng, chống ma tuý.

Bộ Công an chịu trách nhiệm trước Chính phủ chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện việc quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý bao gồm:

a) Xây dựng kế hoạch tổng thể dài hạn, hàng năm về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý và tổng hợp điều phối nội dung chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác, đôn đốc kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch của các cơ quan, tổ chức, báo cáo kết quả việc thực hiện các chương trình, kế hoạch đó lên Chính phủ;

b) Giúp Chính phủ thực hiện việc thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý và thực hiện hợp tác quốc tế về dẫn độ tội phạm về ma tuý, tương trợ tư pháp hình sự về ma tuý, chuyển giao người bị kết án phạt tù tội phạm về ma tuý và thực hiện các nhiệm vụ khác trong lĩnh vực này theo quy định của pháp luật.

c) Thực hiện các nghĩa vụ của Việt Nam theo quy định của các Công ước của Liên hợp quốc về phòng, chống ma tuý;

d) Hướng dẫn các Bộ, ngành, ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện chương trình tổng thể hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý.

Như vậy, khi thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý thì Chính phủ có những trách nhiệm được quy định tại Điều 7 nêu trên.

Trong đó có trách nhiệm ban hành văn bản quy phạm pháp luật về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý.

5. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý phải tuân thủ những nguyên tắc nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Nghị định 05/2003/NĐ-CP quy định về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý phải tuân thủ các nguyên tắc như sau:

Điều 2. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý phải tuân thủ các nguyên tắc sau:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phong tục tập quán của dân tộc, các bên cùng có lợi và bảo đảm hiệu quả thiết thực, trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và của nước có liên quan, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

2. Bảo đảm sự chỉ đạo, điều hành tập trung thống nhất của Thủ tướng Chính phủ và sự quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức hữu quan của Việt Nam.

3. Nội dung, chương trình hợp tác phải căn cứ vào đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tính đến hướng ưu tiên và khả năng hợp tác của các cơ quan, tổ chức của Việt Nam cũng như của nước ngoài.

4. Việc xây dựng, ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế về phòng, chống ma tuý phải tuân theo các quy định của Pháp lệnh về ký kết và thực hiện điều ước quốc tế và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

5. Việc quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và viện trợ của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài phục vụ công tác phòng, chống ma tuý cũng phải tuân thủ các quy định của Nghị định này, Nghị định số 103/1998/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 1998 của Chính phủ về quản lý hợp tác với nước ngoài về pháp luật, Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)

ban hành kèm theo Nghị định số 17/2001/NĐ-CP ngày 04 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ, Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi Chính phủ nước ngoài ban hành kèm theo Quyết định số 64/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản pháp luật khác có liên quan.

Theo đó, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý phải tuân thủ những nguyên tắc được quy định tại Điều 2 nêu trên.

Trong đó có nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, phong tục tập quán của dân tộc, các bên cùng có lợi và bảo đảm hiệu quả thiết thực, trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và của nước có liên quan, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia.

6. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý được thực hiện thông qua hình thức nào?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 05/2003/NĐ-CP quy định về hình thức hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý như sau:

Điều 3. Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng, chống ma tuý được thực hiện thông qua các hình thức sau:

1. Phối hợp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có liên quan.

2. Ký kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương về phòng, chống tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về ma tuý và các hành vi trái phép khác về ma tuý (sau đây viết gọn là tệ nạn ma tuý).

3. Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn ma tuý.

4. Phối hợp đào tạo, bồi dưỡng, huấn luyện nghiệp vụ về phòng, chống tệ nạn ma tuý cho cán bộ, nhân viên các cơ quan, tổ chức hữu quan.

5. Phối hợp tổ chức hội nghị, hội thảo về các vấn đề có liên quan trong công tác phòng, chống ma tuý.

6. Phối hợp điều tra, xử lý tội phạm về ma tuý liên quan đến cá nhân, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam và cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài.

7. Hỗ trợ lẫn nhau về cơ sở vật chất, công nghệ, tăng cường năng lực pháp luật trong hoạt động phòng, chống ma tuý.

Theo đó, việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý được thực hiện thông qua các hình thức được quy định tại Điều 3 như: Thu thập, nghiên cứu, trao đổi thông tin, kinh nghiệm phòng, chống tệ nạn ma tuý; phối hợp phát hiện, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống ma tuý theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước có liên quan; ý kết các điều ước quốc tế đa phương và song phương về phòng, chống tình trạng nghiện ma tuý, tội phạm về tệ nạn ma túy;….

7. Các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành những hoạt động nào khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 05/2003/NĐ-CP về những hoạt động các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành như sau:

“Điều 4. Trên cơ sở pháp luật của Việt Nam và của nước có liên quan, các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam đã ký kết hoặc tham gia, các cơ quan, tổ chức của Việt Nam trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình được tiến hành các hoạt động sau:

1. Thiết lập mạng lưới sĩ quan liên lạc về phòng, chống ma tuý tại các nước để phối hợp hoạt động và đảm bảo thông tin nhanh, chính xác.

2. Thoả thuận với cơ quan hữu quan của nước khác thực hiện yêu cầu chuyển giao hàng hoá có kiểm soát trên cơ sở điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia để phát hiện và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội về ma tuý.

Như vậy, khi hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma tuý thì các cơ quan, tổ chức của Việt Nam được tiến hành những hoạt động được quy định tại Điều 4 nêu trên.

Trong đó có hoạt động thiết lập mạng lưới sĩ quan liên lạc về phòng, chống ma tuý tại các nước để phối hợp hoạt động và đảm bảo thông tin nhanh, chính xác.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phòng chống ma túy: Hình thức, nguyên tắc và những lưu ý (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120