Giáo viên ngoại tình có bị đuổi việc không? 2022

Giáo viên ngoại tình có bị đuổi việc không? 2022

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

giáo viên ngoại tình

Từ xưa đến nay, một trong những nghề cao quý nhất và được cả xã hội kính trọng, quan tâm là nghề giáo. Nghề giáo là nghề dạy dỗ con người. Người giáo viên là chuẩn mực, là tấm gương sáng để biết bao thế hệ học sinh noi theo.

Thế nhưng, trong thời gian gần đây, rất nhiều hành vi trái đạo đức, trái thuần phong mỹ tục của người giáo viên gây ra những đánh giá không tốt trong dư luận. Trong số đó phải kể đến hành vi ngoại tình của người giáo viên.

 

1.      Ngoại tình là gì?

Theo nguyên tắc cơ bản trong chế độ hôn nhân và gia đình được quy định tại Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng.

Trong các văn bản pháp luật không hề đề cập đến khái niệm ngoại tình. Đây chỉ là từ ngữ thường được sử dụng trong cuộc sống hằng ngày khi muốn nói đến mối quan hệ “ngoài luồng” của vợ, chồng với người thứ ba khi đã đăng ký kết hôn.

Theo wekipedia, ngoại tình là từ ngữ dùng để đề cập đến việc một người đã kết hôn có tình cảm như vợ chồng với người khác không phải là người vợ chồng chính thức của họ. Từ một góc độ khác, từ này cũng áp dụng cho một người độc thân có quan hệ tình dục với một người đã kết hôn.

Việc ngoại tình thường được liên hệ với các cá nhân có ham muốn tình dục nhiều hơn người bạn đời của họ.

Mặc dù các hoạt động tình dục cấu thành việc ngoại tình khác nhau, cũng như các hậu quả xã hội, tôn giáo và pháp lý song khái niệm này vẫn còn tồn tại trong nhiều nền văn hóa và tương tự trong các tôn giáo như Cơ đốc giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo.

Khi việc ngoại tình vi phạm chuẩn mực xã hội, nó có thể bị gọi là gian dâm, thông gian, không chung thủy, hay có bồ bịch. Các thuật từ này có thể hàm ý các hậu quả luân lý trong luật dân sự hoặc tôn giáo. Ngoại tình được nhiều cơ quan tài phán coi là xúc phạm đạo đức công cộng, phá hoại mối quan hệ hôn nhân

Hay có thể hiểu một cách đơn giản, ngoại tình là từ dùng để chỉ một người (có thể là vợ/chồng) khi đã có vợ/chồng (đăng ký kết hôn hợp pháp với người khác, được pháp luật bảo vệ và công nhận mối quan hệ vợ chồng) nhưng lại có tình cảm và nảy sinh quan hệ với người không phải là chồng/vợ của mình.

Hiện nay, trong cuộc sống, tình trạng khi đã có vợ/chồng, không ít người đã nảy sinh tình cảm, có quan hệ yêu đương… với người khác diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải mọi quan hệ ngoại tình đều bị coi là phạm luật.

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình:

“Điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình

  1. Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập, thực hiện theo quy định của Luật này được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.
  2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng vớingười đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.

3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia đình.

  1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín, bí mật đời tư và các quyền riêng tư khác của các bên được tôn trọng, bảo vệ trong quá trình giải quyết vụ việc về hôn nhân và gia đình.”

Trong đó, Điểm c Khoản 2 Điều này quy định một trong các hành vi bị cấm có liên quan đến ngoại tình như sau: Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, nam/nữ không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác.

Như vậy, có thể thấy, ngoại tình chỉ đặt ra khi 1 hoặc cả 2 bên đã có quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác. Nếu đã ly dị, hoặc quan hệ hôn nhân không hợp pháp, vấn đề này sẽ không được đặt ra.

Tuy nhiên, trên thực tế để đưa ra khái niệm chuẩn xác về vấn đề ngoại tình là gì thì hết sức khó. Mỗi người có một cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề về việc ngoại tình khác nhau.

Để đưa ra được một định nghĩa thật xác đáng về cái gọi là “quan hệ tình dục” ngoài hôn nhân thật sự rất mơ hồ, chung chung chứ không có căn cứ luật định hay khái niệm chuẩn xác nào.

Đồng thời, hành vi ngoại tình là hành vi trái với nguyên tắc cơ bản trong hôn nhân, không thể chấp nhận, đặc biệt là đối với giáo viên.

2.      Giáo viên bị thôi việc khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Nghị định 112/2020 Nghị định chính phủ quy định về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức thì áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc trong các trường hợp:

“Điều 19. Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức

Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
  2. Có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Nghị định này;
  3. Viên chức quản lý có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này;
  4. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
  5. Nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.”

Căn cứ theo quy định trên thì giáo viên sẽ bị áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc nếu thuộc một trong những trường hợp như đã nêu ở trên theo quy định.

 

3.      Giáo viên ngoại tình có bị đuổi việc không?

Căn cứ theo quy định pháp luật về hành vi thôi việc của viên chức. Theo đó, pháp luật quy định khi giáo viên có hành vi ngoại tình thì không đủ căn cứ để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật buộc thôi việc nêu trên.

Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 182 về Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng của Bộ luật hình sự năm 2015 như sau:

“Điều 182. Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng

  1. Người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc người chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng, có vợ thuộc một trong các trường hợp sau đây,

 thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:

a) Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;

b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát;

b) Đã có quyết định của Tòa án hủy việc kết hôn hoặc buộc phải chấm dứt việc chung sống như vợ chồng trái với chế độ một vợ, một chồng mà vẫn duy trì quan hệ đó.”

Như vậy khi hành vi ngoại tình mà bị xử phạt theo căn cứ điều 182 của Bộ luật Hình sự 2015 thì mới đủ căn cứ để buộc thôi việc giáo viên. Dù không bị buộc thôi việc nhưng khi ngoại tình thì học sinh, sinh viên hay phụ huynh và nhà trường đều có cách đánh giá không tốt về giáo viên đó.

 

4.      Trường hợp nào ngoại tình chỉ bị phạt hành chính?

Việc ngoại tình có thể không bị pháp luật xử phạt hoặc vi phạm đến mức độ nghiêm trọng thì người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hình sự hoặc có thể chỉ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.

Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng như sau:

“Điều 59. Hành vi vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng

  1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

b) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

c) Cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn; cưỡng ép ly hôn hoặc lừa dối ly hôn;

d) Lợi dụng việc kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình;

đ) Lợi dụng việc ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các điểm d và đ khoản 2 Điều này.”

Theo đó, sẽ áp dụng mức phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng với người đã có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có gia đình nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là đã có gia đình.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, mặc dù quy định là thế nhưng trên thực tế để xử phạt hình sự một người ngoại tình là rất khó áp dụng vì:

– Rất ít trường hợp người đang có vợ, có chồng được phép kết hôn với người khác bởi hiện nay, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về điều kiện đăng ký kết hôn cũng như thủ tục đăng ký kết hôn được thực hiện một cách đồng bộ, khoa học…

– Quy định sống chung với nhau như vợ chồng cũng phải được công nhận một cách công khai, có con chung, có tài sản chung, được gia đình, cơ quan… giáo dục nhưng vẫn tiếp tục.

thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân và gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120