Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài 2022
Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:
A. CĂN CỨ PHÁP LÝ
- Luật đầu tư 2020
- Luật doanh nghiệp 2020
- Nghị định 31/2021/NĐ-CP
B. NỘI DUNG TƯ VẤN
-
Nhà đầu tư nước ngoài là gì?
Nhà đầu tư được hiểu là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Căn cứ theo quy định tại khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.”
-
Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Hình thức đầu tư;
- Phạm vi hoạt động đầu tư;
- Đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư
- Điều kiện khác theo quy định theo Điều ước quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài áp dụng trong các trường hợp
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong tổ chức kinh tế;
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh;
- Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư hoặc các trường hợp tiếp nhận dự án đầu tư khác;
- Sửa đổi, bổ sung ngành, nghề đầu tư kinh doanh của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Điều kiện chung về ngành nghề đối với nhà đầu tư nước ngoài
Đối với những ngành, phân ngành mà Việt Nam đã cam kết mà nhà đầu tư nước ngoài đáp ứng các điều kiện về đầu tư của ngành nghề đó thì Cơ quan đăng ký đầu tư xem xét, quyết định cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc đăng ký góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư;
Đối với những ngành, phân ngành dịch vụ chưa cam kết hoặc không quy định tại Biểu cam kết của Việt Nam trong các điều ước quốc tế về đầu tư nhưng pháp luật Việt Nam đã có quy định về điều kiện đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài thì áp dụng theo quy định của pháp luật Việt Nam.
-
Điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài
Căn cứ theo quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 quy định: “Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài là điều kiện nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng để đầu tư trong các ngành, nghề thuộc Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.”
Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài căn cứ vào Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Nghị định của Chính phủ, Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Tại Nghị định 31, Chính phủ đã chính thức ban hành 02 danh mục, cụ thể:
- Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường: Nhà đầu tư nước ngoài không được đầu tư trong các ngành, nghề này.
- Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện: Nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tiếp cận thị trường đã được công bố.
Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Điều kiện về tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
- Điều kiện về hình thức đầu tư;
- Điều kiện về phạm vi hoạt động đầu tư;
- Điều kiện về năng lực của nhà đầu tư cũng như đối tác tham gia hoạt động đầu tư;
- Ngoài ra, còn cần đáp ứng các điều kiện khác theo quy định tại Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường theo quy định tại Danh mục, nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau, căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 31/2021/NĐ-CP về Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài:
”Điều 15. Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và hạn chế về tiếp cận thị trường đối với ngành, nghề đó được quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư. Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được công bố tại Phụ lục I của Nghị định này.
- Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức quy định tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tưvà được đăng tải, cập nhật theo quy định tại Điều 18 Nghị định này.
- Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường đối với các ngành, nghề quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:
a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;
e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Trong đó, Khoản 3 Điều này quy định nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:
- Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;
- Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;
- Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;
- Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;
- Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Như vậy, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng theo các hình thức nêu tại khoản 3 Điều 9 Luật Đầu tư 2020. Ta có thể thấy, điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục này đã được Chính phủ quy định chi tiết.
Về cơ bản, các điều kiện được đặt ra với các nhà đầu tư nước ngoài sẽ bao gồm: Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế; Hình thức đầu tư; Phạm vi hoạt động đầu tư; Năng lực của nhà đầu từ; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư; Các điều kiện khác căn cứ vào đặc thù của từng ngành, nghề cụ thể.
Nếu ngành, nghề kinh doanh mà nhà đầu tư nước ngoài quan tâm thuộc trường hợp tiếp cận có điều kiện thì các nhà đầu tư sẽ cần tiếp tục tra cứu những điều kiện tiếp cận thị trường tại các văn bản pháp luật có liên quan.
Như vậy, nếu ngành, nghề kinh doanh thuộc trường hợp chưa tiếp cận thì các nhà đầu tư không triển khai đầu tư. Còn nếu ngành, nghề kinh doanh không thuộc Danh mục hạn chế tiếp cận thị trường, nhà đầu tư nước ngoài sẽ được áp dụng theo các điều kiện giống với nhà đầu tư trong nước theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
4. Có những hình thức đầu tư nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Đầu tư 2020 thì các hình thức đầu tư bao gồm:
– Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.
– Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
– Thực hiện dự án đầu tư.
– Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
– Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.
5. Thành lập cơ sở giáo dục có phải ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Đầu tư 2020 ngành, nghề và điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
– Nhà đầu tư nước ngoài được áp dụng điều kiện tiếp cận thị trường như quy định đối với nhà đầu tư trong nước, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
– Căn cứ luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ công bố Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài, bao gồm:
+ Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường;
+ Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
– Điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài quy định tại Danh mục ngành, nghề hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài bao gồm:
+ Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài trong tổ chức kinh tế;
+ Hình thức đầu tư;
+ Phạm vi hoạt động đầu tư;
+ Năng lực của nhà đầu tư; đối tác tham gia thực hiện hoạt động đầu tư;
+ Điều kiện khác theo quy định tại luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Căn cứ theo quy định tại Mục B Phụ lục 1 kèm theo Nghị định 31/2021/NĐ-CP thì dịch vụ giáo dục là ngành tiếp cận thị trường có điều kiện với nhà đầu tư nước ngoài.
Như vậy, để đầu tư thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài thì nhà đầu tư nước ngoài phải đáp ứng được điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài.
6. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để được đầu tư thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Nghị định 86/2018/NĐ-CP thì điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài để được đầu tư thành lập cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như sau:
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục mầm non phải có suất đầu tư ít nhất là 30 triệu đồng/trẻ (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất. Kế hoạch vốn đầu tư phải phù hợp với quy mô dự kiến của từng giai đoạn.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục phổ thông phải có suất đầu tư ít nhất là 50 triệu đồng/học sinh (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất, nhưng không thấp hơn 50 tỷ đồng.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn phải có suất đầu tư ít nhất là 20 triệu đồng/học viên (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổng số vốn đầu tư ít nhất được tính toán căn cứ thời điểm có quy mô dự kiến cao nhất.
– Dự án đầu tư thành lập cơ sở giáo dục đại học phải có tổng số vốn đầu tư tối thiểu là 1.000 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là chủ đầu tư dự án thực hiện việc chứng minh khả năng tài chính theo quy định của Luật đầu tư. Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 500 tỷ đồng.
– Dự án đầu tư xin thành lập phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải có vốn đầu tư tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm các chi phí sử dụng đất). Đến thời điểm thẩm định cho phép thành lập phân hiệu trường đại học, giá trị đầu tư phải thực hiện được trên 150 tỷ đồng.
– Đối với các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài không xây dựng cơ sở vật chất mới mà chỉ thuê lại hoặc do bên Việt Nam góp vốn bằng cơ sở vật chất sẵn có để triển khai hoạt động thì mức đầu tư ít nhất phải đạt 70% các mức quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đầu tư hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.
Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0888181120