Danh mục: Luật sư Hình sự

  • Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật 2022

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật 2022

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như thế nào?

    Thái và Kiều đang cắt lúa ở cánh đồng thì đột nhiên Kiều lên cơn sốt và ngất đi, thấy vậy Thái liền bế Kiều lên đường thì nhìn thấy xe máy của Giang đang để ở bên đường, xe không khoá.

    Thái đặt Kiều ngồi lên xe máy đó và nổ máy với mục đích để đưa Kiều vào bệnh viện cấp cứu. Giang đang tắm ở dưới ao nhìn thấy Thái lấy xe của mình nhưng cũng không làm gì được.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này Thái có phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1. Căn cứ pháp lý:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    b) Hành hung để tẩu thoát;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

    đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

     

    1. Định nghĩa:

    Công nhiên được hiểu là một hành vi công khai thực hiện một hành động nào đó trước mặt người khác mà không hề che giấu hay lén lút. Hiện nay theo quy định của bộ luật hình sự thì đã có quy định cho tội công khai chiếm đoạt tài sản.

    Theo đó, công nhiên chiếm đoạt tài sản là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài mà không dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản. Thông thường người phạm tội lợi dụng sự vướng mắc của người quản lý tài sản để lấy tài sản trước mắt họ mà không làm gì được.

    Chủ sở hữu hay người quản lý tài sản biết rõ người chiếm đoạt và hành vi chiếm đoạt đó nhưng không thể làm gì hay ngăn chặn hành vi đó. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi bị mất tài sản người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

     

    1. Các yếu tố cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    • Mặt khách quan: 

    Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau:

    – Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Được hiểu là việc chiếm đoạt tài sản mà người phạm tội không cần che giấu hành vi phạm tội, hành vi đó được thực hiện trước mặt người bị hại và những người khác.

    Việc thực hiện hành vi chiếm đoạt này thường là do người phạm tội biết người bị hại không dám hoặc không có đủ khả năng tự vệ để ngăn chặn hành vi chiếm đoạt tài sản đó (như biết bị hại là người già yếu, người bị hại là trẻ em…).

    Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Đây cũng là điểm khác biệt cơ bản giữa tội cướp giật tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    • Lưu ý:

    Người phạm tội sau khi đã thực hiện xong một tội phạm nào đó (như tội giết người, tội cố ý gây thương tích, hiếp dâm..) làm cho người bị hại không còn khả năng, hoặc bị hạn chế khả năng bảo vệ tài sản, thì mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản, thông qua hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản. Trường hợp này không phải là tội cướp tài sản, mà là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    – Dấu hiệu khác.

    + Về giá trị tài sản. Giá trị chiếm đoạt tài sản phải từ hai triệu đồng trở lên mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    + Nếu giá trị tài sản bị chiếm đoạt dưới hai triệu đồng thì phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt (như trộm cắp, lừa đảo tài sản…) hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt (như tội trộm cắp tài sản, tội cướp giật tài sản…) chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

    • Khách thể:

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    • Mặt chủ quan: 

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    Mục đích: Chiếm đoạt tài sản của người khác

    • Chủ thể: 

    Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

    “Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

    1.Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác……”

    “2.Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”.

    1. Phân tích tình huống:

    Theo các quy định nêu trên, có thể thấy, tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn chiếm đoạt được tài sản.

    Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trước khi thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không thể có mục đích chiếm đoạt tài sản trong hoặc sau khi thực hiện hành vi phạm tội, vì hành vi chiếm đoạt tài sản đã bao hàm mục đích của người phạm tội.

    Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

    Trong trường hợp này, Thái công khai lấy xe máy của Giang. Tuy nhiên, mục đích của Thái không phải là chiếm đoạt tài sản của Giang mà chỉ với mục đích đưa Kiều đi bệnh viện cấp cứu vì Kiều lên cơn sốt và ngất đi.

    Do đó, hành vi của Thái chưa đủ các yếu tố cấu thành tội công nhiên chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, Thái không phạm tội công nhiêm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.

    1. Khung hình phạt đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Mức hình phạt của tội này được chia thành bốn khung, cụ thể như sau:

    – Khung một (khoản 1)

    Có mức phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan.

     Khung hai (khoản 2)

    Có mức phạt tù từ hai năm đến bảy năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

    + Hành hung để tẩu thoát (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

    + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng.

    + Tái phạm nguy hiểm (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

    + Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

    – Khung ba (khoản 3)

    Có mức phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

    + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng.

    + Gây hậu quả nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản).

    – Khung bốn (khoản 4)

    Có mức phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân. Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:

    + Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên.

    + Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (xem giải thích tương tự ở tội cướp tài sản)

    – Hình phạt bổ sung (khoản 5)

    Ngoài việc phải chịu hình phạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng.

     

    1. Xử phạt hành chính đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu, chưa phạm tội lần nào,…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP,

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    1. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định này quy định mức phạt với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồngNhư vậy, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Thưa luật sư, hôm qua em có nhận được tin nhắn trúng thưởng qua facebook với giải thưởng là 1 xe SH trị giá 81 triệu đồng, 1 phiếu quà tặng trị giá 200 triệu đồng và 1 thẻ đổ xăng trị giá 5 triệu đồng.

    Tin nhắn đó yêu cầu em truy cập vào một trang để làm hồ sơ nhận giải và nạp 2 triệu tiền thẻ cào điện thoại để chứng thực hồ sơ, sau đó em được một người tên Đức yêu cầu em nạp 5 triệu tiền thẻ cào để làm thủ tục nhận giải.

    Sau đó em lại nhận được điện thoại yêu cầu đóng 10 triệu tiền thuế VAT cũng bằng thẻ cào điện thoại. Rồi lại bảo em gửi 5 triệu vào tài khoản của em để ngân hàng xác thực tài khoản thì ngân hàng mới chuyển tiền.

    Sau đó em nhận được điện thoại yêu cầu cấp số điện thoại lúc em làm thẻ để ngân hàng xác thực tài khoản. Em cấp số điện thoại như yêu cầu, sau đó thì nhận được tin nhắn từ ngân hàng báo về là tài khoản của em đã chuyển tiền sang một tài khoản khác.

    Em gọi điện lại cho anh ta nhưng không được. Xin luật sư tư vấn giúp em, bây giờ em phải làm như thế nào? Em xin chân thành cám ơn !

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định của pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

                “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    Theo đó, lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    1. Dấu hiệu pháp lý của Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    – Chủ thể: Chủ thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là bất kỳ người nào từ đủ 16 tuổi trở lên, có năng lực trách nhiệm hình sự

    – Khách thể: Khách thể của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    – Mặt chủ quan:

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác do mình thực hiện hành vi là gian dối, trái pháp luật. Đồng thời thấy trước hậu quả của hành vi đó là tài sản của người khác bị chiếm đoạt trái pháp luật và mong muốn hậu quả đó xảy ra.

    – Mặt khách quan:

    + Về hành vi: Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản:

    – Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác. Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản.

    Thủ đoạn gian dối của Đức trong trường hợp này là nhắn tin, gọi điện cho bạn thông báo trúng thưởng, lợi dụng lòng tin của bạn bảo bạn chuyển tiền.

    (i) Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

    (ii) Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình.

    (iii) Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

    + Về giá trị tài sản: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ 2.000.000 đồng trở lên.

    Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    1. Hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

    Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…

    Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà người lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

    ·         Mức phạt hành chính cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3.Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4.Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, Khoản 1 điều này quy định phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

    * Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Phạm tội có tổ chức;

    – Có tính chất chuyên nghiệp;

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản.

    Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 Cụ thế như sau:

    – Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

    – Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, Đức đã dùng thủ đoạn gian dối lợi dụng lòng tin của bạn để chiếm đoạt số tiền 22 triệu đồng. Như vậy, hành vi của Đức đã đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và Đức có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Do bạn chỉ nắm được thông tin của người này qua điện thoại, do đó bạn có thể làm đơn tố cáo ra cơ quan công an để được giải quyết kèm theo các bằng chứng theo quy định của Luật Tố cáo để chứng minh việc tố cáo của bạn là hợp pháp.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Bộ luật Hình sự 2015 quy định như thế nào về Tội  lừa đảo chiếm đoạt tài sản?

    Vì muốn có tiền để đánh bạc nên Toàn đã đến nhà Bắc giả vờ hỏi mượn xe máy loại xe Wave trị giá 15 triệu đồng để đi thăm người ốm. Khi Bắc cho Toàn mượn xe thì Toàn đã đi xe đến cửa hàng mua bán xe máy và bán với giá 5 triệu đồng, sau đó lấy số tiền này để đánh bạc.

    Luật sư cho tôi hỏi, Toàn phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định pháp luật về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    d) Tái phạm nguy hiểm;

    đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

    2. Các yếu tố cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn gian dối làm cho chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin nhằm giao tài sản cho người phạm tội để chiếm đoạt tài sản đó.

    Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

    – Có hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác thành.

    – Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản.

    Thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản phải được thể hiện bằng những hành vi cụ thể để nhằm đánh lừa chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản. Luật hình sự Việt Nam không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có thủ đoạn gian dối thuộc về tư tưởng, suy nghĩ mà không biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi.

    Thủ đoạn gian dối của người phạm tội bao giờ cũng phải có trước khi có việc giao tài sản giữa người người bị hại với người phạm tội thì mới là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản, nếu thủ đoạn gian dối lại có sau khi người phạm tội nhận được tài sản thì không phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà tuỳ từng trường hợp có thể phạm tội khác.

    Về giá trị tài sản chiếm đoạt: Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải từ hai triệu đồng trở lên.

    Nếu dưới hai triệu đồng thì phải thuộc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì người thực hiện hành vi nêu trên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này.

    Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    1. Kết luận:

    Theo đó, Toàn có hành vi dùng thủ đoạn gian dối, cụ thể là giả vờ mượn xe máy loại xe Lead trị giá 35 triệu đồng của Bắc để đi thăm người ốm, làm cho Bắc là chủ sở hữu chiếc xe máy tưởng là thật nên đã tự nguyện giao xe máy cho Toàn.

    Khi Toàn nhận được xe máy của Bắc thì Toàn đã có hành vi chiếm đoạt chiếc xe máy và đem bán đi với giá 5 triệu đồng để lấy tiền đánh bạc. Hành vi đó của Toàn đã đủ các yếu tố cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    1. Hình phạt đối với Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

    Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chủ sở hữu, người quản lý tài sản tin tưởng và giao tài sản nhằm mục đích chiếm đoạt.

    Để lừa được chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể sử dụng nhiều cách khác nhau như: bằng lời nói dối, giả mạo giấy tờ, giả danh người có chức vụ, quyền hạn, giả danh cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…

    Tùy thuộc vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt mà người lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt xử lý hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Nhà nước.

    5. Mức phạt hành chính cho hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Đối với hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác lần đầu và chưa đến mức chịu trách nhiệm hình sự (tài sản bị lừa đảo có trị giá dưới 02 triệu, không phải phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, không gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội) thì bị phạt hành chính.

    Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác:

    Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

    1.Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Trộm cắp tài sản;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác;

    c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

    d) Sử dụng trái phép tài sản của người khác.

    2.Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

    a) Hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác;

    b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

    c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

    d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

    đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

    e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

    3. Hình thức xử phạt bổ sung:

    Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm a, b, c Khoản 1; Điểm c, đ, e Khoản 2 Điều này.

    4. Người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Theo đó, Khoản 1 điều này quy định phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng đối với hành vi dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản của người khác.

    Như vậy, người thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự có thể bị phạt hành chính đến 02 triệu đồng.

    6. Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

    Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Theo đó, người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản, trộm cắp tài sản, lạm dụng uy tín nhằm chiếm đoạt tài sản, sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    – Phạm tội có tổ chức;

    – Có tính chất chuyên nghiệp;

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng;

    – Tái phạm nguy hiểm;

    – Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

    – Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

    Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp:

    – Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng;

    – Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    Nặng nhất, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân khi lừa đảo chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

    Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    Lưu ý: Căn cứ theo Điều 12 Bộ luật Hình sự, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, người dưới 16 tuổi vẫn có thể bị xử phạt hành chính với hành vi lừa đảo chiểm đoạt tài sản.

    Nếu xảy ra thiệt hại, người lừa đảo chiếm đoạt tài sản còn phải đền bù cho người bị lừa đảo theo quy định tại Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015. Cụ thế như sau:

    – Người chưa đủ 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu.

    – Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

    Như vậy, người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm, phạt tù đến 20 năm hoặc tù chung thân. Đồng thời, có thể bị phạt tiền đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến 05 năm hoặc tịch thu toàn bộ tài sản.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo Bộ luật Hình sự 2015

    Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định như thế nào về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản?

    Hào là thợ điện, Hào trèo lên cột điện sửa chữa và để chiếc xe máy hiệu Lead trị giá 35 triệu đồng ở vệ đường nhưng quên không rút chìa khóa. Cường đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của Hào, gạt chân chống xe lên rồi nổ máy phóng đi.

    Hào ở trên cột điện nhìn thấy Cường lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, Cường đã phạm tội gì? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh đó?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định pháp luật về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1.Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

    a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

    2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    b) Hành hung để tẩu thoát;

    c) Tái phạm nguy hiểm;

    d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

    đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    3.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

    c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

    4.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

    5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

    2. Các yếu tố cấu thành Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Theo đó, công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Người phạm tội lấy tài sản ngay trước mắt chủ sở hữu tài sản mà người này không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai).

    Thông thường, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác thực hiện hành vi này là do biết người bị hại không dám hoặc không đủ khả năng ngăn cản việc chiếm tài sản. Chẳng hạn, người bị hại là người già yếu, phụ nữ,…

    Ngoài ra, hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản còn có thể được thực hiện trong hoàn cảnh thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh… khi người bị hại sơ hở, không có điều kiện trông giữ tài sản.

    Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, Cường có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản của anh Hào, cụ thể là lấy chiếc xe máy hiệu Lead của anh Hào dựng bên vệ đường có giá trị 35 triệu đồng, Hào là chủ xe máy biết là Cường lấy xe máy của mình mà không thể giữ, ngăn cản được. Hành vi đó của Cường là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó Cường đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    1. Khung hình phạt đối với Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015.

    Theo đó, người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm khi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 02 triệu đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 02 triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp:

    – Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

    – Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội như: cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản,… chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

    – Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    – Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

    • Các khung hình phạt tăng nặng:

    Ngoài ra, tội này còn quy định các khung hình phạt tăng nặng khác là:

    – Phạt tù từ 02 – 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp: Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50 đến dưới 200 triệu đồng; Hành hung để tẩu thoát; Tái phạm nguy hiểm; Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ.

    – Phạt tù từ 07 – 15 năm khi chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200 triệu đến dưới 500 triệu đồng hoặc lợi dụng thiên tai, dịch bệnh để phạm tội.

    – Đặc biệt, nếu chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên hoặc lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp để phạm tội thì người công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù từ 12 – 20 năm.

    • Hình phạt bổ sung:

    Bên cạnh đó, hình phạt bổ sung được quy định với tội này là phạt tiền từ 10 – 100 triệu đồng.

    Như vậy, người phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản có thể bị phạt tù đến 20 năm, phạt tiền đến 100 triệu đồng.

    • Phạt hành chính:

    Nếu thực hiện hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản dưới mức chịu trách nhiệm hình sự (giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 02 triệu, chưa phạm tội lần nào,…) thì người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính.

    Theo Điểm b Khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, mức phạt đối với hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác là phạt tiền từ 01 – 02 triệu đồng.

    Như vậy, người công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác có thể bị phạt tiền đến 02 triệu đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hình sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Phân tích tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ luật hình sự

    Phân tích tội công nhiên chiếm đoạt tài sản theo quy định Bộ luật hình sự

    Hào là thợ điện, Hào trèo lên cột điện sửa chữa và để chiếc xe máy hiệu Lead trị giá 35 triệu đồng ở vệ đường nhưng quên không rút chìa khóa. Cường đi qua thấy vậy liền tiến đến xe máy của Hào, gạt chân chống xe lên rồi nổ máy phóng đi. Hào ở trên cột điện nhìn thấy Cường lấy xe máy của mình nhưng không làm gì được. Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này, Cường đã phạm tội gì? có phải tôi công nhiên chiếm đoạt tài sản của không? Pháp luật quy định như thế nào về tội danh đó?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định về tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản

    Căn cứ theo quy định tại Điều 172 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

    “Điều 172. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

    1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
    2. a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
    3. b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
    4. c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
    5. d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
    6. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
    7. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
    8. b) Hành hung để tẩu thoát;
    9. c) Tái phạm nguy hiểm;
    10. d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

    đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

    1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
    2. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
    3. b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
    4. c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
    5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
    6. a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
    7. b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.
    8. c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
    9. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

    Theo đó, công nhiên chiếm đoạt tài sản được hiểu là hành vi công khai lấy tài sản trước sự chứng kiến của chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản mà không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực hoặc bất cứ một thủ đoạn nào nhằm uy hiếp tinh thần của người quản lý tài sản.

    2. Dấu hiệu của pháp lý của tội Công nhiên chiếm đoạt tài sản

    Chủ thể của tội phạm này là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự.

    Mặt khách quan của tội này có dấu hiệu sau: Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác một cách công khai. Người phạm tội lấy tài sản ngay trước mắt chủ sở hữu tài sản mà người này không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản được hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì biện pháp đó cũng không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai).

    Mặt khác, việc thực hiện hành vi chiếm đoạt xảy ra bình thường (không nhanh chóng như đối với tội cướp giật tài sản) người phạm tội rời khỏi nơi thực hiện tội phạm. Tính chất công khai, trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu diếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong hoặc ngay sau khi chiếm đoạt tài sản, chủ sở hữu tài sản biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

    Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyền sở hữu tài sản của người khác.

    Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.

    Trong trường hợp này, Cường có hành vi công khai, ngang nhiên, trắng trợn chiếm đoạt tài sản của anh Hào, cụ thể là lấy chiếc xe máy hiệu Lead của anh Hào dựng bên vệ đường có giá trị 35 triệu đồng, Hào là chủ xe máy biết là Cường lấy xe máy của mình mà không thể giữ, ngăn cản được. Hành vi đó của Cường là hành vi công nhiêm chiếm đoạt tài sản. Do đó Cường đã phạm tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 172 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.