Danh mục: Luật sư Dân sự

  • Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

    Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022

    Nơi cư trú của người làm nghề lưu động theo quy định của pháp luật hiện hành năm 2022 như thế nào?

    Chị Hiền là công nhân của Công ty vận tải biển A có trụ sở tại Hải Dương nhưng có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải Phòng. Hàng năm chị Hiền phải làm việc trên tàu khoảng 10 tháng.

    Luật sư cho tôi hỏi, vậy nơi cư trú của chị Hiền được xác định là nơi chị Hiền có hộ khẩu thường trú hay là nơi có trụ sở của của Công ty vận tải biển A?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    nơi cư trú

    1. Định nghĩa nơi cư trú của công dân:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Bộ luật Dân sự năm 2015 về Nơi cư trú của cá nhân:

    “Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

    1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
    3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”

    Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.

    Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Cư trú 2020 về Nơi cư trú của công dân:

    Điều 11. Nơi cư trú của công dân

    1. Nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú, nơi tạm trú.
    2. Trường hợp không xác định được nơi thường trú, nơi tạm trú thì nơi cư trú của công dân là nơi ở hiện tại được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này.

    Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của công dân bao gồm nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.

    Như vậy, nơi cư trú của công dân là nơi công dân đó thường xuyên sính sống, có thể là nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú của công dân đó.

    Trong đó, theo Điều 2 Luật Cư trú 2020, nơi thường trú là nơi công dân sinh sống ổn định, lâu dài và đã được đăng ký thường trú. Còn nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và đã được đăng ký tạm trú.

    1. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

    Căn cứ theo Điều 45 Bộ luật dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về Nơi cư trú của người làm nghề lưu động:

    “Điều 45. Nơi cư trú của người làm nghề lưu động
    Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quy định tại khoản 1 Ðiều 40 của Bộ luật này”

    Theo đó, pháp luật quy định người làm nghề lưu động trên tầu, thuyền, phương tiện hành nghề lưu động khác mà không có nơi cư trú theo quy định tại Khoản 1 Điều 40 của Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, cụ thể:

    “Điều 40. Nơi cư trú của cá nhân

    1. Nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó thường xuyên sinh sống.
    2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của cá nhân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của cá nhân là nơi người đó đang sinh sống.
    3. Trường hợp một bên trong quan hệ dân sự thay đổi nơi cư trú gắn với việc thực hiện quyền, nghĩa vụ thì phải thông báo cho bên kia biết về nơi cư trú mới.”

    Thì nơi cư trú của họ là nơi đăng ký tàu, thuyền, phương tiện đó.

    Như vậy, khi chị Hiền là công nhân của Công ty vận tải biển A mặc dù có hộ khẩu thường trú tại phường N quận H thành phố Hải Phòng, nhưng hàng năm chị Hiền làm việc trên tàu khoảng 10 tháng thì nơi cư trú của Hiền không được xác định là nơi chị Hiền có hộ khẩu thường trú hay nơi có trụ sở của Công ty vận tải biển A mà là nơi đăng ký tàu mà trên đó chị làm việc.

    Nơi cư trú của người sinh sống và người làm nghề lưu động trên tàu được quy định thế nào?

    Căn cứ theo Điều 16 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển như sau:

    Điều 16. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển

    1. Nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

    Đối với phương tiện không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơthường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú củngười sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

    1. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

    Theo đó, pháp luật quy định nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền hoặc phương tiện khác có khả năng di chuyển (sau đây gọi chung là phương tiện) là nơi đăng ký phương tiện đó, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.

    Trường hợp đối với phương tiên không phải đăng ký hoặc có nơi đăng ký phương tiện không trùng với nơi thường xuyên đậu, đỗ thì nơi cư trú của người sinh sống, người làm nghề lưu động là nơi phương tiện đó thường xuyên đậu, đỗ.

    1. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

    Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Luật Cư trú 2020 về Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú như sau:

    Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú

    1. Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú.
    2. Lạm dụng việc sử dụng thông tin về nơi thường trú, nơi tạm trú làm điều kiện để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân.
    3. Đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.
    4. Không tiếp nhận, trì hoãn việc tiếp nhận hồ sơ, giấy tờ, tài liệu, thông tin đăng ký cư trú hoặc có hành vi nhũng nhiễu khác; không thực hiện, thực hiện không đúng thời hạn đăng ký cư trú cho công dân khi hồ sơ đủ điều kiện đăng ký cư trú; xóa đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú trái với quy định của pháp luật.
    5. Thu, quản lý, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật.
    6. Tự đặt ra thời hạn, thủ tục, giấy tờ, tài liệu, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch thông tin, sổ sách, hồ sơ về cư trú.
    7. Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ, tài liệu về cư trú trái với quy định của pháp luật.
    8. Lợi dụng việc thực hiện quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
    9. Làm giả giấy tờ, tài liệu, dữ liệu về cư trú; sử dụng giấy t, tài liệu, dữ liệu giả về cư trú; cung cấp thông tin, giấy tờ, tàliệu sai sự thật về cư trú; khai man điều kiện, giả mạo hồ sơ, giấy tờ, tài liệu để được đăng ký thưng trú, đăng ký tạm trú; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, cầm cố, nhận cầm cố, hủy hoại giấy tờ, tài liệu về cư trú.
    10. Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, giúp sức, cưng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú.
    11. Giải quyết cho đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú khi biết rõ người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
    12. Đồng ý cho người khác đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú vào chỗ ở của mình để vụ lợi hoặc trong thực tế người đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú không sinh sống tại chỗ ở đó.
    13. Truy nhập, khai thác, hủy hoại, làm cn trở, gián đoạn hoạt động, thay đổi, xóa, phát tán, cung cấp trái phép thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Theo đó, các hành vi bị nghiêm cấm về cư trú bao gồm những loại hành vi nêu trên. Khi điền thông tin về nơi cư trú, người dân có thể ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú đều được.

    1. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

    Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP về nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

    Điều 4. Nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú

    1. Người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

    Trường hợp qua kiểm tra, rà soát, cơ quan đăng ký cư trú phát hiện người thuộc trường hợp phải khai báo thông tin về cư trú thì có trách nhiệm hướng dẫn và yêu cầu công dân đó thực hiện việc khai báo. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cơ quan đăng ký cư trú yêu cầu công dân khai báo thông tin về cư trú, công dân phải có trách nhiệm đến cơ quan đăng ký cư trú để thực hiện khai báo.

    1. Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị em ruột hoặc người thân thích khác của công dân; trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

    Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

    Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân cho công dân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân. Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

    1. Nội dung giấy xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.
    2. Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú; trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.
    3. Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

    Theo đó, pháp luật quy định người không có nơi thường trú, nơi tạm trú phải khai báo ngay thông tin về cư trú với cơ quan đăng ký cư trú tại nơi ở hiện tại.

    1. Trình tự, thủ tục khai báo nơi cư trú

    Điều 4 Nghị định 62/2021/NĐ-CP hướng dẫn việc khai báo nơi cư trú của người không có nơi thường trú, nơi tạm trú như sau:

    Bước 1: Đến cơ quan đăng ký cư trú để khai báo

    Cơ quan đăng ký cư trú là cơ quan quản lý cư trú trực tiếp thực hiện việc đăng ký cư trú của công dân, bao gồm Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (theo khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú)

    Bước 2: Cung cấp thông tin về nơi cư trú cho cơ quan có thẩm quyền

    – Nội dung xác nhận thông tin về cư trú bao gồm các thông tin cơ bản về công dân: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; dân tộc; tôn giáo; quê quán; nơi ở hiện tại; ngày, tháng, năm khai báo cư trú.

    – Cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra, xác minh thông tin nhân thân của công dân đã khai báo qua trao đổi, lấy thông tin từ cha, mẹ, anh, chị, em ruột hoặc người thân thích khác của công dân. Trường hợp cần thiết, có văn bản đề nghị cơ quan, tổ chức có liên quan kiểm tra, xác minh và cung cấp thông tin.

    – Trường hợp qua kiểm tra, xác minh mà xác định thông tin công dân đã khai báo là chưa chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú đề nghị công dân đó khai báo lại để kiểm tra, xác minh lại nếu thấy cần thiết. Thời hạn kiểm tra, xác minh lại được tính như thời hạn kiểm tra, xác minh lần đầu.

    Bước 3: Được cấp số định danh, giấy xác nhận thông tin về cư trú

    Sau khi kiểm tra, xác minh mà xác định được người đến khai báo là công dân Việt Nam và thông tin mà công dân đã khai báo là chính xác thì cơ quan đăng ký cư trú thực hiện thủ tục cần thiết để cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư xác lập, cấp số định danh cá nhân nếu công dân đó chưa có số định danh cá nhân.

    Cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm cập nhật thông tin của công dân vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo, cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú cho công dân.

    Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ vào giấy xác nhận thông tin về cư trú của công dân và thông tin của công dân trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư tiến hành việc cập nhật thông tin về hộ tịch và cấp giấy tờ liên quan đến nhân thân cho công dân theo thẩm quyền.

    Bước 4: Đăng ký thường trú, tạm trú sau khi được xác nhận thông tin cư trú

    Người đã được cấp giấy xác nhận thông tin về cư trú có trách nhiệm đăng ký thường trú hoặc tạm trú ngay khi đủ điều kiện theo quy định của Luật Cư trú.

    Trường hợp vẫn chưa đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú nhưng có thay đổi về thông tin nhân thân thì phải khai báo lại với Công an cấp xã nơi đã cấp giấy xác nhận để rà soát, cập nhật thông tin về nhân thân lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc?

    Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc?

    Bộ luật Dân sự 2015 quy định như thế nào về Di chúc? Hình thức di chúc? Di chúc như thế nào được coi là hợp pháp? Người làm chứng cho việc lập di chúc?

    Ngày 15/9/2020, khi đang tham gia giao thông trên đường, anh Hưng đã xảy ra tai nạn giao thông và bị thương rất nặng, mất rất nhiều máu. Trên đường đưa đi cấp cứu, anh có trăn trối lại trước 01 bác sĩ và 01 điều dưỡng viên rằng:

    “Anh có di nguyện để toàn bộ số tiền tiết kiệm anh có trong ngân hàng cho vợ anh là bà Linh, và để lại ngôi nhà 05 tầng trên diện tích đất 100m2 tại Phường A, Quận B, Tỉnh C cho chị Kiều (người được cho là nhân tình của anh Hưng)”.

    Luật sư cho tôi hỏi, di nguyện của anh Hưng có hợp pháp không? Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp này?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Hình thức di chúc:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 627 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Hình thức của di chúc:

    “Điều 627. Hình thức của di chúc
    Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng.”

    Theo đó, di chúc có thể được lập bằng hai hình thức là di chúc bằng văn bản và di chúc miệng.

    1. Di chúc miệng:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 629 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc miệng:

    “Điều 629. Di chúc miệng

    1. Trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng.
    2. Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị huỷ bỏ.

    Theo đó, pháp luật quy định trong trường hợp tính mạng một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc miệng. Trong trường hợp này, anh Hưng bị tai nạn giao thông và bị thương rất nặng, chảy máu rất nhiều, tính mạng của anh Hưng đang bị đe dọa nghiêm trọng và không có khả năng lập di chúc bằng văn bản, anh Hưng hoàn toàn có thể lập di chúc miệng.

    Như vậy, di nguyện của anh Hưng trong trường hợp này hoàn toàn có thể đưa vào di chúc và đảm bảo thực hiện ở dạng di chúc miệng, nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc hợp pháp.

    1. Di chúc hợp pháp:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Di chúc hợp pháp:

    “Điều 630. Di chúc hợp pháp

    1.Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

    a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

    b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    2.Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.

    3.Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

    4.Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

    5.Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định di chúc hợp pháp phải thỏa mãn các điều kiện bao gồm người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép và nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

    Trong trường hợp này, anh Hưng hoàn toàn minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép lập di chúc. Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

    1. Thủ tục lập di chúc miệng:

    Khoản 5 Điều này quy định di chúc bằng miệng được coi là hợp pháp khi:

    Thứ nhất, người lập di chúc miệng (anh Hưng) thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng. Hai người làm chứng phải thỏa mãn các điều kiện theo quy định tại Điều 632 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về Người làm chứng cho việc lập di chúc. Cụ thể:

     “Điều 632. Người làm chứng cho việc lập di chúc
    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    1. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc;
    2. Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
    3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

    Thứ hai, ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

    Thứ ba, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.

    1. Hồ sơ để công chứng di chúc miệng

    Để di chúc hợp pháp phải chuẩn bị hồ sơ để công chứng di chúc bao gồm:

    • Phiếu yêu cầu công chứng;
    • Bản sao giấy tờ tùy thân của người lập di chúc;
    • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế nếu di chúc có liên quan tới tài sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đất.

    Nếu tính mạng của người lập di chúc đang bị đe dọa thì không cần đưa tài liệu, nhưng phải ghi nhận rõ điều này trong văn bản công chứng.

    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có công chứng

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

    Hồ sơ lập di chúc bằng văn bản có công chứng bao gồm:

    • Phiếu yêu cầu công chứng điền đủ các thông tin của người yêu cầu công chứng và nội dung cần công chứng…
    • Bản sao giấy tờ cá nhân của người yêu cầu công chứng như CMND/CCCD/Hộ chiếu…
    • Bản di chúc dự thảo (nếu có);
    • Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản: sổ đỏ, hợp đồng mua bán nhà đất, giấy tờ xe,…
    • Các giấy tờ trên chỉ cần là bản chụp, bản in hoặc bản đánh máy có nội dung đầy đủ, chính xác như bản chính và không phải chứng thực. Khi nộp bản sao, bạn phải xuất trình bản chính để đối chiếu.

    Bước 2: Nộp hồ sơ

    • Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
    • Nộp trực tiếp hồ so cho một văn phòng công chứng uy tín, chuyên nghiệp.

    Bước 3: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

    Công chứng viên sẽ kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng.

    Nếu các giấy tờ yêu cầu công chứng đầy đủ, phù hợp với quy định của pháp luật thì thụ lý và ghi vào sổ công chứng.

    Công chứng viên phải giải thích cho bạn hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của di chúc.

    Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định trong các trường hợp:

    • Có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ;
    • Việc lập di chúc có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép;
    • Có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng;
    • Đối tượng của di chúc chưa được mô tả cụ thể.
    • Trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

    Bước 4: Kiểm tra dự thảo di chúc

    • Nếu người lập di chúc tự soạn thảo di chúc thì công chứng viên sẽ phải kiểm tra lại dự thảo di chúc.
    • Nếu trong dự thảo di chúc có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của di chúc không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
    • Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

    Bước 5: Ký chứng nhận

    • Người lập di chúc phải đọc lại dự thảo di chúc hoặc đề nghị công chứng viên đọc dự thảo di chúc.
    • Nếu người lập di chúc đồng ý với nội dung dự thảo di chúc thì phải ký vào từng trang của di chúc.
    • Công chứng viên sẽ yêu cầu người lập di chúc xuất trình bản chính của các giấy tờ để đối chiếu trước khi ghi lời chứng, ký vào từng trang của di chúc.

    Bước 6: Trả kết quả công chứng

    • Thời hạn công chứng không quá 02 ngày làm việc.
    • Với trường hợp có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc.
    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có chứng thực

    Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ chứng thực di chúc

    Hồ sơ chứng thực di chúc bao gồm:

    • Dự thảo di chúc;
    • Bản sao CMND/CCCD/Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu);
    • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó;

    Trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

    Bước 2: Nộp hồ sơ chứng thực di chúc

    Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã.

    Bước 3: Tiếp nhận hồ sơ

    • Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông) kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực,

    Nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

    • Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực, nếu di chúc có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang.
    • Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng.

    Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng, giao dịch.

    • Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí.
    • Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

    Bước 4: Người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực

    • Người thực hiện chứng thực ghi lời chứng tương ứng với từng loại hợp đồng, giao dịch theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.

    Đối với hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của hợp đồng, giao dịch. Trường hợp hợp đồng, giao dịch có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

    • Trường hợp phải phiên dịch thì người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang hợp đồng với tư cách là người phiên dịch.

    Bước 5: Người yêu cầu chứng thực di chúc nhận kết quả tại nơi nộp hồ sơ

    • Không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực.
    • Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.
    • Thủ tục lập di chúc bằng văn bản có người làm chứng
    • Trường hợp người lập di chúc không tự mình viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng.

    Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

    1. Người làm chứng cho việc lập di chúc

    Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di chúc, trừ những người sau đây:

    • Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc.
    • Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc.
    • Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
    1. Thủ tục lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng

    • Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc.
    • Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 Bộ luật Dân sự 2015.
    1. Kết luận:

    Như vậy, nếu di chúc của anh Hưng thỏa mãn các quy định nêu trên thì di chúc của anh Hưng sẽ hợp pháp và phát sinh hiệu lực sau khi anh Hưng chết.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

    Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 như thế nào?

    Tài sản chung của các thành viên hợp tác theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 như thế nào?

    Anh Tình, anh Hưng và anh Bách giao kết hợp đồng hợp tác để cùng thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa tại chợ Đồng Xuân, Hà Nội.

    Theo sự thỏa thuận của các bên, anh Tình góp chiếc xe bán tải mà gia đình anh đang sử dụng, còn anh Hưng và anh Bách mỗi người góp 150 triệu đồng để mua thêm một chiếc xe tải chở hàng loại nhỏ. Ba anh cam kết phải góp tài sản trong vòng thời gian 1 tuần sau khi giao kết hợp đồng hợp tác.

    Tuy nhiên, đến khi hết thời gian góp tài sản, chỉ anh Tình và anh Hưng thực hiện theo đúng cam kết; còn anh Bách thì mới góp được 50 triệu đồng, 100 triệu đồng còn lại anh Bách góp quá thời gian cam kết 3 tuần.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này anh Bách phải có trách nhiệm gì đối với việc chậm góp tiền của mình?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Thế nào là hợp tác?

    Bản chất của hợp tác là sự liên kết của các thành viên cùng thực hiện một công việc hoặc cùng sản xuất, kinh doanh. Để thực hiện công việc đó mỗi thành viên phải đóng góp một phần tài sản theo thỏa thuận và cùng tạo lập nên một khối tài sản chung theo phần của các thành viên.

    Pháp luật không giới hạn tài sản đóng góp, cho nên tài sản đóng góp có thể là vật, tiền, giấy tờ có giá hoặc quyền tài sản.

    Việc hình thành khối tài sản chung của nhiều chủ thể cùng đóng góp đặt ra vấn đề làm thế nào để quản lý, sử dụng khối tài sản đó cho phù hợp với lợi ích của nhóm hợp tác, không xâm phạm lợi ích của bất kỳ thành viên nào,….Và quy định của pháp luật đề ra nhằm điều chỉnh và giải quyết các vấn đề trên.

    1. Nội dung cơ bản về tài sản chung của các thành viên:

    Pháp luật ghi nhận tài sản chung của các thành viên bao gồm các nội dung cơ bản sau:

    -Thứ nhất: cơ sở hình thành tài sản chung của thành viên tổ hợp tác.

    Như đã trình bày ở trên, tài sản chung của các thành viên tổ hợp tác hình thành trên cơ sở đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác như: được tặng cho chung, được thừa kế chung,…

    Việc đóng góp vào tài sản chung phụ thuộc vào thỏa thuận của các bên. Tài sản góp chung của mỗi tổ hợp tác là khác nhau, tùy vào quy mô, mục đích hợp tác, số lượng thành viên,….

    Đối với mỗi tổ hợp tác, tỷ lệ vốn góp của mỗi thành thành viên cũng có thể không đều nhau, có thành viên góp nhiều, có thành viên góp ít tùy vào thỏa thuận và khả năng của mỗi thành viên. Quy định này cũng xác định rõ, hình thức sở hữu của các thành viên hợp tác với tài sản chung là hình thức sở hữu chung theo phần.

    Theo đó, sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với khối tài sản chung. Tức, các thành viên hợp tác có quyền và nghĩa vụ tương đương với tỷ lệ góp vốn của mình.

    -Thứ hai, hậu quả pháp lý đối với việc chậm góp tiền.

    Riêng đối với đóng góp tài sản chung là tiền, thành viên đóng góp chậm sẽ phát sinh trách nhiệm trả lãi. Quy định này xuất phát từ quy định chung tại Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về trách nhiệm của chủ thể do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

    Theo đó, thành viên chậm góp tiền sẽ phải trả thêm một khoản lãi trên phần tiền chậm góp tương ứng với thời hạn chậm trả. Lãi suất do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 20%/năm, nếu các bên không thỏa thuận về lãi phải trả thì thành viên chậm góp tiền phải trả một khoản lãi với lãi suất 10%/năm.

    Hợp đồng hợp tác là hợp đồng ưng thuận, hợp đồng có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng có hiệu lực chủ thể phải tiến hành thực hiện nghĩa vụ góp tiền, việc chậm thực hiện nghĩa vụ có thể gây thiệt hại cho công việc chung, ảnh hưởng đến lợi ích của cả những thành viên còn lại.

    Chính vì vậy, làm phát sinh thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại của chủ thể vi phạm nghĩa vụ. Việc bồi thường thiệt hại được tiến hành theo thỏa thuận của các bên.

    -Thứ ba, định đoạt tài sản chung là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất và các tài sản khác.

    Đây là những tài sản có giá trị lớn, do đó, việc định đoạt những tài sản này như bán, cho thuê,…phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên.

    Để đảm bảo tính pháp lý, và chắc chắn rằng việc định đoạt tài sản có thỏa thuận của tất cả các thành viên, cũng như tránh việc xảy ra tranh chấp sau này thì thỏa thuận của các bên phải được lập thành văn bản.

    Đối với những tài sản còn lại việc định đoạt tài sản do đại diện các thành viên quyết định trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

    -Thứ tư, nguyên tắc phân chia tài sản chung.

    Về nguyên tắc, trước khi hợp đồng chấm dứt thì không thể phân chia tài sản chung, do đó các bên không thể chia tài sản trong thời hạn thực hiện hợp đồng.

    Tài sản là công cụ để các thành viên thực hiện công việc, sản xuất, kinh doanh để đạt được mục đích của hợp đồng. Việc một bên chia tài sản chung trong thời hạn thực hiện hợp đồng làm ảnh hưởng đến quá trình thực hiện công việc, khiến cho các bên còn lại không đạt được lợi ích của mình, gây nên thiệt hại lớn.

    Vì vậy, trước khi chấm dứt hợp đồng các bên không được chia tài sản chung, nếu chia trong thời hạn thực hiện hợp đồng thì phải có sự đồng ý, nhất trí của tất cả các thành viên hợp tác. Bởi khi các thành viên còn lại đề thống nhất ý chí, thỏa thuận cho phép phân chia, tức việc chia không làm ảnh hưởng đến lợi ích của ai.

    Bản chất của quy định này là nhằm bảo vệ lợi ích chung nhóm hợp tác, tránh trường hợp một bên đột ngột tự ý chia tài sản gây thiệt hại cho những chủ thể khác.

    -Thứ năm, mối liên hệ giữa phân chia tài sản chung với quyền và nghĩa vụ của thành viên hợp tác.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng hợp tác, theo thỏa thuận của các bên thì tài sản chung có thể được phân chia. Nhưng việc phân chia tài sản chung trong thời hạn thực hiện hợp đồng không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng.

    Việc chia tài sản có thể do tại thời điểm đó, công việc thực hiện đã không cần đến việc tiếp tục sử dụng tài sản chung nữa, nhưng nghĩa vụ của các thành viên thì vẫn còn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc, thỏa thuận chia tài sản của các chủ thể hợp tác không là căn cứ làm chấm dứt hợp đồng hợp tác.

    Do đó, các bên vẫn phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình theo nội dung hợp đồng đã thỏa thuận cho đến khi hợp đồng chấm dứt hiệu lực.

    Những quy định trên là cơ sở pháp lý để các thành viên hợp tác thực hiện trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung của mình. Bên cạnh đó, đây cũng là cơ sở xác định quyền, nghĩa vụ của mỗi thành viên và là căn cứ để giải quyết tranh chấp trong trường hợp nội dung hợp đồng hợp tác không có quy định.

    1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về Tài sản chung của các thành viên hợp tác:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 506 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Tài sản chung của các thành viên hợp tác.

    “Điều 506. Tài sản chung của các thành viên hợp tác

    1.Tài sản do các thành viên đóng góp, cùng tạo lập và tài sản khác theo quy định của pháp luật là tài sản chung theo phần của các thành viên hợp tác.
    Trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả theo quy định tại Điều 357 của Bộ luật này và phải bồi thường thiệt hại.

    2.Việc định đoạt tài sản là quyền sử dụng đất, nhà, xưởng sản xuất, tư liệu sản xuất khác phải có thỏa thuận bằng văn bản của tất cả các thành viên; việc định đoạt tài sản khác do đại diện của các thành viên quyết định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    3.Không được phân chia tài sản chung trước khi chấm dứt hợp đồng hợp tác, trừ trường hợp tất cả các thành viên hợp tác có thỏa thuận.

    Việc phân chia tài sản chung quy định tại khoản này không làm thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ được xác lập, thực hiện trước thời điểm tài sản được phân chia.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định rõ trong trường hợp có thỏa thuận về góp tiền mà thành viên hợp tác chậm thực hiện thì phải có trách nhiệm trả lãi đối với phần tiền chậm trả và phải bồi thường thiệt hại.

    1. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Bộ luật Dân sự 2015:

    Việc trả lãi đối với phần tiền chậm trả sẽ theo quy định tại Điều 357 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. Cụ thể:

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1.Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2.Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về Lãi suất:

    Căn cứ theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

    Điều 468. Lãi suất:

    1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
    • Lãi suất vay do các bên thỏa thuận:

    Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; cụ thể:

    “1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Như vậy, lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức 20%/năm.

    • Trường hợp không có thỏa thuận của các bên:

    Nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017; cụ thể: 2. Trường hợp các bên có thoả thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

    1. Kết luận:

    Trong trường hợp này, các bên không có thỏa thuận về lãi suất do chậm trả tiền; do đó, mức lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn, tương đương với 50% của 20%/năm, tức là 10%/năm (theo Khoản 2 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

    Từ các căn cứ nêu trên, số tiền lãi mà anh Bách phải trả do chậm góp số tiền 100 triệu trong vòng 3 tháng được tính là: 100 triệu x (10%/năm :12) x 3 tháng = 2.500.000 đồng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Lãi suất theo Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như thế nào?

    Lãi suất theo Bộ luật Dân sự 2015 được quy định như thế nào?

    Pháp luật hiện hành năm 2022 quy định như thế nào về Lãi suất? Lãi suất theo Bộ luật Dân sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 được quy định như thế nào? Cách tính lãi suất trong trường hợp sau:

    Do cá độ bóng đá nên anh Hải vay nợ nhiều người. Để trả nợ cho người khác, anh Hải đã vay chị Linh số tiền 400 triệu đồng. Hai bên tự thỏa thuận với nhau, sau 1 năm anh Hải phải trả cả gốc và lãi cho chị Linh với tổng số tiền là 490 triệu đồng.

    Luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp này lãi suất do các bên thỏa thuận có hợp pháp hay không?

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1. Quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về Lãi suất:

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 về Lãi suất:

    “Điều 468. Lãi suất

    1.Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
    Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
    Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.”

    Theo đó, Khoản 1 Điều này quy định rõ lãi suất vay do các bên thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

    Tuy nhiên, với quy định mở rộng “trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác” thì cần phải xét đến việc luật khác quy định về mức lãi suất này như thế nào? Có được cao hơn mức lãi suất quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 hay không?

    1. Quy định về lãi suất của Luật các tổ chức tín dụng 2010, sửa đổi bổ sung 2017

    Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 91 Luật các tổ chức tín dụng 2010 (sửa đổi bổ sung 2017) về Lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng như sau:

    “1.Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

    2.Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

    3.Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.”

    Theo đó, Điều luật này không quy định rõ việc áp dụng một mức lãi suất khác cao hơn, nên chưa đủ cơ sở pháp lý chắc chắn để khẳng định rằng tổ chức tín dụng được phép cho vay vượt quá 20%/năm khác với quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

    Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại  Điều 7 Nghị quyết 01/2019/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán quy định về áp dụng pháp luật về lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng:

    “1.Lãi, lãi suất trong hợp đồng tín dụng do các bên thỏa thuận nhưng phải phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng và văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng tại thời điểm xác lập hợp đồng, thời điểm tính lãi suất.

    2.Khi giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng, Tòa án áp dụng quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn áp dụng Luật Các tổ chức tín dụng để giải quyết mà không áp dụng quy định về giới hạn lãi suất của Bộ luật Dân sự năm 2005, Bộ luật Dân sự năm 2015 để xác định lãi, lãi suất.”

    Như vậy, trong trường hợp luật có liên quan quy định khác về lãi suất thì sẽ áp dụng lãi suất đó cho quan hệ vay thuộc phạm vi điều chỉnh của luật khác có liên quan.

    Điều đó có nghĩa, nếu Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 có cơ chế lãi suất trần riêng cho các hợp đồng tín dụng thì các tổ chức tín dụng sẽ áp dụng theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010.

    1. Các trường hợp phát sinh lãi suất

    • Lãi suất phát sinh do Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền theo Điều 357 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    “Điều 357. Trách nhiệm do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền

    1.Trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    2.Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này.”

    Theo đó, Điều luật này quy định trường hợp bên có nghĩa vụ chậm trả tiền thì bên đó phải trả lãi đối với số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả.

    Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền được xác định theo thỏa thuận của các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác; nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ.

    • Lãi suất phát sinh do Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ theo điều 438 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    “Điều 438. Trách nhiệm do giao vật không đồng bộ

    1.Trường hợp vật được giao không đồng bộ làm cho mục đích sử dụng của vật không đạt được thì bên mua có một trong các quyền sau đây:

    a)Nhận và yêu cầu bên bán giao tiếp phần hoặc bộ phận còn thiếu, yêu cầu bồi thường thiệt hại và hoãn thanh toán phần hoặc bộ phận đã nhận cho đến khi vật được giao đồng bộ;

    b)Hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

    2.Trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 của Bộ luật này; nếu không có thỏa thuận thì thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.”

    Theo đó, Điều luật này quy định trường hợp bên mua đã trả tiền nhưng chưa nhận vật do giao không đồng bộ thì được trả lãi đối với số tiền đã trả theo lãi suất thỏa thuận giữa các bên nhưng không được vượt quá mức lãi suất 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

    Nếu không có thỏa thuận thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại thời điểm trả nợ và yêu cầu bên bán bồi thường thiệt hại do giao vật không đồng bộ, kể từ thời điểm phải thực hiện hợp đồng cho đến khi vật được giao đồng bộ.

    • Lãi suất phát sinh do Nghĩa vụ trả nợ của bên vay theo Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    “Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

    1.Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    2.Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

    3.Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    4.Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    5.Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

    Điều luật này có quy định rằng, đối với trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    Còn đối với trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

    +Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

    +Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    • Lãi suất phát sinh do Thực hiện hợp đồng vay không kỳ hạn theo Điều 469 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    Đối với hợp đồng vay không kỳ hạn và có lãi thì bên cho vay có quyền đòi lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên vay một thời gian hợp lý và được trả lãi đến thời điểm nhận lại tài sản, còn bên vay cũng có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào và chỉ phải trả lãi cho đến thời điểm trả nợ, nhưng cũng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý.

    • Lãi suất phát sinh do Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn theo Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    “Điều 470. Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

    1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báo trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.
    2. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.”

    Theo đó, đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản trước kỳ hạn, nhưng phải trả toàn bộ lãi theo kỳ hạn, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    • Lãi suất phát sinh do Họ, hụi, biêu, phường theo Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

    “Điều 471. Họ, hụi, biêu, phường

    1. Họ, hụi, biêu, phường (sau đây gọi chung là họ) là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên.
    2. Việc tổ chức họ nhằm mục đích tương trợ trong nhân dân được thực hiện theo quy định của pháp luật.
    3. Trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này.
    4. Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.”

    Pháp luật quy định, đối với trường hợp việc tổ chức họ có lãi thì mức lãi suất phải tuân theo quy định của Bộ luật này; Nghiêm cấm việc tổ chức họ dưới hình thức cho vay nặng lãi.

    1. Kết luận:

    Vậy trong trường hợp này, chị Linh cho anh Hải vay 400 triệu đồng, tiền lãi là 90 triệu đồng trong vòng 12 tháng. Vậy lãi suất theo năm là = 90.000.000/400.000.000 x 100% = 22,5%/năm. Mức lãi suất này đã vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay; do đó, mức lãi suất 22,5%/năm không được chấp thuận.

    Theo quy định trên, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn là 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy, mức lãi suất để tính lãi tối đa trong tình huống này là 20%/năm.

    Như vậy, trong trường hợp này lãi suất do các bên tự thỏa thuận là không hợp pháp.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120

  • Quyền định đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    Quyền định đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015

    Luật sư cho tôi hỏi, pháp luật quy định như thế nào về quyền định đoạt tài sản? Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015?

    Do có việc phải đi xa 2 tháng. Ngày 10/03/2022, anh Hoài đã làm văn bản ủy quyền cho anh Dũng đến nhà trông cam, chăm sóc giúp anh Hoài vườn cam với gần 300 gốc cam đang mùa quả, được anh Dũng đồng ý.

    Trong thời gian này anh Hoài cho phép anh Dũng đến ở tại nhà có khu vườn, thực hiện các biện pháp để bảo vệ vườn cam cho anh. Thời hạn ủy quyền từ 12/3/2022 đến 12/5/2022.

    Đến ngày 20/5/2022 chưa thấy anh Hoài trở về, nhiều lần gọi anh Hoài nhưng không liên lạc được. Thấy vườn cam đã đến thời gian có thể thu hoạch, anh Dũng gọi thương lái đến để bán số cam trong vườn do sợ anh Hoài không về kịp và cam hư hỏng.

    Khi anh Hoài trở về thì anh Dũng đã bán xong số cam trong vườn. Trong trường hợp này, anh Dũng có vi phạm pháp luật Dân sự 2015 không? 

     

    Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

    1.Căn cứ pháp lý về quyền định đoạt tài sản:

    2. Nội dung:

    a. Quyền sử dụng tài sản

    Căn cứ theo Điều 189 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Quyền sử dụng:

    “Điều 189. Quyền sử dụng

    Quyền sử dụng là quyền khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản.

    Quyền sử dụng có thể được chuyển giao cho người khác theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.”

    Theo đó, vườn cam của anh Hoài thì hoa lợi từ tài sản (tức quả cam) sẽ thuộc quyền sử dụng của anh Hoài. Về việc anh Hoài uỷ quyền cho anh Dũng trông coi vườn cam, “thực hiện những biện pháp bảo vệ vườn” trong đó không bao gồm quyền sử dụng, vì vậy anh Dũng không có quyền định đoạt hay chiếm hữu vườn cam này kể cả những hoa lợi có được.

    b. Quyền định đoạt tài sản

    Căn cứ theo quy định tại Điều 192 BLDS 2015 quy định về Quyền định đoạt: Quyền định đoạt là quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản.”

    Và quy định tại Điều 195 BLDS 2015 về Quyền định đoạt của người không phải là chủ sở hữu: “Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo uỷ quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của luật.”

    Theo đó, trong trường hợp này anh Hoài là chủ sở hữu vườn cam. Anh Dũng không phải chủ sở hữu vườn cam nên anh Dũng chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của anh Hoài. Tuy nhiên, anh Hoài không ủy quyền cho anh Dũng định đoạt tài sản, vì vậy, việc anh Dũng tự ý gọi thương lái đến bán số cam trong vườn anh Hoài là hành vi vi phạm pháp luật.

    c. Thời hạn ủy quyền

    Bên cạnh đó, căn cứ quy định tại Điều 563 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về Thời hạn ủy quyền: Thời hạn ủy quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.”

    Theo đó, uỷ quyền cũng có thời hạn được các bên thoả thuận. Ngày 20/05 đã quá thời hạn được uỷ quyền theo thỏa thuận là từ 12/3/2022 đến 12/5/2022, nên anh Dũng không có quyền bán số cam trên.

    3. Kết luận:

    Như vậy, theo quy định của BLDS 2015 thì việc anh Dũng tự ý gọi thương lái đến bán số cam của anh Hoài là hành vi vi phạm pháp luật.

    Trên thực tế cho thấy anh Dũng hái cam và bán không vì mục đích vụ lợi cá nhân nên cũng không có gì sai về mặt tình cảm. Tuy nhiên, anh Dũng phải trả lại số tiền thu được từ việc bán cam cho anh Hoài và anh Hoài cũng nên chia sẻ một phần lợi ích này cho anh Dũng. Bởi dù nếu không có anh Dũng thì số cam trên cũng sẽ bị thiệt hại không nhỏ. Thay vì giải quyết quyền lợi trên phương diện pháp luật thì trong trường hợp này anh Dũng và anh Hoài nên thỏa thuận giải quyết trên phương diện tình cảm.

    Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực đất đai, dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

    Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

    Hotline: 0888181120