Con chưa sinh ra có được hưởng thừa kế thay cha với phần di sản của ông nội không? Trong những trường hợp nào con chưa sinh ra được hưởng thừa kế?(2023)

Ba chồng tôi mất từ tháng 12 năm ngoái,chồng tôi cũng mất do tai nạn lao động sau ba chồng 3 tháng, lúc đó tôi đang mang thai con chung được 5 tháng. Gia đình chồng có 2 người con, chồng tôi là anh cả, sau còn có một cô cách 4 tuổi.

Ba chồng tôi mất không để lại di chúc, ông có tài sản để lại là căn nhà và mảnh đất đứng tên ông, giờ chia di sản ấy như thế nào? Tuy nhiên chồng tôi đã mất, giờ chỉ có đứa con trong bụng tôi, liệu con tôi có được thừa kế phần di sản của chồng tôi được hưởng không? Hay em chồng tôi sẽ được hưởng phần đó? Rất mong nhận được giải từ phía luật sư.

 

 

Người chết không có di chúc, thì di sản thừa kế sẽ được chia như thế nào?

Trong trường hợp của bạn, do cha chồng bạn mất và không để lại di chúc nên di sản của cha chồng bạn sẽ được chia theo pháp luật theo điểm a khoản 1 Điều 650 Bộ luật Dân sự 2015.

Những trường hợp thừa kế theo pháp luật

1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

Những người thừa kế theo pháp luật được quy định tại Điều 651 Bộ luật này như sau:

Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Theo quy định trên thì cha chồng bạn không để lại di chúc nên ngôi nhà và mảnh đất đứng tên ông sẽ được chia theo hàng thừa kế, thứ tự như trong luật đã quy định.

Thai nhi còn trong bụng mẹ có được hưởng thừa kế trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 thì người thừa kế là những người tại thời điểm mở thừa kế phải thỏa mãn các điều kiện sau đây thì mới được quyền hưởng thừa kế.

Người thừa kế

Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo như quy định trên, thì thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản thừa kế chết thì vẫn được hưởng di sản thừa kế như những người thừa kế cùng hàng thừa kế khác.

Theo đó, khi phân chia di sản thừa kế thì thai nhi đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì sẽ được để lại một phần di sản bằng với phần di sản mà những người thừa kế khác được nhận.

Nếu thai nhi đã thành thai đó còn sống sau khi được sinh ra thì sẽ có quyền được hưởng phần di sản thừa kế đó. Còn nếu như thai nhi đã thành thai đó chết trước khi được sinh ra thì phần di sản đó sẽ được chia cho những người thừa kế khác. (1)

Thai nhi đã thành thai được hưởng di sản thừa kế trong những trường hợp sau đây:

+ Trường hợp người chết có di chúc và di chúc đó hợp pháp: Trong trường hợp di chúc có đề cập về việc hưởng thừa kế của thai nhi thì phải thực hiện theo ý chí của người chết để lại.

+ Trường hợp người chết không để lại di chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật: Thai nhi đã thành thai trước khi người để lại di sản mất thì sẽ được hưởng di sản thừa kế giống với những người thừa kế khác theo như mục (1) bài viết này.

Thai nhi còn trong bụng mẹ có được hưởng thừa kế thay cha với phần di sản thừa kế của ông nội không?

Trong trường hợp của bạn, do chồng bạn đã mất. Nên con của 2 bạn đã được 5 tháng, thai nhi đã thành thai thì sẽ được hưởng thừa kế thế vị theo như quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015 về thừa kế thế vị như sau:

Thừa kế thế vị

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Nếu như thai nhi sau khi thành thai sống sau khi sinh thì sẽ được hưởng phần di sản mà chồng bạn được hưởng nếu còn sống theo trường hợp thừa kế thế vị.

Còn nếu thai nhi thành thai nhưng chết trước khi sinh ra thì phần di sản thừa kế của chồng bạn sẽ được chia cho những người được hưởng thừa kế khác theo quy định tại Điều 651 Bộ luật này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Con chưa sinh ra có được hưởng thừa kế thay cha với phần di sản của ông nội không? Trong những trường hợp nào con chưa sinh ra được hưởng thừa kế? (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

dịch vụ ly hôn nhanh tại toà án nhân dân quận thanh xuân

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120