Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? 2023

Chứng chỉ tiền gửi là gì? Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm? 2023

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

chứng chỉ tiền gửi

1.      Chứng chỉ tiền gửi là gì?

Chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành dối với người mua nó có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều  2 và Điều 5 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Ngân hàng nhà nước Quy định về phát hành ký phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu trong nước của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quy định:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

  1. Đối tượng phát hành kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu (sau đây gọi là giấy tờ có giá) theo quy định tại Điều 3 Thông tư này.”

Điều 5. Giải thích từ ngữ

Trong Thông tư này, từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

Kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành đối với người mua giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.”

Như vậy, có thể hiểu rằng chứng chỉ tiền gửi là một loại giấy tờ có giá, là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành dối với người mua nó có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.

2.      Các loại chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1961 tại Mỹ và được lưu hành rộng rãi tại Anh. Vào thời điểm đó, chứng chỉ tiền gửi được xem là một loại trái phiếu và có khả năng chuyển nhượng hoặc tặng cho người khác.

Từ đó đến nay, chứng chỉ tiền gửi luôn là một sản phẩm tài chính được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Khi sở hữu loại chứng chỉ này, nhà đầu tư vẫn sẽ được hưởng các loại lãi suất định kỳ theo quy định của ngân hàng. Hiện nay, trên thị trường hiện có ba loại chứng chỉ tiền gửi, bao gồm:

Hiện nay, có 3 loại chứng chỉ tiền gửi chính, bao gồm:

– Chứng chỉ tiền gửi ghi danh: Là giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có mang tên người sở hữu.

– Chứng chỉ tiền gửi vô danh: Giấy tờ có giá phát hành dưới hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ không mang tên người sở hữu. Khi đó, quyền sở hữu chứng chỉ sẽ thuộc về người nắm giữ.

– Chứng chỉ tiền gửi ghi sổ: Là loại chứng chỉ không được quyền chuyển nhượng, thường sẽ bán theo mệnh giá và lĩnh lãi vào ngày đáo hạn.

3.      Chứng chỉ tiền gửi gồm những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 11 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN thì chứng chỉ tiền gửi phải bao gồm các nội dung sau đây:

– Tên tổ chức phát hành;

– Tên gọi kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi;

– Ký hiệu, số sê-ri phát hành;

– Chữ ký của người đại diện hợp pháp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành và các chữ ký khác do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quy định;

– Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành, ngày đến hạn thanh toán;

– Lãi suất, phương thức trả lãi, thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi;

– Họ tên, số Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (nếu người mua là cá nhân); tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập hoặc mã số doanh nghiệp hoặc số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (nếu người mua là tổ chức);

– Đối với kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành, ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển quyền sở hữu cho tổ chức;

– Các nội dung khác của kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài quyết định.

4.      Ai được mua chứng chỉ tiền gửi?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2021/TT-NHNN quy định những đối tượng mua chứng chỉ tiền gửi như sau:

“ 1. Đối tượng mua giấy tờ có giá là các tổ chức (bao gồm cả tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài), cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

  1. Đối tượng mua giấy tờ có giá do công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính phát hành là tổ chức Việt Nam và tổ chức nước ngoài.
  2. Đối tượng mua trái phiếu phải phù hợp với Luật Chứng khoán, các văn bản hướng dẫn Luật Chứng khoán và các quy định của pháp luật có liên quan.
  3. Đối với giấy tờ có giá là kỳ phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được mua giấy tờ có giá có thời hạn dưới 12 tháng.”

5.      Chứng chỉ tiền gửi khác gì sổ tiết kiệm

Chứng chỉ tiền gửi (Certificate of Deposit) là một loại giấy tờ có giá, được các ngân hàng phát hành để huy động vốn từ các tổ chức hoặc cá nhân. Trên thực tế, loại giấy tờ này có giá trị như một quyển sổ tiết kiệm để thể hiện bạn đang có một khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng đó. Tuy nhiên, chứng chỉ tiền gửi khác với sổ tiết kiệm ở nhiều khía cạnh.

Chứng chỉ tiền gửi Sổ tiết kiệm
Lãi suất So với gửi tiết kiệm thì chứng chỉ tiền gửi thường có lãi suất cao hơn và ổn định hơn, cũng tùy vào kỳ hạn dài hay trung hạn. Tùy từng kỳ hạn và từng ngân hàng.
Kỳ hạn Chứng chỉ tiền gửi có kỳ hạn dài hơn, tùy từng ngân hàng và đợt phát hành. Thông thường gửi tiết kiệm có các kỳ hạn 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, 24 tháng…
Tính thanh khoản Khách hàng mua chứng chỉ tiền gửi không được rút trước hạn, nếu có cũng phải chờ sau 1 nửa kỳ hạn (tùy ngân hàng), vậy nên tính thanh khoản sẽ kém hơn so với hình thức gửi tiết kiệm. Gửi tiết kiệm là kênh có tính thanh khoản cao, khách hàng có thể rút tiền khi đến hạn và cũng có thể rút trước hạn nhưng phải chịu lãi suất không kỳ hạn rất thấp.

6.      Ưu và nhược điểm của chứng chỉ tiền gửi

Là một loại sản phẩm tài chính, chứng chỉ tiền gửi cũng có những ưu và nhược điểm riêng mà bạn cần lưu ý dưới đây:

Ưu điểm Nhược điểm
Chứng chỉ tiền gửi được các tổ chức tín dụng uy tín phát hành, đảm bảo tính an toàn và không có rủi ro Tính thanh khoản thấp.
Gần giống với gửi tiết kiệm, gốc và lãi được đảm bảo trong suốt thời hạn chứng chỉ. Lãi suất dài hạn còn thấp.
Lãi suất chứng chỉ tiền gửi thường cao hơn so với lãi suất tiết kiệm trong cùng kỳ hạn. Không được tất toán trước khi đáo hạn.
Có thể chuyển nhượng, mua bán hoặc cho tặng tùy thuộc các mục đích khác nhau của chủ sở hữu.

Với hình thức gần giống nhau nên chứng chỉ tiền gửi và gửi tiền tiết kiệm thường được đặt lên bàn cân để so sánh. Có thể thấy chứng chỉ tiền gửi có lãi suất cao hơn nhưng tính thanh khoản lại thấp, thời gian kém linh hoạt hơn. Vì vậy để biết có nên mua chứng chỉ tiền gửi hay không bạn nên cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước những nguy cơ hoặc tình huống phát sinh trước khi đưa ra quyết định.

Mục đích phát hành:

Đầu tiên, phải kể đến mục đích của chứng chỉ tiền gửi ở mỗi đối tượng khác nhau. Nhà đầu tư sử dụng loại giấy tờ có giá này như một kênh kiếm tiền với mức lãi suất cao và an toàn. Về phía tổ chức phát hành, chứng chỉ tiền gửi sẽ giúp huy động vốn.

Khi thị trường có nhiều biến động, chứng chỉ tiền gửi thời hạn ngắn thường được ưu tiên lựa chọn do tiền lãi nhận được cao, dễ thanh khoản hoặc chuyển đổi hơn tiền tiết kiệm.

Đối với các đơn vị phát hành, mục đích cuối cùng của chứng chỉ tiền gửi là hướng tới mục tiêu tuân thủ Basel II. Gia tăng nguồn vốn trung và dài hạn, đảm bảo và nâng cao tỷ lệ an toàn cũng như cơ cấu huy động vốn.

Có thể nói đây là kênh đầu tư khá an toàn so với các công cụ tài chính khác ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, người mua cần có kế hoạch rõ ràng và chuẩn bị cho những rủi ro không lường trước trong thời gian kỳ hạn chứng chỉ.

·         Quy định của pháp luật về chứng chỉ tiền gửi 

Nguyên tắc phát hành 

Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Thông tư 01/2021/TT-NHNN có quy định về nguyên tắc phát hành chứng chỉ tiền gửi như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây sẽ gọi chung là tổ chức phát hành) cần chủ động tổ chức các đợt phát hành chứng chỉ tiền gửi theo quy định. Đồng thời tuân thủ các tỷ lệ bảo đảm an toàn đã được quy định tại khoản 1 Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng (đã được sửa đổi, bổ sung) và tuân theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước.

Tổ chức phát hành được phát hành chứng chỉ tiền gửi trực tiếp cho người mua tại địa điểm giao dịch hợp pháp nằm trong mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó.

Chứng chỉ tiền gửi phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc chứng nhận quyền sở hữu chứng chỉ tiền gửi phải có đầy đủ các nội dung sau:

Tên tổ chức phát hành.

Tên gọi của chứng chỉ tiền gửi.

Ký hiệu và số seri phát hành.

Chữ ký người đại diện hợp pháp của tổ chức phát hành và các chữ ký khác theo quy định.

Mệnh giá, thời hạn, ngày phát hành và ngày đáo hạn chứng chỉ.

Lãi suất, phương thức và thời điểm trả lãi, địa điểm thanh toán gốc và lãi.

Họ tên, số Chứng minh nhân dân/thẻ Căn cước công dân/hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, địa chỉ của người mua (trường hợp người mua là cá nhân).

Tên tổ chức mua, số giấy phép thành lập/mã số doanh nghiệp/số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (trong trường hợp doanh nghiệp chưa có mã số doanh nghiệp), địa chỉ của tổ chức mua (trường hợp đối tượng mua là tổ chức).

Nếu chứng chỉ tiền gửi phát hành bởi công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính thì cần ghi rõ người sở hữu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức.

Các nội dung khác của chứng chỉ tiền gửi do tổ chức phát hành quyết định.

Đối tượng phát hành

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 01/2021/TT-NHNN quy định giấy tờ có giá được phát hành bởi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo Giấy phép thành lập, hoạt động của tổ chức tín dụng đó, bao gồm:

  • Ngân hàng thương mại.
  • Ngân hàng hợp tác xã.
  • Chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
  • Công ty tài chính hoặc công ty có dịch vụ cho thuê tài chính.

·         Điều kiện khi mua chứng chỉ tiền gửi

Người mua chứng chỉ tiền gửi cần đáp ứng được các điều kiện sau đây:

  • Là người Việt Nam hoặc người nước ngoài nhưng đang sinh sống và làm việc hợp pháp tại Việt Nam.
  • Có độ tuổi từ đủ 18 tuổi trở lên.
  • Có đầy đủ giấy tờ chứng minh nhân thân.
  • Có hoạt động giao dịch tại ngân hàng nơi nhà đầu tư mua chứng chỉ tiền gửi.

Ngoài các điều kiện trên, đơn vị phát hành chứng chỉ tiền gửi có thể đặt ra các yêu cầu khác tùy vào mục đích phát hành.

·         Quyền lợi khi tham gia chứng chỉ tiền gửi

Chứng chỉ tiền gửi là hình thức đầu tư đem lại lợi nhuận cao, cách thức quản lý và chuyển nhượng đơn giản nên phù hợp với nhiều người. Bên cạnh đó, nó còn có vai trò như một khoản vốn linh hoạt để nhà đầu tư sử dụng cho các kế hoạch tương lai. Một số quyền lợi cụ thể của người mua chứng chỉ tiền gửi có thể kể tới như:

Được hưởng lãi trên số tiền đã mua: Tương đồng với tiền gửi tiết kiệm, tiền lãi mỗi tháng được tính theo số tiền mà người mua đã chi trả ban đầu, tuy nhiên lãi suất từ hình thức này sẽ cao hơn so với gửi tiết kiệm thông thường.

Quyền chuyển nhượng đơn giản và linh hoạt: Nếu người mua có nhu cầu sử dụng tiền gấp hay quy đổi giá trị ra tiền mặt thì chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng dễ dàng. Mọi vấn đề về giá đều do hai bên tự thỏa thuận, ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian xác nhận quyền chuyển nhượng sau khi thỏa thuận giữa hai bên thành công.

Được cho, tặng, biếu, thừa kế hoặc ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật và tổ chức phát hành: Ngoài chuyển đổi quyền sở hữu, bạn cũng có thể biếu, cho hoặc tặng lại. Thủ tục tiến hành sẽ đơn giản hơn nhiều so với thừa kế tài sản và sẽ được hỗ trợ từ phía ngân hàng phát hành.

Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực dân sự hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120