Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu được quy định như thế nào? Ông Mạnh và bà Linh kết hôn đã được 20 năm, ông Mạnh có ý định thành lập doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản, ông đã bàn với vợ thoả thuận chia tài sản chung vợ chồng để ông thuận tiện trong việc đưa tài sản vào kinh doanh. Luật sư cho tôi hỏi, trong khi hôn nhân vẫn còn tồn tại, ông Mạnh và bà Linh có quyền thoả thuận chia tài sản chung vợ chồng không? 

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

hôn nhân

 

  1. Định nghĩa tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân

Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 về Tài sản chung của vợ chồng:

“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng

  1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

  1. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
  2. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Theo đó, pháp luật quy định tài sản chung của vợ chồng như sau: Tài sản chung của vợ chồng bao gồm:

  • Tài sản do vợ, chồng tạo ra,
  • Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh,
  • Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng,
  • Thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân,
  • Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này;
  • Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung;
  • Tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

 

  1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Căn cứ theo Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân như sau:

“Điều 38. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

  1. Trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp quy định tại Điều 42 của Luật này; nếu không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Thỏa thuận về việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản. Văn bản này được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.
  3. Trong trường hợp vợ, chồng có yêu cầu thì Tòa án giải quyết việc chia tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 59 của Luật này.”

 

Về nguyên tắc, khi hôn nhân còn tồn tại thì tài sản chung vẫn còn tồn tại, chế độ tài sản này chỉ chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều cặp vợ chồng muốn dược chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bởi vợ chồng có mẫu thuẫn trong quản lý tài chính hoặc nhiều lý do khác.

Do đó, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng có nhu cầu thì có quyền thỏa thuận chia tài sản chung của vợ chồng.

Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng như sau:

– Vợ, chồng tự thỏa thuận phân chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung;

– Vợ, chồng yêu cầu Tòa án giải quyết.

  • Hình thức của thỏa thuận:

Thỏa thuận chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

  • Thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân:

Theo quy định tại Điều 39 Luật hôn nhân và gia đình 2014, việc chia tài sản cung trong thời kỳ hôn nhân được xác định theo từng trường hợp như sau:

Trường hợp vợ chồng có thỏa thuận thì thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản chung của vợ chồng là thời điểm do vợ chồng thỏa thuận và được ghi nhận trong văn bản; nếu trong văn bản khong xác định thời điểm có hiệu lực thì thời điểm có hiệu lực được tính từ ngày lập văn bản;

Trường hợp tài sản được chia mà theo quy định của pháp luật, giao dịch liên quan đến tài sản đó phải tuân theo hình thức nhất định thì việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực từ thời điểm việc thỏa thuận tuân thủ hình thức mà pháp luật quy định;

Trường hợp Tòa án chia tài sản chung của vợ chồng thì việc chia tài sản chung có hiệu lực kể từ ngày bản án, quyets định của Tòa án có hiệu lực.

Quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

  • Hậu quả của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân thì tài sản được chia, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chi tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng , trừ trường hợp vợ, chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.

Việc chia tài sản chung của vợ chồng treong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.

Từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ chồng mà không xác định đưuọc đó là thu nhâp do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ, chồng.

  • Chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Sau khi chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung.

Hình thức thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản bắt buộc là văn bản và được công chứng theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật.

Kể từ ngày thỏa thuận chấm dứt hiệu lực việc chia tài sản chung có hiệu lực thì việc xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được thực hiện theo quy định tại Điều 33, Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Phần tài sản đã được chia vẫn thuộc sở hữu riêng của vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

Cụ thể Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng;

Điều 43 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Tài sản riêng của vợ chồng như sau:

“Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng

  1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
  2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trường hợp việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án thì thỏa thuận chấm dứt hiệu lực ciệc chia tài sản chung phải được Tòa án công nhận.

  • Hệ quả về quan hệ tài sản

Một, theo khoản 1 Điều 14 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình: “Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định”, thì tài sản chung của vợ chồng vẫn tồn tại khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại, chỉ khi quan hệ hôn nhân chấm dứt thì chế độ tài sản mới kết thúc.

Khi quan hệ hôn nhân còn tồn tại thì khối tài sản đó còn tiếp tục phát sinh và thay đổi. Do đó, ngay cả trong trường hợp vợ chồng phân chia toàn bộ tài sản chung thì cũng không làm thay đổi chế độ tài sản trong tương lai.

Như vậy có thể hiểu việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi chế độ tài sản giữa vợ và chồng. Dù vợ, chồng tiến hành chia toàn bộ tài sản chung thì chế độ tài sản của vợ, chồng vẫn là chế độ tài sản theo luật định.

Việc chia tài sản chung khi hôn nhân đang tồn tại chỉ thay đổi hình thức sở hữu từ chung sang riêng đối với những tài sản nhất định. Những tài sản còn lại không nằm trong thỏa thuận vẫn thuộc sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng.

Hai, kể từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu vợ chồng không có thỏa thuận khác thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đó; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng khác của vợ, chồng là tài sản riêng của vợ, chồng.

Trong trường hợp hai vợ chồng đã phân chia tài sản mà không có thỏa thuận về việc hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã chia thì hoa lợi, lợi tức đó sẽ là tài sản riêng của người vợ hoặc người chồng.

Ba, từ thời điểm việc chia tài sản chung của vợ chồng có hiệu lực, nếu tài sản có được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng mà không xác định được đó là thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh của vợ, chồng hay là hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng đó thì thuộc sở hữu chung của vợ chồng.

Như vậy, sau khi chia tài sản mỗi người độc lập với nhau về thu nhập hợp pháp của mình, phần thu nhập đó sẽ không thuộc phần tài sản chung của vợ chồng mà thuộc phần tài sản riêng của mỗi người.

Bốn, thỏa thuận về việc phân chia tài sản không làm thay đổi quyền và nghĩa vụ về tài sản xác lập trước thời điểm phân chia tài sản có hiệu lực. Cụ thể quyền và nghĩa vụ về tài sản giữa vợ, chồng với người thứ ba phát sinh trước thời điểm việc phân chia tài sản chung có hiệu lực vẫn có giá trị pháp lý, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

thời kỳ

  1. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu

Căn cứ theo quy định tại Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu:

“Điều 42. Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình; quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;

b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;

c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;

d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;

đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;

e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Theo đó, pháp luật quy định trong thời kỳ hôn nhân, vợ chồng có quyền thỏa thuận chia một phần hoặc toàn bộ tài sản chung, trừ trường hợp việc chia tài sản đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình.

Quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Hoặc nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ như: nuôi dưỡng, cấp dưỡng; trả nợ cho cá nhân, tổ chức; bồi thường thiệt hại;….

Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân ông Mạnh và bà Linh có quyền thoả thuận chia tài sản chung vợ chồng, việc thoả thuận phải được lập thành văn bản và phải được công chứng theo theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân và gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120