Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi? 2022

Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi? 2022

Công ty Luật TNHH PT cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này của bạn như sau:

cha mẹ

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng là gì?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng:

“Điều 107. Nghĩa vụ cấp dưỡng

  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

  1. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.”

Theo đó, pháp luật hiện hành quy định Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Nghĩa vụ cấp dưỡng là nghĩa vụ mà theo đó, một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu.

Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định và không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác, không thể chuyển giao cho người khác.

  1. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

Căn cứ theo quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con:

“Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

Từ các quy định trên, có thể thấy: Sau khi ly hôn, người không sống chung với con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Nghĩa vụ này không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

Như vậy, không phải trường hợp nào, cha, mẹ sau ly hôn cũng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Bởi sau ly hôn, người cha/ mẹ sống chung với con thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con, không phải nghĩa vụ cấp dưỡng.

Hoặc vào thời điểm ly hôn, con chung không thuộc đối tượng được cấp dưỡng, bởi đã thành niên, có khả năng lao động và có tài sản để tự nuôi mình, nghĩa vụ cấp dưỡng không được đặt ra với người cha, mẹ không chung sống với con. Việc cho con các chi phí ăn uống, học tập, vui chơi, giải trí của cha mẹ được xem xét ở góc độ tình cảm gia đình.

  1. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định pháp luật.

“Điều 119. Người có quyền yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

  1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.
  2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.”

 

4. Cha mẹ ly hôn phải cấp dưỡng cho con đến năm bao nhiêu tuổi?

Con là đối tượng cấp dưỡng sau khi cha mẹ ly hôn nếu thuộc một trong hai trường hợp:

  • Con chưa thành niên
  • Con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 và 21 Bộ luật dân sự năm 2015 về Người thành niên và Người chưa thành niên như sau:

“Điều 20. Người thành niên

  1. Người thành niên là người từ đủ mười tám tuổi trở lên.
  2. Người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại các điều 22, 23 và 24 của Bộ luật này.”

“Điều 21. Người chưa thành niên

  1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.
  2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.
  3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
  4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.”

 

Theo đó, mốc tuổi được lấy để xác định một người chưa thành niên và đã thành niên là 18 tuổi. Trường hợp con chưa thành niên, cha, mẹ – người không chung sống với con phải cấp dưỡng cho con tới khi con đủ 18 tuổi (đã thành niên).

Trường hợp con từ đủ 18 tuổi trở lên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình, cha, mẹ – người không chung sống với con phải cấp dưỡng cho tới khi con không thuộc đối tượng này, tức là có khả năng lao động và có tài sản để tự nuôi mình.

Thông thường 18 tuổi là độ tuổi có khả năng lao động theo pháp luật lao động hiện hành. Tuy nhiên, con là người bị mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi không có khả năng lao động và tài sản để tự nuôi mình thì cha mẹ vẫn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn.

 

5. Mức cấp dưỡng

Mức cấp dưỡng hiện nay được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, cụ thể như sau:

“Điều 116. Mức cấp dưỡng

  1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
  2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo đó, pháp luật không quy định con số chính xác về mức cấp dưỡng mà sẽ do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào các yếu tố thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Trường hợp không thỏa thuận được thì một hoặc các bên có thể yêu cầu tòa giải quyết.

 

6. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

Cấp dưỡng cho con là nghĩa vụ của cha mẹ theo quy định pháp luật. Nếu cha, mẹ không thực hiện nghĩa vụ (việc phải làm này) tức là có hành vi vi phạm pháp luật.

Hành vi vi phạm pháp luật này có thể xem xét xử lý dưới các góc độ như sau:

–          Thứ nhất: Góc độ hành chính

Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Nghị định số 144/2022/NĐ-CP của Chính phủ về Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng:

“Điều 57. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;

b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.

2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”

Theo đó, pháp luật quy định cha, mẹ từ chối, trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn theo quy định pháp luật bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, đồng thời bị buộc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo đúng quy định pháp luật.

–          Thứ hai: Dưới góc độ hình sự

Căn cứ theo quy định tại Điều 186 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng:

“Điều 186. Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng

Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm,

nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

Như vậy, cha, mẹ từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con sau khi ly hôn làm cho con lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi từ chối, trốn tránh này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp Tội chấp hành án (Điều 380 Bộ luật hình sự) thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Cụ thể điều 380 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Điều 380. Tội không chấp hành án

  1. Người nào có điều kiện mà không chấp hành bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế theo quy định của pháp luật hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:

a) Chống lại chấp hành viên hoặc người đang thi hành công vụ;

b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

c) Tẩu tán tài sản.

3. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

thủ tục ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn về vấn đề của bạn theo quy định của pháp luật hiện hành. Nếu bạn đọc có vướng mắc gì về lĩnh vực hôn nhân và gia đình hay các lĩnh vực khác cần tư vấn, hỗ trợ, hãy liên hệ với chúng tôi.

Mọi nhu cầu xin liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ: Công ty Luật TNHH PT, phòng 906, tòa nhà CT4-1, KĐT Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Hotline: 0888181120

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120