Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

Công ty Luật TNHH PT  xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Hình sự 2015

Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Bộ Luật Tố tụng Hình sự năm 2015

Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH 

Thông tư 13/2022/TT-BYT

Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự được quy định như thế nào? 

Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:

Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

2.[6] Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”

Theo quy định của pháp luật hiện hành, người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi loại tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.

Thực hiện xác định độ tuổi của người bị hại, người bị buộc tội dưới 18 tuổi như thế nào?

Điều 417. Xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi

1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định của pháp luật.

2. Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp mà vẫn không xác định được chính xác thì ngày, tháng, năm sinh của họ được xác định:

a) Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh.

b) Trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh.

c) Trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh.

d) Trường hợp xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh.

Theo đó, trong trường hợp biết rõ ngày tháng năm sinh của người bị buộc tội thì tuổi chịu trách nhiệm hình sự của người đó sẽ được tính kể từ ngày sinh của người đó đến ngày người đó thực hiện hành vi phạm tội. Trường hợp không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi.

Phương pháp giám định độ tuổi được quy định như thế nào 

Căn cứ tiểu mục IV Mục 4 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 13/2022/TT-BYT có quy định về phương pháp giám định độ tuổi trên cơ thể người sống như sau:

(i) Khám giám định

Khám tổng quát

– Khai thác thông tin về tình hình sự việc liên quan đến nội dung giám định.

– Đánh giá tình trạng tinh thần của người được giám định: Có tiếp xúc, hợp tác được với GĐV không.

– Đánh giá sự phát triển chung của cơ thể.

+ Đối với nữ: Đánh giá giọng nói. Đo kích thước của tuyến vú.

+ Đối với nam: Đánh giá sự phát triển của lông, râu, giọng nói,…

– Đo chiều cao, cân nặng, đánh giá thể trạng (béo, trung bình, gầy,…).

– Đo mạch, huyết áp.

– Quan sát đánh giá da, niêm mạc.

Khám bộ phận sinh dục

– Đối với nữ:

+ Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.

+ Khám và đánh giá sự phát triển của môi lớn, môi bé.

– Đối với nam:

+ Đánh giá sự phát triển sinh dục phụ.

+ Khám và đánh giá sự phát triển của dương vật, tinh hoàn.

Khám các bộ phận khác

Khám tuần tự từ trên xuống, từ trước ra sau, từ ngoài vào trong: Đầu, mặt, cổ, ngực, bụng, lưng, tay, chân.

(ii) Chỉ định khám chuyên khoa, cận lâm sàng

– Khám chuyên khoa răng hàm mặt, chụp X quang cung răng hai hàm: Đánh giá sự phát triển của răng.

– Chụp X-quang: Xương cổ-bàn tay phải và trái thẳng; xương sọ thẳng và nghiêng; khung chậu thẳng; xương cổ-bàn chân phải và trái thẳng; xương đòn thẳng (nếu cần),…

– Các cận lâm sàng khác phục vụ chẩn đoán (nếu cần).

(iii) Hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia

Tiến hành hội chẩn, xin ý kiến chuyên gia trong trường hợp cần thiết.

(iv) Tổng hợp, đánh giá và kết luận giám định

Các kết quả chính

– Tổng hợp, đánh giá kết quả khám giám định.

– Tổng hợp, đánh giá kết quả khám chuyên khoa, cận lâm sàng.

– Tổng hợp kết quả hội chẩn, ý kiến chuyên gia (nếu có).

– Kết quả khác (nếu có).

Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi

Căn cứ Điều 6 Thông tư liên tịch 06/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BTP-BLĐTBXH quy định như sau:

Điều 6. Phối hợp trong việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi

1. Việc xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại dưới 18 tuổi căn cứ vào một trong các giấy tờ, tài liệu sau:

a) Giấy chứng sinh;

b) Giấy khai sinh;

c) Chứng minh nhân dân;

d) Thẻ căn cước công dân;

đ) Sổ hộ khẩu;

e) Hộ chiếu.

2. Trường hợp các giấy tờ, tài liệu nêu tại khoản 1 Điều này có mâu thuẫn, không rõ ràng hoặc không có giấy tờ, tài liệu này thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải phối hợp với gia đình, người đại diện, người thân thích, nhà trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc tổ chức, cá nhân khác có liên quan nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động, sinh hoạt trong việc hỏi, lấy lời khai, xác minh làm rõ mâu thuẫn hoặc tìm các giấy tờ, tài liệu khác có giá trị chứng minh về tuổi của người đó.

Trường hợp đã áp dụng các biện pháp hợp pháp nhưng chỉ xác định được khoảng thời gian tháng, quý, nửa đầu hoặc nửa cuối của năm hoặc năm sinh thì tùy từng trường hợp cụ thể cần căn cứ khoản 2 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự để xác định tuổi của họ.

3. Trường hợp kết quả giám định tuổi chỉ xác định được khoảng độ tuổi của người bị buộc tội, người bị hại thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng lấy tuổi thấp nhất trong khoảng độ tuổi đã xác định được để xác định tuổi của họ.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Cách xác định tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Thực hiện việc xác định tuổi của người bị hại, người bị buộc tội như thế nào?

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120