Các phương pháp thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng (2023)

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các doanh nghiệp thường xuyên phải đối mặt với các vi phạm nghĩa vụ thanh toán của đối tác, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề từ dịch bệnh Covid-19 hiện nay. Trong đó, vi phạm nghĩa vụ thanh toán trong lĩnh vực xây dựng nói chung và vi phạm nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ vật liệu xây dựng nói riêng ngày càng trở nên phổ biến.

Do đó, việc hiểu rõ về khoản nợ vật liệu xây dựng và giải pháp khởi kiện thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng.

Trong bài viết này, Luật PT sẽ phân tích và chia sẻ kinh nghiệm pháp lý tới bạn đọc về các vấn đề liên quan đến khoản nợ vật liệu xây dựng nêu trên.

1. Khoản nợ vật liệu xây dựng

1.1 Khái niệm của khoản nợ vật liệu xây dựng

Trong quá trình thực hiện dự án, công trình xây dựng, doanh nghiệp và đối tác sẽ ký kết Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng. Bên Mua thường là chủ đầu tư hoặc nhà thầu chính còn Bên Bán là bên cung cấp vật liệu xây dựng.

Theo đó, khoản nợ vật liệu xây dựng là khoản tiền mà Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho Bên Bán theo Hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng nhưng hếkhoản nợ vật liệu xây dựngt thời hạn thanh toán mà Bên Mua không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đó. Bên cạnh đó, do dự án, công trình thuộc lĩnh vực xây dựng thường được đầu tư với quy mô lớn nên khoản nợ vật liệu xây dựng cũng thường có giá trị lớn.

1.2 Nguyên nhân phát sinh khoản nợ vật liệu xây dựng

Có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Bên Mua, dẫn đến khoản nợ vật liệu xây dựng như: tiến độ thi công dự án, công trình bị chậm trễ; nguồn vốn, khả năng tài chính của chủ đầu tư có hạn; tranh chấp giữa các bên tham gia dự án, công trình; hoặc thái độ hợp tác của Bên Mua trong việc thực hiện hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng…

Ví dụ, trường hợp Bên Mua mua vật liệu xây dựng từ doanh nghiệp là nhà thầu chính của dự án, các bên thỏa thuận việc thanh toán giá trị vật liệu xây dựng được thực hiện theo các giai đoạn nghiệm thu khối lượng công việc của dự án. Như vậy, nếu tiến độ thi công của dự án bị kéo dài thì việc nghiệm thu sẽ bị trễ hạn, khi đó việc thanh toán vật liệu xây dựng cho Bên Bán cũng bị kéo dài.

1.3 Khó khăn trong việc thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng

không thanh toán công nợNhư phân tích tại Mục 1.1 và 1.2 nêu trên, việc thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng có thể được thực hiện trực tiếp bởi chủ đầu tư (nếu chủ đầu tư là Bên Mua) hoặc bởi nhà thầu chính (nếu nhà thầu chính là Bên Mua). Với trường hợp nhà thầu chính là Bên Mua, khoản nợ vật liệu xây dựng sẽ được nhà thầu chính thanh toán sau khi nhà thầu chính được thanh toán giá trị khối lượng công việc nghiệm thu bởi chủ đầu tư.

Như vậy, trong cả hai trường hợp, nguồn vốn, khả năng tài chính của chủ đầu tư đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc thanh toán nợ vật liệu xây dựng. Nếu chủ đầu tư không đảm bảo nguồn vốn, không đảm bảo khả năng tài chính trong quá trình thực hiện dự án, công trình thì khả năng thu hồi khoản nợ tiền vật liệu xây dựng là rất khó.

Bên cạnh đó, trên thực tiễn, thời gian thi công dự án, công trình xây dựng thường kéo dài từ 06 tháng đến nhiều năm, tùy theo mức độ, quy mô của dự án, công trình đó. Khi đó, thời gian chậm thanh toán vật liệu xây dựng của Bên Mua cũng bị kéo dài, dẫn đến việc thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng càng trở nên khó khăn.

2. Khởi kiện thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng

2.1 Khởi kiện yêu cầu hoàn trả vật liệu xây dựng

Khi khoản nợ vật liệu xây dựng phát sinh, nếu Bên Bán đánh giá Bên Mua không có thiện chí hoặc không còn khả năng thanh toán khoản nợ này thì Bên Bán có thể khởi kiện Bên Mua tại Tòa án hoặc Trung tâm Trọng tài có thẩm quyền để yêu cầu hoàn trả lại vật liệu xây dựng.

(i) Ưu điểm:

Giải pháp này phù hợp với các khoản nợ vật liệu xây dựng khó đòi, khi Bên Mua không có thiện chí hoặc không còn khả năng thanh toán, giúp Bên Bán tránh rủi ro không thể thu hồi được bất kỳ khoản nợ vật liệu xây dựng nào từ Bên Mua.

(ii) Nhược điểm:

Thông thường khi tiến hành kiện đòi hoàn trả vật liệu xây dựng thì vật liệu xây dựng đã được sử dụng một phần hoặc toàn bộ vào việc thi công dự án, công trình. Khi đó, việc yêu cầu Bên Mua hoàn trả toàn bộ và nguyên vẹn vật liệu xây dựng không phải giải pháp khả thi. Với trường hợp này, dù Bên Bán khởi kiện và được Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện thì việc thi hành Bản án, lấy lại vật liệu xây dựng cũng khó có thể thực hiện được trên thực tế.

Nếu vật liệu xây dựng chưa được sử dụng hoặc sử dụng một phần thì Bên Bán có thể chọn giải pháp thanh lý hoặc tiếp tục bán cho chủ đầu tư, nhà thầu của dự án, công trình khác để thu hồi vốn. Tuy nhiên, vật liệu xây dựng có thể không giữ nguyên chất lượng và giá trị như ban đầu. Do đó, Bên Bán nên cân nhắc việc khởi kiện đòi hoàn trả vật liệu xây dựng để giảm thiệt hại gây ra bởi Bên Mua.

án phí2.2 Khởi kiện yêu cầu thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng

Trong trường hợp Bên Bán đánh giá Bên Mua vẫn có khả năng thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng nhưng không có thiện chí giải quyết thì Bên Bán có thể khởi kiện Bên mua tại Tòa án theo Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc Trung tâm Trọng tài có thẩm quyền để buộc Bên Mua thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng.

(i) Ưu điểm:

Bên Bán có thể thu hồi toàn bộ giá trị vật liệu xây dựng gốc đã cung cấp cho Bên Mua mà không cần phải thanh lý hoặc tiếp tục bán vật liệu cho bên thứ ba như giải pháp yêu cầu Bên Mua hoàn trả vật liệu xây dựng. Ngoài ra, Bên Bán còn có thể yêu cầu Bên Mua trả khoản lãi chậm trả trên số tiền chậm thanh toán tương ứng với thời gian chậm trả.

(ii) Nhược điểm:

Với giải pháp này, Bên Bán cần đánh giá được khả năng thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng của Bên Mua. Trường hợp Bên Bán khởi kiện và được Tòa án hoặc trung tâm trọng tài chấp nhận yêu cầu khởi kiện thì việc thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng còn phụ thuộc vào các yếu tố thi hành án như khả năng điều kiện thi hành án của Bên Mua, tiến độ thi hành án của cơ quan thi hành án có thẩm quyền.

Do đó, thời gian yêu cầu Bên Mua thanh toán khoản nợ vật liệu xây dựng có thể sẽ kéo dài hơn so với thời gian yêu cầu Bên Mua hoàn trả vật liệu xây dựng.

Từ các phân tích trên, doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn các giải pháp phù hợp để thực hiện việc thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng trên thực tiễn. Tùy từng trường hợp cụ thể về đặc điểm của khoản nợ vật liệu xây dựng và khả năng thanh toán của Bên Mua, các giải pháp này sẽ đem lại những ưu điểm khác nhau để đảm bảo quyền lợi cho doanh nghiệp.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Các phương pháp thu hồi khoản nợ vật liệu xây dựng (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120