Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã gây ra (2023)

Những năm gần đây, các sự việc cây xanh đổ ngã gây tai nạn thương tâm thường xuyên xảy ra. Mưa bão khiến cây bật gốc, khiến người dân gặp nạn, ông trời lại là người bị đổ lỗi. Vậy khi có thiệt hại xảy ra do cây xanh đổ ngã, trách nhiệm thuộc về ai?

1. Căn cứ pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

Nghị định 64/2010/NĐ-CP Về quản lý cây xanh đô thị

2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã

Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại được quy định cụ thể như sau:

Một là, có thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại là một yếu tố cấu thành trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng và chỉ phát sinh khi có sự thiệt hại về tài sản hoặc tinh thần. Sự thiệt hại về tài sản là sự mất mát hoặc giảm sút về một lợi ích vật chất được pháp luật bảo vệ; thiệt hại về tài sản có thể tính toán được thành một số tiền nhất định.

Thiệt hại về tinh thần được hiểu là do tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, uy tín bị xâm phạm mà người bị thiệt hại phải chịu đau thương, buồn phiền, mất mát về tình cảm, giảm sút hoặc mất uy tín, tín nhiệm, lòng tin… và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà họ phải chịu.

Hai là, hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Hành vi trái pháp luật trong trách nhiệm dân sự là những xử sự cụ thể của chủ thể được thể hiện thông qua hành động hoặc không hành động xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, bao gồm: Làm những việc mà pháp luật cấm, không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm, thực hiện vượt quá giới hạn pháp luật cho phép hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Ba là, có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra.

Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại. Hành vi trái pháp luật sẽ là nguyên nhân của thiệt hại nếu giữa hành vi đó và thiệt hại có mối quan hệ tất yếu có tính quy luật chứ không phải ngẫu nhiên. Thiệt hại sẽ là kết quả tất yếu của hành vi nếu trong bản thân hành vi cùng với những điều kiện cụ thể khi xảy ra chứa đựng một khả năng thực tế làm phát sinh thiệt hại.

Tuy nhiên, nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định thì người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã

bồi thường thiệt hai do nguồn nguy hiểm cao độ gây raViệc bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm hiểm cao độ gây ra phải tuân thủ các nguyên tắc theo quy định tại Điều 585 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

(1) Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

(2) Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình;

(3) Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường;

(4) Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra;

(5) Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

4. Chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường do cây xanh bên đường đổ ngã

Căn cứ Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra như sau:

Điều 604. Bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra

Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý phải bồi thường thiệt hại do cây cối gây ra.

Đây là hai loại chủ thể mới được bổ sung vào Điều 604 Bộ luật dân sự năm 2015. Như đã phân tích ở trên, đây là sự thay đổi phù hợp với thực tể và phù họp với lẽ công bằng. Tuy nhiên, liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại của người chiếm hữu, người được giao quản lý cây cối, có một số vấn đề như sau:

Một là, chiếm hữu được hiểu là “nắm giữ và quản lý tài sản” tức là khái niệm “chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “quản lý”. Mặc dù, Bộ luật dân sự không đưa ra các khái niệm cụ thể, nhưng suy cho cùng khái niệm “người chiếm hữu” đã bao hàm cả khái niệm “người được giao quản lý”. Bởi vì, người chiếm hữu bao gồm người chiếm hữu có căn cứ pháp luật và người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.

Hơn nữa, căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 165 Bộ luật dân sự năm 2015 có thể xác định người được giao quản lý tài sản là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật đối với tài sản được giao. Như vậy, việc sử dụng cả cụm từ “người chiếm hữu” và cụm từ “người được giao quản lý” để xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại là không cần thiết và thể hiện sự lặp đi lặp lại các thuật ngữ có cùng nội dung.

Hai là, người chiếm hữu cây cối có thể là người chiếm hữu có căn cứ pháp luật (bao gồm cả người được giao quản lý) hoặc người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật. Đối với hai loại người chiếm hữu này, Bộ luật dân sự không có quy định riêng biệt về trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi cây cối mà họ chiếm hữu gây thiệt hại. Tức là nếu cây cối họ đang chiếm hữu mà gây thiệt hại thì họ phải bồi thường thiệt hại bất kể họ có lỗi hay không có lỗi đối với thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên, điều này chỉ phù hợp với trường họp người chiếm hữu cây cối là người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật, bởi vì bản thân người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật luôn luôn bị coi là có lỗi trong việc chiếm hữu.

Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 về thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự, giải thích sự kiện bất khả kháng như sau:

Điều 156. Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự

1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong phạm vi thời hiệu.

Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;

Như vậy, khi bị thiệt hại do cây xanh gãy đổ bên đường thì có thể yêu cầu Công ty quản lý cây xanh bồi thường thiệt hại căn cứ quy định tại Điều 604 Bộ luật Dân sự 2015;

Tuy nhiên, trong trường hợp dù thiệt hại có xảy ra nhưng người bị thiệt hại sẽ không được bồi thường nếu sự cố xảy ra do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015;

Để xác định trường hợp cây xanh gãy đổ do mưa bão gây thiệt hại có phải là trường hợp bất khả kháng hay không, cần phải xác định xem Công ty quản lý trông coi cây xanh đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục phù hợp hay chưa (như có biện pháp cắt tỉa cây trước khi có dự báo mưa bão, chặt hạ những cây, cành cây có nguy cơ gãy đổ…). Nếu họ đã thực hiện các biện pháp khắc phục phù hợp nhưng vẫn có thiệt hại xảy ra thì có thể coi đó là sự kiện bất khả kháng.

Căn cứ Điều 11 Nghị định 64/2010/NĐ-CP quy định:

Điều 11. Quy định chung về trồng, chăm sóc cây xanh đô thị

1. Việc trồng cây xanh đô thị phải tuân thủ quy hoạch đô thị đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2. Việc trồng cây xanh đô thị phải bảo đảm đúng quy trình kỹ thuật, đúng chủng loại, tiêu chuẩn cây và bảo đảm an toàn; cây mới trồng phải được bảo vệ, chống giữ thân cây chắc chắn, ngay thẳng đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt.

3. Cây trồng phải được định kỳ chăm sóc, kiểm tra và xác định tình trạng phát triển của cây để có biện pháp theo dõi, bảo vệ và xử lý kịp thời các tác động ảnh hưởng tới sự phát triển của cây.

4. Việc chăm sóc, cắt tỉa cây phải tuân thủ quy trình kỹ thuật đồng thời phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho người, phương tiện và công trình.

Như vậy, trách nhiệm của Công ty quản lý cây xanh là phải thường xuyên kiểm tra, cắt tỉa, chặt hạ những phần thân cây mang tính chất rủi ro tiềm tàng. Trong trường hợp không thực hiện đúng và đủ trách nhiệm của mình dẫn đến việc cây đổ, gãy gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Thủ tục khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại

cây xanh đổ ngãHồ sơ khởi kiện

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện gồm:

– Đơn khởi kiện;

– CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người khởi kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người khởi kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);

– CMND/CCCD/hộ chiếu và sổ hộ khẩu của người bị kiện là cá nhân; đăng ký kinh doanh/đăng ký thuế/ điều lệ của người bị kiện là tổ chức (bản sao chứng thực);

– Tài liệu chứng cứ chứng minh sự kiện vi phạm;

– Tài liệu chứng cứ chứng minh thiệt hại thực tế;

– Danh mục tài liệu chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện.

Thủ tục khởi kiện

Vì đây là tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nên thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án dân sự cấp huyện nơi bị đơn cư trú theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể là trụ sở hoặc nơi cư trú của chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý cây xanh, nếu các bên không có thỏa thuận lựa chọn nào khác.

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án

Nộp trực tiếp tại Tòa án;

Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;

Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Bước 2: Tòa án thụ lý vụ án

Sau khi nhận được đơn khởi kiện, Tòa án phải xem xét những tài liệu, chứng cứ cần thiết, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền của mình thì Tòa án sẽ thông báo cho đương sự biết để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí.

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo, đương sự phải nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, đương sự nộp lại biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án. Tòa án thụ lý việc dân sự hoặc vụ án dân sự kể từ khi nhận được biên lai này.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Bồi thường thiệt hại do cây xanh bên đường đổ ngã gây ra (2023)

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120