Công ty Luật TNHH PT xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:
Căn cứ pháp lý:
Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948
An sinh xã hội là gì?
Theo quy định tại Điều 22 Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền 1948 có quy định như sau:
Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Bên cạnh đó, theo Điều 34 Hiến pháp 2013 cũng có đề cập đến như sau:
Điều 34. Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
Căn cứ theo Điều 59 Hiến pháp 2013 có quy định như sau:
Điều 59.
1. Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối với người có công với nước.
2. Nhà nước tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội, có chính sách trợ giúp người cao tuổi, người khuyết tật, người nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn khác.
3. Nhà nước có chính sách phát triển nhà ở, tạo điều kiện để mọi người có chỗ ở.
Căn cứ theo pháp luật hiện nay, không có quy định cụ thể về khái niệm an sinh xã hội, tuy nhiên có thể hiểu an sinh xã hội là các chính sách, chương trình của Nhà nước hỗ trợ phúc lợi cho người dân thông qua các hình thức như: xây dựng nhà ở xã hội; hỗ trợ tiền cho các hoàn cảnh khoản khó khăn, đặc biệt; chính sách hỗ trợ người cao tuổi, người khuyết tật,….
Mặt khác, mọi người, ai cũng được quyền hưởng và được đảm bảo an sinh xã hội cũng như có quyền yêu cầu hưởng các quyền công dân về kinh tế, xã hội, văn hóa. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm bình đẳng phúc lợi xã hội được hưởng đối với công dân nhằm phát triển hệ thống an sinh xã hội.
Các chính sách an sinh xã hội hiện nay?
Hiện nay, Nhà nước có một số chính sách an sinh xã hội như sau:
– Bảo hiểm xã hội bao gồm các chế độ lương hưu, thai sản, ốm đau, thất nghiệp dành cho người lao động.
– Chu cấp an sinh xã hội do Chính phủ thực hiện như: hỗ trợ nhu yếu phẩm cho nhưng người tị nạn, hỗ trợ y tế, nhà ở, tiền,…
– Chính sách về xóa đói giảm nghèo.
– Các chính sách về đảm bảo y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch,.
– Các túi an sinh cho các nạn nhân bị ảnh hưởng từ dịch bệnh, thiên tai
Những chính sách trên luôn được được Nhà nước chú trọng, quan tâm và không ngừng phát triển đảm bảo quyền lợi, giúp đỡ cho người dân.
Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?
Căn cứ theo quy định Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Thực tế, các chế độ BHXH là một trong các chính sách của an sinh xã hội mà Nhà nước quản lý. Đối với từng loại BHXH thì sẽ có chế độ khác nhau bao gồm như: Ốm đau; Thai sản; Hưu trí; Tử tuất;…. Người tham gia BHXH sẽ đóng tiền BHXH theo như quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và số tiền này là một trong các nguồn hình thành quỹ bảo hiểm xã hội.
Quỹ bảo hiểm xã hội được sử dụng chi trả cho các chính sách sau: (theo Điều 84 Luật Bảo hiểm xã hội 2014)
– Chi trả các chế độ BHXH.
– Đóng BHYT cho người đang hưởng lương hưu hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với người lao động bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề An sinh xã hội là gì? Các chế độ BHXH có phải an sinh xã hội hay không?
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.
CÔNG TY LUẬT PT
Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!
Xin trân trọng cảm ơn!