Cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Công ty Luật TNHH PT Chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015

Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? 

Khoản 2 Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định về những tranh chấp thuộc thẩm quyền của Toà án như sau:

” Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản”

Như vậy, khi giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Toà án

Tranh chấp hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Toà án nơi có bất động sản hay Toà án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết?

Theo điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;”

Theo đó, đối tượng tranh chấp là hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì thẩm quyền giải quyết là Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc

Ngoài ra, trong trường hợp tranh chấp này phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì thẩm quyền của Toà án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết, được quy định tại điểm g khoản 1 Điều 40 Bộ Luật Tố tụng Dân sự

Mặt khác, căn cứ tại điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ Luật Tố tụng Dân sự quy định như sau:

Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.”

Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Vậy nên, việc xác định Toà án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp sẽ căn cứ vào đối tượng tranh chấp của vụ án. Nếu đối tượng tranh chấp là hợp đồng chuyển nhượng thì Toà án nơi bị đơn cư trú làm việc hoặc nơi hợp đồng đó được thực hiện sẽ có thẩm quyền giải quyết. Nếu đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Những tranh chấp Dân sự nào thuộc thẩm quyền của Toàn án giải quyết

Theo Điều 26 Bộ Luật Tố tụng Dân sự, các tranh chấp Dân sự thuộc thẩm quyền Toà án quy định bao gồm:

1. Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

2. Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

4. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Bộ luật này.

5. Tranh chấp về thừa kế tài sản.

6. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

7. Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

8. Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

9. Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật bảo vệ và phát triển rừng.

10. Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

11. Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

12. Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

13. Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

14. Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”

Quyền yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
  •  Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.

Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.

Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về chủ đề Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Công ty Luật PT.

CÔNG TY LUẬT PT

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Xin trân trọng cảm ơn!

Cơ quan có thẩm quyền nào giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc để chuyển nhượng quyền sử dụng đất?

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo
088.8181.120